Đóng góp mới của luận án:
Mặc dù tác động của QTCT đến mức độ CNRR là một chủ đề đã nghiên cứu tại nhiều quốc gia, tuy nhiên các kết quả nghiên cứu trong luận án vẫn có những đóng góp mới như sau:
Thứ nhất, tại Việt Nam nghiên cứu đo lường mức độ CNRR bằng thước đo rủi ro tổng thể còn rất hạn chế, thước đo rủi ro đặc thù chưa được các nghiên cứu đề cập; các nhân tố QTCT như thù lao của ban giám đốc và sự kiêm nhiệm của thành viên HĐQT trong ban giám đốc vẫn chưa được nghiên cứu tại Việt Nam. Do vậy, luận án này nghiên cứu tác động của QTCT đến mức độ CNRR của các CTNY Việt Nam. Trong đó, các nhân tố QTCT được đo lường bởi các nhân tố nổi bật được sử dụng trong các nghiên cứu trước đây bao gồm quy mô HĐQT, sự độc lập của HĐQT, thành viên nữ trong HĐQT, sở hữu nhà nước, sở hữu nước ngoài và các nhân tố QTCT chưa được nghiên cứu như thù lao của ban giám đốc và sự kiêm nhiệm của thành viên HĐQT trong ban giám đốc. Tác động của các nhân tố này đến mức độ CNRR đều được kiểm chứng với 2 thước đo mức độ CNRR là rủi ro đặc thù và rủi ro tổng thể.
Thứ hai, tổng quan nghiên cứu cho thấy sở hữu nhà nước có thể có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến mức độ chấp nhận rủi ro nhưng chưa có nghiên cứu nào chỉ ra mối quan hệ phi tuyến tính giữa hai nhân tố này. Do đó, luận án này đã làm rõ mối quan hệ phi tuyến tính về tác động của sở hữu nhà nước đến mức độ CNRR.
Thứ ba, Thông tư 121/2012/TT-BTC về QTCT yêu cầu các CTNY phải tăng số lượng thành viên độc lập trong HĐQT qua đó có tác động đến mức độ CNRR của các công ty này. Tác động này chưa được các tác giả trong nước nghiên cứu. Do vậy, luận án làm rõ tác động của việc gia tăng số lượng thành viên độc lập trong HĐQT theo quy định của Thông tư 121/2012/TT-BTC đến mức độ CNRR tại các CTNY Việt Nam.
7. Kết cấu của luận án
Kết cấu của luận án bao gồm 5 chương cụ thể như sau:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về mối quan hệ giữa quản trị công ty và mức độ chấp nhận rủi ro tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Chương 2: Các vấn đề lý luận cơ bản về mối quan hệ giữa quản trị công ty và mức độ chấp nhận rủi ro tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Chương 3: Khung tiếp cận nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị công ty và mức độ chấp nhận rủi ro tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Chương 5: Kết luận và khuyến nghị.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA QUẢN TRỊ CÔNG TY VÀ MỨC ĐỘ CHẤP NHẬN RỦI RO CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
1.1. Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa quản trị công ty và mức độ chấp nhận rủi ro của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
1.1.1. Tổng quan thước đo mức độ chấp nhận rủi ro của công ty
Trong các nghiên cứu, mức độ CNRR của công ty được đo lường bởi sự biến động TSSL của các chỉ tiêu sinh lời trên sổ sách kế toán của công ty như ROA, ROE hoặc TSSL trên TTCK được thể hiện qua rủi ro tổng thể, rủi ro hệ thống, rủi ro đặc thù. Ngoài ra có thể đo lường thông qua một số thước đo khác.
Biến động TSSL của tổng tài sản (ROA) được các tác giả Bromiley (1991), John & cộng sự (2008) đề xuất sử dụng để đo lường mức độ CNRR. Thước đo này sau đó được nhiều tác giả ủng hộ và kế thừa để đo lường mức độ CNRR chẳng hạn Cheng, 2008; Faccio & cộng sự, 2011; Nguyen, 2012; Boubakri & cộng sự, 2013a; Khaw & cộng sự, 2016; Ferris & cộng sự, 2017. Ngoài ra, biến động TSSL của vốn chủ sở hữu (ROE) cũng được sử dụng để đo lường mức độ CNRR (Bromiley, 1991; Faccio & cộng sự, 2011; Khaw & cộng sự, 2016; Ferris & cộng sự, 2017).
Tại TTCK Việt Nam, kế thừa các nghiên cứu điển hình ở nước ngoài như John & cộng sự (2008), Cheng (2008), Faccio & cộng sự (2011),… các nghiên cứu chủ yếu sử dụng biến động thu nhập trên sổ sách kế toán để đo lường mức độ CNRR như biến động của ROA (Xuan Vinh Vo, 2016; Lê Đạt Chí & Trần Hoài Nam, 2017; Nguyễn Hoàng Anh & Ngô Phú Thanh, 2019), biến động của ROE (Xuan Vinh Vo, 2016; Phùng Đức Nam, 2017).
Đối với các CTNY, dòng thu nhập của công ty không những thể hiện trên sổ sách kế toán mà còn thể hiện ở mức TSSL của cổ phiếu công ty trên TTCK. Do đó, biến động TSSL của cổ phiếu công ty trên TTCK cũng được sử dụng để đo lường mức độ CNRR. Các thước đo rủi ro tổng thể (total risk), rủi ro hệ thống (systematic risk) và rủi ro đặc thù (idiosyncratic risk) được sử dụng để đo lường mức độ CNRR của công ty.
Thước đo rủi ro tổng thể được nhiều tác giả sử dụng như Anderson & Fraser (2000), Coles & cộng sự (2006), Cheng (2008), Low (2009), Pathan (2009), Nakano & Nguyen (2012), Koerniadi & cộng sự (2014), Huang & Wang (2014), Ferris & cộng sự (2017),
Aabo & cộng sự (2017). Tại Việt Nam, Lê Đạt Chí & Trần Hoài Nam (2017) sử dụng độ lệch chuẩn TSSL (σ(Return)) hàng tháng của chứng khoán để đại diện cho rủi ro tổng thể khi đo lường mức độ CNRR của các CTNY Việt Nam.
Mức độ CNRR đo lường bởi rủi ro hệ thống được một số nghiên cứu đề cập như Low (2009), Jiraporn & Lee (2017) hay chủ yếu là các nghiên cứu trong lĩnh vực ngân hàng của Anderson & Fraser (2000), Pathan (2009), Aabo & cộng sự (2017).
Rủi ro đặc thù được sử dụng để đo lường mức độ CNRR trong các nghiên cứu của Anderson & Fraser (2000), Low (2009), Pathan (2009), Alam & Ali Shah (2013), Jiraporn & cộng sự (2015), Jiraporn & Lee (2017), Akbar & cộng sự (2017), Aabo & cộng sự (2017).
Một số nghiên cứu đo lường mức độ CNRR bằng những cách đo lường khác. Chẳng hạn, Faccio & cộng sự (2016) đo lường mức độ CNRR thông qua đòn bẩy tài chính (Leverage) - đo lường rủi ro bởi các quyết định tài trợ; và khả năng sống sót của công ty (Survival) - vì cho rằng các công ty rủi ro cao có ít khả năng sống sót. Điều này phù hợp khi tác giả nghiên cứu về mối quan hệ của CNRR và hiệu quả phân bổ vốn đầu tư của công ty. Cheng (2008), Nguyen (2012), Nakano & Nguyen (2012), Lê Đạt Chí & Trần Hoài Nam (2017) đo lường mức độ CNRR bởi biến động của tỷ số Tobin’s Q - đo bằng giá trị thị trường trên giá trị sổ sách của tài sản bởi vì lợi nhuận cao hơn có thể liên quan đến tỷ số Tobin’s Q cao hơn (Nguyen, 2012). Tuy nhiên chỉ số này có thể không phản ánh chính xác kết quả của hành vi CNRR của nhà quản lý công ty trong trường hợp giá trị thị trường của công ty gia tăng do tác động của các yếu tố vĩ mô đến từ bên ngoài công ty. Các tác giả Laeven & Levine (2009), Houston & cộng sự (2010), Khan & cộng sự (2017) sử dụng hệ số Z-score để đo lường mức độ CNRR, các nghiên cứu này được thực hiện trong lĩnh vực ngân hàng.
Bảng 1.1. Tổng hợp thước đo mức độ CNRR trong các nghiên cứu
Đo lường mức độ CNRR | Biến sử dụng | Cách tính | Tác giả sử dụng | |
CRT = ROA σ với: ROA = EBIT/ tổng tài sản CRT: mức độ CNRR; it: chỉ công ty i tại mốc thời gian năm t. EBIT: lợi nhuận trước thuế và lãi vay | Cheng (2008), Faccio & cộng sự | |||
(2011), Nguyen (2012), Nakano | ||||
1 | Biến động TSSL trên sổ sách kế toán | Biến động của ROA | & Nguyen (2012), Boubakri & cộng sự (2013a), Xuan Vinh Vo (2016), Khaw & cộng sự (2016), Ferris & cộng sự (2017), Lê Đạt Chí & Trần Hoài Nam (2017), | |
Nguyễn Hoàng Anh & Ngô Phú | ||||
Thanh (2019) |
Có thể bạn quan tâm!
- Mối quan hệ giữa quản trị công ty và mức độ chấp nhận rủi ro tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 1
- Mối quan hệ giữa quản trị công ty và mức độ chấp nhận rủi ro tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 2
- Các Nhân Tố Qtct Riêng Lẻ Được Sử Dụng Trong Các Nghiên Cứu
- Tổng Hợp Tác Động Của Các Nhân Tố Quản Trị Nội Bộ Đến Mức Độ Cnrr Của Công Ty Trong Các Nghiên Cứu
- Tác Động Phi Tuyến Tính Của Quản Trị Công Ty Đến Mức Độ Chấp Nhận Rủi Ro Của Các Công Ty Niêm Yết Trên Thị Trường Chứng Khoán
Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.
Đo lường mức độ CNRR | Biến sử dụng | Cách tính | Tác giả sử dụng | |
Hoặc: ROA = EBITDA/ tổng tài sản EBITDA: lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao | John & cộng sự (2008), Boubakri & cộng sự (2013a) | |||
Biến động của ROE | CRT = ROE σ với: ROE = EBIT/ vốn chủ sở hữu | Bromiley (1991), Faccio & cộng sự (2011), Khaw & cộng sự (2016), Xuan Vinh Vo (2016), Ferris & cộng sự (2017), Phùng Đức Nam (2017) | ||
2 | Biến động TSSL của cổ phiếu trên TTCK | Rủi ro tổng thể | Độ lệch chuẩn TSSL hàng ngày của cổ phiếu trong từng năm | Anderson & Fraser (2000), Coles & cộng sự (2006), Low (2009), Pathan (2009), Jiraporn & cộng sự (2015), Jiraporn & Lee (2017), Aabo & cộng sự (2017) |
Độ lệch chuẩn TSSL hàng tháng của cổ phiếu công ty trong từng năm | Cheng (2008), Nakano & Nguyen (2012), Koerniadi & cộng sự (2014), Huang & Wang (2014), Ferris & cộng sự (2017), Lê Đạt Chí & Trần Hoài Nam (2017) | |||
Rủi ro hệ thống | Giá trị hệ số beta khi hồi quy TSSL hàng ngày của cổ phiếu công ty theo TSSL hàng tháng của thị trường | Anderson & Fraser, (2000), Low (2009), Aabo & cộng sự (2017) | ||
Giá trị hệ số beta khi hồi quy TSSL hàng tháng của cổ phiếu công ty theo TSSL hàng tháng của thị trường | Pathan (2009), Jiraporn & Lee (2017) | |||
Rủi ro đặc thù | Độ lệch chuẩn phần dư từ mô hình Fama & French 3 nhân tố (1993) | Alam & Ali Shah (2013) | ||
Hồi quy TSSL hàng ngày của cổ phiếu theo TSSL hàng ngày của thị trường. Tính độ lệch chuẩn của các phần dư từ mô hình hồi quy | Anderson & Fraser, (2000), Pathan (2009), Low (2009), Jiraporn & cộng sự (2015), Jiraporn & Lee (2017), Akbar & cộng sự (2017), Aabo & cộng sự (2017) | |||
3 | Thước đo khác | Đòn bẩy tài chính | Nợ/ tổng tài sản | Faccio & cộng sự (2016) |
Đo lường mức độ CNRR | Biến sử dụng | Cách tính | Tác giả sử dụng | |
Khả năng sống sót | Tỷ lệ công ty sống sót theo từng giai đoạn 5 năm (tại từng quốc gia) | Faccio & cộng sự (2016) | ||
Biến động của Tobin’s Q | Giá trị thị trường/ giá trị sổ sách của tổng tài sản | Cheng (2008), Nguyen (2012), Nakano & Nguyen (2012), Lê Đạt Chí & Trần Hoài Nam (2017) | ||
Hệ số Z- score | [ROA + E(ETA)]/σROA E(ETA): giá trị trung bình vốn chủ sở hữu/ tổng tài sản | Laeven & Levine (2009), Houston & cộng sự (2010), Khan & cộng sự (2017) |
Nguồn: tác giả tổng hợp
Như vậy, mức độ CNRR được đo lường bởi các thước đo khác nhau. Cụ thể, các nghiên cứu đo lường mức độ CNRR thông qua biến động của TSSL trên sổ sách kế toán (như biến động của ROA, ROE), TSSL trên TTCK (với các thước đo rủi ro tổng thể, rủi ro hệ thống, rủi ro đặc thù) hay một số thước đo khác (chẳng hạn biến động của Tobin’s Q, Z-score,…). Tuy nhiên, khi xem xét rủi ro là sự không chắc chắn của các dòng thu nhập (Bromiley, 1991; Wright & cộng sự, 1996) và do đó đo lường mức độ CNRR của các nhà quản lý thông qua sự biến động của các dòng thu nhập của công ty (John & cộng sự, 2008) thì đo lường mức độ CNRR bằng sự biến động của TSSL trên sổ sách kế toán hoặc trên TTCK là sự đo lường phù hợp hơn.
Trong hai hướng tiếp cận trên, không dễ dàng để kết luận cách tiếp cận nào là tốt hơn mà nó phụ thuộc vào bối cảnh nghiên cứu. Chẳng hạn, Faccio & cộng sự (2016) tập trung vào sự biến động của TSSL kế toán thay vì TSSL trên TTCK vì đa số các công ty trong mẫu nghiên cứu là các CTCP nội bộ (private held company). Trong bối cảnh của các CTNY, nhiều nghiên cứu sử dụng TSSL trên TTCK để tránh các kết quả trên sổ sách kế toán có thể bị can thiệp, thao túng. Low (2009) ủng hộ quan điểm này với lập luận rằng đo lường CNRR của công ty thông qua biến động dòng tiền kế toán hàng năm có thể có vấn đề.
Mặc dù có một số nghiên cứu sử dụng cả ba thước đo rủi ro tổng thể, rủi ro đặc thù và rủi ro hệ thống để đại diện cho mức độ CNRR được đo lường thông qua TSSL trên TTCK (như Low, 2009; Pathan, 2009; Jiraporn & Lee, 2017) tuy nhiên các nghiên cứu tập trung vào rủi ro tổng thể và rủi ro đặc thù nhiều hơn. Rủi ro tổng thể là thước đo phổ biến nhất được sử dụng để đo lường mức độ CNRR bởi vì nó bao hàm cả rủi ro hệ thống và rủi ro đặc thù. Do đó phản ánh được tất cả các rủi ro liên quan đến cổ phiếu công ty. Rủi ro hệ thống ít được sử dụng hơn bởi vì nó bao gồm những rủi ro tác động
chung đến mọi chứng khoán trên thị trường và đến từ các yếu tố vĩ mô bên ngoài. Ngược lại, các nghiên cứu có xu hướng ngày càng quan tâm hơn đến rủi ro đặc thù bởi vì đây là rủi ro mang tính cá thể, đặc trưng cho một cổ phiếu và đến từ các yếu tố bên trong công ty. Do đó, rủi ro đặc thù phản ánh được các rủi ro cá biệt của công ty, là kết quả của các quyết định của các nhà quản lý công ty. Ngoài ra, kết luận của Goyal & Santa- Clara (2003) cho rằng mức rủi ro trung bình của một chứng khoán phần lớn bao gồm rủi ro đặc thù là cơ sở cho thấy sự phù hợp của thước đo này bên cạnh rủi ro tổng thể được sử dụng để đo lường mức độ CNRR của công ty.
Tại Việt Nam, các nghiên cứu chủ yếu sử dụng TSSL kế toán để đo lường mức độ CNRR, chẳng hạn như biến động của ROA (Xuan Vinh Vo, 2016; Lê Đạt Chí & Trần Hoài Nam, 2017; Nguyễn Hoàng Anh & Ngô Phú Thanh, 2019) hay biến động của ROE (Xuan Vinh Vo, 2016; Phùng Đức Nam, 2017). Như đã đề cập, các kết quả kế toán của công ty có thể bị thao túng bởi hành vi quản trị thu nhập. Quản trị thu nhập “là hành vi điều chỉnh báo cáo tài chính của nhà quản lý dẫn đến việc phản ánh thiếu chính xác kết quả hoạt động kinh doanh của công ty…” (Healy & Wahlen, 1999). Trên thế giới đã có hàng loạt vụ bê bối kế toán liên quan đến hành vi quản trị thu nhập (Goncharov, 2005). Tại Việt Nam cũng diễn ra phổ biến hiện tượng thao túng các báo cáo tài chính (Phạm Thị Bích Vân, 2013; Nguyễn Thị Ngọc Lan, 2017) hay hành vi quản trị thiển cận được biểu hiện qua hành động thao túng báo cáo tài chính (Đặng Tùng Lâm, 2020). Trong khảo sát được thực hiện bởi PwC năm 2018, gian lận kế toán chiếm đến 22% trong các loại hình gian lận tại Việt Nam. Sử dụng các kết quả kế toán để đo lường rủi ro có thể phản ánh không chính xác mức độ CNRR của các công ty tại Việt Nam. Trong khi đó, rất ít nghiên cứu thực hiện đo lường mức độ CNRR thông qua biến động TSSL của cổ phiếu. Ngoài nghiên cứu của Lê Đạt Chí & Trần Hoài Nam (2017) đo lường mức độ CNRR bằng thước đo rủi ro tổng thể, tác giả chưa tìm thấy có nghiên cứu tại Việt Nam đo lường mức độ CNRR sử dụng thước đo rủi ro đặc thù và rủi ro hệ thống.
1.1.2. Tổng quan thước đo quản trị công ty
Một số nghiên cứu đo lường QTCT bằng cách sử dụng một chỉ số tổng hợp từ các thẻ điểm của một tập hợp bao gồm các nhân tố QTCT riêng lẻ, trong khi đó một số nghiên cứu khác chỉ đề cập QTCT tập trung vào một hoặc một số nhân tố QTCT cụ thể.
Chỉ số QTCT tổng hợp là một chỉ số được tính toán và tổng hợp từ các thẻ điểm riêng biệt đại diện cho các nhân tố quản trị riêng lẻ thuộc môi trường bên trong và bên ngoài công ty. Nhiều chỉ số QTCT tổng hợp được thực hiện tại TTCK Mỹ như Gompers & cộng sự (2003) xây dựng bộ chỉ số G-Index dựa trên 24 quy tắc quản trị đại diện cho
mức độ quyền của cổ đông với nội dung tập trung vào các điều lệ/quy định. Ferreira & Laux (2007) kế thừa quan điểm của Gompers & cộng sự (2003) xây dựng chỉ số G, tập trung 24 điều khoản chống độc quyền để xem xét mối quan hệ giữa QTCT và rủi ro đặc thù của công ty. Brown & Caylor (2008) đưa ra bộ thẻ điểm Gov-Score gồm 51 yếu tố đại diện cho 8 nhân tố QTCT (kiểm toán, HĐQT, điều lệ/quy định, trình độ học vấn của giám đốc, cơ chế đãi ngộ dành cho HĐQT và ban giám đốc, quyền sở hữu, thực hiện tiến bộ - tuổi nghỉ hưu của giám đốc và địa vị của công ty khi nghiên cứu mối quan hệ giữa QTCT và hiệu quả hoạt động. Bebchuk & cộng sự (2008) đề xuất chỉ số E-Index được xây dựng theo 6 trong số 24 khoản mục từ chỉ số G-Index của Gompers & cộng sự (2003) để đo lường QTCT. Ngoài ra còn có chỉ số G index của TTCK Trung Quốc (Bai & cộng sự, 2004) với các thước đo QTCT thuộc hai nhóm nhân tố là nội bộ (HĐQT, thù lao ban điều hành, cấu trúc sở hữu, minh bạch tài chính, công bố thông tin) và bên ngoài (thị trường kiểm soát bên ngoài, cơ sở hạ tầng pháp lý và bảo vệ cổ đông thiểu số, cạnh tranh của thị trường sản phẩm).
