trình du lịch luôn có giá hấp dẫn đối với khách. đặc biệt trong các mùa thấp điểm, các hãng lữ hành cần liên kết, thương lượng với các đối tác (khách sạn, khu điểm du lịch, vận chuyển khách, nhà hàng, điểm mua sắm...) nhằm giảm giá tour. Bên cạnh đó, các đơn vị lữ hành cần tổ chức nhiều hoạt động vui chơi cho khách du lịch cũng như giới thiệu nhiều tour du lịch mới hấp dẫn.
- Hai là, tăng cường hợp tác trong phát triển du lịch
Vai trò của cụm du lịch trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh trong khu vực là không thể phủ nhận (Ferreira và Estevão, 2009). Do vậy, địa phương cần tham gia chủ động, tích cực hơn nữa vào các hoạt động liên kết phát triển du lịch vùng duyên hải Nam Trung Bộ và các chương trình liên kết hợp tác với một số tỉnh đặc biệt gần gũi, thuận lợi trong hợp tác phát triển như Phú Yên, Khánh Hòa, Gia Lai… để khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch của mỗi địa phương, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, mở ra khả năng kết nối sản phẩm trong vùng, tạo sản phẩm liên kết vùng có sức cạnh tranh cao trong các chương trình du lịch tổng hợp. Cùng với đó ngành du lịch cần đẩy mạnh liên kết với các trung tâm du lịch trọng điểm của cả nước như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh hay triển khai chương trình liên kết với các tỉnh Nam Lào, đông bắc Thái Lan… nhằm tạo ra nguồn thị trường phong phú cho du lịch.
5.2.6. Hàm ý 6: Từ mối quan hệ giữa rào cản du lịch và lựa chọn điểm đến cần cung cấp thông tin về du lịch qua các kênh thông tin quan trọng mà khách du lịch tìm kiếm khi lựa chọn điểm đến
Mặc dù tác động trực tiếp của rào cản du lịch đến lựa chọn điểm đến là không lớn (λ = -0,112), nhưng như kết quả phân tích, rào cản còn là biến tiền đề tác động gián tiếp đến lựa chọn điểm đến thông qua động cơ du lịch và hình ảnh điểm đến. Bên cạnh đó, kết quả phân tích đa nhóm cho thấy mối quan hệ giữa rào cản du lịch và động cơ du lịch mạnh hơn đối với nhóm khách du lịch nội địa, nhóm khách du lịch có thời gian lưu trú dài ngày (3 ngày trở lên) và nhóm khách du lịch chọn điểm đến chính là văn hóa, khoa học, tâm linh. Mặt khác, theo nhận định của nhiều khách du lịch, thông tin du lịch là một trong những mặt còn hạn chế của du lịch Bình Định. Trong thực tế, các nguồn thông tin (cũng được gọi là yếu tố kích thích) là kênh mà qua đó kiến thức thực tế về các thuộc tính của một điểm đến có thể được cung cấp và
có thể ảnh hưởng đến kỳ vọng du lịch của một điểm đến (Lai và Vinh, 2013). Khách du lịch thường thực hiện tìm kiếm rộng rãi thông tin khi lập kế hoạch cho kỳ nghỉ của họ (Sparks và Pan, 2009; Dey và Sarma, 2010).
Theo Echtner và Ritchie (2003), các nguồn thông tin có thể phân thành ba loại: (1) các tác nhân hình ảnh thuyết phục (các hoạt động tiếp thị truyền thông được thực hiện bởi chính các điểm đến và các tổ chức du lịch và khách sạn khác đóng tại điểm đến); (2) các tác nhân hình ảnh độc lập (kênh thông tin xã hội cung cấp thông tin chính thức về một điểm đến); (3) các tác nhân hình ảnh cơ bản (nguồn thông tin bên ngoài sự kiểm soát của các điểm đến). Khi được yêu cầu chọn (không quá 3) nguồn thông tin quan trọng nhất khi lựa chọn điểm đến Bình Định, kết quả khảo sát từ 671 khách du lịch được thể hiện ở Bảng 5.1. Ba nguồn thông tin được nhiều người tham khảo nhất là: (1) Các thông tin truyền miệng từ bạn bè/người thân/đồng nghiệp và khách du lịch khác; (2) Phương tiện truyền thông và mạng xã hội như TV, radio, internet, facebook, twitter; (3) Đơn vị tư vấn du lịch như đại lý du lịch/công ty lữ hành.
Bảng 5.1: Nguồn thông tin quan trọng khi lựa chọn điểm đến
Nguồn thông tin | Lượt chọn | Tỷ lệ (%) | |
1 | Kinh nghiệm bản thân | 214 | 31,89 |
2 | Các thông tin truyền miệng từ bạn bè/người thân/đồng nghiệp và khách du lịch khác. | 351 | 52,31 |
3 | Đơn vị tư vấn du lịch như công ty du lịch/ đại lý lữ hành. | 224 | 33,38 |
4 | Các nguồn thông tin cụ thể điểm đến từ tờ gấp quảng cáo, trung tâm thông tin du lịch, quảng cáo, hội chợ, triển lãm. | 193 | 28,76 |
5 | Phương tiện truyền thông và mạng xã hội như tivi, radio, internet, facebook, twitter. | 327 | 48,73 |
6 | Các ấn phẩm như sách, báo, tạp chí, bài viết. | 147 | 21,91 |
7 | Khác | 57 | 8,48 |
Có thể bạn quan tâm!
- Mức Độ Tác Động Của Từng Yếu Tố Trong Mô Hình
- Hàm Ý 1: Từ Mối Quan Hệ Giữa Động Cơ Du Lịch Và Hình Ảnh Điểm Đến Cần Phân Khúc Khách Du Lịch Để Có Chiến Lược Tiếp Thị Phù Hợp
- Mô Hình Lý Thuyết Xây Dựng Hình Ảnh Điểm Đến
- Mối quan hệ giữa động cơ du lịch, hình ảnh điểm đến và lựa chọn điểm đến - Nghiên cứu trường hợp điểm đến du lịch tỉnh Bình Định - 22
- Mối quan hệ giữa động cơ du lịch, hình ảnh điểm đến và lựa chọn điểm đến - Nghiên cứu trường hợp điểm đến du lịch tỉnh Bình Định - 23
- Tổng Quan Một Số Nghiên Cứu
Xem toàn bộ 290 trang tài liệu này.
Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu điều tra của tác giả
Từ kết quả khảo sát này, trước hết, cần sự phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả của các ngành liên quan, chính quyền các địa phương và trực tiếp là tất cả các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch trong việc gia tăng chất lượng sản phẩm dịch vụ du
lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của du khách. Cần phải hiểu tâm lý du khách hơn nữa và đặc biệt là nắm bắt được các nhân tố ảnh hưởng đến ý định quay trở lại và truyền miệng tích cực của họ. Mặt khác, nếu các thông tin truyền miệng từ bạn bè/người thân/đồng nghiệp và khách du lịch khác chủ yếu để hỏi về những kinh nghiệm khi đi, những trải nghiệm ở nơi đến và địa điểm ăn uống vui chơi, thì các phương tiện truyền thông và mạng xã hội giúp khách du lịch nghiên cứu, so sánh đánh giá tour các nhà cung cấp, tìm kiếm thông tin chi tiết về điểm tham quan, địa điểm ăn uống, lộ trình chuyến đi, lịch trình và chi phí di chuyển. Đặc biệt, website và các phương tiện truyền thông và mạng xã hội như TV, radio, internet, facebook, twitter,.. giúp các thông tin du lịch, các sản phẩm và dịch vụ du lịch đến với khách du lịch một cách nhanh chóng mà không có giới hạn về thời gian, không gian hay đối tượng. Vì vậy, ngành cần xây dựng và duy trì website xúc tiến du lịch được thể hiện bằng nhiều ngôn ngữ: Việt, Anh, Pháp, Nhật, Trung, Nga với nội dung, hình ảnh phong phú phù hợp đặc điểm từng thị trường khách hàng mục tiêu. Ngoài ra, các đơn vị tư vấn du lịch đóng vai trò hỗ trợ khách du lịch tiếp cận thông tin chuyến đi, điểm đến đồng thời tư vấn và hỗ trợ khách du lịch lựa chọn sản phẩm phù hợp. Các sản phẩm, hoạt động cần được xây dựng tổ chức chuyên nghiệp hơn, hướng tới việc tạo dựng thương hiệu du lịch dựa trên cốt lõi là những giá trị văn hóa - lịch sử và giá trị của biển. Một khi rào cản thông tin được loại bỏ, các cá nhân có nhiều khả năng xem xét các điểm đến trong quá trình ra quyết định du lịch và cuối cùng chọn đi đến điểm đến đó.
Theo Bornhorst và cộng sự (2010), một trong những yếu tố quyết định sự thành công của tổ chức quản lý điểm đến là sự phối hợp của rất nhiều thành phần cấu thành lĩnh vực du lịch (bao gồm cả địa phương, chính trị, dân sự, kinh doanh, và đại diện khách du lịch) để đạt được một tiếng nói duy nhất cho du lịch. Để làm được điều này, hơn bao giờ hết cần thiết có sự tăng cường, quan tâm nhiều hơn nữa của Nhà nước, cũng như trách nhiệm đồng hành của các doanh nghiệp du lịch và cộng đồng. Mặc dù còn nhiều điều cần phải thực hiện nhưng có thể xem các đề xuất hàm ý chính sách trên đây là những điều kiện cần thiết tạo đà cho địa phương trở thành điểm đến hấp dẫn và có sức lôi cuốn mạnh mẽ.
5.3. Những mặt hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo
Bên cạnh những đóng góp mới về lý thuyết và thực tiễn, nghiên cứu này vẫn còn tồn tại một số hạn chế cụ thể như sau:
Thứ nhất, mô hình nghiên cứu được xây dựng chỉ dừng lại ở các khái niệm nghiên cứu là động cơ du lịch, hình ảnh điểm đến, rào cản du lịch và lựa chọn điểm đến. Mặc dù theo kết quả ước lượng chuẩn hóa mô hình chính thức (mô hình cạnh tranh), chỉ số bình phương tương quan bội bằng 0,799 nghĩa là mô hình giải thích được 79,9% biến thiên của lựa chọn điểm đến là tương đối cao, tuy nhiên, có thể vẫn còn có những yếu tố khác tham gia vào việc giải thích (quyết định) lựa chọn điểm đến nhưng chưa được đưa vào mô hình nghiên cứu này. Các nghiên cứu tiếp theo cần xem xét thêm yếu tố khác chẳng hạn nguồn thông tin du lịch để tăng độ giải thích của mô hình nghiên cứu.
Thứ hai, mẫu nghiên cứu chính thức đối với khách du lịch quốc tế không lớn (231 du khách) và chỉ khảo sát những người thông thạo tiếng Anh nên có thể mức độ khái quát hóa chưa cao. Do đó, các nghiên cứu tiếp theo cần khảo sát số lượng khách du lịch quốc tế lớn hơn và sử dụng thêm một số ngôn ngữ khác như Trung Quốc, Nga, Nhật...
Thứ ba, một số khái niệm trong mô hình nghiên cứu có tương quan với nhau cao. Trong khoa học xã hội, có nhiều khái niệm về mặt lý thuyết là hai khái niệm phân biệt nhưng trong thực tiễn chúng có thể tương quan mạnh với nhau. Do vậy, những nghiên cứu tiếp theo có thể kiểm định lại mối quan hệ giữa các khái niệm này.
Thứ tư, về mặt lý thuyết, trong nghiên cứu này tác giả chỉ xây dựng và kiểm định theo mô hình du lịch chung của Woodside và Lysonski (1989). Do vậy, những nghiên cứu tiếp theo có thể xây dựng và kiểm định mô hình dựa trên các dạng mô hình khác như mô hình bộ lựa chọn, mô hình lưới quyết định, hoặc mô hình đa điểm đến để gia tăng tính khái quát của lý thuyết lựa chọn điểm đến.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Đặng Thị Thanh Loan, Bùi Thị Thanh, 2014. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút khách du lịch: Nghiên cứu trường hợp điểm đến du lịch Bình Định. Tạp chí Kinh tế & Phát triển. Tháng 12 - 2014. Số 210.
2. Đặng Thị Thanh Loan, 2015. Phát huy lợi thế so sánh để phát triển du lịch Bình Định.
Tạp chí Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương. Tháng 9 - 2015. Số 452.
3. Đặng Thị Thanh Loan, 2015. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch đối với điểm đến Bình Định. Tạp chí Phát triển kinh tế. Tháng 9 - 2015. Số 9.
4. Đặng Thị Thanh Loan, 2016. Đo lường nhận thức về phát triển du lịch bền vững của cư dân địa phương: Nghiên cứu trường hợp các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ, Hội thảo quốc tế Phát triển du lịch bền vững khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam, 665 - 682. Đà Nẵng 23 – 07 – 2016. Nanhua University – Taiwan & Trường Đại học Thương mại & Trường Cao đẳng Thương mại.
5. Đặng Thị Thanh Loan, 2016. Vai trò tiên phong của chính quyền địa phương cấp tỉnh đối với phát triển du lịch bền vững: Nghiên cứu trường hợp tỉnh Bình Định. Hội thảo khoa học quốc tế Phát triển du lịch bền vững: Vai trò của Nhà nước, doanh nghiệp và cơ sở đào tạo, 307 - 318. Hà Nội 09 – 10 – 2016. Khoa Du lịch và Khách sạn – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt
Bùi Thị Tám, 2010. Đánh giá khả năng thu hút khách du lịch của hành lang kinh tế Đông
Tây- Việt Nam. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.
Hà Nam Khánh Giao, 2011. Giáo trình marketing du lịch. Tp. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.
Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. Tp. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Hồng Đức.
Kotler, P., 2001. Quản trị Marketing. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch Vũ Trọng Hùng, 2003. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.
Mai Thị Ánh Tuyết, 2007. Phát triển du lịch tỉnh An Giang đến năm 2020. Luận án Tiến sĩ. Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh.
Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2008. Nghiên cứu khoa học Marketing - Ứng dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM. Tp. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.
Nguyễn Đình Thọ, 2012. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh: Thiết kế và thực hiện. Tp. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Lao động xã hội.
Nguyễn Duy Mậu, 2011. Phát triển du lịch tây nguyên đến năm 2020 đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Luận án tiến sĩ. Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh.
Nguyễn Khánh Duy, 2009. Bài giảng thực hành mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) với phần mềm AMOS. Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh.
Nguyễn Thị Thống Nhất, 2010. Chiến lược marketing địa phương nhằm thu hút khách du lịch đến thành phố Đà Nẵng. Tạp Chí Khoa Học và Công Nghệ, Đại Học Đà Nẵng. Số 5(40), trang 215-224.
Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa, 2008. Giáo trình kinh tế du lịch. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.
Nguyễn Văn Mạnh và Lê Chí Công, 2013. Chất lượng điểm đến: Nghiên cứu so sánh giữa hai thành phố du lịch biển Việt Nam. Phát triển kinh tế, 269: 2-10.
Linh Tâm, 2014. Năm 2015, Việt Nam phấn đấu đón 8,5 triệu lượt khách quốc tế. Hà Nội
mới. Online: <http://vietstock.vn/2014/12/nam-2015-viet-nam-phan-dau-don-85- trieu-luot-khach-quoc-te-768-398161.htm>. Cập nhật ngày 12.02.2015.
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2005. Luật du lịch. Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia.
Sở văn hóa, thể thao và du lịch Bình Định, 2015. Báo cáo tình hình hoạt động du lịch
năm 2014 và một số nhiệm vụ chủ yếu năm 2015.
II. Tài liệu tiếng Anh
Agapito, D., Valle, P., Mendes, J., 2011. Understanding tourist recommendation through destination image: A chaid analysis, Tourism and Management Studies, 7: 33-42.
Aguiló E., Alegre J., Sard M., 2005. The persistence of the sun and sand tourism model.
Tourism Management, 26: 219–231.
Ahmed, F., Azam, M. S., Bose, T. K., 2010. Factors affecting the selection of tour destination in Bangladesh: An empirical analysis. International Journal of Business and Managemen, 5(3): 52 – 61.
Ahn, T., Ekinci, Y., Li, G., 2013. Self-congruence, functional congruence, destination choice. Journal of Business Research, 66(6): 719-723.
Ajzen, I., 1991. The theory of planned behavior. Organizational Behavior and Human Decision Processes, 50(2): 179-211.
Aksoy, R., Kiyci, S., 2011. A destination image as a type of image and measuring destination image in tourism (Amasra Case). European Journal of Social Sciences, 20(3): 478 – 488.
Alexandris, K., Funk, D. C., Pritchard, M., 2011. The impact of constraints on motivation, activity attachment and skier intentions to continue. Journal of Leisure Research, 43(1): 56-79.
Andriotis, K., 2011. A comparative study of visitors to urban, coastal and rural areas - evidence from the island of Crete. European Journal of Tourism Research, 4(2): 93- 108.
Anh, L. T., 2010. Marketing Vietnam’s tourism to Japan: identifying and improving the images of Vietnam as a tourism destination for Japanese travelers. PhD thesis. Ritsumeikan Asia Pacific University, Japan.
Ankomah, P. K., Crompton, J. L, Baker, D., 1996. Influence of cognitive distance in vacation choice. Annals of Tourism Research, 23(1): 138–150.
Armenski, T., Gomezelj, D. O., Djurdjeva, B., Deri, L., Aleksandra, D., 2011. Destination competitivenes: a challenging process for Serbia, Journal of Studies and Research in Human Geography, 5(1): 19-33.
Artuğer, S. A., Cetinsoz, B. C., Kılıc, I., 2013. The effect of destination image on destination loyalty: an application in Alanya. European Journal of Business and Management, 5(13): 124 – 136..
Assaker, G., Vinzi, V. E., O’Connor, P., 2011. Examining the effect of novelty seeking, satisfaction, destination image on tourists’ return pattern: A two factor, non-linear latent growth model. Tourism Management, 32(4): 890 - 901.
Awaritefe, O. D., 2004. Motivation and other considerations in tourist destination choice: A case study in Nigeria. Tourism Geographies, 6(3): 303-330.
Aziz, N. A., Ariffin, A. A., 2009. Identifying the relationship between travel motivation and lifestyles among malaysian pleasure tourists and its marketing implications. International Journal of Marketing Studies, 1(2): 96 -106.
Bagozzi, R. P., Foxall, G. R., 1996. Construct validation of a measure of adaptive innovative cognitive styles in consumption. International Journal of Research in Marketing, 13: 201-213.
Bakor, B. N., 2002. Motivation for domestic tourism: a case study of the Kingdom of Saudi Arabia. PhD Thesis. England : The University of Huddersfield.
Baloglu, S., 1997. The relationship between destination images and sociodemographic and trip characteristics of international travellers. Journal of Vacation Marketing, 3(3): 221-233
Baloglu, S., 2001. Image variations of Turkey by familiarity index: informational and experiential dimensions. Tourism Management, 2: 127-1 33.
Baloglu, S., McCleary, K. W., 1999a. A model of destination image formation. Annals of Tourism Research, 26(4): 868-897.
Baloglu, S., McCleary, K.W., 1999b. U.S. international pleasure travellers' images of four Mediterranean destinations: A comparison of visitors and non-visitors. Journal of