Khái Niệm Về Nhận Thức Rủi Ro


Tiếp cận với góc độ mối liên kết trong giới hạn thời gian, Isa và ctg (2019) đề cập đến một khía cạnh mở rộng của YĐQL, liên quan đến thời gian. Theo đó ý định quay lại cũng tồn tại mối liên kết trong giới hạn thời gian và sự sẵn lòng của cá nhân du khách. Các tác giả khẳng định sự sẵn lòng của khách du lịch quay trở lại điểm đến du lịch chỉ xác định trong vòng mười hai tháng để mô tả ý định quay lại của họ.

Tóm lại, dựa trên nhiều góc độ tiếp cận khác nhau về ý định quay lại và bối cảnh nghiên cứu hiện tại, khái niệm ý định quay lại được tác giả quan niệm là một khái niệm có bản chất tương đồng với ý định mua lại trong hoạt động mua hàng hóa, bắt nguồn từ ý định hành vi và được hiểu là phần mở rộng của sự hài lòng. Bên cạnh đó, ý định quay lại là một trong những hình thức của lòng trung thành, được biểu hiện thông qua việc sẵn lòng xem xét hoặc lên kế hoạch trở lại điểm đến đó thêm một hoặc nhiều lần nữa trong vòng mười hai tháng (1 năm).

2.2.5 Nhận thức rủi ro

2.2.5.1 Khái niệm về nhận thức rủi ro

Du lịch bản chất là một loại hình dịch vụ, do đó sản phẩm này mang những đặc điểm đặc trưng như những hàng hóa dịch vụ khác như tính vô hình, tính không đồng nhất, dễ sai sót và không thể tách rời (Mitchell và Greatorex, 1993; Williams và Baláž, 2013). Do chính những đặc điểm đó, sản phẩm DL tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn so với các loại hàng hóa hữu hình khác. Nhiều nghiên đã tìm thấy những bằng chứng lý thuyết lẫn thực nghiệm để cũng cố cho nhận định rằng nhận thức rủi ro của người tiêu dùng sản phẩm dịch vụ lớn hơn so với rủi ro mà người tiêu dùng hàng hóa thông thường phải đối mặt (Mitchell và Greatorex, 1993; Murray và Schlacter, 1990). Theo Budescu và Wallsten (1985), Reisinger và Mavondo (2005), Quintal và ctg (2010) hầu hết các nghiên cứu rủi ro trong du lịch đều tập trung vào nhận thức rủi ro hoặc rủi ro chủ quan thay vì nghiên cứu rủi ro thực tế, nguyên nhân là do du khách chỉ có thể đối mặt với những rủi ro liên quan trực tiếp đến bản thân mình hoặc nhận thức về những rủi ro có thể xảy ra đó. Nói cách khác, việc đánh giá rủi ro đối của du khách chủ yếu tập trung vào NTRR hay cảm nhận rủi ro của du khách. NTRR là một khái niệm được quan tâm nhiều bởi các nhà nghiên cứu. Việc lựa chọn quan điểm tiếp cận


đối với khái niệm NTRR là vấn đề tiên quyết và cần thiết khi thực hiện nghiên cứu trong một bối cảnh mới với nhiều tính chất đặc thù như DL Việt Nam.

Bauer lần đầu tiên đưa ra khái niệm rủi ro cho các nghiên cứu hành vi nhận thức của người tiêu dùng (Bauer 1960). Bauer cho rằng việc bất cứ hoạt động bất kỳ hoạt động mua hàng nào của người tiêu dùng đều có khản năng bị ảnh hưởng bởi yếu tố rủi ro. Dựa vào quản điểm này, các nhà nghiên cứu đã phát triển những góc độ tiếp cận về rủi ro khác nhau trong từng bối cảnh nghiên cứu cụ thể, liên quan đến những lĩnh vực hoạt động khác nhau. Định nghĩa về NTRR thực sự chưa đạt được sự thống nhất và còn nhiều vấn đề cần được làm rõ. Sự tách biệt một cách rõ ràng giữa các thuật ngữ: nhận thức rủi ro, sự không chắc chắn, sự lo lắng, sự sợ hãi chưa được làm rõ. Chính do ranh giới mơ hồ này mà các khái niệm trên được sử dụng thay thế cho nhau dẫn đến sự không thống nhất về khái niệm và thực tiễn (Quintal và ctg, 2010). Mặt khác, cần phải xác định rõ ràng là NTRR không phải là một cảm xúc. Loewenstein và ctg (2001) nhận định rằng NTRR là một đánh giá nhận thức, có thể bị ảnh hưởng nặng nề hoặc được định hướng bởi các yếu tố tác động bên ngoài. Tuy nhiên, NTRR thường không được phân loại là một cảm xúc của con người, trong khi sự lo lắng và sợ hãi lại được cho là những cảm xúc mạnh, tác động đến hành vi của con người (Loewenstein và ctg, 2001).