Bảng 1.2. Các chỉ số QTCT tổng hợp được sử dụng trong các nghiên cứu
Thước đo QTCT | Tác giả sử dụng | ||
1 | G-Index (Mỹ) | 24 quy tắc quản trị đại diện cho mức độ quyền của cổ đông | Gompers & cộng sự (2003) |
2 | G (Mỹ) | 24 điều khoản chống độc quyền | Ferreira & Laux (2007) |
3 | Gov-Score (Mỹ) | 51 yếu tố thuộc 8 nhân tố (kiểm toán, HĐQT, điều lệ/quy định, trình độ học vấn của giám đốc, cơ chế đãi ngộ dành cho HĐQT và ban giám đốc, quyền sở hữu, thực hiện tiến bộ) | Brown & Caylor (2008) |
4 | E-Index (Mỹ) | 6 trong số 24 khoản mục từ chỉ số G- Index của Gompers & cộng sự (2003) | Bebchuk & cộng sự (2008) |
5 | G index (Trung Quốc) | Các nhân tố quản trị nội bộ (HĐQT, thù lao ban điều hành, cấu trúc sở hữu, minh bạch tài chính và công bố thông tin); các nhân tố bên ngoài (thị trường kiểm soát bên ngoài, cơ sở hạ tầng pháp lý và bảo vệ cổ đông thiểu số, cạnh tranh của thị trường sản phẩm) | Bai & cộng sự (2004) |
Nguồn: tác giả tổng hợp
Ở một cách tiếp cận khác, đa số các nghiên cứu đề cập QTCT thông qua một số nhân tố riêng lẻ, có tính đại diện. Các nhân tố QTCT riêng lẻ được đề xuất trong các nghiên cứu rất đa dạng và có sự khác biệt giữa các quốc gia. Bởi vì có những nhân tố quan trọng ở quốc gia này nhưng không có sự thừa nhận ở quốc gia khác. Chẳng hạn Koerniadi & cộng sự (2014) đề cập sự kiêm nhiệm chức vụ chủ tịch HĐQT và tổng giám đốc được cho phép ở nhiều quốc gia nhưng không được cho phép tại New Zealand. Tuy vậy, các nhân tố QTCT riêng lẻ cũng chỉ thuộc một trong hai nhóm đó là các nhân tố thuộc quản trị bên trong hoặc bên ngoài công ty.
Các nhân tố quản trị bên ngoài
Các nhân tố QTCT được một số tác giả đề cập đến như bảo vệ nhà đầu tư (John & cộng sự, 2008), quyền của chủ nợ (Acharya & cộng sự, 2011a), văn hóa quốc gia (Li & cộng sự, 2013), thể chế chính trị (Boubakri & cộng sự, 2013b) hay môi trường bền vững và R&D (Banerjee & Gupta, 2017),… Đây là các nhân tố thuộc môi trường quản trị bên ngoài.
Các nhân tố quản trị nội bộ
Huang & Wang (2014) đo lường QTCT với hai nhóm nhân tố đó là cơ cấu HĐQT (bao gồm quy mô HĐQT, sự độc lập của HĐQT, sự kiêm nhiệm chức vụ chủ tịch HĐQT và tổng giám đốc) và cấu trúc sở hữu (sở hữu của cổ đông lớn, sở hữu nhà nước). Koerniadi & cộng sự (2014) đo lường QTCT bởi ba nhóm nhân tố đó là cơ cấu HĐQT (quy mô HĐQT, tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập, sự kiêm nhiệm chức vụ chủ tịch HĐQT và tổng giám đốc được tác giả giải thích là không được cho phép tại New Zealand nên không được nghiên cứu); cấu trúc sở hữu (sở hữu cổ đông lớn) và thù lao của ban giám đốc. Trong lĩnh vực tài chính, Eling & Marek (2013) cho rằng QTCT tại các công ty ngành bảo hiểm được thúc đẩy bằng thù lao (lương thưởng cho ban điều hành) và cấu trúc sở hữu (sở hữu cổ đông lớn). Akbar & cộng sự (2017) nghiên cứu cấu trúc HĐQT của các công ty tài chính (quy mô HĐQT, sự độc lập của HĐQT và sự kiêm nhiệm chức vụ chủ tịch HĐQT và tổng giám đốc). Boubakri & cộng sự (2013a) tập trung vào nhân tố cấu trúc sở hữu với hai biến nghiên cứu là sở hữu nhà nước và sở hữu nước ngoài. Alam & Ali Shah (2013) đo lường QTCT qua nhiều biến riêng lẻ tuy nhiên có thể chia thành các nhóm nhân tố như đặc điểm của HĐQT (sự độc lập của HĐQT, quy mô HĐQT, sự kiêm nhiệm chức vụ chủ tịch HĐQT và tổng giám đốc), cấu trúc sở hữu (sở hữu cổ tập trung).