DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng
Bảng 1.1 Chức năng các mô hình xếp hạng tín dụng
Bảng 1.2 Các công cụ xếp hạng tín dụng & cảnh báo rủi ro tại các quốc gia G10 Bảng 1.3 Xếp hạng dài hạn của Moodys
Bảng 1.4 Ý nghĩa xếp hạng của S&P
Bảng 2.1 Xếp hạng các ngân hàng TMCP của CRV Bảng 3.1 Xếp loại ngân hàng
Bảng 3.2 Thang điểm xếp loại ngân hàng tham khảo Bảng 3.3 Các chỉ tiêu tài chính
Bảng 3.4 Ý nghĩa các chỉ tiêu tài chính Bảng 3.5 Các chỉ tiêu phi tài chính
Có thể bạn quan tâm!
- Mô hình xếp hạng tín dụng các ngân hàng TMCP Việt Nam - 1
- Cụ Thể Hóa Các Biện Pháp Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Hoạt
- Thực Trạng Xếp Hạng Tín Dụng Các Ngân Hàng Tmcp Việt Nam
- Xếp Hạng Các Ngân Hàng Việt Nam Do Moodys Đánh Giá
Xem toàn bộ 85 trang tài liệu này.
Biểu
Biểu 1.1 Phân loại rủi ro tín dụng
Biểu 2.1 Một số chỉ tiêu tài chính của các tổ chức tín dụng Biểu 2.2 Tổng tài sản của các tổ chức tín dụng
Biểu 3.1 Quy trình xếp hạng ngân hàng Biểu 3.2 Quy trình chấm điểm tài chính Biểu 3.3 Quy trình chấm điểm phi tài chính
TÓM TẮT
Thị trường liên ngân hàng là nơi gặp gỡ giữa nhu cầu vốn bù đắp thiếu hụt thanh khoản và nhu cầu sử dụng đồng vốn dư thừa hiệu quả của các định chế tài chính. Tại Việt Nam, đối tượng tham gia thị trường này chủ yếu là các ngân hàng. Những con số lên đến hàng ngàn tỷ đồng được giao dịch trong khoảng thời gian ngắn đem lại lợi nhuận lớn nhưng rủi ro cũng theo đó mà gia tăng.
Khác với việc thẩm định một cá nhân hay một doanh nghiệp đi vay, việc thẩm định một định chế tài chính nói chung hay một ngân hàng nói riêng đòi hỏi những thông tin, yêu cầu khác biệt, mang tính đặc thù của ngành nghề kinh doanh tiền tệ. Và xếp hạng tín dụng được xem như một công cụ giúp tạo cơ sở cho việc ra quyết định cho vay hoặc đầu tư nhanh chóng và chính xác hơn.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả tập trung vào xây dựng mô hình xếp hạng tín dụng các ngân hàng TMCP Việt Nam, nhằm phục vụ mục đích cho vay liên ngân hàng, với giả định đơn vị xếp hạng là ngân hàng đóng vai trò người cho vay.
1. Vấn đề nghiên cứu
LỜI MỞ ĐẦU
Mô hình xếp hạng tín dụng đóng vai trò ngày một quan trọng trong việc quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng; nhất là trong giai đoạn kinh tế thị trường hiện nay; thông qua việc định lượng hóa rủi ro tín dụng nhờ đó đẩy nhanh thậm chí tự động hóa tiến trình ra quyết định tài trợ.
Đây là cách thức đã được các ngân hàng trên thế giới ứng dụng từ lâu và đã du nhập vào Việt Nam trong những năm gần đây. Cho dù đối tượng được xếp hạng là cá nhân hay doanh nghiệp thì cũng đều đã có những nghiên cứu, những mô hình được thiết kế phù hợp để tính toán được mức độ rủi ro khi cho vay các đối tượng này.
Ở Việt Nam hiện nay, hầu hết các ngân hàng đã và đang triển khai mô hình xếp hạng rủi ro tín dụng cho các cá nhân và doanh nghiệp, nhưng liệu mô hình áp dụng cho doanh nghiệp nói chung đã phù hợp nhất cho việc xếp hạng rủi ro tín dụng của các ngân hàng – loại hình doanh nghiệp có những đặc thù khác biệt mà những giao dịch giữa chúng trên thị trường liên ngân hàng có thể lên đến vài ngàn tỷ đồng? Đối với mô hình xếp hạng tín dụng, các dữ liệu nào nên được đưa vào và với tỷ trọng bao nhiêu? Để trả lời cho tất cả các câu hỏi này, tác giả đưa ra nghiên cứu về “Mô hình xếp hạng tín dụng các ngân hàng TMCP Việt Nam”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Với mong muốn xây dựng mô hình xếp hạng rủi ro tín dụng cho các ngân hàng Việt Nam để làm cơ sở khoa học cho các hoạt động liên ngân hàng (cho vay, hạn mức chiết khấu L/C, hạn mức giao dịch tiền gửi MM, FX, vàng….) và từ đó cân đối giữa lợi ích và rủi ro trong hoạt động liên ngân hàng là mục tiêu mà đề tài nhắm đến.
3. Dữ liệu nghiên cứu
- Các dữ liệu về hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam như: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (chọn 1 trong 2 phương pháp: trực tiếp/ gián tiếp), Thuyết minh các báo cáo tài chính
- Các dữ liệu phi tài chính khác được thu thập từ các nguồn như: bản thân ngân hàng
được xếp hạng cung cấp, hoặc đơn vị xếp hạng có thông tin.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Câu hỏi nghiên cứu:
Các thông tin nào nên được đưa vào trong xếp hạng tín dụng?
Tỷ trọng của các nhóm thông tin ra sao?
Các chỉ tiêu phi tài chính nên được đưa vào mô hình như thế nào?
Phương pháp nào thích hợp cho xếp hạng tín dụng ngân hàng TMCP Việt Nam.
4.2. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và phân tích định tính, sử dụng thống kê mô tả, để phân tích dữ liệu. Dữ liệu nghiên cứu được lấy từ năm 2007 đến 2011 về thông tin của hơn 30 Ngân hàng trong hệ thống Ngân hàng TMCP Việt Nam.
Phương pháp suy luận quy nạp và nghiên cứu thông qua thống kê thu thập số liệu thực tế đế đánh giá tác động của các nhân tố, mức độ tác động từ đó tìm ra phương án tài trợ thích hợp căn cứ trên cân đối lợi ích và rủi ro.
5. Đóng góp của đề tài
- Đề tài xây dựng nên mô hình xếp hạng tín dụng cho các ngân hàng TMCP Việt Nam, từ đó làm cơ sở đưa ra các quyết định tài trợ.
- Đề tài lượng hóa được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới tổng điểm và xếp hạng ngân hàng.
6. Kết cấu đề tài
Bố cục của luận văn gồm 4 phần chính:
Chương 1: trình bày về cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và xếp hạng tín dụng
Chương 2: trình bày về thực trạng xếp hạng tín dụng trên thế giới và tại các ngân hàng TMCP Việt Nam
Chương 3: trình bày chi tiết Nghiên cứu mô hình xếp hạng tín dụng ngân hàng TMCP Việt Nam
Chương 4: trình bày Ứng dụng của mô hình xếp hạng tín dụng ngân hàng TMCP Việt Nam.
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG
1.1. Rủi ro tín dụng
1.1.1. Khái niệm
Về lý thuyết, tín dụng là một phạm trù kinh tế phản ánh sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn (không chuyển giao quyền sở hữu) từ người sở hữu sang cho người sử dụng trong một thời gian nhất định và với một khoản chi phí (tiền lãi) nhất định.
Theo đó, rủi ro tín dụng (credit risk) là nguy cơ khách hàng chậm hoặc không thanh toán gốc và lãi theo thời hạn đã ấn định trong hợp đồng tín dụng.
Đối với ngân hàng, rủi ro tín dụng không chỉ giới hạn trong hoạt động cho vay, mà còn nhiều cam kết tín dụng khác như bảo lãnh, cam kết, tài trợ thương mại, tín dụng thuê mua, cho vay đồng tài trợ và cho vay liên ngân hàng.
1.1.2. Đặc điểm
- Rủi ro tín dụng có tính tất yếu, tồn tại song song với hoạt động cho vay và đầu tư: trong cho vay và đầu tư không thể loại trừ hoàn toàn rủi ro tín dụng do các rủi ro hệ thống (từ môi trường vĩ mô…) là không dự báo trước được.
- Rủi ro tín dụng có tính gián tiếp: những tổn thất và rủi ro trong hoạt động kinh doanh của người đi vay – đối tượng được ngân hàng chuyển giao quyền sử dụng đồng vốn – sẽ gây tổn thất cho ngân hàng, từ đó gây ảnh hưởng tới sức khỏe của nền kinh tế.
- Rủi ro tín dụng có tính chất đa dạng và phức tạp: đa dạng cả trong nguyên nhân, hình thức và hậu quả. Do đó khi phòng ngừa và xử lý rủi ro tín dụng phải chú ý đến mọi dấu hiệu rủi ro, xuất phát từ nguyên nhân bản chất và hậu quả do rủi ro tín dụng đem lại để có biện pháp phòng ngừa phù hợp.
1.1.3. Các hình thức của rủi ro tín dụng:
- Không thu được lãi đúng hạn: rủi ro còn ở mức thấp
- Không thu được đủ lãi: rủi ro này cũng xếp hạng thấp do đã thu đủ vốn gốc.
- Không thu được vốn đúng hạn: phát sinh nợ quá hạn, rủi ro vẫn ở mức vừa phải do các nguyên nhân nào đó mà người đi vay chưa trả được nợ
- Không thu đủ vốn (mất vốn): rủi ro tín dụng ở mức cao nhất vì khoản nợ không có khả năng thu hồi (ví dụ người đi vay phá sản).
1.1.4. Phân loại
- Rủi ro tín dụng thường phân thành rủi ro giao dịch và rủi ro danh mục theo nguyên nhân gây ra rủi ro.
o Rủi ro giao dịch: phát sinh từ những hạn chế trong quá trình xét duyệt cho vay, cụ thể ở các bước lựa chọn đối tượng vay, rủi ro từ các biện pháp và ràng buộc bảo đảm và rủi ro nghiệp vụ (công tác quản lý khoản vay).
o Rủi ro danh mục: việc quản lý danh mục cũng có 2 loại rủi ro từ nội tại của chủ thể đi vay/ ngành nghề riêng biệt và rủi do tập trung nguồn vốn tín dụng vào một ngành nghề, nhóm khách hàng nào đó.
Rủi ro tín dụng
Rủi ro giao dịch
Rủi ro danh mục
Rủi ro lựa chọn
Rủi ro bảo
đảm
Rủi ro nghiệp vụ
Rủi ro nội tại
Rủi ro tập trung
Biểu 1.1 Phân loại rủi ro tín dụng
1.1.5. Nguyên nhân
Gồm nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.
1.1.5.1. Nguyên nhân khách quan
Môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế vĩ mô (tài chính tiền tệ, kinh
tế đối ngoại... ) đóng vai trò quan trọng, ảnh
hưởng trực
tiếp hoạt
động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp (làm ăn hiệu quả hay thua lỗ, phá sản), đến chi tiêu của người tiêu dùng và người chịu tác động trực tiếp là các ngân hàng thương mại, theo đó việc cho vay liên ngân hàng cũng chịu ảnh hưởng.
Môi trường pháp lý: Hoạt động của ngân hàng cũng như mọi chủ thể trong nền kinh tế đều nằm trong giới hạn của khuôn khổ pháp luật. Môi trường pháp lý tạo nên môi trường kinh doanh của các doanh
nghiệp bao gồm cả ngân hàng, góp phần làm hạn chế hoặc tăng thêm rủi ro trong các hoạt động tín dụng của các NHTM, từ đó ảnh hưởng tới khả năng thanh toán cho các khoản vay liên ngân hàng.
Môi trường xã hội: Trong thời đại kinh tế thị trường, mở cửa giao thương, những biến động lớn về kinh tế chính trị thế giới càng ảnh hưởng hơn tới công việc kinh doanh của doanh nghiệp cũng như của ngân hàng thông qua biến động cán cân thương mại quốc tế, tỷ giá hối đoái, chi phí nguyên vật liệu, cầu thị trường, hàng rào thuế quan...
1.1.5.2. Nguyên nhân chủ quan
Nguyên nhân từ phía khách hàng
Cố ý gian lận làm sai lệch: báo cáo tài chính, gian lận trong tài sản đảm bảo hoặc đưa ra các phương án kinh doanh giả để tài trợ cho các nhu cầu khác mục đích ban đầu, ví dụ vay vốn lưu động tài trợ tài sản cố định và bất động sản.
Khách hàng yếu kém trong năng lực quản trị, không có khả năng kinh doanh hoặc khách hàng bị rủi ro dây chuyền từ người mua hàng dẫn đến không thu được tiền trả nợ ngân hàng.
Nguyên nhân từ phía ngân hàng:
Nguồn thông tin để thẩm định tín dụng không đầy đủ;
Trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng chưa cao;
Quá trình giám sát sau cho vay chưa được chặt chẽ;
Khẩu vị rủi ro của ngân hàng cao – muốn đạt lợi nhuận cao.
1.1.6. Tác động của rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến dòng luân chuyển tiền tệ và
ảnh hưởng tới khả năng thanh khoản của ngân hàng.
1.1.6.1. Đối với bản thân ngân hàng
Rủi ro tín dụng xảy ra ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của ngân hàng thông qua nguồn lợi nhuận giảm xuống do phải trích lập dự phòng bù đắp cho các khoản vay.
Một ngân hàng cho vay có nhiều nợ xấu, thanh khoản sẽ giảm và mất dần lòng tin của khách hàng là người gởi tiền, có thể dẫn đến hiện
tượng người gửi tiền rút tiền ồ ạt làm hoạt động kinh doanh của ngân hàng trở nên khó khăn.
1.1.6.2. Đối với nền kinh tế
Đóng vai trò là trung gian trong nền kinh tế, là nhịp cầu giữa nguồn cung và cầu vốn, khi hoạt động kinh doanh của ngân hàng gặp rủi ro tất yếu ảnh hưởng đến hoạt động của nền kinh tế: giảm cho vay, chậm trả cho khách gởi tiền, từ đó làm đình trệ sản xuất, giảm chi tiêu. Chưa kể đến mối quan hệ dây chuyền của hệ thống ngân hàng, rủi ro tín dụng xảy ra dẫn đến rủi ro thanh khoản của chính ngân hàng, gây ảnh hưởng đến lòng tin của người dân vào hệ thống ngân hàng, mất ổn định trên thị trường tiền tệ.
1.1.6.3. Đối với khách hàng
Đối với chính bản thân khách hàng đi vay, khi đã phát sinh nợ khó đòi, làm sụt giảm uy tín tín dụng, gây khó khăn cho họ nếu có nhu cầu tiếp tục vay trong hệ thống các tổ chức tín dụng.
1.1.7. Các biện pháp kiểm soát rủi ro tín dụng
1.1.7.1. Quy định của Basel
Basel đã ban hành ra bộ tiêu chuẩn 17 quy tắc quản lý nợ xấu mà thực chất là các nguyên tắc trong quản lý rủi ro tín dụng, đảm bảo tính an toàn và hiệu quả trong hoạt động cấp tín dụng. Cụ thể
- Xây dựng môi trường tín dụng thích hợp :
o Hội đồng quản trị phải thực hiện: phê duyệt định kỳ chính sách rủi ro tín dụng, xem xét hiện trạng rủi ro tín dụng và xây dựng chiến lược quản trị rủi ro tín dụng xuyên suốt trong hoạt động của ngân hàng (tỷ lệ nợ xấu, mức độ chấp nhận rủi ro…).
o Theo đó, Ban điều hành ngân hàng có trách nhiệm thực thi và phát triển các chính sách, sản phẩm, thủ tục nhằm phát hiện, đo lường, theo dõi và kiểm soát nợ xấu trong mọi hoạt động, ở cấp độ của từng khoản tín dụng và từng danh mục đầu tư.
- Thực hiện cấp tín dụng lành mạnh: