Thực Trạng Bảo Tồn Và Phát Triển Văn Hoá Nhằm Phục Vụ Phát Triển Du


Loại hình du lịch gắn với thiên nhiên - du lịch sinh thái đang trở thành một hướng khai thác không thể thiếu được trong chính sách phát triển du lịch của các quốc gia.

So với nhiều quốc gia trên thế giới, cảnh quan thiên nhiên Việt Nam còn khá hoang sơ, nhiều nơi con người còn chưa khám phá, rất phù hợp với loại hình du lịch thiên nhiên, du lịch xanh… Với đất nước có nhiều dân tộc với những nét văn hoá bản địa hấp dẫn, đầy hứa hẹn những tiềm năng cho việc khai thác và phát triển du lịch. Khai thác tốt và hợp lý với những chính sách phù hợp việc phát triển loại hình du lịch sinh thái chính là phát huy tốt mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong hoạt động du lịch. Đứng ở góc nhìn văn hoá, du lịch sinh thái chính là sự biểu hiện rõ rệt cho mối quan hệ giữa con người với tự nhiên.

Việt Nam là nước nông nghiệp, mọi hoạt động kinh tế, xã hội, văn hoá của mỗi người dân trong đó có hoạt động du lịch đã chi phối mạnh mẽ tới hành động thái độ ứng xử của con người với tự nhiên.

Đẩy mạnh phát triển du lịch nhưng đồng thời phải tích cực bảo vệ môi trường sinh thái. Nếu hoạch định chính sách phát triển du lịch không có nội dung “phát triển bền vững”, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến đáp ứng nhu cầu của thế hệ mai sau thì việc khai thác du lịch không gắn với bảo vệ môi trường sẽ làm cho tự nhiên biến đổi nhanh chóng sẽ tác động tiêu cực đến du lịch.

Hiện nay không ít khách than phiền về phí tham quan ở một số nơi quá đắt và môi trường ngày càng bị ô nhiễm. Tại một số điểm du lịch, khi cộng đồng địa phương được hưởng các lợi ích vật chất từ hoạt động du lịch thì ý thức về bảo vệ môi trường được cải thiện rõ rệt. Khi đó những tác động tiêu cực tới môi trường cũng được hạn chế đáng kể (như ở khu du lịch Ao Vua, Vườn Quốc gia Ba Vì…). Văn hoá là mục tiêu của phát triển du lịch bền vững và lành mạnh. Vì vậy những người hoạt động du lịch phải có tri thức văn hoá phong phú, kinh doanh có văn hoá, phong cách văn hoá trong ứng xử giao tiếp…

1.3.3. Du lịch thúc đẩy giao lưu văn hoá phát triển

Du lịch và văn hoá có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Mối quan hệ này được hình thành và củng cố dựa trên quá trình hình thành và phát triển một cách ngày càng đa dạng


của các loại hình du lịch cũng như tốc độ phát triển nhanh chóng của du lịch trong nước, trong khu vực cũng như trên thế giới.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Trong mối quan hệ với văn hoá, du lịch là yếu tố quan trọng đẩy mạnh giao lưu văn hoá giữa các vùng miền trong nước và giữa các quốc gia dân tộc trên thế giới.

Sự phát triển của du lịch tác động trực tiếp và gián tiếp đến việc chấn hưng và bảo tồn các di sản văn hoá. Du lịch đã tạo nên điều kiện thúc đẩy kinh tế - xã hội của các địa phương và của các dân tộc phát triển. Nói một cách khác, du lịch đã có tác động quan trọng vào đời sống văn hoá của xã hội.

Mối quan hệ giữa văn hoá và du lịch trong thời kỳ đổi mới ở nước ta hiện nay - 4

Doanh thu từ các hoạt động du lịch được sử dụng một phần cho việc tu bổ di tích, chỉnh lý các bảo tàng, đồng thời khôi phục các làng nghề truyền thống như mây tre, gốm, dệt thổ cẩm… biến chúng trở thành hàng hoá bán cho khách tham quan.

Đối với các giá trị văn hoá phi vật thể, hoạt động du lịch trong thời gian quan đã phục hồi và làm sống lại những lễ hội dân gian, văn nghệ dân gian, sinh hoạt tín ngưỡng… phục vụ du khách.

Du lịch còn có ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế, chính trị, xã hội và sinh thái.

ý nghĩa xã hội quan trọng của du lịch là thông qua du lịch con người được thay đổi môi trường, có ấn tượng và cảm xúc mới, có điều kiện tiếp xúc với những thành tựu văn hoá phong phú và lâu đời của các dân tộc, đồng thời mở mang kiến thức đáp ứng lòng ham hiểu biết từ đó tăng thêm lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết quốc tế, hình thành những phẩm chất đạo đức tốt đẹp như lòng yêu lao động, tình bạn góp phần hình thành phương hướng đúng đắn trong mơ ước sáng tạo, trong kế hoạnh tương lai của con người. Điều này quyết định sự phát triển nhân cách của mỗi cá nhân trong xã hội.

Trong thời gian du lịch, khách du lịch thường sử dụng các dịch vụ, hàng hoá và thường tiếp xúc với dân địa phương, thông qua các cuộc tiếp xúc đó, khách và dân bản địa đều được trau dồi và nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau về văn hoá, lịch sử, những phong tục tập quán của khách và cả chủ nhà.

Du lịch là cầu nối hoà bình giữa các dân tộc. Du lịch là giấy “thông hành của hoà bình” vì thông qua nó con người hiểu biết thêm các dân tộc trên thế giới, cảm thông và xích lại gần nhau hơn, thấy được cái hay cái đẹp mà con người đang khát vọng vươn tới


vì ngày mai tốt đẹp hơn, qua đó mỗi dân tộc có sự chắt lọc, bổ sung, nâng cao nền văn hoá của mình.

Để thế giới có thể tìm hiểu sâu sắc hơn về văn hoá Việt Nam, qua du lịch chúng ta đã giới thiệu nhiều di tích văn hoá, công trình văn hoá thiên tạo và nhân tạo của mình: Cố Đô Huế, Vịnh Hạ Long, di tích Mỹ Sơn, phố cổ Hội An, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng…Tuần lễ Du lịch Fetival Huế được tổ chức tại Cố Đô Huế là dịp để chúng ta giao lưu, trao đổi, hợp tác, làm cho chúng ta và bè bạn ngày càng “xích lại gần nhau hơn” trong không khí hữu nghị, đoàn kết đượm đà màu sắc văn hoá đa dạng, phong phú.

Có thể nói các hoạt động giao lưu văn hoá giữa nước ta với các nước trên thế giới không ngừng tăng lên vừa phong phú về nội dung vừa đa dạng về hình thức trong thời gian qua là có sự đóng góp của hoạt động du lịch. Hoạt động này đã góp phần vào việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.

Ngoài những thành tựu đã đạt được kể trên, hoạt động giao lưu văn hoá qua du lịch cũng còn có một số hạn chế:

Trước hết là về nhận thức tư tưởng, đạo đức, lối sống xuất hiện, tệ sùng bái nước ngoài, coi thường những giá trị dân tộc, chạy theo lối sống thực dụng cá nhân, vị kỷ đang gây tai hại đến thuần phong mỹ tục của dân tộc. Việc giao lưu văn hoá với nước ngoài chưa tích cực và chủ động, còn nhiều sơ hở, văn hoá phẩm độc hại vào nước ta còn nhiều, tác phẩm văn hoá có giá trị của ta giới thiệu với nước ngoài còn ít. Tuy nhiên, những tồn tại và thiếu sót trên cũng không làm mờ đi những thành tựu lớn về văn hoá và du lịch mà chúng ta đã đạt được trong quá trình giao lưu và hội nhập. Thực tế đã chứng tỏ đường lối và các chính sách của Đảng và Nhà nước ta đang phát huy tích cực, định hướng đúng đắn cho phát triển văn hoá và du lịch.

Kết luận chương 1

Văn hoá và du lịch có mối quan hệ qua lại hết sức mật thiết. Văn hoá là nguồn tài nguyên nhân văn vô cùng phong phú đặc sắc có thể tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo để thu hút khách du lịch, là nguồn tài nguyên chủ yếu của du lịch hiện nay. Du lịch văn hoá đang trở thành một loại hình du lịch phổ biến và có hiệu quả cao. Hoạt động du lịch cũng có những tác động trở lại đối với văn hoá. Du lịch chính là cầu nối để thúc


đẩy trao đổi, giao lưu giữa các dân tộc, quốc gia, cộng đồng với nhau đồng thời du lịch chính là động lực góp phần vào phát triển, giữ gìn bảo tồn và phát huy truyền thống văn hoá của dân tộc. Tuy nhiên sự phát triển du lịch cũng đang đặt ra cho văn hoá dân tộc những thách thức, những “nguy cơ bất ổn”.

Thứ nhất: Đối với các di sản văn hoá, đặc biệt các di sản văn hoá vật thể có giá trị thì khách tham quan và sự bùng nổ số lượng khách đã trở thành mối nguy cơ đe doạ việc bảo vệ các di tích này. Sự có mặt quá đông của du khách cùng một thời điểm ở một di sản đã tạo nên những tác động cơ học, hoá học cùng với yếu tố khí hậu nhiệt đới gây nên những huỷ hoại đối với các di sản và các động sản phụ như các vật thờ, các dụng cụ trang trí.

Thứ hai: Sự phát triển của các dịch vụ du lịch tự phát thiếu sự kiểm soát đã tác động mạnh mẽ đến cảnh quan văn hoá và môi trường sinh thái tại các khu di tích. Hiện tượng viết và khắc chữ lên một số di tích, sự ô nhiễm môi trường từ khói bụi, các loại rác thải… đang xảy ra tác động trực tiếp đến các di tích…

Thứ ba: Các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể là các điểm nổi bật trong văn hoá của mỗi dân tộc. Do tác động của quá trình thương mại hoá, các giá trị này đang bị mai một.

Thứ tư: Có sự xung đột giữa các giá trị văn hoá bản địa và văn hoá của du khách, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ, nhiều nơi đã và đang diễn ra những thay đổi không lành mạnh từ lối sống truyền thống sang lối sống hiện đại được du nhập thông qua khách du lịch.

Thứ năm: Sự phát triển du lịch kèm theo buôn bán trái phép đồ cổ. Do hám lợi một số kẻ xấu đã ăn cắp cổ vật ở các khu di tích, đào bới các lăng mộ cổ và gom nhiều hiện vật quý trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở vùng cao, vùng sâu để bán với khách du lịch.

Thứ sáu: Kinh tế du lịch được thúc đẩy là một tác nhân làm tăng sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội.


Khắc phục được các thách thức và nguy cơ đó, văn hoá và du lịch nước ta chắc chắn sẽ phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội bền vững, toàn diện.

Chương 2

Mối quan hệ giữa văn hoá và du lịch Trên địa bàn Hà Nội



lịch

2.1. Thực trạng bảo tồn và phát triển văn hoá nhằm phục vụ phát triển du


2.1.1. Di sản văn hoá Thăng Long Hà Nội nguồn lực cho phát triển du lịch

Thủ đô

2.1.1.1. Tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên

Hà Nội là một thành phố cổ kính có tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan hấp dẫn, là một thành phố của cây xanh và hồ đẹp, nơi gặp gỡ giữa trời đất, con người và các quần thể hoà quyện vào nhau tạo thành một bức tranh duyên dáng. Với những cây xanh gắn bó với con người không chỉ làm đẹp cảnh quan mà còn làm cho môi trường thoáng mát. Những đường phố cũng có nhiều nét đặc trưng riêng của nó. Đường Trần Hưng Đạo với nhiều cây sấu um tùm, đường Điện Biên Phủ có hàng cây đa xanh ngắt, đường Ngô Quyền có những cây me cổ thụ. “Mùa Hoa Sữa” có ở đường Nguyễn Du, “Hoàng Lan" có ở Phố Phan Đình Phùng. Phố Lý Thường Kiệt, Đường Bà Triệu có "Bằng lăng”. Bốn mùa Hà Nội cho ta đầy sắc hương của nhiều loại hoa lá quanh năm xanh tốt. Hoa làng Ngọc Hà, Quất Quảng Bá, Hoa đào Nhật Tân… Hà Nội thuộc hai hệ thống sông chính là Sông Hồng và Sông Thái Bình giàu phù sa, cung cấp đủ nước tưới tiêu cho đồng ruộng, cây trồng. Thành phố có rất nhiều sông nhỏ và hồ đẹp: Cả thảy có tới 3.600 ha hồ ao với 27 hồ lớn, có thể trở thành nơi có điểm du lịch hấp dẫn.

Hồ Gươm với Tháp Rùa, Đền Ngọc Sơn ngàn năm in bóng, đền được xây dựng trên Đảo Ngọc, với nhiều công trình liên hoàn tinh tế: cổng Nghi Môn, tháp Bút, đài Nghiên, cầu Thê Húc, lầu Đắc Nguyệt, đình Trấn Ba, tháp Rùa và ngôi đền chính.

"Khen ai khéo hoạ dư đồ


Giữa nơi thành thị có hồ xanh trong".

Hồ đã gắn với huyền thoại lịch sử, chuyện xưa kể lại rằng: Khi xưa vua Lê Lợi khởi nghĩa Lam Sơn có tìm được lưỡi kiếm ở dưới sông. Lê Lợi đem kiếm báu dưới cờ kháng chiến suốt mười năm đánh đuổi quân Minh, rồi về đóng đô ở Thăng Long. Một hôm nhà vua dạo thuyền bên hồ Lục Thuỷ (tên Hồ Gươm) gặp một con Rùa, Rùa ngậm lấy lặn biến. Từ đó có tên là “Hồ Gươm” hay còn gọi là “hồ Hoàn Kiếm”.

Hồ Gươm là trung tâm của thủ đô, là danh thắng lịch sử văn hoá lâu đời với truyền thuyết yêu nước chống giặc ngoại xâm đã gắn trong tâm trí của mỗi người dân Việt Nam. Hồ có sức lôi cuốn khách du lịch trong nước và quốc tế, là nơi giao lưu giữa nhân dân thủ đô và nhân dân các địa phương khác.

Trung tâm Hà Nội còn có nhiều hồ khác như: Hồ Bảy Mẫu, hồ Thiền Quang, hồ Trúc Bạch, hồ Giảng Võ… đều là những cảnh quan đẹp và là nơi vui chơi giải trí của nhiều người.

Đặc biệt tiềm năng vô tận của Hồ Tây còn được biết đến như một điểm du lịch đa dạng và đặc sắc không chỉ của Hà Nội mà còn của cả nước. Từ xa xưa, Hồ Tây đã là nơi thưởng ngoạn cảnh quan, nơi hành hương, nơi nghỉ dưỡng, vui chơi. Hồ Tây cũng là nơi tập trung khá nhiều di tích văn hoá với bề dầy lịch sử ngàn năm và xưa hơn nữa.

Hồ Tây với diện tích chừng 500 ha nằm trong nội thành Hà Nội, hồ được ví như là lá phổi xanh lớn cho thủ đô, nơi tập trung đông dân cư với hoạt động kinh tế, giao thông dày đặc. Hồ được biết đến như một nhánh lớn bị chia cắt của Sông Hồng. Hồ Tây không chỉ là một không gian xanh mà còn được bao phủ bởi các lớp huyền thoại lịch sử và đượm chất văn hoá dân gian. Truyền thuyết kể lại rằng:

“Thời nhà Lý, Vua cho đúc đồng đen thành một quả chuông lớn, đúc song, khi đánh thử chuông, có một con Trâu Vàng từ phương Bắc ngỡ là tiếng mẹ đã vùng chạy sang: Trâu chạy tìm, đất sụt thành hồ. Nhà vua phải cho ném chuông xuống hồ, Trâu mới yên. Từ đó, Trâu ở lại đáy Hồ Tây cho nên còn gọi là hồ “Trâu Vàng".

Hiện nay bao quanh Hồ Tây là trên 60 di tích lịch sử - văn hoá có giá trị nhiều mặt. Đặc biệt là các chùa, đình, đền, miếu… trong đó có những di tích là điểm đến đặc biệt quan trọng của khách du lịch như chùa Trấn Quốc, Phủ Tây Hồ, Quán Trấn Vũ …


Gắn với các di tích ấy là lễ hội dân gian truyền thống có sức hấp dẫn với khách du lịch quốc tế và khách nội địa. Nhiều làng nghề truyền thống cũng tập trung quanh khu vực Hồ Tây nay trở thành phố phường mà vẫn giữ được nghề như nghề đúc đồng Ngũ Xã, giấy ở Yên Thái.

Hồ Tây còn được đánh giá dưới góc độ khác tiềm năng của du lịch sinh thái và du lịch xanh cùng với du lịch thể thao mặt nước và dưới nước. Hồ Tây được bao quanh bởi nhiều làng cổ Yên Phụ, Quảng An, Nhật Tân, Bưởi, Thuỵ Khê, hệ thống cây xanh quanh 17 km chu vi hồ trong đó có nhiều cây lớn cùng với các làng hoa Nghi Tàm, Nhật Tân, tạo nên một môi trường sinh thái nhân văn hấp dẫn.

Tiềm năng nước và mặt nước Hồ Tây mở ra khả năng lớn cho sự phát triển các loaị hình du lịch có sức hấp dẫn to lớn và lâu dài. Các hoạt động thể thao như bơi lội, câu cá, du thuyền, lướt vát đều có thể thực hiện được. Công viên Hồ Tây được xây dựng và đưa vào sử dụng đó là các dịch vụ vui chơi giải trí, ăn uống, thể thao bơi lội… trong đó có việc khai thác mặt nước ven hồ. Tổ hợp này đã thu hút gần 500 nghìn lượt khách du lịch vào sử dụng các dịch vụ trong những tháng hè. Những ngày thứ bẩy, chủ nhật có tới 7 nghìn lượt khách đến thăm quan.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay là chất lượng nước và cảnh quan môi sinh ven Hồ Tây, tiềm năng lớn và quan trọng của du lịch, cần phải được đảm bảo trong sạch để có thể khai thác lâu bền. Nhiều cuộc khảo sát Hồ Tây cho thấy tình trạng nước và rác thải trong lòng hồ ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng nhất là những nơi có các dịch vụ kinh doanh.

Để Hồ Tây trở thành một trong những tiêu điểm của hoạt động du lịch của Hà Nội thì phải có chương trình đầu tư, qui hoạch, cải tạo, bảo tồn và khai thác một cách khoa học.

2.1.1.2. Tiềm năng về di tích lịch sử văn hoá

Các thế hệ người Việt Nam, ngay từ buổi đầu dựng nước, đã biết tôn trọng và giữ gìn các giá trị văn hoá, đặc biệt là đã biết sáng tạo và huy động sức mạnh văn hoá vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước trước những thử thách của thời gian và lịch sử, của thiên tai và địch hoạ để tồn tại và phát triển. Ông cha ta đã biết sớm khơi nguồn


sức mạnh từ chiều sâu của nền văn hoá dân tộc, biết chắt lọc tinh hoa từ nền văn hoá của nhân loại để tạo nên những giá trị văn hoá cao đẹp, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, thắm đượm tính nhân văn.

Từ những giá trị truyền thống của văn hoá Việt Nam, Thăng Long - Hà Nội, mảnh đất ngàn năm văn hiến đã hình thành nên những di sản văn hoá (di sản văn hoá vật thể và phi vật thể) vô cùng phong phú và đa dạng.

Ngày nay Hà Nội đã trở thành biểu tượng cho các giá trị văn hoá của dân tộc, là niềm tự hào của mỗi người Việt Nam. Câu thơ quen thuộc của Huỳnh Văn Nghệ, một nhà thơ một vị tướng quân trên đất Nam Bộ:

“Từ thuở mang gươm đi mở cõi

Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long”

Đã nói thay tấm lòng của nhân dân cả nước đối với Hà Nội, mọi người dân cả nước “đều thương nhớ”, đều mong ước được đến thăm Hà Nội. Du khách nước ngoài đến Việt Nam cũng không thể bỏ qua Hà Nội bởi vì Hà Nội có bề dày lịch sử nghìn năm tồn tại, là thủ đô của nước Việt Nam anh hùng và mến khách.

Thăng Long - Hà Nội” đã sớm trở thành điểm hội tụ văn hoá của mọi miền đất nước. Lý Công Uẩn đã mang về Thăng Long những giá trị văn hoá của vùng Kinh Bắc vốn là quê hương của mình. Sau thời Lý, văn hoá Thăng Long lại được bổ sung những nhân tố mới kể từ khi triều Lý trị vì ở Thăng Long… Cứ thế, với vị trí là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá của cả nước, văn hoá Hà Nội đã trở thành bản giao hưởng các giá trị đó đã được nâng cao và có ý nghĩa phổ quát trong mỗi giai đoạn lịch sử [11, tr.12].

Nghiên cứu về văn hoá Thăng Long - Hà Nội, một câu hỏi đã đặt ra: gần 1000 năm qua, Hà Nội đã là nơi hội tụ tài hoa và trí tuệ của cả nước, trong suốt chiều dài lịch sử đó, Hà Nội đã để lại những giá trị văn hoá gì cho ngày nay?

Hà Nội có rất nhiều di tích lịch sử, văn hoá truyền thống, các công trình kiến trúc của đình chùa, miếu mạo, những khu phố cổ, những dinh thự, những quần thể kiến trúc của nền văn hoá phương Đông vừa tự nhiên, thơ mộng huyền bí, đẹp đẽ. Theo báo cáo năm 2002 của Ban quản lý danh thắng và di tích, Hà Nội có khoảng 2.727 di tích

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/11/2023