Kết Quả Phục Vụ Khách Lưu Trú Và Lữ Hành Của Ngành Du Lịch Hải Phòng Qua Các Năm 2005 - 2015


03 trung tâm du lịch chính của thành phố là Đồ Sơn, Cát Bà, khu vực nội thành và tập trung nghiên cứu một số trọng điểm du lịch giàu tiềm năng như Thủy Nguyên, Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, An Lão, Kiến Thụy.

Ngoài ra, Hải Ph ng cũng có nhiều ưu đãi với các thành phần kinh tế trong và ngoài nước để thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch, đặc biệt là đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch với nhiều dự án du lịch có quy mô lớn, mang tầm cỡ khu vực, thế giới. Có thể kể đến dự án khách sạn 5 sao Hilton, dự án của tập đoàn Vingroup tại đảo Vũ Yên, tập đoàn Him Lam tại Hòn Dáu, tập đoàn Tuần Châu tại Cát Bà…

Đồng thời, ngành Du lịch của Hải Ph ng cũng luôn chú trọng tới các chính sách hỗ trợ đào tạo và phát triển nhân lực thông qua dự án EU và các dự án nhân lực của Bộ và Tổng cục Du lịch, chính sách xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng phục vụ khách du lịch.

Có thể nói, sự quan tâm, hỗ trợ từ UBND thành phố, các ban ngành dành cho du lịch đã tạo điều kiện thuận lợi để ngành Du lịch phát huy nội lực và có cơ hội phát triển và liên kết vùng.

3.2.2. Các đơn vị cung ứng dịch vụ cho khách du lịch

Đối với nhân tố này, tác giả tập trung phân tích đối với các công ty lữ hành và khách sạn. Thông qua bảng chỉ tiêu về lượt khách lưu trú và lữ hành phục vụ thời gian qua, chúng ta có được cái nhìn tổng quan hơn về hai lĩnh vực kinh doanh này của ngành Du lịch Hải Ph ng. Đối với lượng khách lưu trú được ngành khách sạn phục vụ thì số lượng khách tăng lên khá đều đặn qua các năm và đạt 5.534.000 lượt khách vào năm 2015. Về mảng lữ hành, số lượt khách tăng đáng kể, năm 2015, ngành lữ hành phục vụ được 105.000 lượt khách, gấp 3.5 lần so với năm 2005 (30.000 lượt khách). Số lượng các cơ sở lưu trú và lữ hành cũng tăng nhanh, từ 25 doanh nghiệp lữ hành năm 2005 tăng lên thành 64 doanh nghiệp năm 2015 (ra đời thêm 39 doanh nghiệp sau 10 năm) và từ 198 cơ sở lưu trú năm 2005 tăng lên thành 428 cơ sở năm 2015 (ra đời thêm 230 cơ sở sau 10 năm).


Bảng 3.6. Kết quả phục vụ khách lưu trú và lữ hành của ngành Du lịch Hải Phòng qua các năm 2005 - 2015

Đơn vị: 1000 lượt khách


Chỉ tiêu

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Lượt khách lưu trú phục vụ

2.550

2.929

3.527

3.711

3.941

4.010

4.170

4.428

4.924

5.203

5.534

Lượt khách lữ hành phục vụ

30

36

81

53

61

65

62

73

82

84

105

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 273 trang tài liệu này.

(Nguồn: [48])

Nhìn vào sự tăng trưởng về mặt số lượng như trên thì có thể thấy, hoạt động kinh doanh du lịch của Hải Ph ng nói chung trong những năm qua đã có những bước phát triển. Tuy nhiên, hoạt động này cũng chưa có những bước đột phá mạnh. Sự tăng về mặt số lượng các cơ sở đặt ra bài toán quản lý cho các ngành có liên quan. Đồng thời, các cơ sở phải nâng cao chất lượng để có thể cạnh tranh trong môi trường ngày càng có nhiều các đối thủ, cũng như để đáp ứng được đ i hỏi ngày càng cao của du khách và yêu cầu của sự liên kết phát triển du lịch.

Bảng 3.7. Số lượng doanh nghiệp lữ hành của thành phố Hải Phòng giai đoạn 2005 - 2015‌

Đơn vị: Doanh nghiệp

Chỉ tiêu

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Tổng số doanh nghiệp

lữ hành

25

29

32

35

38

40

48

52

58

60

64

Doanh nghiệp lữ hành quốc tế

8

9

10

10

11

14

12

13

14

18

15

Doanh nghiệp lữ hành

nội địa

17

20

22

25

27

26

36

39

44

42

49

(Nguồn: [48])

3.2.3. Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ

Hải Ph ng là thành phố ven biển, cách thủ đô Hà Nội 102 km. Phía Bắc Hải Phòng giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Tây giáp Hải Dương, phía Nam giáp Thái Bình và phía Đông là vịnh Bắc Bộ. Tọa độ của Hải Phòng từ 20030’ - 21015’ vĩ độ Bắc; từ 106024’ - 107009’ kinh độ Đông. [82]

Diện tích tự nhiên của Hải Ph ng là 1.561,8 km2 [9], chiếm 7,3% diện tích

vùng du lịch ĐBSH, thứ 6/11 tỉnh, thành phố của vùng [68]. Phần đất liền bao gồm các quận, huyện: Ngô Quyền, Lê Chân, Hồng Bàng, Dương Kinh, Đồ Sơn, Kiến

61

An Hải An Thủy Nguyên Hải An Kiến Thụy An Lão Tiên Lãng Vĩnh Bảo và phần 1


An, Hải An, Thủy Nguyên, Hải An, Kiến Thụy, An Lão, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo và phần hải đảo gồm huyện Cát Hải, Bạch Long Vĩ.

Hải Ph ng có trên 125 km bờ biển, toàn bộ diện tích đất liền được bao bọc bởi 17 con sông chính với chiều dài gần 400 km, có 05 cửa sông lớn đổ ra biển, cách đều nhau. Vùng biển Hải Ph ng nằm ở khu vực phía Tây vịnh Bắc Bộ; có 03 quận và 03 huyện tiếp giáp biển là quận Đồ Sơn, quận Hải An, quận Dương Kinh, huyện Thủy Nguyên, huyện Kiến Thụy, huyện Tiên Lãng và hai huyện đảo là huyện Cát Hải và Bạch Long Vỹ.

Hải Ph ng nằm trên nhiều trục giao thông đường bộ (quốc lộ 5A, 5B, 10), đường sắt, đường biển (cảng biển), đường không (sân bay Cát Bi…). Đây được coi là mạch máu liên kết phát triển tổng hợp trong nội bộ thành phố, giữa thành phố với Hà Nội, Ninh Bình, Quảng Ninh và các địa phương khác trong cả nước và quốc tế, đặc biệt trong liên kết phát triển du lịch.

3.2.4. Tài nguyên du lịch

- Tài nguyên du lịch tự nhiên

+ Địa hình

Hải Ph ng có địa hình rất đa dạng gồm đồi núi, đồng bằng, ven biển. Phía Bắc Hải Ph ng có dáng dấp của một vùng trung du với những đồng bằng xen đồi, phần phía Nam thành phố lại có địa hình thấp và khá bằng phẳng của một vùng đồng bằng thuần túy hướng ra biển.

Trong đó, có giá trị nhất cho hoạt động phát triển du lịch của thành phố phải kể đến là dạng địa hình ven biển - đảo. Hải Ph ng có đường bờ biển trải dài trên 125 km với bãi tắm nổi tiếng như ở Đồ Sơn, Cát Bà. Đồ Sơn có đoạn nhô ra như một bán đảo, tạo cho nơi đây có một vị trí chiến lược quan trọng trên mặt biển; đồng thời cũng là một thắng cảnh đẹp. Hải Ph ng còn có nhiều đảo, lớn nhất là đảo Cát Bà, xa nhất là đảo Bạch Long Vĩ. Đây cũng là tài nguyên du lịch thế mạnh của thành phố. [19]

+ Tài nguyên khí hậu

Khí hậu của Hải Ph ng mang đặc điểm chung của khí hậu các tỉnh miền Bắc nhưng lại có những đặc điểm riêng của tỉnh ven biển có đảo. Do nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa châu Á, sát biển Đông nên Hải Phòng chịu ảnh hưởng của gió


mùa. Một mùa hạ có gió Đông Nam nóng ẩm, mưa nhiều, kéo dài từ tháng 5 đến đầu tháng 10. Mùa đông có gió Đông Bắc lạnh khô, mưa ít, bắt đầu vào tháng 11 và kết thúc vào tháng 4 năm sau. Tuy nhiên bao trùm nhất vẫn là tính nhiệt đới nóng ẩm. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng từ 1.600 - 1.800mm, nhiệt độ trung bình hàng tháng từ 20 - 300C, cao nhất có khi tới 400C. [19]

Nhìn chung, khí hậu Hải Ph ng thuận lợi hơn cho phát triển du lịch so với các vùng khác ở Đồng bằng Bắc Bộ. Tuy nhiên, khí hậu hai mùa rõ rệt bởi mùa đông lạnh, đôi khi có sương muối; mùa hè mưa bão, gây úng lụt, xói lở,...cũng tạo nên sự bất lợi cho hoạt động du lịch; đặc biệt là du lịch biển, du lịch ngoài trời.

+ Tài nguyên nước

Hệ thống nước mặt: Hải Phòng có mạng lưới sông ngòi khá dày. Các sông có độ dốc khá nhỏ, chủ yếu là các chi lưu của sông Thái Bình. Vùng biển của Hải Phòng nằm trong vịnh Bắc Bộ, một vịnh lớn nhưng kín gió lại có nhiều lớp đảo che chắn nên sóng không lớn. Chế độ thủy triều ở đây là nhật triều điển hình, trong nửa tháng có tới 11 ngày nhật triều. Tài nguyên sông, biển ở Hải Phòng là tiềm năng hình thành nên các loại hình du lịch tham quan đường sông, biển; cung cấp sản vật cho du lịch ẩm thực...v.v... [19]

Bên cạnh hệ thống nước mặt phong phú, Hải Phòng còn có nguồn nước khoáng giá trị, duy nhất ở ĐBSH tại huyện Tiên Lãng, tạo ra khu du lịch suối khoáng nóng Tiên Lãng được nhiều người biết đến.

+ Tài nguyên sinh vật

Là vùng đất đa dạng về địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng nên Hải Phòng có tài nguyên sinh vật khá phong phú, tập trung chủ yếu ở Vườn quốc gia Cát Bà. Đây là Vườn quốc gia có giá trị đặc biệt bởi sự đa dạng sinh học với những giá trị đặc sắc riêng có, nơi lưu giữ những đặc trưng của hệ sinh thái biển - đảo vùng Đông Bắc.

Năm 2004, Vườn quốc gia Cát Bà đã được UNESCO công nhận là khu Dự trữ sinh quyển thế giới. Đây là một thuận lợi đối với việc khai thác và bảo vệ những tài nguyên du lịch vô cùng quý giá của Hải Ph ng, phục vụ sự phát triển du lịch không chỉ cùa thành phố Hải Ph ng mà c n của vùng duyên hải Đông Bắc Bộ.

70 Với tất cả các nguồn tài nguyên tự nhiên như vậy Hải Ph ng có khả năng 2

70


Với tất cả các nguồn tài nguyên tự nhiên như vậy, Hải Ph ng có khả năng phát triển nhiều loại hình du lịch như sinh thái, thể thao, nghỉ dưỡng, tham quan...v.v…

- Tài nguyên du lịch văn hóa

Tài nguyên văn hóa ở thành phố Hải Ph ng rất phong phú, trong đó nổi bật hơn cả là các di tích lịch sử - văn hóa, các lễ hội truyền thống.

+ Di tích lịch sử - văn hóa

Với lịch sử hình thành từ lâu đời và trải qua nhiều thời đại, Hải Ph ng có rất nhiều di tích có giá trị. Theo số liệu thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, toàn thành phố Hải Ph ng có hơn 200 di tích, trong đó có 96 di tích được xếp hạng quốc gia.

Các di tích chủ yếu tập trung ở khu vực nội thành, các huyện Thủy Nguyên, Vĩnh Bảo, Cát Bà và quận Đồ Sơn. Trong đó nhiều di tích vừa có giá trị lịch sử vừa có giá trị văn hóa cao như đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, đền Bà Đế, chùa tháp Tường Long, chùa Dư Hàng...Đặc biệt, các di tích được phân bố khá tập trung ở những khu vực có tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú, là điều kiện thuận lợi để hình thành các trung tâm du lịch lớn. Nếu được tổ chức quản lý và khai thác một cách hợp lý, hiệu quả để có thể phát huy được hết giá trị của các tài nguyên này thì chắc chắn du lịch Hải Ph ng sẽ có sức hấp dẫn lớn hơn và đóng góp hiệu quả cho sự phát triển của thành phố. (Xem phụ lục 6)

+ Lễ hội

Hải Ph ng có một số lễ hội thu hút đông đảo du khách thập phương như lễ hội núi Voi (An Lão), lễ hội nghề cá Cát Bà, hội đền Gắm (Tiên Lãng), hội hát Đúm đầu xuân ở Thủy Nguyên, hội Chọi trâu ở Đồ Sơn, hội làng Phục Lễ ở Thủy Nguyên, hội Pháo đất ở Vĩnh Bảo, v.v…(Xem phụ lục 7). Bên cạnh đó, hiện nay, còn có một số lễ hội mới là các sự kiện văn hóa của địa phương được tổ chức thường niên như lễ hội Đồ Sơn - biển gọi, lễ hội Hoa phượng đỏ.

Các lễ hội ở Hải Ph ng rất đa dạng, phong phú, mang những nét đẹp văn hóa truyền thống sâu sắc, tạo nên sức hấp dẫn với khách du lịch trong và ngoài nước. Tuy nhiên, việc khai khác, tổ chức lễ hội vẫn c n tồn tại một số hạn chế như chưa được quy hoạch cụ thể, xuất hiện nhiều những tệ nạn, không đủ cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ khách...v.v…Lễ hội là một nét văn hóa đẹp của người Việt Nam và Hải Ph ng. Tuy

Hội là một nét văn hóa đẹp của người Việt Nam và Hải Ph ng Tuy 3

Xem tất cả 273 trang.

Ngày đăng: 24/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí