Mối quan hệ giữa nhận thức rủi ro, hạnh phúc chủ quan và ý định quay lại của khách du lịch tại Việt Nam - Trường hợp nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh - 14


3.2.6 Kết quả nghiên cứu định tính

Về việc xác định mô hình nghiên cứu lý thuyết: thông qua lược khảo tư liệu về các lý thuyết và các công trình nghiên cứu trong bối cảnh ngành DL đã công bố về lĩnh vực ý định quay lại. Nghiên cứu đề xuất mô hình nghiên cứu dự kiến. Trong đó, YĐQL là nhân tố chịu sự tác động của NTRR và HPCQ. Đồng thời, HPCQ chịu ảnh hưởng từ NTRR. Với mục tiêu là khám phá mô hình nghiên cứu lý thuyết cũng như chính thức, tác giả thực hiện phỏng vấn lần 1 nhằm ghi nhận những đề xuất thêm những nhân tố khác có thể ảnh hưởng hoặc chi phối YĐQL, thiết lập các giả thuyết và xác định mô hình nghiên cứu chính thức.

Các chuyên gia đồng thuận cao đối với quan điểm liên quan đến nhận định về việc YĐQL của du khách là một vấn đề quan trọng, có vai trò rất lớn đối với việc khách DL có quay lại điểm đến hay không. Tìm hiểu YĐQL và các nguyên nhân làm tăng hoặc giảm YĐQL có tính cấp thiết rất lớn bởi như theo thống kê thì số lượng du khách quay trở lại Việt Nam nói chung và Tp. HCM có xu hướng giảm qua các năm. Sự liên quan mật thiết giữa NTRR, HPCQ và YĐQL cũng được 5/5 chuyên gia đồng thuận xem đây là chủ đề cần được đầu tư và làm sáng tỏ.

Đồng thời, các chuyên gia cũng góp ý nên bổ sung thêm các nhân tố làm gia tăng YĐQL. Một số các khái niệm được đề cập gồm: chất lượng và công bằng dịch vụ, hình ảnh điểm đến, văn hóa, kinh nghiệm DL, sự hài lòng. Trong đó, CBDV nhận được nhiều sự đồng thuận nhất (3/5 chuyên gia khẳng đinh điều này). VH cũng được 2/5 chuyên gia khuyên nên tìm hiểu sâu hơn vai trò, vị trí của VH đối với YĐQL. Từ đó, tác giả tiến hành lược khảo các tài liệu khoa học từ các nguồn khác nhau về các khái niệm mà các chuyên gia cung cấp nhằm tìm hiểu xu hướng nghiên cứu và tính chất quan trọng của từng nhân tố đó.

Nhân tố chất lượng dịch vụ được phát hiện là nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đánh giá khi xem xét ý định quay lại. Tuy nhiên, sản phẩm của lĩnh vực DL có tình vô hình và không đồng nhất nên chất lượng dịch vụ cung cấp cho mỗi người khó có thể như nhau. Do vậy, khi đánh giá về dịch vụ thì họ có xu hướng so sánh dịch vụ nhận được với chi phí đánh đỗi hoặc so sánh với người khác. Tức là xem xét yếu tố CBDV nhiều hơn so với chất lượng dịch vụ. Ngoài ta, đã quá nhiều công


trình xem xét khía cạnh chất lượng dịch vụ nên nghiên cứu này sẽ dành thời lượng để nghiên cứu sâu hơn các nhân tố quan trọng tuy nhiên chưa được quan tâm nhiều.

Sự hài lòng cũng được quan tâm như Quintal và Polczynski (2010) Hasan và ctg (2017) Um và ctg (2006), Phillips và ctg (2013); Nguyễn Minh Hà và ctg (2019). Với nghiên cứu này sự hài lòng được xem là một thành phần của HPCQ.

Các công trình như của Zhang và Buhalis (2018), Phillips và ctg (2013), Khan và ctg (2017), Allameh và ctg (2015) xem xét hình ảnh điểm đến. Đồng thời, nhân tố này cũng được tìm hiểu sâu qua các nghiên cứu trong nước (Trần Phan Đoan Khánh & Nguyễn Lê Thùy Liên, 2020). Đây là lý do không cần tiếp tục nghiên cứu nhân tố này.

Kinh nghiệm DL cũng được một chuyên gia đề xuất nên xem xét. Nhiều nghiên cứu như Huang và Liu (2017); Zhang và Buhalis (2018); Chang và ctg (2014); Huang và Hsu (2009) cũng xác định kinh nghiệm có ảnh hưởng đến ý quay lại. Tuy nhiên, theo khái niệm mà Gohary và ctg (2020) thì kinh nghiệm DL là tất cả cả mọi trải nghiệm mà du khách nhận được tại điểm đến, chẳng hạn như cảm nhận, ý thức và cảm xúc. Nếu xét về cảm nhạn và cảm xúc cũng là thành phần của HPCQ. Từ đó, tác giả cũng không không xem xét sâu về kinh nghiệm DL.

Ba trong số năm chuyên gia đều chỉ rõ vai trò của CBDV nhưng đây lại vấn đề còn bị bỏ ngỏ và chưa được quan tâm đúng mức. Hiện chưa có tài liệu trong nước nào xem xét vai trò của CBDV. Theo góp ý của 2/5 chuyên gia thì CBDV sẽ ảnh hưởng YĐQL thông qua NTRR và HPCQ. Từ đó, quá trình lược khảo tài liệu được thực hiện. Từ các nguồn tư liệu trong và ngoài nước, tác giả nhận thấy chưa có nghiên cứu nào đánh giá mối quan hệ giữa CBDV, HPCQ, NTRR. Sự tương tác giữa các nhân tố này được tác giả xem xét kiểm tra.

Cuối cùng, 2/5 chuyên gia định hướng nghiên cứu tìm hiểu về vai trò của VH đối với YĐQL. Đồng thời, các chuyên gia cũng giải nguyên nhân tại sao phải xem xét vai trò của VH. Bởi “Mỗi du khách đều bị chi phối bởi một nền văn hóa đặc trưng. Với mỗi nền văn hóa như thế, du khách thường có hệ tư tưởng khác nhau dẫn đến các cảm nhận và ý định/ hành vi cũng khác nhau” (theo một chuyên gia đã góp ý). Thông qua các nền nghiên cứu trước, tác giả xác định VH có chức năng điều tiết trong các


mối quan hệ giữa YĐQL và các biến nguyên nhân. Đây là khoảng trống nghiên cứu quan trọng nhất được tìm thấy trong giai đoạn định tính.

Về thang đo cho các nhân tố: từ thang đo các khái niệm dùng trong các bối cảnh nghiên cứu trong nước và trên thế giới, tác giả tổng hợp các thành phần thang đo này một cách tổng quát và đầy đủ nhất có thể. Nghiên cứu tiến hành chỉnh sửa thang đo tổng hợp này bằng cách phỏng vấn nhóm và phỏng vấn cá nhân đã lấy ý kiến và xác định thang đo phù hợp cho đối tượng khách trong nước (sử dụng Tiếng Việt) và khách đến từ nước ngoài (sử dụng Tiếng Anh). Kết quả được ghi nhận lại thang đo tiếng Việt để dùng cho du khách Việt Nam, thang đo tiếng Anh cho du khách quốc tế, như sau:

3.2.6.1 Nhân tố Ý định quay lại (YD)

Bảng 3.1: Thang đo ý đinh quay lại


Mã

hóa

Thang đo tiếng Anh

Thang đo tiếng Việt

Nguồn

YD1

I am satisfied when

traveling in HCMC

Tôi hài lòng khi du lịch tại

Tp. HCM

Kết quả nghiên

cứu định tính

YD2

I tend to visit to HCMC

again.

Tôi nghĩ tôi sẽ đến Tp.

HCM một lần nữa

Zhang và

Buhalis (2018)

YD3

I will come back to

HCMC in near future

Tôi dự định quay lại Tp.

HCM trong tương lai gần

Zhang và

Buhalis (2018)

YD4

I desire to revisit HCMC

in the next year

Tôi muốn quay lại Tp.

HCM trong 1 năm tới

Huang và Hsu

(2009)

YD5

I probably will revisit

HCMC in the next year

Tôi sẽ lên kế hoạch quay lại

Tp. HCM trong 1 năm tới

Huang và Hsu

(2009)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 320 trang tài liệu này.

Mối quan hệ giữa nhận thức rủi ro, hạnh phúc chủ quan và ý định quay lại của khách du lịch tại Việt Nam - Trường hợp nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh - 14

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Các thang đo về ý định quay lại được tổng hợp từ nghiên cứu của Abubakar và ctg (2017), Zhang và Buhalis (2018), Huang và Hsu (2009), Lou và Hsieh (2013), Su và Hsu (2013), Kim và ctg (2015). Kết hợp với thảo luận để lựa chọn các thang đo phù hợp nhất với khái niệm về ý định quay lại mà nghiên cứu đang hướng đến. Các chuyên gia đều cho rằng bộ thang đo của Zhang và Buhalis (2018) và Huang và Hsu (2009) sẽ biểu lộ đúng các khái niệm này. Song, các chuyên gia đề nghị bổ sung thang


đo biểu lộ sự hài lòng của du khách trong quá trình trải nghiệm các dịch vụ du lịch, bởi chỉ khi họ hài lòng hoặc thỏa mãn nhu cầu mới có thể nảy sinh ý định thực hiện lại chuyến đi này. Điều này cũng thể hiện đúng nội dung mà khái niệm này đang hướng đến. Kết quả của phỏng vấn và thảo luận đã thông qua thang đo nhân tố ý định quay lại với 5 tiêu chí với 2 ngôn ngữ Tiếng Việt và Tiếng Anh, chi tiết kết quả được mô tả như trên.

3.2.6.2 Nhân tố Nhận thức rủi ro (NT)

Bảng 3.2: Thang đo nhận thức rủi ro


Mã

hóa

Thang đo tiếng Anh

Thang đo tiếng Việt

Nguồn


NT1

I was worried about the

money shortage in HCMC

Tôi lo sợ bị thiếu tiền khi du lịch Tp. HCM

Xie và ctg (2020)


NT2

I was worried about health deterioration in

HCMC

Tôi có những lo lắng về sức khỏe khi du lịch Tp. HCM

Xie và ctg (2020)


NT3

I was worried that I am not clear about policies, procedures and

regulations in HCMC

Tôi sợ mình không hiểu rõ các chính sách, thủ tục, quy định… tại Tp. HCM


Xie và ctg (2020)


NT4

I am afraid that I will often have problems in

HCMC

Tôi sợ sẽ thường xuyên gặp sự cố khi du lịch Tp.HCM

Kết quả nghiên cứu định tính


NT5

I am afraid the incidents will seriously affect me in HCMC

Tôi sợ các sự cố gặp phải sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tôi khi du lịch Tp.

HCM


Kết quả nghiên cứu định tính

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)


Được sự thống nhất từ các chuyên gia, thang đo nhận thức rủi ro được kế thừa chủ yếu từ thang đo của nghiên cứu của Xie và ctg (2020). Còn thang đo của Fuchs và


Reichel (2006), Floyd và ctg (2004) được cho là chưa phù hợp. Đồng thời, nghiên cứu cũng bổ sung hai thang đo từ sự góp ý của các chuyên gia nhằm thể hiện hết nội dung của khái niệm về nhận thức rủi ro. Vì hầu hết các thang đo từ các nghiên cứu trước đều chỉ thể hiện “các loại biến cố có thể xảy ra” tức là 1 trong 3 khía cạnh của khái niệm. Hai khía cạnh còn lại là “xác xuất và khả năng xảy ra các loại biến cố này” và “mức độ nghiêm trọng của các biến cố” chưa được thể hiện. Do vậy, hai thang đo bổ sung đã tập trung thể hiện hai khía cạnh này.

Thông qua thảo luận với các chuyên gia, nhân tố nhận thức rủi ro được xây dựng với 5 tiêu chí thông qua 2 ngôn ngữ Tiếng Việt và Tiếng Anh, chi tiết theo Bảng 3.2.

3.2.6.3 Nhân tố Hạnh phúc chủ quan (HP)

Bảng 3.3: Thang đo hạnh phúc chủ quan


Mã

hóa

Thang đo tiếng Anh

Thang đo tiếng Việt

Nguồn

HP1

I am happy with what I

have gotten so far

Hiện tại, tôi cảm thấy hạnh

phúc

Kim và cộng sự

(2015)

HP2

I am happy when

travelling to HCMC

Tôi cảm thấy hạnh phúc khi

du lịch tại Tp. HCM

Kim và cộng sự

(2015).


HP3

I feel better mentally and physically when

travelling to HCMC

Tôi cảm thấy tốt hơn về thể chất và tinh thần khi du lịch

tại Tp. HCM

Kim và cộng sự (2015).


HP4

I am more positive

when travelling to HCMC

Tôi cảm thấy tích cực hơn khi du lịch tại Tp. HCM

Kết quả nghiên cứu định tính


HP5

I think that my life will better after the trip to

HCMC

Tôi nghĩ cuộc sống của tôi sẽ tốt hơn sau chuyến đi

Kim và cộng sự (2015)

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)


Kết thừa các thang đo từ nghiên cứu Kim và ctg (2015), kết hợp với kết quả của thảo luận nhóm đã thông qua nhân tố hạnh phúc chủ quan với 4 tiêu chí. Tuy


nhiên, các chuyên gia góp ý bổ sung thêm một thang đo nhằm thể hiện cảm xúc tích cực trong quá trình du lịch. Do vậy, thang đo của hạnh phúc chủ quan gồm 5 tiêu chí được thể hiện bằng 2 ngôn ngữ Tiếng Việt và Tiếng Anh để phù hợp với hai đối tượng khảo sát là du khách quốc tế và nội địa.

3.2.6.3 Nhân tố công bằng dịch vụ (CB)

Bảng 3.4: Thang đo công bằng dịch vụ


Mã

hóa

Thang đo tiếng Anh

Thang đo tiếng Việt

Nguồn

CB1

Everyone is offered the

same service

Mọi người được cung cấp

các dịch vụ như nhau

Su và Hsu

(2013)


CB2

The service providers respect the same for

everyone

Mọi người được các nhà cung cấp dịch vụ tôn trọng

như nhau

Su và Hsu (2013)


CB3

The procedure for handling everyone's

requests is the same

Mọi người phải làm thủ tục giống nhau

Su và Hsu (2013)


CB4

The service providers were willing to impartially share

information


Mọi người đều được cung cấp thông tin như nhau


Su và Hsu (2013)

CB5

I do not have to pay

more than others

Tôi trả tiền bằng với những

người khác

Tác giả đề xuất

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)


Từ thang đo của nhân tố này được tổng hợp từ nghiên cứu của Su và ctg (2015), Su và Hsu (2013), Nikbin và ctg (2016). Thông qua thảo luận nhóm, các chuyên gia nhận định các thang đo của Su và Hsu (2013) đã thể hiện đúng khái niệm mà nghiên cứu đang theo đuổi. Đồng thời, các chuyên gia cũng kiến nghị bổ sung một thang đo liên quan đến chi phí để đảm 5 thành phần của công bằng dịch vụ mà nghiên cứu đang hướng đến. Như vậy, thông qua thảo luận nhóm cùng các chuyên gia, thang


đo của công bằng dịch vụ được thiết kế với 5 tiêu chí với 2 ngôn ngữ Tiếng Việt và Tiếng Anh.

3.2.6.4 Nhân tố Văn hóa

Bảng 3.5: Thang đo văn hóa


STT

Tiếng Việt

Tiếng Anh

Chủ nghĩa cá nhân (VH1)


1

Trong một xã hội công bằng, người giỏi hơn sẽ thành công hơn


In a fair system people with more ability should earn more

2

Người giỏi sẽ được công nhận

The brightest should make it to the

top


3

Người giàu sẽ được hưởng thu nhiều hơn

If a person has the get up-and go to acquire wealth that person should

have the right to enjoy it


4

An sinh xã hội làm giảm sự cố gắng của con người

Social Security tends to stop people from trying harder to get on


5

Tôi cần được cổ vũ để có động lực

It is just as well that life tends to sort

out those who try harder from those who don’t

Chủ nghĩa bi quan (VH2)

1

Tôi thường bị đối xử bất công

I have often been treated unfairly

2

Tốt nhất không tin bất cứ ai

A person is better off if he or she

doesn’t trust anyone

3

Tôi không quan tâm chính trị

I don’t worry about politics because I

can’t influence things very much


4

Càng lên kế hoạch chi tiết, càng khó thực hiện

The future is too uncertain for a person to make serious plans

5

Trong cuộc sống, người may

mắn sẽ thành công

I feel that life is like a lottery


STT

Tiếng Việt

Tiếng Anh

Chủ nghĩa giai cấp (VH3)

1

Giới trẻ cần sống có kỷ luật hơn

I think there should be more

discipline in the youth of today.


2

Thủ tục hành chính là rất cần thiết

I would support the introduction of compulsory National Service


3

Phúc lợi nhận được phải tương xứng với vị trí xã hội

People should be rewarded according to their position in society


4

Đúng sai phải được phân định rõ ràng trong cuộc sống

I am stricter than most people about what is right and wrong

5

Cần củng cố lực lượng vũ trang

của quốc gia

The armed

strengthened

forces

need

to

be

Chủ nghĩa bình quyền (VH4)

1

Công bằng xã hội giúp xã hội tốt

đẹp hơn

If people were treated more equally

we would have fewer problems


2

Người giàu nên nộp thuế nhiều hơn người nghèo

Those who get ahead should be taxed more to support the less fortunate


3

Thế giới sẽ hòa bình nếu các quốc gia đều giàu có như nhau

The world could be a more peaceful place if its wealth were divided more

equally among nations


4

Chúng ta đang đòi hỏi quyền bình đẳng một cách bất hợp lý

We have gone too far in pushing equal rights

5

Hầu như tôi ăn chay

Most of the meals I eat are vegetarian

(Nguồn: Li và ctg, 2016)

Dựa vào bộ câu hỏi của Li và ctg (2016) cùng nội dung phỏng vấn và thảo luận đã thông qua nhân tố văn hóa gồm 20 tiêu chí cho 4 nhóm văn hóa, thông qua 2 ngôn ngữ Tiếng Việt và Tiếng Anh. Bởi đây là bộ thang đo được sử dụng phổ biến và hoàn toàn phù hợp với khái niệm văn hóa, nhóm văn hóa mà nghiên cứu đang định hướng theo đuổi. Đối với thang đo Tiếng Anh của 4 nhóm văn hóa được giữ nguyên bản.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/03/2023