Di Sản Văn Hoá, Giá Trị Văn Hoá Là Nguồn Lực Cho Phát Triển Du Lịch


quốc tế đến nước ta giai đoạn 2000-2004 tăng gần một triệu lượt người, khách nội địa tăng 3,5 triệu lượt. Năm 2000, năm đầu tiên thực hiện chương trình, lượng khách quốc tế đạt 2,14 triệu lượt tăng 20,1% so với 1999 và gấp 8,4 lần so với năm 1990, khách nội địa đạt 11,2 triệu lượt người, tăng 5,7% so với năm 1999. Thu nhập xã hội từ du lịch đạt 1,2 tỷ USD, tăng 19% so với năm 1999. Riêng năm 2004 đã đón được 2.927.837 lượt khách quốc tế, 14 triệu lượt khách nội địa, thu nhập xã hội từ du lịch đạt 1,65 tỷ USD, tăng 18% so với năm 2003 [37, tr.53].

Đánh giá về kết quả hoạt động du lịch trong thời gian qua đồng chí Vũ Khoan, Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Trưởng ban chỉ đạo Nhà nước về du lịch đã nhận định:

Hoạt động du lịch khởi sắc đã tạo ra khả năng tiêu thụ tại chỗ cho hàng hoá và dịch vụ sản xuất trong nước, khôi phục nhiều nghề thủ công truyền thống, góp phần vào sự phát triển của hàng không, văn hoá - thông tin và các ngành khác liên quan đến du lịch, tạo nhiều việc làm mới, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế cả nước và từng địa phương, thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo, mở rộng giao lưu giữa các vùng, miền trong nước và quốc tế [37, tr.53].

1.3. Mối quan hệ giữa văn hoá và du lịch

Giữa văn hoá và du lịch luôn có mối liên hệ khăng khít, mật thiết. Đó là khai thác và phát huy các di sản và giá trị văn hoá, một bộ phận thiết yếu nhất của nguồn tài nguyên du lịch, việc phát triển du lịch hướng vào mục tiêu văn hoá, nâng cao tố chất văn hoá trong kinh doanh du lịch…

1.3.1. Di sản văn hoá, giá trị văn hoá là nguồn lực cho phát triển du lịch

Chúng ta đã nhận thức ngày càng sâu sắc hơn vị trí đặc biệt quan trọng của văn hoá Việt Nam đối với sự phát triển toàn diện đất nước về kinh tế, chính trị, xã hội trong đó có du lịch, một ngành kinh tế đang trở thành mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nước ta trong thế kỷ XXI.

Nhiều người đã khẳng định rằng nếu không có truyền thống, vẻ đẹp độc đáo, những giá trị và công trình văn hoá thì du lịch Việt Nam sẽ không phát triển mạnh được, sẽ mất đi sự hấp dẫn riêng của nó.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Trong Luật Du lịch được ban hành năm 2005 thì tài nguyên du lịch được xác định là “cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch” [42, tr.9].

Với nhận định trên, có thể khẳng định rằng phần lớn tài nguyên du lịch là các giá trị, các thành tựu, các công trình văn hoá của dân tộc trong sự gắn bó với môi trường tự nhiên và xã hội. Bên cạnh đó, tài nguyên du lịch còn gắn trực tiếp với tiến trình lịch sử của đất nước, với truyền thống văn hoá của dân tộc qua các thời kỳ lịch sử khác nhau. Như vậy, đối với du lịch, đặc biệt đối với du lịch bền vững, văn hoá trở thành tài nguyên tạo nên sự hấp dẫn có chiều sâu nhất đối với du lịch. Và sở dĩ du lịch là một ngành kinh tế có sức thu hút mạnh mẽ bởi vì trong nó có hàm chứa nội dung văn hoá sâu sắc và phong phú. Để du lịch phát triển bền vững thì nó phải tuân thủ một yêu cầu khách quan hết sức nghiêm ngặt là phải đảm bảo sự bền vững về văn hoá. Việc khai thác các giá trị văn hoá nhằm phục vụ nhu cầu du lịch hiện tại song không được làm tổn hại đến các giá trị văn hoá, phải bảo tồn các di sản văn hoá cho các thế hệ mai sau.

Mối quan hệ giữa văn hoá và du lịch trong thời kỳ đổi mới ở nước ta hiện nay - 3

Theo số liệu thống kê của Bộ Văn hoá - Thông tin đến năm 2001, Việt Nam có tổng số di tích văn hoá đã được Nhà nước công nhận và xếp hạng là 2.597, trong đó:

- Di tích lịch sử là 1266.

- Di tích kiến trúc nghệ thuật là 1205.

- Di tích khảo cổ là 38.

- Danh lam thắng cảnh là 88.

(Đặc biệt trong số này có 6 di sản văn hoá được thế giới công nhận là di sản thế giới đó là: Cố Đô Huế (Thừa Thiên - Huế); Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh); Khu phố cổ Hội An (Quảng Nam); Khu di tích Mỹ Sơn (Quảng Nam); Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình); Nhã nhạc cung đình Huế (Thừa Thiên - Huế).)

Đó là những di sản văn hoá độc đáo ở mọi vùng, miền của đất nước nơi lưu giữ bao chiến công, hào hùng của dân tộc Việt Nam, nơi ẩn chứa với những giá trị nhân


bản sâu sắc, độc đáo của dân tộc Việt Nam trong suốt trường kỳ dựng nước và giữ nước, tất cả hợp thành bản anh hùng ca bất hủ của dân tộc.

Các di sản văn hoá có mặt ở hầu hết ở các địa phương trên cả nước từ miền ngược đến miền xuôi, từ nông thôn đến thành thị, đó là lợi thế để ngành du lịch phát huy các di sản văn hoá trong tổ chức hoạt động du lịch. Có thể khẳng định rằng tiềm năng to lớn của du lịch Việt Nam nằm trong văn hoá dân tộc.

Chẳng hạn, Chùa Việt Nam là điểm hẹn rất hấp dẫn của khách du lịch quốc tế và nội địa. Đây vừa được coi là nơi linh thiêng thu giữ khí trời đất, vừa luôn gắn liền với xóm làng, vừa là nơi giải toả và thanh lọc tâm hồn con người. Vì vậy nó có sức hẫp dẫn lôi cuốn mạnh mẽ du khách, trở thành yếu tố không thể thiếu được trong tổ chức các loại hình du lịch, các cuộc hành hương của du khách trong và ngoài nước.

ở hà Nội, số chùa đã được công nhận là di tích lịch sử văn hoá là 116 chùa, trong đó có nhiều chùa nổi tiếng như chùa Một Cột, chùa Trấn Quốc, chùa Cổ Loa…

Hà Tây có 90 chùa được công nhận, trong đó có nhiều chùa là di sản quý hiếm của cả nước như chùa Thầy, chùa Tây Phương, chùa Trầm, chùa Trăm Gian, chùa Hương, chùa Đậu, chùa Mía…

ở Bắc Ninh, Bắc Giang có tới 44 chùa được công nhận là di tích, trong đó có chùa Phật Tích, chùa Dâu nổi tiếng.

ở Nam Định có chùa Keo, chùa Cổ Lễ...

ở Nam Bộ các ngôi chùa Khơmer có vị trí đặc biệt đối với đồng bào Khơmer và đối với cả vùng đồng bằng sông Cửu Long. Và chùa là nơi giáo dục toàn dân, là thư tàng cổ, là điểm gặp gỡ vui chơi của dân phum sóc trong các ngày lễ. Bên cạnh đó chúng ta lại tự hào với những địa đạo, những khu căn cứ cách mạng, nhà tù chính trị như địa đạo Củ Chi, nhà tù Côn Đảo, Hoả Lò… đó là những di tích, những bằng chứng sống của cuộc chiến tranh khốc liệt mà oai hùng của Đảng và nhân dân ta trong thế kỷ

XX. Những di tích đó đã và đang được bảo tồn, phát huy. Du khách về đây là dịp hồi tưởng về quá khứ chiến tranh yêu nước và cách mạng, các di tích đó có tính giáo dục cao về truyền thống anh hùng của dân tộc Việt Nam.


Cùng với các di tích lịch sử văn hoá như là những tài nguyên tĩnh thì các loại hình văn hoá phi vật thể là tài nguyên động của du lịch Việt Nam. Tính chất động của nó đặc biệt do gắn liền với hoạt động của con người, tái hiện, tái tạo của bản thân con người trong quá khứ và hiện tại làm sống lại lịch sử trong tính toàn vẹn, tính hình tượng cụ thể cảm tính, sinh động của nó, tạo nên môi trường du lịch độc đáo và sức hấp dẫn kỳ lạ đối với khách du lịch từ nơi xa đến (những lễ hội dân gian, những chương trình nghệ thuật cổ truyền, những làn điệu dân ca…) chẳng hạn như Ca Huế và Hò Huế là loại hình ca hát được mọi người ưa chuộng thường được biểu diễn trên một con đò lững lờ trôi giữa dòng Hương Giang. Du khách đến Huế sau những ngày tham quan các di tích - lịch sử văn hoá, thắng cảnh được thả mình trên dòng Hương Giang nghe hò thả tâm hồn mình vào những câu “nam ai nam bằng" trải dài như bất tận, lửng lơ trong không gian, một phần như chùng chình, giăng túi trên mặt nước nghe lưu luyến, nỉ non, xốn xang lòng người. Cùng với nó là những điệu múa cung đình Huế, những tiết mục múa rối nước Thăng Long- Hà Nội, những làn điệu dân ca mượt mà sâu lắng của người dân quan họ Bắc Ninh.

Điều đáng quí và độc đáo hơn cả, tạo nên sức hấp dẫn của du lịch là nguồn di sản văn hoá phi vật thể được truyền bá từ ngàn năm lịch sử. Yêu nước là truyền thống quí báu của dân tộc. Lòng yêu nước của dân tộc đã tô thắm lịch sử bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước. Truyền thống đó đã được giáo dục và lưu truyền cho các thế hệ mai sau. Phát huy tinh thần yêu nước chính là khẳng định bản lĩnh của con người và Tổ quốc Việt Nam trên trường quốc tế nhất là trong hoạt động du lịch.

Ngoài các di tích, các lễ hội và truyền thống ngàn năm của dân tộc, chúng ta còn có rất nhiều di sản lễ hội của đồng bào các dân tộc như các lễ hội của đồng bào dân tộc Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ luôn có sức hẫp dẫn kỳ lạ đối với du khách. Nếu chúng ta biết cách khai thác, tổ chức tốt kết hợp với các tua du lịch, chúng ta có thể vừa bảo tồn các lễ hội, vừa coi lễ hội đó như là một hoạt động du lịch. Theo ý kiến của một số nhà nghiên cứu văn hoá thì một số tỉnh, thành như ở Bắc Ninh, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hải Dương, Nam Định, Bắc Giang, Thái Bình hàng năm có rất nhiều lễ hội. Dĩ nhiên, không phải tất cả các lễ hội đều trở thành nội dung hoạt động du lịch,


nhưng chứng tỏ rằng di sản văn hoá của chúng ta là một tài nguyên độc đáo, quí giá của du lịch.

Nguồn lực văn hoá đa dạng và phong phú của 54 dân tộc anh em trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, được kết tinh từ tài năng, trí tuệ, tâm hồn con người Việt từ ngàn đời, đồng thời là kết tinh của quá trình giao lưu, tiếp thu tinh hoa văn hoá của các dân tộc trên thế giới, đã tạo nên sự đa dạng về văn hoá, sự phong phú của các lễ hội, các phong tục tập quán của các dân tộc Việt Nam.

Có thể nói, văn hoá là nguồn tài nguyên chủ yếu của du lịch. Môi trường thiên nhiên và môi trường văn hoá, nhân văn có vai trò đặc biệt quan trọng đối với du lịch vì chúng chính là nguồn tài nguyên, là yếu tố cơ sở cho phát triển du lịch. Ngày nay, xu hướng du lịch sinh thái, du lịch cảnh quan và du lịch văn hoá đang trở thành những loại hình du lịch chủ yếu trong xu thế phát triển của ngành du lịch. ở nhiều nước trên thế giới kinh nghiệm cho thấy rằng nếu quốc gia nào có truyền thống văn hoá lâu đời, có nhiều danh lam thắng cảnh thì quốc gia đó sẽ có thị trường du lịch hấp dẫn.

Số liệu thống kê của một số nghiên cứu do Uỷ ban châu Âu tiến hành cho thấy 20% du khách đến châu Âu với động cơ văn hoá, 60 % du khách người châu Âu quan tâm đến việc tìm hiểu, khám phá các sự kiện, hiện tượng văn hoá trong chuyến đi của họ.

Văn hoá còn góp phần cấu thành nên môi trường văn hoá cho du lịch. Văn hoá làm cho du khách sung sướng, vừa lòng, những tình cảm tốt lành, những kỷ niệm đẹp cho du khách sau những chuyến đi. Văn hoá cung cấp tri thức, các phép ứng xử văn minh lịch sự cho hoạt động du lịch.

Một trong những lĩnh vực góp phần phát triển tốt cho lễ hội là du lịch. Mặt khác du lịch cũng tìm thấy ở lễ hội một chỗ dựa vững chắc, một kho tàng phong phú để khai thác nhằm phát triển sự nghiệp của mình.

Trong các cuộc hội nghị bàn về chiến lược phát triển văn hoá Việt Nam đến năm 2010, nhiều ý kiến cho rằng không có yếu tố truyền thống, vẻ đẹp độc đáo, những giá trị và công trình văn hoá, du lịch Việt Nam sẽ không phát triển mạnh được, sẽ mất đi sự hấp dẫn riêng của nó. Vì du lịch chính là để hiểu hơn văn hoá Việt Nam đặc biệt là văn


hoá truyền thống dân tộc Việt Nam với 54 dân tộc anh em mang sắc thái khác nhau, song cùng hoà quyện với sắc thái thiên nhiên tạo thành bức tranh văn hoá hết sức độc đáo giàu truyền thống được lưu truyền trong các bảo tàng, sự khéo léo của các làng nghề truyền thống, cách xử sự nồng nhiệt đậm đà thú vị qua các món ăn ẩm thực, phong tục tập quán riêng qua các lễ hội…Số liệu thống kê thời gian qua cho biết:

+ Có gần 30.000 lượt khách trong nước và quốc tế đến tham dự Lễ hội 100 năm

Sapa.


+ 77.000 lượt khách dự tại chương trình Tháng Tám - Nha Trang - Điểm hẹn

+ Mê Kông Fetival 2003 thu hút gần 120.000 lượt khách

+ Lễ Hội Chùa Hương đón 356.524 năm 2004

+ Đền Hùng trên 1.000.000 lượt khách

+ Fetival Huế là 1.200.000 lượt khách.

Việc tổ chức lễ hội văn hoá du lịch đã trở thành hoạt động quảng bá tiềm năng

thúc đẩy hợp tác du lịch, tạo ra nhiều sản phẩm du lịch độc đáo thu hút khách khắp mọi nơi. Sự thành công của các sự kiện văn hoá du lịch không chỉ được thể hiện bằng số lượng khách đến tham dự mà còn ở chỗ sự tham gia phối hợp tổ chức của nhiều cấp, nhiều ngành trong khoảng thời gian dài trên các mặt: hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tạo ra sản phẩm mới, chỉnh trang môi trường, cảnh quan, giáo dục tuyên truyền cộng đồng địa phương đến công tác xúc tiến quảng bá... Vấn đề này cũng khẳng định ngành du lịch đang dần dần có vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế - xã hội của nhiều địa phương. Ngoài ra, hiệu quả của các sự kiện văn hoá lễ hội du lịch còn được đánh giá qua những lợi ích mang lại cho cộng đồng dân cư. Khi cộng đồng dân cư được chia xẻ lợi ích, họ sẽ tự biết bảo vệ nguồn tài nguyên phục vụ phát triển du lịch bền vững.

1.3.2. Văn hoá là mục tiêu của phát triển du lịch

Văn hoá và du lịch có mối quan hệ biện chứng với nhau. Phát huy bản sắc, truyền thống văn hoá trong kinh doanh du lịch, tạo động lực cho kinh doanh du lịch phát triển. Bất kỳ một ngành kinh tế nào cũng đều hướng tới lợi nhuận, để đạt tới lợi nhuận có rất nhiều phương thức khác nhau trong đó có việc phát huy nhân tố con người. Các nhà quản lý doanh nghiệp phải lấy nó làm động lực để thúc đẩy sản xuất.


Đồng thời với việc nhận thức rõ vai trò của những nhân tố truyền thống văn hoá trong kinh doanh du lịch như phong tục, tập quán, nếp sống… được sử dụng như một phương thức kinh doanh.

Yếu tố truyền thống văn hoá trong kinh doanh du lịch có vai trò quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của du lịch. Muốn có hiệu quả trong kinh doanh điều quan trọng không chỉ thoả mãn nhu cầu của khách bằng cơ sở vật chất của mình mà điều quan trọng hơn chiếm được tình cảm của khách qua việc phát huy truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc.

Du lịch vừa là ngành dịch vụ, vừa là ngành sản xuất, vừa tiêu thụ sản phẩm của chính mình. Trong du lịch phần lớn các dịch vụ đều do con người thực hiện. Khách sạn là nơi tiếp đón và phục vụ rất nhiều đối tượng khác nhau về mục đích thăm viếng, quốc tịch, dân tộc… Ngay cách cư xử cũng thể hiện những phong tục tập quán khác nhau. Người Hàn Quốc chào nhau bằng cách cúi gập người, người châu Âu hay bắt tay khi giao tiếp, người Việt là nụ cười thân mật nở trên môi. Người Việt ta có câu:

"Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” Người Trung Quốc thì cho rằng:

“Nếu không biết cười thì đừng bao giờ mở nhà hàng”.

Giao tiếp là một yếu tố rất quan trọng quyết định đến hoạt động du lịch. Trong điều kiện nước ta còn nghèo, kinh tế chưa phát triển, lòng hiếu khách, vẻ thanh lịch, sự tự tin trong giao tiếp ứng xử đối với khách nhất là khách quốc tế là điều rất cần thiết. Vì vậy những người làm du lịch đã phải hình thành cho mình một phong cách giao tiếp, ứng xử mang cốt cách Việt Nam nghĩa là mến khách, tôn trọng những nhu cầu chính đáng của khách, khéo léo lịch sự, nhã nhặn, bình đẳng với mọi người. Đó cũng là truyền thống văn hoá và nhân cách của người Việt Nam.

Trang phục truyền thống với những gam màu sắc là yếu tố góp phần tạo cho khách cảm giác thoải mái khi sử dụng dịch vụ. Mỗi khách sạn đều chọn cho mình một kiểu trang phục phù hợp với điều kiện kinh doanh, điều kiện môi trường nơi hoạt động. Trang phục cũng là nét đẹp thể hiện sự tôn trọng đối với khách. Cảm nhận đầu tiên khi


khách đến cơ sở du lịch tốt hay xấu là phụ thuộc vào thái độ, cử chỉ, trang phục của người đón tiếp. Nhiều khách sạn đã biết chọn cho mình kiểu trang phục mang sắc thái độc đáo, hài hoà với khung cảnh. Qua đó phần nào đánh giá được trình độ tổ chức của khách sạn đó.

Việt Nam là quốc gia có 54 dân tộc, mỗi dân tộc đều có sắc thái trang phục riêng. Kế thừa kho tàng phong phú về trang phục với những chất liệu như lụa, gấm, thổ cẩm… những người làm du lịch đã sáng tạo, áp dụng phù hợp với cơ sở của mình. Trang phục đã góp phần không nhỏ tạo ra sự thành công trong nghi thức ngoại giao, trong tiếp tân, trong các chương trình lễ hội của các vùng miền trên đất nước.

Hoạt động của du lịch nhìn từ góc độ nào cũng gắn với tự nhiên. Các yếu tố tự nhiên như khí hậu, tài nguyên… thường xuyên thay đổi và tác động đến cung cầu du lịch.

Con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội, nếu như phương Tây có xu hướng cải tạo tự nhiên thì phương Đông nói chung, con người Việt Nam nói riêng lại có xu hướng hoà đồng với thiên nhiên. Họ yêu thiên nhiên và sống gắn bó với thiên nhiên vì họ hiểu những giá trị, những lợi ích to lớn mà thiên nhiên ban tặng họ:

“ Rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu”.

Lối ví von như vàng, như bạc không chỉ có nghĩa là thiên nhiên giàu có mà chứng tỏ thiên nhiên trong tâm khảm người Việt là vô cùng quí giá, là nguồn sống, nguồn của cải vật chất mà con người phải tôn trọng, bảo vệ, giữ gìn không chỉ cho thế hệ hôm nay mà cả cho thế hệ mai sau.

Nguồn cảm hứng thẩm mỹ sâu sắc trước thiên nhiên, con người đã khám phá, xây dựng những công trình kiến trúc như đền, chùa, miếu mạo…, tuy không đồ sộ hoành tráng nhưng hài hoà với khung cảnh thiên nhiên và phù hợp với tâm thức của người Việt như các di tích lịch sử của Một Cột, chùa Trấn Quốc, Đền Hùng, Cố Đô Huế… Đây thực sự là hệ sinh thái nhân văn đẹp, hài hoà giúp cho con người cảm nhận sự thư giãn, sự linh thiêng trong các dịp lễ hội.

Trước những vấn đề của cuộc sống, trước sức ép ngày càng tăng của công việc đô thị hoá, con người ngày càng có nhu cầu tìm đến với thiên nhiên, du lịch sinh thái.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/11/2023