gia mà họ cư trú. Các dự án đầu tư này thường lâu dài, ổn định và không thể thay đổi các quyết định trong ngắn hạn. Do vậy, khi mức độ tỷ giá thực đa phương thay đổi thì cũng không ảnh hưởng đến vốn FDI trong ngắn hạn. Các thay đổi của mức độ tỷ giá thực đa phương chỉ tác động đến vốn FDI trong dài hạn (theo kết quả nghiên cứu là sau 4 quý). Về chiều hướng tác động, tỷ giá tác động cùng chiều đến vốn FDI, nghĩa là khi mức độ REER tăng (đồng tiền Việt nam giảm giá trị thực) sẽ thúc đẩy vốn FDI vào Việt Nam.
Ngược lại, bản chất vốn FPI là bất ổn, có thể thay đổi nhanh chóng trong ngắn hạn. Các nhà đầu tư FPI có thể là những nhà đầu tư vào chứng khoán lâu dài vì mục tiêu lợi nhuận từ cổ tức và lãi suất thu được từ chứng khoán. Tuy nhiên, trong đó vẫn có các nhà đầu tư FPI ngắn hạn theo dõi diễn biến thị trường, ra quyết định mua bán chứng khoán trong ngắn hạn nhằm thu lợi từ chênh lệch giá mua giá bán. Khi nhận thấy mức độ tỷ giá tăng (giá trị VND giảm), nhà đầu tư FPI lo ngại sẽ sụt giảm giá trị các khoản thu được của họ khi chuyển tiền về nước. Do đó, họ nhanh chóng bán chứng khoán để cắt lỗ, kết quả là FPI giảm sau 1 quý. Tuy nhiên, mặc dù mức độ tỷ giá trong ngắn hạn (độ trễ 1 quý) có thể làm giảm vốn FPI vào Việt Nam, nhưng tác động này chỉ có đối với nhóm các nhà đầu tư vốn FPI “lướt sóng” và khối lượng dòng vốn FPI cũng nhỏ hơn nhiều so với vốn FDI vào Việt Nam.
Nhìn chung, trên thế giới, dòng vốn FDI luôn được chú trọng nhiều hơn trong các dòng vốn nước ngoài. Ở Việt Nam, số liệu thực tế thu hút vốn FDI và vốn FPI ở Việt Nam cũng cho thấy, vốn FDI chiếm số lượng lớn hơn gấp nhiều lần so với vốn FPI vào Việt Nam và cũng là vốn đầu tư lâu dài ổn định đóng góp nhiều lợi ích cho nền kinh tế. Do vậy, trong điều hành chính sách tỷ giá cần quan tâm đến mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn FDI nhằm kiểm soát tỷ giá sao cho có thể thúc đẩy thu hút hiệu quả dòng vốn này. Kết quả nghiên cừu cho thấy, REER tác động cùng chiều đến vốn FDI. Do vậy, chính sách tỷ giá cần quan tâm điều tiết để REER có xu hướng tăng để khuyến khích dòng vốn FDI. Việc tăng REER cũng có thể dẫn đến bất lợi là làm suy giảm vốn FPI trong ngắn hạn. Tuy nhiên, như trên đã nêu, sự suy giảm vốn FPI không đáng kể so với với FDI và chỉ xảy ra trong ngắn hạn (sau 1 quý). Chính phủ có thể kết hợp nhiều giải pháp khác để thu hút vốn FPI nhiều hơn trong dài hạn để bù đắp vào khoản sụt giảm này.
Hai là, quản lý tỷ giá tránh biến động lớn gây bất lợi đến dòng vốn
Kết quả nghiên cứu cho thấy, biến động tỷ giá tác động ngược chiều đến cả hai dòng vốn FDI và vốn FPI. Biến động tỷ giá làm sụt giảm vốn FDI ở độ trễ 3 quý và sụt giảm FPI ở các độ trễ 1 quý, 2 quý và 3 quý. Do vậy, cần điều hành tỷ giá theo hướng ổn định, tránh biến động
tỷ giá lớn sẽ có lợi cho thu hút vốn ĐTNN. Bên cạnh đó, kết quả phân rã phương sai tác động của các yếu tố đến REER trong các mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn ĐTNN cho thấy, tỷ giá chịu tác động nhiều nhất là yếu tố tỷ giá trong quá khứ. Do đó, giữ tỷ giá ổn định ở thời kỳ trước cũng có ảnh hưởng quan trọng đến sự ổn định của tỷ giá trong hiện tại. Để có thể giữ tỷ giá được ổn định tránh biến động mạnh, chính phủ cần quan tâm thực hiện chính sách đa ngoại tệ trong thanh toán quốc tế và điều hành tỷ giá. Trước đây, trong thương mại quốc tế, các giao dịch thường sử dụng đồng tiền của nền kinh tế lớn hàng đầu thế giới, có thị trường tiêu thụ và sức ảnh hưởng mạnh, đó là đồng USD. Tuy nhiên, trong quan hệ tỷ giá, nếu chỉ áp dụng một loại ngoại tệ duy nhất sẽ làm cho tỷ giá bị lệ thuộc vào ngoại tệ đó. Khi đồng USD có biến động giá trị sẽ ngay lập tức làm thay đổi tỷ giá USD/VND và ảnh hưởng đến nhiều hoạt động thanh toán quốc tế đang sử dụng USD làm đồng tiền thanh toán. Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009 thì giá trị đồng USD biểu hiện mất ổn định với những biến động mạnh. Hiện nay ngoài đồng USD, trên thị trường có nhiều ngoại tệ mạnh có giá trị thanh toán quốc tế như Euro, JPY, CAD, GBP, … Do đó, Việt Nam cần xây dựng cơ chế đa ngoại tệ trong thanh toán quốc tế, cụ thể là lựa chọn nhiều loại ngoại tệ khác nhau đáp ứng tiêu chí ổn định, ít biến động để không ảnh hưởng đến các giao dịch quốc tế. Đồng thời, chính sách đa ngoại tệ còn giúp lựa chọn các đồng tiền thanh toán phù hợp với yêu cầu của với các đối tác thương mại ở các quốc gia khác nhau. Do vậy, Nhà nước cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đa dạng hóa cơ cấu tiền tệ trong giao dịch thương mại quốc tế, góp phần đa dạng hóa tiền tệ trong nền kinh tế nhằm ổn định giá trị đồng tiền Việt nam.
Mặt khác, nghiên cứu cũng cho thấy, tỷ giá thực đa phương và tỷ giá danh nghĩa đa phương có biến động trái chiều nhau. Theo lý thuyết về tỷ giá, sự khác biệt giữa tỷ giá thực đa phương và tỷ giá danh nghĩa đa phương có liên quan đến yếu tố lạm phát. Do vậy, để góp phần giữ ổn định tỷ giá thực, chính phủ cần quan tâm đến ổn định lạm phát để tránh làm nghiêm trọng hơn biến động tỷ giá thực đa phương của Việt Nam.
5.2.2. Hàm ý chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam
Có thể bạn quan tâm!
- Xác Định Độ Trễ Tối Ưu Của Các Biến Trong Mô Hình 4
- Phản Ứng Đẩy Của Các Biến Số Trong Mô Hình 4 Đến Reer Hiện Tại
- Kết Luận Chung Về Quá Trình Phân Tích Nghiên Cứu
- Một Số Hàm Ý Chính Sách Hỗ Trợ Khác 5.2.3.1.quản Lý Độ Mở Thương Mại
- Mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn đầu tư nước ngoài - Nghiên cứu trường hợp Việt Nam - 19
- Mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn đầu tư nước ngoài - Nghiên cứu trường hợp Việt Nam - 20
Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.
Theo Dornbusch (1998); Broto và cộng sự (2011); Combes và cộng sự (2012), các quốc gia luôn nỗ lực tìm cách thu hút vốn ĐTNN để bù đắp khoảng trống tiết kiệm trong nước nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Tuy nhiên quá trình thu hút vốn ĐTNN cần phải đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô (trong đó có ổn định tỷ giá) nhằm tránh những nguy cơ khủng hoảng tài chính. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi dòng vốn FDI vào tăng sẽ dẫn đến sự gia
tăng của tỷ giá thực đa phương (đồng VND giảm giá trị thực). Trong dài hạn, khi nền kinh tế đã phát triển ổn định thì xu hướng giảm giá trị thực nội tệ là cơ hội tốt cho hoạt động xuất khẩu, tiếp tục tăng cường tích lũy ngoại hối và gia tăng vị thế của quốc gia trên trường quốc tế. Ngoài ra, để đảm bảo tận dụng được lợi ích của vốn ĐTNN đối với phát triển nền kinh tế, thu hút vốn ĐTNN không chỉ quan tâm về số lượng mà quan trọng nhất phải chú trọng vào chất lượng của vốn đầu tư để đảm bảo ổn định cho phát triển kinh tế. Trên cơ sở lý thuyết cũng như kết quả nghiên cứu và bối cảnh thực tiễn tại Việt Nam, luận án đưa ra một số hàm ý chính sách liên quan đến thu hút và quản lý vốn ĐTNN.
5.2.2.1.Hàm ý chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam
Một là, cần tiếp tục đẩy mạnh thu hút vốn FDI vào Việt Nam
Kết quả kiểm định cho thấy, dòng vốn FDI vào Việt Nam có tác động làm tăng REER (làm giảm giá trị đồng tiền Việt Nam) ở độ trễ 4 quý. Kết quả này trái với kỳ vọng dựa trên các lý thuyết cho rằng về dòng vốn vào làm tăng giá trị thực của đồng nội tệ. Tuy nhiên, kết quả này hoàn toàn đúng và được giải thích trong thực tiễn Việt Nam. Trong chương 4, hình 4.1 và 4.2 cho thấy xu hướng ngược chiều của tỷ giá danh nghĩa đa phương và tỷ giá thực đa phương của Việt nam so với 143 đối tác thương mại. Bên cạnh đó, kết hợp quan sát diễn biến của vốn FDI ở hình 4.3, luận án cho thấy diễn biến tỷ giá danh nghĩa đa phương ở Việt Nam có xu hướng chung là trái chiều so với diễn biến của vốn FDI. Điều này phù hợp với lý thuyết cho rằng, dòng vốn vào tác động ngược chiều đến tỷ giá, nghĩa là trong giai đoạn 2005-2019, dòng vốn FDI có khuynh hướng làm tăng giá trị danh nghĩa của đồng tiền Việt Nam. Tuy nhiên, diễn biến của tỷ giá thực đa phương lại có xu hướng ngược lại tỷ giá danh nghĩa đa phương ở Việt Nam. Theo lý thuyết, sự khác biệt của tỷ giá thực đa phương và tỷ giá danh nghĩa đa phương là do tác động của yếu tố lạm phát. Nếu các yếu tố khác không đổi, đồng tiền ở các quốc gia có chỉ số lạm phát cao hơn tương đối sẽ sụt giảm giá trị hơn so với đồng tiền của các quốc gia có lạm phát thấp hơn. Do đó, để kiểm soát sự sụt giảm giá trị thực của VND (trong khi dòng vốn vào vẫn tăng), chính phủ cần xem xét chỉ số lạm phát của Việt Nam so với chỉ số lạm phát trung bình của 143 đối tác thương mại để có những biện pháp kiếm soát lạm phát cho phù hợp. Các giải pháp này vừa đảm bảo, trong ngắn hạn, đồng tiền Việt nam có giá trị thấp hơn giá trị trung bình đồng tiền của các đối tác thương mại tạo điều kiện cho thu hút vốn ĐTNN nhưng vẫn cần kiểm soát lạm phát tránh VND mất giá sâu nhằm hướng tới củng cố và gia tăng giá trị của đồng tiền Việt nam trong dài hạn.
Thứ hai, cần chú trọng thu hút các dự án công nghệ cao để phát triển sản xuất, gia tăng giá trị cho các sản phẩm tạo ra tại Việt Nam nhằm gia tăng số lượng và cải thiện chất lượng độ mở thương mại
Kết quả nghiên cứu cho thấy, độ mở thương mại cũng là yếu tố tác động cùng chiều đến vốn FDI vào Việt Nam và ngược lại chất lượng vốn FDI cũng góp phần quyết định chất lượng của độ mở thương mại. Một trong những lợi ích mà các quốc gia mong đợi khi nỗ lực thu hút vốn FDI là nhằm tăng cường năng lực công nghệ cho các ngành sản xuất của nước nhà thông qua chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp FDI, từ đó phát triển sản xuất các sản phẩm công nghệ cao cung cấp ra thị trường thế giới, góp phần gia tăng số lượng và cải thiện chất lượng độ mở thương mại.
