Thiết Kế Bảng Câu Hỏi Khảo Sát Chính Thức


Thang đo dành cho khách du lịch nội địa được chỉnh sửa lại câu chữ giúp đối tượng để nắm bắt, trách trường hiểu sai lệch, hiểu sai. Nội dung hoàn chỉnh của thang đo văn hóa được trình bày cụ thể như Bảng 3.5.

3.3 Nghiên cứu định lượng sơ bộ

3.3.1 Mục tiêu

Mục đích của định lượng sơ bộ là để đánh giá thang đo. Phương pháp thực hiện là sử dụng kiểm định với hệ hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA). Kết quả đánh giá là cơ sở để phục vụ cho việc quyết định sự cần thiết của việc chỉnh sửa thang đo. Giai đoạn này sẽ giúp bộ câu hỏi khảo sát trở nên hoàn thiện để chuẩn bị cho giai đoạn khảo sát với cỡ mẫu lớn.

3.3.2 Phương pháp chọn mẫu

Theo Nguyễn Đình Thọ (2013), “Trong nghiên cứu định lượng chọn mẫu là một trong những khâu quyết định chất lượng của kết quả nghiên cứu”. Do tính chất quan trọng của vấn đề, các tiêu chí ước tính kích thước mẫu và phương pháp chọn mẫu cho giai đoạn định lượng với cỡ mẫu nhỏ được xác định rõ cụ thể như sau:

Cỡ mẫu: Đối với việc phân tích định lượng cỡ mẫu nhỏ, cỡ mẫu thường được xác định dựa kinh nghiệm của người người nghiên cứu. Nhưng theo Hair và ctg (2006), để thực hiện EFA, tỉ lệ quan sát là 5:1. Điều này có nghĩa là cần tối thiểu là 5 quan sát cho 1 biến đo lường. Với tiêu chí đó, do bộ câu hỏi đo lường các khái niệm đang bao gồm 20 biến đo lường, nên kích thước mẫu cần có để kiểm định là lớn hơn 100 quan sát.

Phương pháp chọn mẫu: dựa vào mục tiêu định lượng với cỡ mẫu nhỏ cùng với những hạn chế về thời gian, tác giả quyết định chọn mẫu theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Tác giả phát bảng hỏi cho khách du lịch tại một số điểm du lịch tại như: Nhà thờ đức bà, Dinh độc lập, Khu phố Bùi Viện, Đường Nguyễn Huệ.

3.3.3 Thu thập dữ liệu nghiên cứu sơ bộ

Trong qua trình khảo sát, các khảo sát được cung cấp cho các khách DL tại các địa điểm có lượng du khách lớn như: Nhà thờ đức bà, Dinh độc lập, Khu phố Bùi Viện, Đường Nguyễn Huệ.

Tác giả phát 200 bảng hỏi, nhận được 183 phản hồi khảo sát. Trong số 183 phản hồi nhận được có 9 trường hợp trả lời thiếu và trùng lắp,12 phản hồi không phải


đối tượng là khách du lịch. Kết quả cuối cùng, có 162 phiếu hợp lệ. Dữ liệu khảo sát thu được đã được xử lý bằng phần mềm SPSS như đã trình bày.

3.3.4 Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát chính thức

Nghiên cứu thiết kế bảng khảo sát chính thức bằng cách thực hiện trình tực các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Thông qua nghiên cứu định tính có Bảng khảo sát sơ bộ

Bước 2: Phân tích dữ liệu từ khảo sát với cỡ mẫu nhỏ để kiểm định thang đo, kết quả kiểm định này sẽ là cơ sở để tinh chỉnh thành phần và nội dung của các mục hỏi nhằm đảm bảo chất lượng của thang đo trước khi thực hiện khảo sát trên diện rộng.

Bước 3: Sau khi xác định được bộ câu hỏi đo lường đạt tiêu chuẩn, phiếu khảo sát chính thức sẽ được xậy dựng lại. Đồng thời rà soát các lỗi chính tả, lỗi font, lỗi định dạng… còn tồn tại để hoàn thiện.

Bảng hỏi khảo sát chính thức vẫn được thiết kế cho hai đối tượng khảo sát là du khách nội địa và du khách quốc tế. So với bảng khảo sát sơ bộ thì bảng hỏi chính thức có bố cục và nội dung như nhau, gồm 3 phần chính như sau:

Phần 1: Giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu. Câu hỏi gạn lọc để xác định đúng đối tượng khảo sát.

Phần 2: Nội dung khảo sát, bao gồm các mục hỏi sẽ được dụng để đánh giá hiện trạng các khái niệm được đưa vào nghiên cứu.

Phần 3: Các thông tin liên quan khía cạnh nghiên cứu nhân khẩu cũng như các đặc điểm đặc trưng của du khách như: giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, mức chi phí sẵn lòng chi trả cho chuyến du lịch được ghi nhận trong phần này.

3.3.5 Kết quả nghiên cứu sơ bộ

3.3.5.1 Thống kê mẫu nghiên cứu

Sau khi loại bỏ các bảng hỏi không hợp lệ, tác giả thu được 162 phiếu và đưa vào nghiên cứu định lượng sơ bộ. Phần mềm SPSS được sử dụng để tiến hành thống kê mô tả mẫu lấy được. Đặc điểm mẫu được mô tả theo các đặc điểm: nhóm khách, giới tính, độ tuổi, học vấn, tình trạng hôn nhân. Nội dung chi tiết được trình bày tại Phụ lục 7.


3.3.5.2 Kiểm định thang đo

Bảng 3.6: Kiểm định độ tin cậy của thang đo với cỡ mẫu nhỏ


Biến quan

sát

Trung bình

thang đo

Phương sai

thang đo nếu

Tương quan

biến

Cronbach's Alpha

nếu loại biến

Ý định quay lại: Cronbach's Alpha = 0,910

YD1

15,03

8,962

0,783

0,887

YD2

15,10

8,586

0,796

0,885

YD3

15,07

9,343

0,787

0,887

YD4

15,06

9,171

0,767

0,890

YD5

15,06

9,407

0,730

0,898

Nhận thức rủi ro: Cronbach's Alpha = 0,896

NT1

10,49

9,953

0,704

0,883

NT2

10,48

9,891

0,734

0,876

NT3

10,47

9,133

0,798

0,862

NT4

10,34

9,667

0,766

0,869

NT5

10,37

9,800

0,722

0,879

Hạnh phúc chủ quan: Cronbach's Alpha = 0,891

HP1

13,69

10,587

0,679

0,881

HP2

13,72

10,341

0,735

0,868

HP3

13,69

10,277

0,766

0,861

HP4

13,66

10,362

0,782

0,857

HP5

13,59

10,753

0,715

0,872

Công bằng dịch vụ: Cronbach's Alpha = 0,930

CB1

12,32

7,797

0,783

0,922

CB2

12,29

7,946

0,827

0,912

CB3

12,16

7,987

0,825

0,913

CB4

12,08

8,049

0,844

0,910

CB5

12,11

7,888

0,807

0,916

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 320 trang tài liệu này.

Mối quan hệ giữa nhận thức rủi ro, hạnh phúc chủ quan và ý định quay lại của khách du lịch tại Việt Nam - Trường hợp nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh - 15

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)


Quá trình hiện kiểm định thang đo được thực hiện thông qua việc đánh giá chỉ tiêu Cronbach’s Alpha. Kết quả ước lượng hệ số này được trình bày trong bảng 3.7.

Thông qua kiểm định, ta nhận thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3. Tất cả các thang đo này đều có chỉ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6. Do vậy, các biến đo lường đều đạt yêu cầu và được sử dụng trong phân tích EFA kế tiếp.

3.3.5.3 Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Bảng 3.7: Kết quả KMO và Kiểm định Bartlett


Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin)

0,882


Kiểm định Bartlett

Chi-Square

2306,712

Bậc tự do

190

Sig (giá trị P – Value)

0,000

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)


Dựa vào kết quả sau khi đánh giá độ tin cậy của các thang đo cho các nhân tố, các thang đo được sự dụng để tiến hành phân tích EFA. Trong đó, ý định quay lại của khách du lịch gồm 5 biến quan sát, nhận thức rủi ro gồm 5 biến quan sát, hạnh phúc chủ quan gồm 5 biến quan sát và công bằng dịch vụ gồm 5 biến quan sát. Tổng 20 biến quan sát được đưa vào vào phân tích. Kết quả phân tích EFA được tổng hợp qua bảng 3.8 và 3.9

Từ kiểm định KMO và Bartlett, kết quả cho thấy:

- Với 0,5 < KMO = 0,810 < 1, phân tích nhân tố đượ chấp nhận với dữ liệu nghiên cứu.

- Với Sig Bartlett’s Test = 0,000 < 0,05, phân tích nhân tố là phù hợp,

Tổng quát, sau khi kiểm định sơ bộ với cỡ mẫu là 162 bằng phần mềm SPSS, các thang đo được xác định đều đạt độ tin cậy, giá tị phân biệt và giá trị hội tụ. Từ đó, tác giả tiến hành chuẩn bị cho giai đoạn nghiên cứu tiếp theo.


Bảng 3.8: Phân tích nhân tố khám phá


Biến quan sát

Nhân tố

1

2

3

4

CB4

0,867




CB3

0,866




CB2

0,859




CB5

0,854




CB1

0,784




YD2


0,937



YD1


0,835



YD3


0,828



YD4


0,736



YD5


0,711



NT4



0,856


NT3



0,835


NT5



0,779


NT2



0,758


NT1



0,699


HP4




0,919

HP3




0,853

HP2




0,728

HP5




0,724

HP1




0,649

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)


3.4 Nghiên cứu định lượng chính thức

3.4.1 Thiết kế mẫu

Đối với nghiên cứu chính thức, tác giả sử dụng phương pháp định lượng bằng bảng hỏi đã được xây dựng từ trước đó. Nghiên cứu này được thực hiện với đối tượng là du khách đến du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Cỡ mẫu nghiên cứu: Theo Nguyễn Đình Thọ (2013), cỡ mẫu là một vấn đề được các nhà nghiên cứu quan tâm vì nó “liên quan trực tiếp đến độ tin cậy của các


tham số thống kê”. Mỗi thuật toán thống kê đòi hỏi kích thước mẫu khác nhau. Mặt khác, đối với cùng một thuật toán thì việc xác định cỡ mẫu còn phụ thuộc vào nhiều những yếu tố khác như có xác định được tổng thể hay không, có dánh sách tổng thể hay không… Do đó, việc xác định cỡ mẫu nghiên cứu cần dựa trên căn cứ khoa học và điều kiện, bối cảnh nghiên cứu cụ thể. Một số tiêu chuẩn xác định cỡ mẫu nghiên cứu được trình bày qua bảng sau:

Bảng 3.9: Tổng hợp các phương pháp phổ biến về xác định cỡ mẫu


STT

Công thức

Đặc điểm và điều kiện

Nguồn


1

n = 5 X item

- n: cỡ mẫu

- item: số mục hỏi

- Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Hair và ctg (2006)


2

n = 8*var + 50

- var: số biến độc lập đưa vào mô hình hồi quy


- Mô hình hồi quy đa biến

Tabachnick và Fidell

(2007)


3

n = N/(1 + Ne2)

- N: tổng thể

- e: sai số

- Được sử dụng khi biết chính xác số lượng tổng thể.

- Tổng thể dưới 10.000 cá thể.

Slovin (1984)


4

n = [z2p(1-p)]/e2

- p: tỷ lệ ước lượng

- e: sai số cho phép

- z: Giá trị ước lượng của phân phối chuẩn trương

ứng với độ tin cậy.


- Được sử dụng khi tổng thể được xác định lớn hơn 10.000 hoặc vô hạn.


Cochran (1977)

nh = n/[1+(n/N)]

- Nh: Cỡ mẫu hiệu chỉnh

- Sử dụng công thức xác định

cỡ mẫu hiệu chỉnh khi tổng thể nhỏ hơn 10.000

(Nguồn: tác giả tổng hợp)

Trong bối cảnh nghiên cứu với đối tượng khảo sát là khách du lịch, số liệu thống kê cho thấy năm 2018 Thành phố Hồ Chí Minh đã đón 36,5 triệu tương ứng với số lượng du khách rất lớn đã đến thành phố Hồ Chí Minh, nói cách khác, tổng thể nghiên cứu là một con số rất lớn. Với bối cảnh đó, nghiên cứu lựa chọn sử dụng


phương pháp xác định cỡ mẫu của Cochran (1977) với điều kiện tổng thể là một số lớn vô hạn.

Theo đó, nghiên cứu xác định các thông số để đưa vào công thức tính toán cỡ mẫu như sau:

- Với độ tin cậy 95% thì giá trị z là 1,96

- Sai số e được chọn là 5%

- Xác suất p được chọn ở mức tối đa là 0,5 Khi đó cỡ mẫu tối thiểu mà nghiên cần đạt là:

n = [z2p(1-p)]/e2 = [1,962 X 0,5(1-0,5)]/0,052 = 384,16 ≈ 385 (quan sát)

Như vậy, theo Cochran (1977), để đạt được độ tin cậy của kết quả nghiên cứu, cỡ mẫu tỗi thiểu cần đạt trong bối cảnh nghiên cứu này là 385 quan sát. Cân đối với giới hạn về thời gian và nguồn lực thực hiện, tác giả đặt mục tiêu khảo sát với cỡ mẫu lớn hơn cỡ mẫu tối thiểu được xác định. Đồng thời, để bù đắp số lượng các bảng hỏi bị loại bỏ và những rủi ro có thể ảnh hưởng tiêu cực đến công tác khảo sát, tác giả dự kiến sẽ phát ra 1000 bảng hỏi tại một số các địa điểm tập trung nhiều du khách.

Phương pháp chọn mẫu: dùng phương pháp chọn mẫu phi xác suất, tiến hành thu thập mẫu trong khoảng thời gian là 6 tháng (từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2019).

Với những giới hạn về khả năng triển khai khảo sát liên quan đến nhân lực và vật lực, số phiếu khảo sát thực tế được phát ra là 800 phiếu, và nhần được 764 phiếu phản hồi. Sau khi và kiểm tra chất lượng của phiếu phản hồi thì có 54 phiếu không đạt và được loại khỏi dữ liệu nghiên cứu. Cuối cùng có số phiếu hợp lệ và được dùng cho phân tích là 710.

3.4.2 Thu thập dữ liệu nghiên cứu

Cuộc khảo sát được tiến hành tại 10 địa điểm của Tp. HCM, đây là những nơi được nhiều website du lịch uy tín bình chọn là những địa điểm hấp dẫn dành cho khách du lịch, chắc hẳn tại những địa điểm này sẽ tập trung nhiều khách du lịch đến tham quan. Thời gian tiến hành là 6 tháng (từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2019).

3.4.3 Công cụ xử lý dữ liệu

Có nhiều phần mềm thống kê thông dụng được sử dụng trong nghiên cứu. Mỗi phần mềm đều có những ưu và nhược điểm nhất định. Trong nghiên cứu hiện tại, để kiểm định được các giả thuyết đã đưa ra một cách đồng thời, đầy đủ, bộ công cụ được


lựa chọn sử dụng là SPSS và AMOS. Hai công cụ này sẽ được sử dụng kết hợp để thực hiện các thống kê và kiểm định cần thiết để giải quyết theo trình tự các vấn đề nghiên cứu. Trong đó, SPSS sẽ là công cụ được dùng để mã hóa, tập hợp, làm sạch dữ liệu trước khi thực hiện kiểm định Cronbach’s Alpha và EFA. Giai đoạn phân tích CFA và kiểm định SEM sẽ được thực hiện bởi phần mềm AMOS.

3.4.4 Phương pháp phân tích dữ liệu dự kiến

Phân tích định lượng chính thức được thực hiện với dữ liệu thu thập từ tập mẫu gồm 710 quan sát. Tiến tình thực hiện bao gồm các bước chi tiết sau:

Kiểm định thang đo chính thức

Thang đo chính thức được đánh giá thông qua chỉ số Cronbach’s Alpha. Tiêu chuẩn được đặt ra đối với chỉ tiêu này là tất cả các biến quan sát của thang đo phải có hệ số tương quan biến tổng không nhỏ hơn 0,3. Đồng thời hệ số Cronbach’s Alpha của mỗi thang đo không được nhỏ hơn 0,6. Hệ số này càng cao thì thang đo càng tốt (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008; Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis – EFA)

Trước khi thực hiện EFA, nghiên cứu đánh giá chỉ số KMO và kiểm định Bartlett để đảm bảo các điểm kiện EFA là phù hợp. Các tiêu chí đánh giá cụ thể như sau:

- Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) nằm trong khoảng (0,5;1): EFA phù hợp.

- Kiểm định Bartlett có mức ý nghĩa <0,05: các biến quan sát có sự tương quan với nhau khi xem xét trong tổng thể.

Hai tiêu chí này cần thõa trước khi thực hiện EFA. Nếu phân tích dữ liệu cho thấy kết quả đạt được các tiêu chí mới có thể tiếp tục thực hiện EFA

Giai đoạn phân tích EFA cần được thực hiện nhằm mục đích đơn giản hóa bộ dữ liệu đo lường. Nguyên lý của EFA là giản lược bộ dữ liệu vốn gồm nhiều mục hỏi được sử dụng để đánh giá hiện trạng các vân đề nghiên cứu thành một số ít những nhân tố đại diện. Để thực hiện mục tiêu này, các biến quan sát sẽ được thực hiện phép xoay trên trục nhằm đảm bảo mỗi biến quan sát chỉ tải cao đối với một nhân tố nhất định và tải yếu đối với các nhân tố còn lại. Tóm lại, các phép xoay sẽ hướng đến tiêu

Xem tất cả 320 trang.

Ngày đăng: 29/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí