Mối quan hệ giữa văn hoá và du lịch trong thời kỳ đổi mới ở nước ta hiện nay - 1

LUẬN VĂN Mối quan hệ giữa văn hoá và du lịch trong thời kỳ đổi mới ở 1


LUẬN VĂN:


Mối quan hệ giữa văn hoádu lịch trong thời kỳ đổi mới ở nước ta hiện nay


Mở đầu


1. Tính cấp thiết của đề tài

Cùng với những thành tựu của công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế, du lịch Việt Nam trong những năm gần đây đã có bước tiến mạnh mẽ. Năm 2004 số lượng khách quốc tế đến nước ta đã đạt con số trên ba triệu lượt người, khách du lịch nội địa cũng tăng nhanh. Thực tế này đang đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ cho sự phát triển văn hoá và mối quan hệ giữa văn hoá và du lịch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Giữa văn hoá và du lịch từ lâu đã có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ. Văn hoá, bản sắc văn hoá dân tộc là nguồn lực cho hoạt động du lịch. Và du lịch là một hình thức của hoạt động giao lưu văn hoá ngày càng được đẩy mạnh hiện nay. Du lịch là cầu nối giữa các bộ phận dân cư thuộc các nền văn hoá khác nhau trên thế giới, đồng thời tạo lập mối quan hệ trong cuộc sống giữa quá khứ hiện tại và tương lai của mỗi dân tộc.

Với việc tìm hiểu, nghiên cứu đề tài: " Mối quan hệ giữa văn hoá và du lịch trong thời kỳ đổi mới ở nước ta hiện nay " (qua khảo sát thực tế trên địa bàn Hà Nội), chúng tôi sẽ có điều kiện nhận diện rõ hơn các phương diện lý luận về mối quan hệ giữa văn hoá và du lịch, về thực tiễn vấn đề phát triển du lịch dựa trên nền tảng kế thừa và phát huy di sản và bản sắc văn hoá Thăng Long - Hà Nội - mảnh đất ngàn năm văn hiến. Đề tài sẽ góp phần đánh giá thực trạng mối quan hệ giữa hoạt động văn hoá và du lịch (và ngược lại) ở Thủ đô và đề xuất những biện pháp nhằm giải quyết tốt mối quan hệ này. Đây là vấn đề vừa có ý nghĩa lý luận cơ bản, vừa có ý nghĩa thực tiễn cấp bách góp phần vào việc xây dựng và phát triển Hà Nội “thành phố vì hoà bình”, “Thủ đô anh hùng", xây dựng con người Hà Nội văn minh, thanh lịch, hiện đại, xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Vấn đề phát triển văn hoá và du lịch trong thời kỳ đổi mới ở nước ta hiện nay đã được một số nhà nghiên cứu văn hoá và du lịch đề cập. Đã có những cuộc hội thảo, những công trình chuyên ngành đề cập đến vai trò văn hoá đối với phát triển kinh tế- xã


hội nói chung, văn hoá đối với phát triển du lịch nói riêng trên phạm vi cả nước và ở Hà Nội.

Về di sản văn hoá Thăng Long - Hà Nội, có thể kể tới các công trình nghiên cứu tiêu biểu như:

- “Thăng Long - Hà Nội” của Tiến sĩ Lưu Minh Trị và Nhà nghiên cứu, Nhà báo Hoàng Tùng chủ biên, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995.

- “Hà Nội nghìn xưa” của Giáo sư Trần Quốc Vượng và nhà nghiên cứu Vũ Tuấn Sán, Nxb Hà Nội, 1998.

- “ Văn hiến Thăng Long”của Giáo sư Vũ Khiêu và nhà nghiên cứu Nguyễn Vinh Phúc chủ biên, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội, 2000.

- “ Văn hoá Thăng Long - Hà Nội hội tụ và toả sáng” của Giáo sư Trần Văn Bính chủ biên, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003.

Các công trình nói trên đã hệ thống, khái quát hoá các giá trị văn hoá, các di sản văn hoá tiêu biểu của Thăng Long- Hà Nội- nguồn lực to lớn cho phát triển du lịch ở Thủ đô Hà Nội.

Về hoạt động du lịch ở Hà Nội có thể kể tới các công trình sau:

- “Hà Nội trung tâm du lịch của Việt Nam”của Giáo sư Trần Quốc Vượng và nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Thường, Nguyễn Vinh Phúc, Nxb Thế giới, Hà Nội, 1996.

- “Những giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch trên địa bàn Hà Nội", Luận án Tiến sĩ của Bùi Thị Nga, Hà Nội,1996.

- “Du lịch Hà Nội hướng tới 1000 năm Thăng Long” của Nhà nghiên cứu Nguyễn Vinh Phúc, Nxb Hà Nội, 2000.

- “Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Thủ đô" của Tiến sĩ Nguyễn Quang Lân, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 2/2005.

Các công trình nói trên đã phân tích thực trạng hoạt động du lịch ở Hà Nội trong thời gian qua và đề xuất các phương hướng, giải pháp cho phát triển du lịch ở Thủ đô trong thời gian tới.

Về mối quan hệ giữa văn hoá và du lịch có các công trình tiêu biểu:


- “Du lịch và vấn đề giữ gìn văn hoá dân tộc ở Hà Nội” của Phó Giáo sư- Tiến sĩ Lê Hồng Lý, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, Số 2/2000.

- “Quan hệ du lịch - văn hoá và triển vọng ngành du lịch Việt Nam” của Thạc sĩ Ngô Kim Anh, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, Số 2/2000.

- “Về hiệu quả kinh tế - xã hội của văn hoá qua hoạt động du lịch” của Tiến sĩ Trần Nhoãn, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, Số 4/2002.

- “Suy nghĩ về giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc trong hoạt động du lịch" của nhà nghiên cứu Huỳnh Thị Mỹ Đức, Tạp chí Khoa học xã hội, Số 6/2002.

Các tác giả đã ít nhiều đề cập tới mối quan hệ giữa văn hoá và du lịch, phát triển du lịch gắn với phát triển văn hoá ở nước ta nói chung, ở Hà Nội nói riêng.

Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu một cách hệ thống về mối quan hệ giữa văn hoá và du lịch trong thời kỳ đổi mới ở nước ta hiện nay (qua khảo sát thực tế trên địa bàn Hà Nội).

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

Mục đích của luận văn là nhằm phát huy vai trò của văn hoá đối với sự phát triển du lịch trong thời kỳ đổi mới ở nước ta hiện nay (qua khảo sát thực tế trên địa bàn Hà Nội).

Để thực hiện mục đích trên, luận văn có các nhiệm vụ sau:

- Trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về văn hoá, du lịch, về mối quan hệ văn hoá và du lịch.

- Đánh giá giá trị các nguồn lực văn hoá và thực trạng giải quyết mối quan hệ giữa văn hoá và du lịch trong thời kỳ đổi mới ở nước ta hiện nay (qua khảo sát thực tế trên địa bàn Hà Nội).

- Xác định phương hướng và đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm giải quyết tốt mối quan hệ giữa việc kế thừa và phát huy các giá trị và bản sắc văn hoá dân tộc với phát triển du lịch ở thủ đô Hà Nội và ở nước ta hiện nay.

4. Phạm vi nghiên cứu của luận văn


Đề tài tập trung làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn giải quyết mối quan hệ giữa văn hoá và sự phát triển du lịch ở nước ta và ở thủ đô trong những năm gần đây, chủ yếu là từ năm 2000 đến nay.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn

Đề tài được tiến hành trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác

- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và Thành uỷ Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội về phát triển văn hoá và du lịch.

Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được tiến hành là phân tích, tổng hợp, thống kê, điều tra xã hội học…

6. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn

-Đề tài góp phần giải quyết cơ bản mối quan hệ giữa văn hoá và du lịch trên bình diện lý luận.

- Phân tích đánh giá những giá trị của di sản văn hoá Thăng Long - Hà Nội nguồn lực cho phát triển du lịch ở Thủ đô.

- Đánh giá thực trạng và đề xuất những giải pháp khả thi nhằm giải quyết tốt mối quan hệ giữa văn hoá Thăng Long - Hà Nội đối với sự phát triển du lịch ở thủ đô hiện nay.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương, 7 tiết.


Chương 1

Những vấn đề lý luận về mối quan hệ giữa văn hoá và du lịch trong quá trình đổi mới ở nước ta


1.1. quan niệm về văn hoá

1.1.1. Khái niệm văn hoá

Một quan niệm đầy đủ về bản chất của văn hoá ngày càng được xác định. Nếu trước đây khái niệm văn hoá chỉ được hiểu theo nghĩa hẹp trong giới hạn các hoạt động văn học, nghệ thuật thì ngày nay văn hoá được hiểu theo nghĩa rộng là tổng thể các hệ thống giá trị bao gồm các mặt tình cảm, tri thức, vật chất và tinh thần của xã hội do con người sáng tạo ra trong hoạt động thực tiễn - lịch sử của mình, trong mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và xã hội.Trong lễ phát động:

Thập kỷ thế giới phát triển văn hoá“ (Pari tháng 12/1986) Ông F. Mayor Tổng giám đốc UNESCO đã cho rằng: “Văn hoá là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo (của các cá nhân và các cộng đồng) trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên các giá trị, các truyền thống và các thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc [35, tr.32].

Định nghĩa này rất phù hợp với quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới đã nêu ra cách đó trên 40 năm:

Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó, tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng với nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn [45, tr.431].


Như vậy từ trong quan niệm của Hồ Chí Minh toát lên một cái nhìn vừa toàn diện, vừa sâu sắc về nguồn gốc lịch sử của văn hoá, về phạm vi rộng lớn của văn hoá, về mặt biểu hiện của văn hoá trong đời sống và toàn bộ sinh hoạt của con người.

Nguồn gốc của văn hoá, theo Hồ Chí Minh là do nhu cầu sinh tồn và mục đích đời sống của con người. Con người không thể tồn tại nếu như không có khả năng sáng tạo và phát minh ra văn hoá nhằm đối phó với những thử thách của thiên nhiên và xã hội.

Về phạm vi và nhân tố cấu thành văn hoá, Hồ Chí Minh soi xét cả hai mặt vật chất và tinh thần.

Về mặt tinh thần đó là ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật.

Về mặt vật chất đó là những công cụ của sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng những công cụ ấy.

Quan điểm toàn diện và sâu sắc của Hồ Chí Minh về văn hoá có ý nghĩa cực kỳ lớn lao trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc khi mà Đảng ta xác định: “Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội".

1.1.2. Vai trò của văn hoá đối với phát triển kinh tế - xã hội

Trước đây do thiếu hiểu biết, nhiều người vẫn giữ quan niệm cho rằng: Văn hoá như là một lĩnh vực đứng ngoài kinh tế, do kinh tế trợ cấp, chỉ khi kinh tế phát triển thì mới có điều kiện mở mang các hoạt động văn hoá, nâng cao đời sống tinh thần của con người. Với quan niệm đó, văn hoá được coi như là một hoạt động có tính giải trí, khi kinh tế còn khó khăn thì ít người quan tâm đến văn hoá, và rõ ràng trong điều kiện đó thì người ta không thể nhận thấy vai trò của văn hoá đối với phát triển kinh tế.

Trong thời gian gần đây, từ việc xem xét sự phát triển của nhiều quốc gia mà đặc biệt là các quốc gia ở khu vực châu á - Thái Bình Dương, người ta đã tìm thấy những dấu ấn và đặc trưng văn hoá trong phát triển của các quốc gia đó. Thực tế đó đã khiến người ta không chỉ thừa nhận sự tác động của các yếu tố văn hoá vào quá trình phát triển kinh tế, mà còn đi sâu xem xét vai trò của văn hoá cũng như tầm quan trọng của việc đưa các yếu tố văn hoá vào hoạt động sản xuất, kinh doanh.


Văn hoá và kinh tế có sự gắn bó tác động biện chứng với nhau. Kinh tế phải bảo đảm được nhu cầu sống tối thiểu của con người sau đó mới đảm bảo điều kiện cho văn hoá phát triển. Kinh tế không thể phát triển nếu không có một nền tảng văn hoá, đồng thời văn hoá không chỉ phản ánh kinh tế mà còn là nhân tố tác động đến phát triển kinh tế. Sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc chỉ có thể năng động, hiệu quả, bền vững chừng nào quốc gia đó đạt được sự phát triển kết hợp hài hoà giữa kinh tế với văn hoá.

Văn hoá mang tính đặc thù của từng quốc gia, từng dân tộc, là những di sản quí báu tích luỹ được qua nhiều thế hệ, mang đậm bản sắc của quốc gia, dân tộc đó. Nhưng đồng thời với quá trình phát triển, kế thừa và giữ gìn bản sắc riêng đó, nó còn tiếp thu những tinh hoa văn hoá của các quốc gia, dân tộc khác, làm cho văn hoá vừa đậm đà bản sắc dân tộc, vừa có tính thời đại phù hợp với sự phát triển kinh tế trong điều kiện cách mạng khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu hoá ngày càng mạnh mẽ. Bối cảnh này làm cho vai trò của văn hoá trong hoạt động kinh tế ngày càng được nâng cao, văn hoá khơi dậy mọi tiềm năng sáng tạo của con người, quyết định sự tăng trưởng nhanh và bền vững.

Sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta là sự phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa, vì vậy cần nhận thức sâu sắc hơn vị trí, vai trò của văn hoá trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa. Thực tế khủng hoảng diễn ra ở nhiều nước xã hội chủ nghĩa trong thời gian qua đã cho thấy những nước đó đã đặt không đúng vị trí của văn hoá trong phát triển, có những quan niệm không đúng về cách mạng văn hoá và tư tưởng: Văn hoá thường được xem là yếu tố đứng ngoài kinh tế, tuỳ thuộc vào kinh tế. Quá trình phát triển văn hoá vì thế lệ thuộc vào sự trợ cấp của kinh tế, được hoạch định như chính sách xã hội. Mặt khác, cách mạng văn hoá được coi như là cách mạng chính trị, do đó những cuộc cách mạng văn hoá và tư tưởng thường bị biến dạng thành những cuộc đấu tranh chính trị đơn thuần như chúng ta đã thường thấy ở một số nước…Thực tế này đòi hỏi phải có nhận thức mới về vai trò của văn hoá trong cách mạng xã hội chủ nghĩa.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/11/2023