Thời gian qua, Việt Nam đã đạt được những thành công nhất định trong việc tiếp nhận công nghệ tiên tiến để phát triển sản xuất, kinh doanh, từng bước nâng cao trình độ công nghệ sản xuất trong nước. Tuy nhiên, cơ cấu giá trị vốn FDI vào ngành công nghệ cao vẫn còn ít so với các ngành nghề khác. Vốn FDI vào Việt Nam, phần lớn vẫn tập trung vào các ngành chế tạo, chế biến xuất khẩu, đòi hỏi kỹ năng thấp. Nhiều dự án FDI chỉ tập trung vào lắp ráp, gia công với tỉ lệ nội địa hóa thấp, giá trị tạo ra tại Việt Nam không cao. Theo OECD, hàm lượng nhập khẩu trong sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam ở quy mô cao hơn gấp 5 lần so với hàm lượng ở các quốc gia thu nhập cao như Mỹ và Nhật Bản. Do đó, trong giai đoạn tới, Việt Nam cần chú trọng thu hút các dự án FDI công nghệ cao, công nghệ mới để có thể bắt nhịp được với các thay đổi không ngừng của làn sóng công nghệ mới nhằm nâng cao giá trị thực của sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam, giúp cải thiện chất lượng độ mở thương mại.
Thứ ba, cần thu hút nhiều dự án đầu tư FDI vào các ngành, lĩnh vực có thể tạo nền tảng góp phần thúc đẩy hấp dẫn dòng vốn FDI trong tương lai
Theo kết quả kiểm định mô hình 1, vốn FDI hiện tại chịu tác động nhiều nhất bởi chính yếu tố này trong quá khứ (ở độ trễ 1 quý là 93,0%; ở độ trễ 2 quý là 88%; ở độ trễ 3 quý là 84%). Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là kết quả kiểm định cho thấy, ở Việt Nam, vốn FDI trong quá khứ không những không thúc đẩy FDI hiện tại mà còn cho kết quả làm sụt giảm FDI trong hiện tại. Liên hệ thực tế thời gian qua, các dự án FDI chưa thực sự tạo nền tảng, là bệ phóng cho thu hút vốn FDI trong tương lai, trong đó đáng chú ý là khiếm khuyết về các dự án hạ tầng giao thông và dự án FDI có huấn luyện đào tạo nhân lực chất lượng cao.
Cơ sở hạ tầng, đặc biệt là cơ sở hạ tầng giao thông đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của một quốc gia. Hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ,
hiện đại sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất, hiệu quả của nền kinh tế và góp phần giải quyết các vấn đề xã hội. Bên cạnh đó, các quốc gia chú trọng đầu tư và hoàn thiện cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh sẽ trở nên hấp dẫn dòng vốn FDI vào. Tuy nhiên, thời gian qua, thu hút FDI ở Việt Nam vào lĩnh vực giao thông vận tải còn khiêm tốn, chủ yếu tập trung đầu tư xây dựng, khai thác cảng biển và một số ít các dự án cầu tại các thành phố lớn hoặc các trục chính kết nối với các vùng kinh tế trọng điểm. Đáng chú ý là trong số đó có nhiều dự án còn dang dở như đường cao tốc Dầu Giây-Phan Thiết, Cảng hàng không Long Thành. Do đó, chính phủ cần có chính sách thu hút đầu tư cải thiện kết cấu hạ tầng cứng (cảng biển, cầu đường, điện, nước, thông tin…), cũng như hạ tầng mềm (tài chính ngân hàng, dịch vụ kỹ thuật công nghệ), đặc biệt là kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp để tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm tạo động lực tích cực trong việc thu hút vốn FDI trong tương lai.