NTRR thường được sử dụng để mô tả một khái niệm về thái độ của mọi người và phán đoán trực giác đối với rủi ro (Slovic, 1987). Theo đó, tác giả này đã phát biểu rằng: “Trong khi các nhà phân tích sử dụng các công nghệ tinh vi để đánh giá các mối nguy hiểm, phần lớn người bình thường chỉ dựa vào trực giác để đánh giá các rủi ro, thường được gọi là "nhận thức rủi ro".

Khái niệm về NTRR trong lĩnh vực DL, cũng được xem là cảm nhận trực quan và chủ quan của khách DL. Quan điểm cho rằng NTRR DL là những cảm nhận của khách DL về tiềm năng các loại rủi ro và mức độ rủi ro sẽ gặp phải khi đi DL quốc tế (Sonmez và Graefe,1998). Đây là hướng tiếp cận phổ biến và được ủng hộ bởi nhiều tác giả.


Đồng thời, khía cạnh nhận thức về xác suất/ khả năng xảy ra một hậu quả nào đó và mức độ nghiêm trọng của các hậu quả đó (Loewenstein và ctg, 2001; Slovic, 2016; Hashim và ctg, 2018) cũng được nhiều tác giả ủng hộ theo như bảng 2.2.

Bảng 2.2: Bảng tổng hợp khái niệm về nhận thức rủi ro


Tác giả/năm

Khái niệm về Nhận thức rủi ro

Reichel và ctg (2007)

“Những cảm nhận tiêu cực của khách hàng về một sự kiện, vấn đề nào đó vượt quá mức chấp nhận được về hành vi”

Huang và ctg (2008)

“Sự lo lắng và khó chịu tâm lý về niềm tin hoặc đức tin của việc mua và sử dụng một số dịch vụ DL tại điểm DL”

Wong và Yeh (2009)

“Cảm nhận của khách du lịch về khả năng xảy ra hậu quả tiêu cực và mức độ không chắc chắn của việc mua sản phẩm tại các điểm DL”

Zhang (2009)

“Đánh giá chủ quan về độ chênh lệch giữa kỳ vọng tâm lý và tác động khách quan của hành vi DL”

Fuchs và Reichel (2011)

“Đề cập đến mối quan tâm của du khách về mất mát có thể có, các tác động bất lợi hoặc sự không may vô tình xảy ra”

Chen và Zhang (2012)

“Các phán đoán trực quan và chủ quan về các yếu tố rủi ro tiềm ẩn xuất hiện trong quá trình DL của du khách”


Yang (2014)

“Xác suất và khả năng nhận thức phải đối mặt với các mối đe dọa và nguy hiểm. Xác suất và khả năng là hai khái niệm riêng biệt nhưng có liên quan đến nhau. Xác suất nói đến những cơ hội có thể đo lường được còn khả năng là yếu tố chỉ tồn tại và hình thành trong tưởng tượng của du khách. Nhận thức rủi ro của du khách có thể không bao gồm yếu tố xác suất thực tế của việc gặp phải các biến cố bất lợi mà chỉ bao gồm yếu tố khả năng phát sinh những biến cố đó”

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 320 trang tài liệu này.

Mối quan hệ giữa nhận thức rủi ro, hạnh phúc chủ quan và ý định quay lại của khách du lịch tại Việt Nam - Trường hợp nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh - 8


Tác giả/năm

Khái niệm về Nhận thức rủi ro

Karl và Schmude, (2017)

“Một khái niệm đa chiều liên quan đến các khía cạnh né tránh sự không chắc chắn, lo lắng, sợ hãi. Bên cạnh đó, nhận thức rủi ro còn được xem xét theo khía cạnh về tâm lý, gắn liên với một cá nhân mà linh hoạt đan xen với yếu tố chủ quan và khách quan”

Hashim và ctg, (2018)

“Cảm nhận dựa trên hai yếu tố chính: sự không chắc chắn và có hậu quả tiêu cực sẽ xảy ra trong tương lai”


Perpiđa và ctg (2020)

“Khả năng các bất hạnh khác nhau có thể xảy ra với khách du lịch trong quá trình đi du lịch hoặc tại điểm đến và đề cập đến những bất ổn về mặt nhận thức mà một cá nhân có thể bị ảnh hưởng từ các bất hạnh hoặc nguy hiểm đó”

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)


Tóm lại, nghiên cứu nhận định NTRR của du khách là cảm nhận chủ quan và trực quan (Chen và Zhang, 2012) về xác suất và khả năng có thể phải đối mặt với các mối đe dọa, nguy hiểm (Yang, 2014) hoặc sự không chắc chắn (Karl and Schmude, 2017; Fuchs và Reichel, 2011) và có hậu quả tiêu cực (Perpiđa và ctg, 2020) sẽ xảy ra trong quá trình tham gia dịch vụ DL. Vậy theo nghiên cứu này, NTRR của khách DL được xem xét với ba khía cạnh sau: (1) các loại biến cố bất lợi/ nguy hiểm có thể xảy ra; (2) xác xuất và khả năng xảy ra các loại biến cố này; (3) mức độ nghiêm trọng của các biến cố.

2.2.5.2 Các thành phần của nhận thức rủi ro

NTRR hình thành từ nhận thức của con người về những biến cố bất lợi có thể xảy ra kèm theo hậu quả mà những biến cố đó có thể mang lại. Trong bối cảnh DL, các biến cố bất lợi có thể xuất hiện ở nhiều dạng thể thức và nhiều những nguyên nhân khác nhau, được chia thành nhiều nhóm khác biệt. Các nhóm này có thể được xem là các thành phần cấu thành nên NTRR của du khách.

Rủi ro tài chính, rủi ro sức khỏe, rủi ro tâm lý xã hội, rủi ro tội phạm, rủi ro chính trị là những thành phần của nhận thức rủi ro được nhiều nghiên cứu tìm hiểu và


đánh giá tại nhiều bối cảnh khác nhau trên thế giới. Như rủi ro tài chính được các tác giả như Roehl và Fesenmaier (1992), Fuchs và Reichel (2006), Cui và ctg (2016), Hashim và ctg (2018), Karl và Schmude (2017) nghiên cứu. Còn rủi ro sức khỏe được minh chứng là thành phần của nhận thức rủi ro thông qua nghiên cứu của Roehl và Fesenmaier (1992), Lepp và Gibson (2003), Liu và Gao (2008), Cui và ctg (2016), Promsivapallop và Kannaovakun (2018), Hashim và ctg (2018), Carballo và ctg (2017), Karl và Schmude (2017). Rủi ro tâm lý xã hội cũng vậy, được các nghiên cứu như Roehl và Fesenmaier (1992), Fuchs và Reichel (2006), Liu và Gao (2008), Hashim và ctg (2018), Karl và Schmude (2017), Karl và Schmude (2017) khẳng định vai trò này. Rủi ro tội phạm được nghiên cứu bởi Maser và Weiermair (1998), Lepp và Gibson (2003), Promsivapallop và Kannaovakun (2018), Hashim và ctg (2018), Carballo và ctg (2017). Rủi ro chính trị cũng được ủng hộ bởi nhiều nhà nghiên cứu như Lepp và Gibson (2003), Promsivapallop và Kannaovakun (2018), Hashim và ctg (2018), Karl và Schmude (2017).

Một số ít nghiên cứu khác cũng phát hiện thêm một số biến cố khác như rủi ro giao tiếp (Liu và Gao, 2008; Promsivapallop và Kannaovakun, 2018), rủi ro thiên tai (Maser và Weiermair, 1998; Fuchs và Reichel, 2006; Carballo và ctg, 2017), rủi ro thời gian (Roehl và Fesenmaier, 1992), rủi ro khủng bố và chiến tranh (Lepp và Gibson, 2003, Hashim và ctg, 2018; Karl và Schmude, 2017), rủi ro an toàn thực phẩm (Maser và Weiermair, 1998; Lepp và Gibson, 2003; Fuchs và Reichel, 2006; Cui và ctg, 2016). Và rủi ro thiết bị (Roehl và Fesenmaier, 1992), rủi ro hài lòng (Roehl và Fesenmaier, 1992; Karl và Schmude, 2017), rủi ro chất lượng dịch vụ (Fuchs và Reichel, 2006; Cui và ctg, 2016), rủi ro di chuyển (Maser và Weiermair, 1998), rủi ro bệnh dịch (Maser và Weiermair, 1998; Promsivapallop và Kannaovakun, 2018), rủi ro tài sản, rủi ro an ninh và rủi ro y tế (Liu và Gao, 2008). Bên cạnh còn một số rủi ro như rủi ro thương mai hóa DL (Promsivapallop và Kannaovakun, 2018), rủi ro thời gian (Hashim và ctg, 2018; Karl và Schmude, 2017), rủi ro môi trường và rủi ro tại nạn Carballo và ctg (2017)

Rõ ràng, nhận thức rủi ro của khách du lịch được cấu thành từ nhiều loại thành phần khác nhau về các loại rủi ro có thể trong quá trình sử dụng dịch vụ. Dựa vào bối


cảnh thực tế tại Tp. HCM, các loại rủi ro mà du khách cảm thấy e ngai và được đề cập tại nhiều diễn dàn và trên nhiều phương tiện truyền thông, phải kể đến các vấn nạn như lừa đảo, trộm cắp, vệ sinh an toàn thực phẩm, tai nạn di chuyển hay sự khó khăn trong chính sách, thủ tục, quy định… Từ đó, nghiên cứu sẽ đánh giá NTRR của khách DL thông qua một số loại rủi ro như:

- Rủi ro tài chính là loại rủi ro liên quan đến sự thiếu hụt về tiền bạc (Carballo& Carballo, 2017; Zhang, 2012a).

- Rủi ro sức khỏe là rủi ro khiến khách du lịch bị sa hút sức khỏe khi đi DL (Hashim và ctg, 2018; Zhang, 2012a).

- Rủi ro chính sách là khả năng xảy ra rủi ro liên quan đến chính sách, thủ tục quy định của địa phương, doanh nghiệp tại điểm đến (Mayer và ctg, 2017).

2.2.6 Hạnh phúc chủ quan

2.2.6.1 Khái niệm hạnh phúc chủ quan

Định nghĩa về HPCQ lần đầu được đề cập đến thông qua nghiên cứu của Campbell (1976) về yếu tố chủ quan nằm trong chuỗi trãi nghiệm của cá nhân. Campbell (1976) quan niệm rằng hạnh phú chủ quan là một khái niệm rộng hơn, vượt trên cả niềm vui (happiness) và sự hài lòng trong cuộc sống. Khái niệm này theo ông cần tập trung vào việc tìm kiếm các khía cạnh, thành phần của các trải nghiệm hạnh phúc trong cuộc sống.

Trong bối cảnh nghiên cứu về DL, các tác giả được thúc đẩy, truyền cảm hứng và bắt đầu tập trung vào khái niệm hạnh phúc thông qua một loạt các thuật ngữ triết học cũng như tâm lý học khác nhau như chất lượng cuộc sống, sự hài lòng của cuộc sống, niềm vui và sức khỏe (Melanie Kay và Anya, 2017). Mặc dù thu hút được nhiều sự quan tâm nghiên cứu và có nhiều tài liệu, bằng chứng khoa học về hạnh phúc trong cả lĩnh vực tâm lý và kinh tế, khái niệm về hạnh phúc vẫn chưa đạt được sự thống nhất (Carlisle và ctg, 2009).

Quan điểm tiếp cận của Kammann (1983), Diener (1984), từ rất sớm đã đưa ra quan đểm của mình về HPCQ, theo ông HPCQ là khái niệm đề cập đến nhận thức đánh giá về cuộc sống của một người thông qua sự thỏa mãn trong cuộc sống và những trải nghiệm tích cực. Với cách tiếp cận đó, Diener (1984) xây dựng mô hình


các nhân tố ảnh hưởng đến hạnh phúc chủ quan bao gồm các nhân tố tác động tích cực và các nhân tố tác động tiêu cực song song với sự tác động của sự hài lòng đối với cuộc sống. Nói cách khác, theo Diener (1984), hạnh phúc chủ quan của một người chịu ảnh hưởng bởi tất cả các tác động trong cuộc sống. Mặt khác, trong khi Kammann (1983) đặt nền móng cho mối quan hệ giữa các nhân tố khác nhau đối với hạnh phúc thì Diener (1984) còn đề cập đến hai chiều tác động (tiêu cực, hoặc tích cực) của các nhân tố này đến hạnh phúc.

Phát triển dựa trên những quan điểm nền tảng, Diener (1994) giải thích chi tiết hơn về bản chất của HPCQ. Con người có khả năng thẩm định/đánh giá các sự kiện, hoàn cảnh sống xung quanh cũng như thẩm định/đánh giá chính bản thân họ. Đồng thời con người còn thực hiện các đánh giá này một cách liên tục. Do đó, HPCQ mang tính chất động, liên tục thay đổi thông qua quá trình đánh giá của mỗi cá nhân. Quan điểm của Diener (1996) cũng cho rằng: “hạnh phúc chủ quan bao gồm các phản ứng đánh giá của con người đối với các nhận thức phản ứng tương ứng và cảm xúc về cuộc sống của họ”.

Khái niệm HPCQ ở góc nhìn đối lập, Vitter (2004) cho rằng: “hạnh phúc chủ quan bao gồm các phản ứng đánh giá của con người về cuộc sống của họ và thường được biểu hiện thông qua sự không hài lòng”. Đây là một chiều tiếp cận mới và mang tính khác biệt, tuy nhiên mang ý nghĩa thực tế bởi lẽ con người thường có xu hướng thể hiện sự không hài lòng đối với các sự vật, hiện tượng nói chung cũng như sự không hài lòng đối với cuộc sống một cách tự nhiên và rõ ràng hơn.

Tương tự với quan điểm của Vitter (2004) nhưng được nhìn nhận bằng lăng kính tích cực, Dagger và Sweeney (2006) mở rộng phạm vi đối với khái niệm HPCQ ở góc độ lĩnh vực nghiên cứu. Thông qua nghiên cứu, các tác giả khẳng định HPCQ có thể được gắn với các trải nghiệm liên quan đến một lĩnh vực cuộc sống cụ thể (ví dụ: nghề nghiệp, người thân, điều kiện vật chất.. ) nói chung là thước đo sự hài lòng với cuộc sống. Dagger và Sweeney (2006) cũng đồng thời đưa ra quan điểm của mình về HPCQ ở cấp độ tổng thể như là sự đánh giá cá nhân về tình hình cuộc sống hiện tại của mỗi người .


Không có nhiều khác biệt so với nhận định của Dagger và Sweeney (2006), Neal và ctg (2007) tái định nghĩa HPCQ như là một phần của phép đo chất lượng sống, đo lường về nhận thức hài lòng của cá nhân về các sự việc xảy ra trong cuộc sống của mình. Quan điểm xây dựng HPCQ dựa trên sự hài lòng cuộc sống được ủng hộ bởi nhiều học giả. Michalko và Ratz (2010) khi nghiên cứu về HPCQ cũng khẳng định rằng, nhân tố này chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều bởi các yêu cầu và mong đợi của từng cá nhân, khi các yêu cầu và mong đợi cá nhân này được thỏa mãn, bản thân con người có thể tự xem mình là người hạnh phúc.

Tiếp cận theo góc nhìn về mối quan hệ giữa HPCQ và sự hài lòng, Sirgy (2010) thâm chí đưa ra phát biểu rằng HPCQ đơn giản là sự hài lòng trong cuộc sống. Với cách tiếp cận đó, Sirgy (2010) chấp nhận việc sử dụng khái niệm hạnh phúc thay thế cho khái niệm sự hài lòng khi nghiên cứu về chủ đề này.

Cùng quan điểm tiếp cận của Sirgy (2010) nhưng đi sâu hơn vào phương diện so sánh HPCQ với các khái niệm khác cũng lĩnh vực, Su và ctg (2018) phát hiện ra rằng thuật ngữ HPCQ cũng đã được sử dụng thay thế cho rất nhiều những khái niệm khác như: chất lượng cuộc sống, sự hài lòng đối với cuộc sống, trải nghiệm tiện ích và khái niệm niềm vui từ những nghiên cứu trước có liên quan. Nhìn ở góc độ tiêu cực, đây là bằng chứng cho thấy việc HPCQ là một khái niệm đa ngành, tiếp cận bằng nhiều lý thuyết đã dẫn đến sự phân tán, và mơ hồ trong việc xác định bản chất của vấn đề.

Ở góc nhìn rộng nhất, đánh giá HPCQ từ góc nhìn vĩ mô, Carlisle và ctg (2009) cho rằng hạnh phúc là một kết quả được hình thành từ nhiều những thay đổi xã hội, văn hóa và kinh tế liên quan đến cuộc sống của con người tại một thời kỳ nhất định nào đó. Mối quan hệ nhân quả này được điều tiết mạnh mẽ bởi các giá trị đạo đức của xã hội hiện đại.

Tương tự như các khái niệm nghiên cứu khác, HPCQ trong bối cảnh nghiên cứu đối với khách DL mang những đặc điểm cơ bản và không có khác biệt với khái niệm HPCQ của khách DL. Tuy nhiên, để đo lường HPCQ cần đo lường các phản ứng nhận thức và tình cảm của cá nhân trong từng lĩnh vực cụ thể (Dolnicar và ctg, 2012).

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/03/2023