Mô hình văn phạm liên kết tiếng Việt - 11
Với trường hợp cả hai thành phần phụ thứ 3 và 4 cùng xuất hiện, có thể xảy ra sự nhập nhằng như ở hình 2.6. Ở trường hợp thứ nhất từ “của” bổ nghĩa cho “gỗ”, và ở trường hợp thứ hai từ “của” bổ nghĩa cho “bàn”. Đây là một cụm từ nhập nhằng cả về cú pháp và ngữ nghĩa. Cả hai phân tích này đều đúng. Phân tích nào được chọn phụ thuộc vào ngữ cảnh.
Hình 2.6. Hai cách liên kết cho cụm từ “cái bàn bằng gỗ của tôi”
- Thành phần đại từ chỉ định sau danh từ (vị trí 2 hoặc 4)
– Danh từ có kết nối NtPd+.
– Đại từ chỉ định có kết nối NtPd-.
Ví dụ, trong câu “những cái ghế này rất đẹp” ở hình 2.7 dưới đây
Hình 2.7. Các liên kết xoay quanh danh từ trung tâm “ghế”
c. Liên kết danh từ với giới từ
Liên kết được xác lập từ giới từ tới danh từ (có thể là trung tâm của danh ngữ), ví dụ với cụm từ “mua cá cho cái con mèo lười này”, giới từ “cho” phải có liên hệ với danh từ “mèo”. Tên của liên kết là EN+ cho giới từ, EN- cho danh từ.
2.1.3. Các liên kết cho động từ
Liên kết cho động từ được xây dựng theo cách tương tự như liên kết với với danh từ. Dựa trên cấu trúc của động ngữ, các liên kết cũng được chia thành hai loại: liên kết với từ đứng bên trái và liên kết với từ đứng bên phải động từ chính.
2.1.3.1. Động từ đóng vai trò vị từ
Nếu danh từ và đại từ xưng hô đóng vai trò chủ ngữ có liên kết SV+ tới vị từ là động từ (thành phần chính của vị ngữ) thì động từ có liên kết SV- tới chủ ngữ.
Ngoài ra, riêng động từ quan hệ là ”là” có liên kết DT_LA- tới chủ ngữ.
Động từ cũng có quan hệ với từ để hỏi. Giống như từ điển liên kết tiếng Anh, từ để hỏi liên kết với động từ chính của câu. Tùy theo loại từ để hỏi thường đứng đầu câu hay cuối câu mà liên kết của động từ là THT hay THS. Khi từ để hỏi đã xuất hiện ở bên trái động từ, sẽ không thể xuất hiện từ để hỏi khác ở bên phải. Công thức cho động từ thể hiện điều này: THT- or THS+.
Liên kết của từ để hỏi:
tại sao, vì sao, ai: THT+
ở đâu, thế nào, phải không, gì: THS
Một số từ khác có thể đứng ở vị trí trước và sau:
khi nào, bao giờ: THT+ or THS-
2.1.3.2. Xây dựng liên kết dựa trên cấu trúc động ngữ
Tương tự như danh từ, theo Nguyễn Tài Cẩn [2], còn có nhứng ý kiến khác nhau về thành phần chính của động ngữ, đặc biệt trong trường hợp hai động từ đi liền nhau như “muốn ăn”. Luận án chọn động từ đứng trước theo quan điểm của [2]. Như vậy việc xác định các liên kết của động từ dựa trên cấu trúc động ngữ được chia thành hai nhánh chính: liên kết động từ chính với thành tố phụ đứng trước và với thành tố phụ đứng sau (có thể là động từ khác).
- Liên kết với thành tố phụ đứng trước động từ
Vị trí trước động từ chủ yếu được dành cho các loại phụ từ sau:
- Phụ từ so sánh Rc (“cũng”, “đều”, “vẫn”, “cứ”, “còn”, “mãi”… ). Các từ trong nội bộ nhóm lại có thể kết hợp với nhau, ví dụ “cũng vẫn cứ”.
- Phụ từ phủ định Rn (ví dụ: “không”, “chẳng”, “chưa”…), khẳng định Ra (ví dụ: “nhất định”).
- Phụ từ chỉ thời gian: quá khứ, hiện tại, tương lai
Các phụ từ này đi được với mọi loại động từ.
Theo tổng kết của Nguyễn Tài Cẩn [2], vị trí trước động từ của các phụ từ này có thể tổng kết trong sơ đồ của hình 2.8 như sau:
Phụ từ so sánh (Rc): đều, cũng, vẫn, cứ | Phụ từ chỉ thời gian (Rt, Rp, Rf): từng, đã, đang, sẽ | Phụ từ phủ định(Rn): không, chẳng, chưa |
Phụ từ mệnh lệnh (Rm): đừng, chớ | Phụ từ mệnh lệnh (Rm): đừng, chớ |
Có thể bạn quan tâm!
-
Mô hình văn phạm liên kết tiếng Việt - 8
-
Mô hình văn phạm liên kết tiếng Việt - 9
-
Mô hình văn phạm liên kết tiếng Việt - 10
-
Mô hình văn phạm liên kết tiếng Việt - 12
-
Mô hình văn phạm liên kết tiếng Việt - 13
-
Mô hình văn phạm liên kết tiếng Việt - 14
Xem toàn bộ 305 trang: Mô hình văn phạm liên kết tiếng Việt
Hình 2.8. Thành tố phụ đi trước mọi động từ
Liên kết được xác lập theo sơ đồ trên cho động từ:
{RnV-} &(({RtV- or RpV- or RfV-} & {@RcV-} ) or (RmV-))
Liên kết được xác định cho các phụ từ tương ứng:
- Phụ từ so sánh: RcV+
- Phụ từ phủ định: RnV1+
- Phụ từ mệnh lệnh: RmV2+
- Phụ từ thời gian (quá khứ): RpV+
- Phụ từ thời gian (hiện tại): RtV+
- Phụ từ thời gian (tương lai): RfV+
Ví dụ:Liên kết của cụm từ “vẫn đang làm” trong hình 2.9.
Hình 2.9. Liên kết trong cụm từ “vẫn đang làm”
Ngoài ra, một số loại phụ từ khác cũng có khả năng kết hợp với tất cả các động từ:
- Phụ từ chỉ phạm vi (tiểu loại Rs, ví dụ “chỉ”): Phụ từ loại này có thể đi sau phụ từ so sánh hay phụ từ thời gian tương lai.
– Công thức liên kết cho động từ: RsV- &{RcV- or RfV-}
– Công thức liên kết chophụ từ chỉ phạm vi: RsV+
- Phụ từ chỉ tần suất (tiểu loại Rq, ví dụ “thường”, “hay”, “năng”): Phụ từ loại này có thể đi trước phụ từ chỉ phạm vi, hay đi sau phụ từ so sánh. Riêng phụ từ phủ định có thể đi trước hoặc sau phụ từ chỉ tần suất. Mỗi vị trí mang một ý nghĩa khác nhau.
Các từ thuộc nhóm này có thể kết hợp với nhau trong nội bộ nhóm, ví dụ “thường hay”
Công thức liên kết cho động từ: {RcV-or RnV-} & @RqV- & {RsV- or RnV-}
Ví dụ: Các liên kết cho cụm từ “không hay đọc sách này” được mô tả trong hình 2.10 dưới đây:
Hình 2.10. Liên kết trong cụm từ “không hay đọc sách này”
- Phụ từ khẳng định (tiểu loại Ra, ví dụ “nhất định”): Khác với phụ từ phủ định, phụ từ khẳng định lại đi trước phụ từ chỉ thời gian nếu cả hai cùng bổ nghĩa cho một động từ.
Công thức liên kết cho động từ: {RaV-}&{RtV- or RpV- or RfV-}
Công thức liên kết cho phụ từ: RaV+
- Liên kết với thành tố phụ đứng sau động từ

Bài viết tương tự
- Kinh doanh các dịch vụ liên quan đến rác thải mô hình tại Nhật Bản và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
- Phân tách cụm danh từ cơ sở tiếng việt sử dụng mô hình crfs
- Nghiên cứu xây dựng mô hình nữ vận động viên chạy 100m cấp cao Việt Nam
- Mô hình tố tụng hình sự Việt Nam và vấn đề áp dụng tố tụng tranh tụng
- Tình hình song ngữ khmer-việt tại đồng bằng sông cửu long – một số vấn đề lý thuyết và thực tiễn
Gửi tin nhắn
Danh mục
Bài viết tương tự
-
Luận cứ khoa học về xác định mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
-
KHẢO SÁT NHANH CÁC LOẠI HÌNH CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH VÀ SẢN PHẨM GIAO DỊCH MỚI TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
-
Ảnh hưởng của văn hoá phương Đông đến hành vi tiêu dùng hàng thực phẩm của người Việt Nam
-
Dịch vụ phân phối và những vấn đề đặt ra trong việc thực hiện cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO
-
Mô hình chiến lược" Đại dương xanh" và thực tế áp dụng đối với các doanh nghiệp Việt Nam
-
Kinh nghiệm phát triển mô hình Keiretsu ở Nhật Bản, Chaebol ở Hàn Quốc và định hướng cho các tập đoàn kinh tế của Việt Nam
-
Mô hình bán lẻ chuyên biệt và triển vọng phát triển tại Việt Nam
-
Mô hình cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
-
Mô hình kinh doanh Báo mạng tại Việt Nam: thực trạng và giải pháp
-
Mô hình quản lý kinh doanh rác thải phù hợp cho Việt Nam
-
Mô hình tập đoàn kinh tế - hoạt động của tập đoàn dầu khí Việt Nam giai đoạn 2006 - 2008 và xu hướng phát triển
-
Mô hình tập đoàn kinh tế Việt Nam - Hiện trạng và xu hướng phát triển trong thời gian tới
-
Mô hình và hoạt động của các công ty chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay
-
Nghiên cứu mô hình đấu giá trực tuyến của EBAY và những đề xuất cho Việt Nam
-
Nghiên cứu mô hình tập đoàn ở một số nước Đông Nam Á và bài học cho Việt Nam
-
Nghiên cứu mô hình xúc tiến và hỗ trợ thương mại điện tử cho doanh nghiệp - Kinh nghiệm trên thế giới và bài học đối với Việt Nam
-
Phân tích mô hình quản trị chuỗi cung ứng của Toyta và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp sản xuất ô tô của Việt Nam
-
Mô hình chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước ở Việt Nam
-
Một số vấn đề cơ bản để giảm và tiến tới xóa bỏ hình phạt tử hình trong Luật hình sự Việt Nam
-
Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy trong luật hình sự Việt Nam
-
Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc về nhân thân người phạm tội trong luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn tại địa bàn tỉnh Hà Giang)
-
Văn hóa gia đình tại các khu đô thị mới ở Hà Nội với việc tiếp nhận truyền hình đa nền tảng ở Việt Nam
-
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, giải phẫu bệnh và kết quả điều trị ung thư ống tiêu hóa không thuộc biểu mô tại bệnh viện Việt Đức
Tin nhắn