Bên cạnh đó, chất lượng nguồn nhân lực cũng là yếu tố quyết định tác động của FDI trong quá khứ đến FDI trong hiện tại. Đối với một quốc gia, khu vực có vốn FDI không những góp phần tạo nhiều công ăn việc làm mà còn có vai trò quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực có trình độ ngày càng cao tạo nền tảng tiếp tục đẩy mạnh thu hút vốn FDI. Tuy nhiên, ở Việt Nam, FDI chưa thể hiện tốt vai trò thúc đẩy sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Theo báo cáo của Bộ lao động-thương binh và xã hội, tính đến cuối năm 2017, cả nước có 14 nghìn doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp này đã thu hút gần 4 triệu lao động. Các doanh nghiệp FDI còn tạo ra nhiều việc làm gián tiếp do tác động kích thích đầu tư trong nước (phát triển các doanh nghiệp vệ tinh, các ngành nghề cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho các doanh nghiệp FDI). Tuy nhiên, vấn đề nhân lực trong doanh nghiệp FDI vẫn còn một số hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu chuyển giao các ngành công nghệ cao cũng như làm chậm quá trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam. Có nhiều hạn chế về nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp FDI như: phần lớn nhân công là lao động không có bằng cấp / chứng chỉ đào tạo, xu hướng dịch chuyển lao động chủ yếu là một chiều từ khu vực trong nước (kể cả khu vực công) sang khu vực đầu tư nước ngoài và rất hiếm xảy ra ở chiều ngược lại. Do đó, tác động lan tỏa của chất lượng nguồn nhân lực còn rất hạn chế. Vì vậy, Nhà nước cần có chính sách chọn lọc và chú trọng các dự án FDI có huấn luyện đào tạo nhân lực chất lượng cao, áp dụng được các công nghệ hiện đại để đáp ứng yêu cầu phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế nhằm đẩy mạnh thu hút vốn FDI trong tương lai.
5.2.2.2.Hàm ý chính sách thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài ở Việt Nam Trong khi nguồn vốn FDI có vai trò trực tiếp thúc đẩy sản xuất, thì vốn FPI lại có tác động chính là thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính, đồng thời thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, do vốn FPI có tính chất ngắn hạn và dễ dàng đảo chiều nên vốn FPI ẩn chứa nhiều rủi ro gây bất lợi cho nền kinh tế. Đó là nguy cơ bong bóng chứng khoán, tháo chạy dòng vốn đầu tư và sụp đổ TTCK châm ngòi cho các cuộc khủng hoảng tài chính. Vấn đề huy động vốn FPI đặt ra những thử thách không nhỏ đối với các nền kinh tế đang chuyển đổi: một mặt phải ra sức huy động vốn nước ngoài để đáp ứng tối đa nhu cầu vốn cho công nghiệp hoá; mặt khác phải kiểm soát chặt chẽ dòng vốn nước ngoài để ngăn chặn khủng hoảng.
Kết quả phân rã phương sai tác động của các yếu tố đến FPI cho thấy, vốn FPI chịu tác động nhiều nhất là yếu tố FPI trong quá khứ (ở độ trễ 2 là 75,0%; ở độ trễ 3 là 73%; ở độ trễ 4 là 71%). Do đó, để gia tăng lợi ích nền tảng, tạo đà tác động tích cực của vốn FPI trong quá khứ đến FPI trong hiện tại và tương lai, Chính phủ cần chú trọng thu hút và giữ chân được vốn FPI ở lại Việt Nam, thúc đẩy sự phát triển nhanh và ổn định của TTCK thành kênh thu hút vốn hiệu quả cho nền kinh tế. Trong quản lý vốn FPI, điều quan trọng nhất không phải là thu hút vốn vào nhanh, vào nhiều mà chính là phải “giữ chân lâu dài” dòng vốn này thông qua việc sàng lọc, khuyến khích các nhà ĐTNN đầu tư dài hạn và hạn chế các dòng vốn đầu cơ ngắn hạn. Theo quan điểm của Minsky (1992), cần sàng lọc kỹ vốn FPI, tránh các dòng vốn đầu cơ vào quá nhanh gây áp lực tăng giá chứng khoán, nguy cơ bong bóng và đổ vỡ TTCK kéo theo hậu quả sụt giảm vốn FPI của các kỳ sau.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận án đưa ra một số hàm ý chính sách thu hút và quản lý vốn FPI như sau:
Thứ nhất, cần tiếp tục đẩy mạnh thu hút vốn FPI vào Việt Nam
Thời gian qua, Việt Nam luôn quan tâm và đánh giá cao tầm quan trọng của thu hút vốn vốn FPI đối với mục tiêu phát triển kinh tế. Việt Nam đã xây dựng chiến lược và triển khai quảng bá hình ảnh, kêu gọi đầu tư ở các thị trường lớn quốc tế nhằm đẩy mạnh việc thu hút dòng vốn FPI vào Việt Nam mạnh hơn. Thông qua các hội nghị xúc tiến đầu tư, vốn FPI vào Việt Nam đã tăng trưởng rõ nét. Trong tương lai, Việt Nam cần nhanh chóng xây dựng chiến lược thu hút vốn FPI nằm trong tổng thể chiến lược thu hút và sử dụng vốn ĐTNN phục vụ chiến lược phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, Chính phủ cần tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý nhằm tăng cường tính minh bạch cho thị trường, góp phần bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp
của nhà đầu tư. Đồng thời, Việt Nam cần chủ động hơn nữa trong việc tiếp thị, quảng bá hình ảnh đất nước và môi trường đầu tư của Việt Nam nhằm gia tăng tính hấp dẫn của thị trường, thu hút sự quan tâm của nhà ĐTNN trên TTCK.
Thứ hai, cần tăng cường các giải pháp nhằm thu hút có chọn lọc vốn FPI vào Việt Nam, hạn chế tình trạng đảo chiều dòng vốn
Kết quả nghiên cứu cho thấy, vốn FPI vào Việt Nam trong quá khứ ở độ trễ 1 quý và độ trễ 4 quý tác động ngược chiều đến vốn FPI trong hiện tại. Điều này cho thấy đặc điểm vốn FPI vào Việt Nam trong thời gian qua chưa phải là nguồn vốn đầu tư ổn định. Các nhà đầu tư rót vốn vào TTCK Việt Nam rồi sau đó bán chứng khoán để rút tiền về sau 1 quý và 4 quý. Điều này có thể là do vốn này đến từ các nhà đầu cơ trên thị trường tài chính (các nhà đầu tư muốn thực hiện đầu tư lướt sóng để thu được lợi nhuận nhờ chênh lệch giá mua giá bán chứng khoán). Hoặc cũng có thể, đây là những khoản vốn dự định đầu tư lâu dài, nhưng họ vẫn thoái vốn do TTCK Việt Nam xuất hiện nhiều nguy cơ sụt giảm giá trị. Do đó, chính phủ cần có chính sách nhằm thu hút chọn lọc và “giữ chân” được lâu dòng vốn này.
Chính phủ cần cần thiết lập và duy trì các cơ chế kiểm soát nhằm chọn lọc vốn FPI tránh dòng vốn vào quá nhanh với mục đích đầu cơ. Do tính chất biến động cao, dễ dàng di chuyển nhanh chóng vào và ra khỏi quốc gia, nên một sự thay đổi vốn ồ ạt dù ở chiều nào cũng gây bất ổn cho nền kinh tế. Lượng vốn FPI đổ vào một quốc gia nhanh có thể khiến cho đồng nội tệ tăng giá nếu sự điều chính cung tiền của NHTW không kịp thời và hợp lý. Do vậy, kiểm soát dòng vốn là điều cần thiết đối với Việt Nam, quốc gia đang phát triển có thị trường tài chính còn non trẻ so các nền kinh tế tiên tiến trên thế giới. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm từ các quốc gia, kiểm soát vốn chỉ nên thực hiện có chừng mực (chỉ nên tập trung kiểm soát các khoản vốn FPI ngắn hạn), vì nếu kiểm soát vốn quá cứng nhắc sẽ dẫn đến tâm lý e ngại của các nhà đầu tư. Do vậy, Việt Nam cần quan tâm các giải pháp kiểm soát vốn một cách thận trọng ở cả hai chiều: (1) đối với dòng vốn vào nên có chọn lọc và phân chia tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà ĐTNN đối với lĩnh vực trọng yếu và không trọng yếu; (2) đối với dòng vốn ra, kiểm soát chỉ nên mang tính chất tạm thời, nhằm hạn chế việc các nhà đầu tư trong nước đầu tư ra nước ngoài trong những giai đoạn nền kinh tế đang có bất ổn hoặc khủng hoảng. Chính phủ nên có chính sách khuyến khích, giữ chân dòng vốn đầu tư lâu dài nhưng không nhằm ngăn cấm các nhà đầu tư rút vốn về nước.
Bên cạnh đó, để thu hút và giữ chân được các nhà đầu tư dài hạn, trong thời gian tới, Việt Nam cần chú trọng phát triển thị trường tài chính thành trung tâm tài chính lớn mang tầm cỡ
khu vực, có nhiều triển vọng gia tăng giá trị các chứng khoán đang nắm giữ. Chính phủ cần thúc đẩy nhanh tiến trình hội nhập quốc tế của TTCK Việt Nam với các giải pháp cụ thể như: xây dựng và ban hành các chính sách cổ phẩn hóa nhằm thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa, tạo nguồn cung cho thị trường thông qua rà soát; cắt giảm các lĩnh vực cần hạn chế sở hữu nước ngoài; cắt giảm thủ tục hành chính cho nhà ĐTNN khi mở tài khoản vốn FPI tại Việt Nam; cho phép NHTM trực tiếp phân phối chứng chỉ quỹ đại chúng theo thông lệ quốc tế; nghiên cứu mở rộng các công cụ tài chính theo lộ trình phù hợp... Bên cạnh đó, cần nâng cao tính chuyên nghiệp của TTCK (ở tất cả thị trường cổ phiếu, trái phiếu và TTCK phái sinh), từ đó thúc đẩy quá trình thu hút vốn FPI.
Thứ ba, cần tăng cường tính minh bạch của thị trường tài chính và kiểm soát an ninh tài chính nhằm đảm bảo sự an toàn của hệ thống tài chính, tránh nguy cơ khủng hoảng Bất kỳ quốc gia nào cũng mong muốn thu hút nhiều vốn ĐTNN. Tuy nhiên, một số quốc gia luôn có những e ngại nhất định khi thu hút dòng vốn FPI do tính chất bất ổn của nó. Dòng vốn vào quá nhanh có thể gây áp lực lên tỷ giá làm nội tệ tăng giá dẫn đến giảm sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu. Kết quả là tài khoản vãng lai, hạng mục quan trọng nhất trong cán cân thanh toán quốc tế của quốc gia rơi vào tình trạng thâm hụt. Mặt khác, khi dòng vốn vào có khối lượng quá lớn, nó có thể được phân bổ không hiệu quả và làm rối loạn hệ thống tài chính. Quỹ đầu tư nước ngoài có thể làm bùng lên bong bóng giá tài sản và tạo ra rủi ro tiền mặt của các trung gian tài chính nội địa. Điều này, đặc biệt nguy hiểm hơn khi có sự đầu cơ nâng giá của các nhà ĐTNN. Khi có bất kỳ cú sốc nào xảy ra, dù bắt nguồn từ bên trong hay bên ngoài nền kinh tế, đều có thể dẫn đến các cuộc thoái vốn ồ ạt làm sụp đổ TTCK và kéo theo các cuộc khủng hoảng tài chính (điều này từng diễn ra trong cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á, năm 1997). Thực tiễn cho thấy, ở các thị trường tài chính chưa phát triển đầy đủ thì
mức độ tổn thương càng nghiêm trọng hơn.
Bên cạnh đó, trong một thị trường tài chính hội nhập, minh bạch thông tin cũng là một trong những điều kiện nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh của TTCK cũng như tạo niềm tin cho các nhà đầu tư (bao gồm cả nhà ĐTNN). Để tăng cường minh bạch thông tin trên TTCK, Chính phủ cần chú trọng các giải pháp sau: Ban hành các quy định rõ ràng và các hình thức xử phạt nghiêm minh những vi phạm liên quan đến việc công khai tài chính; bắt buộc các chủ thể tuân thủ các thông lệ kế toán, kiểm toán và công bố thông tin theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm gia tăng kỷ luật thị trường; bắt buộc công bố báo cáo tài chính đã kiểm toán của tất cả các công ty; nâng cao tính minh bạch của hệ thống ngân hàng; loại bỏ những bảo đảm ngầm hoặc công khai của chính phủ đối với các khoản tiền gửi, góp phần làm giảm rủi ro đạo đức. Bên