Mô hình tập đoàn kinh tế Việt Nam - Hiện trạng và xu hướng phát triển trong thời gian tới - 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

----- -----


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


Đề tài:

MÔ HÌNH TẬP ĐOÀN KINH TẾ VIỆT NAM - HIỆN TRẠNG VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG THỜI GIAN TỚI


Sinh viên thực hiện : Lê Quang Huy

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Lớp : Pháp 1

Khóa 44

Mô hình tập đoàn kinh tế Việt Nam - Hiện trạng và xu hướng phát triển trong thời gian tới - 1

Giáo viên hướng dẫn : PGS. TS. Phạm Duy Liên


Hà Nội, 5 - 2009

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ 7

1.1. KHÁI NIỆM VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ 7

1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA TẬP ĐOÀN KINH TẾ 9

1.3. PHÂN LOẠI TĐKT 14

1.3.1. CĂN CỨ THEO BIỂU HIỆN CỦA LIÊN KẾT 14

1.3.2. CĂN CỨ THEO TÍNH CHẤT SỞ HỮU 16

1.3.3. CĂN CỨ THEO TÊN GỌI CỦA TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN ... 16

1.4. ĐIỀU KIỆN VÀ CON ĐƯỜNG HÌNH THÀNH CÁC TĐKT 19

1.5. VAI TRÒ CỦA CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ 23

1.6. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN TẬP ĐOÀN KINH TẾ 27

1.6.1. KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC 27

1.6.2. KINH NGHIỆM CỦA NHẬT BẢN 31

1.6.3. BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM 34

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TẬP ĐOÀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM 37

2.1. SỰ CẦN THIẾT VÀ TẤT YẾU HÌNH THÀNH TẬP ĐOÀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 37

2.2. QUAN ĐIỂM, CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ THÍ ĐIỂM HÌNH THÀNH CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ 38

2.3. ĐÁNH GIÁ NHỮNG ĐIỀU KIỆN BAN ĐẦU HÌNH THÀNH CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM 42

2.4. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN MỘT SỐ TẬP ĐOÀN, TỔNG CÔNG TY THEO HƯỚNG TẬP ĐOÀN KINH TẾ 46

2.4.1. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA MỘT SỐ TẬP ĐOÀN, TỔNG CÔNG TY 91 46

2.4.2. MỐI QUAN HỆ NỘI BỘ 49

2.4.3. CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH 53

2.4.4. QUAN HỆ GIỮA CHỦ SỞ HỮU NHÀ NƯỚC VỚI CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ VÀ VẤN ĐỀ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP 53

2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG 56

2.5.1. NHỮNG KẾT QUẢ BAN ĐẦU HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TẬP ĐOÀN KINH TẾ TỪ CÁC TỔNG CÔNG TY 91 56

2.5.2. MỘT SỐ HẠN CHẾ 58

2.5.3. NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG HẠN CHẾ 62

CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN, NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ 65

3.1. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHO VIỆC HÌNH THÀNH TẬP ĐOÀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN TỚI 65

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM 68

3.2.1. LỰA CHỌN CON ĐƯỜNG HÌNH THÀNH TẬP ĐOÀN KINH TẾ 68

3.2.2. XÁC ĐỊNH ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA TẬP ĐOÀN KINH TẾ 70

3.2.3. LỰA CHỌN MÔ HÌNH VÀ HOÀN THIỆN CẤU TRÚC NỘI BỘ

............................................................................................................... 71

3.2.4. CƠ CẤU LẠI CÁC TỔNG CÔNG TY ĐƯỢC XÂY DỰNG THEO MÔ HÌNH TẬP ĐOÀN VÀ TIẾP TỤC HOÀN THIỆN CÁC TẬP ĐOÀN ĐANG THÍ ĐIỂM 74

3.2.5. NHÓM GIẢI PHÁP NHẰM TẠO LẬP MÔI TRƯỜNG, ĐIỀU KIỆN CHO CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN .. 81 3.2.6. NHÓM GIẢI PHÁP VỀ CHÍNH SÁCH 85

3.2.7. NHÓM GIẢI PHÁP VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC TẬP ĐOÀN KINH TẾ 87

3.2.8. GIẢI PHÁP VỀ CÁN BỘ QUẢN LÝ VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG

TRONG TẬP ĐOÀN 88

KẾT LUẬN 90

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92

LỜI MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài.

Tập đoàn kinh tế (TĐKT) luôn có vị trí, vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, ngành và của cả nền kinh tế. Trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế hiện nay, khi mà cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt thì vai trò của các TĐKT càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Tập đoàn (TĐ) không chỉ là đầu tầu của nền kinh tế mà còn trở thành biểu tượng cho sức mạnh của một quốc gia, bảo vệ nền kinh tế trong nước trước sự thâm nhập của các nền kinh tế khác.

Cũng như nhiều nước đang phát triển trên thế giới, Chính phủ Việt Nam nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc hình thành và phát triển các TĐKT nếu muốn cạnh tranh bình đẳng với các nước phát triển. Vì vậy thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta khẳng định quyết tâm xây dựng các TĐKT bằng nhiều chủ trương, chính sách nhằm tạo ra những “trụ cột” kinh tế. Với đặc điểm là nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã chọn cho mình hướng đi là thiết lập các TĐKT của Nhà nước - một dạng đặc biệt của mô hình TĐKT - thông qua quá trình cải cách toàn diện các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN). Tuy nhiên ngay cả khi các tập đoàn thí điểm đã đi vào hoạt động, giới nghiên cứu và những người làm thực tiễn vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về nhiều nội dung xung quanh mô hình này. Tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội khoá XII (tháng 10/2007), lần đầu tiên Quốc hội lên tiếng về “phong trào” thành lập TĐKT cho thấy tầm quan trọng cũng như những khó khăn, phức tạp của vấn đề này.

Như vậy hình thành và phát triển các TĐKT ở Việt Nam là yêu cầu xuất phát từ thực tiễn, đồng thời cả lý luận và thực tiễn đang đặt ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, giải quyết. Nhằm đem lại một cái nhìn tổng quát về quá trình hình thành, hiện trạng cũng như xu hướng phát triển mô hình này ở Việt Nam, em chọn đề tài “ Mô hình tập đoàn kinh tế Việt Nam - Hiện trạng và xu hướng phát triển trong thời gian tới” làm khoá luận tốt nghiệp của mình.


2. Tình hình nghiên cứu

Đã có nhiều công trình trong và ngoài nước nghiên cứu vấn đề này. Các công trình nghiên cứu nước ngoài tập trung vào lý giải những nội dung về xây dựng và phát triển các TĐKT theo dạng đưa ra các mô hình lý thuyết. Những tài liệu thực tiễn thường là những bản báo cáo thường niên của các TĐ riêng lẻ. Hơn nữa, các tác giả thường căn cứ vào thực tiễn các TĐ ở nước họ để tổng kết luận giải. Điển hình là các công trình sau: cuốn sách Bàn về cải cách toàn diện DNNN của tác giả Trương Văn Bân (1999), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội; các bài viết, thông tin trên trang thông tin điện tử của các TĐKT cụ thể và trên trang chính thức của hai tạp chí nổi tiếng FORTUNE (http://www.fortune.com) và Businessweek (http://www.businessweek.com) cung cấp khá đầy đủ, cập nhật các thông tin liên quan đến những TĐKT hàng đầu thế giới trên các mặt như doanh thu, lợi nhuận, lĩnh vực kinh doanh...cùng với những bài phân tích của các chuyên gia trên từng lĩnh vực cụ thể.

Các công trình trong nước cũng đề cập nhiều vấn đề xung quanh TĐKT. Đáng chú ý là các công trình: cuốn sách Mô hình tập đoàn kinh tế trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá (2002) của tác giả Vũ Huy Từ, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội; cuốn Thành lập và quản lý các TĐKT ở Việt Nam (1996) của tác giả Nguyễn Đình Phan, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội hay cuốn sách Tập đoàn kinh tế - lý luận và khả năng ứng dụng vào Việt Nam (2005) của tác giả Trần Tiến Cường (chủ biên). Ngoài ra cũng cần phải kể đến các bài báo, các tạp chí chuyên nghành trên các trang web của các viện nghiên cứu, các trường đại học, các bài dịch theo chủ đề cũng hết sức phong phú, đa dạng. Về số lượng đây là mảng có số bài viết đồ sộ. Về nội dung, mảng nghiên cứu này đề cập đến nhiều vấn đề nhiều khía cạnh liên quan, phân tích thực trạng các TCTNN và các giải pháp phát triển chúng thành các TĐKT...Có thể nói đây là những tài liệu rất quan trọng trong quá trình nghiên cứu bởi thông tin được cập nhật, có nhiều ý tưởng mới. Tuy nhiên do giới hạn phạm vi đăng tải, các công trình chỉ tiếp cận, phân tích một mặt, một khía cạnh nào đó của vấn đề, không thể giải quyết được nhiều nội dung trong một bài báo khoa học.

Như vậy các công trình nghiên cứu ngoài nước có đề cập đến sự hình thành và phát triển các TĐKT nhưng không thể áp dụng như một công thức trong điều kiện Việt Nam. Các công trình nghiên cứu trong nước đề cập đến nhiều khía cạnh với nhiều cách thức tiếp cận nhưng chưa có công trình nào hệ thống đầy đủ về sự hình thành và xu hướng phát triển các TĐKT được nhìn nhận từ thực trạng hoạt động và sự vận động nội tại phù hợp với điều kiện Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Nhằm góp phần làm rõ một số nội dung lý luận và thực tiễn về TĐKT , đánh giá thực trạng hoạt động, các quan hệ nội tại, mối liên kết kinh tế...trong các TCT được thành lập theo quyết định 91/TTg ngày 7/3/94 của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là TCT 91); đề xuất hệ thống quan điểm và giải pháp để góp phần thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển các TĐKT mạnh trên cơ sở các TCTNN, trong đó trọng tâm là các TCT 91.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

*Đối tượng: Đối tượng của đề tài được xác định là những nội dung chủ yếu liên quan đến sự hình thành, thực trạng và xu hướng phát triển các TĐKT ở Việt Nam, bao gồm: con đường, điều kiện hình thành, mô hình, cơ chế chính sách, liên kết nội bộ, quan hệ sở hữu...một số nội dung được đề cập nhằm làm rõ mối quan hệ với những nội dung chủ yếu trong quá trình nghiên cứu.

*Phạm vi: Phạm vi của đề tài là các TCT 91 (bao gồm cả các tập đoàn đang thí điểm) trên những nội dung chủ yếu liên quan đến hình thành, thực trạng và xu hướng phát triển trong thời gian tới. Các TCTNN được thành lập theo Quyết định 90/TTg (gọi tắt là TCT 90) và các TCT thành lập sau này được nghiên cứu, đề cập nhằm đảm bảo tính khoa học, logic của nội dung.

Về thời gian: Tính từ khi có chủ trương hình thành các TĐKT ở Việt Nam năm 1994, được đánh dấu bằng sự ra đời của Quyết định 91/TTg của Chính phủ, trong đó trọng tâm được giới hạn trong khoảng thời gian từ năm 2001 đến nay.

5. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích tổng hợp lý thuyết: Hệ thống hoá những vấn đề chung về TĐKT, những căn cứ lý thuyết và thực tiễn hình thành và phát triển các TĐKT trong nền kinh tế thị trường.

- Phương pháp thống kê, so sánh: sử sụng các số liệu thống kê để phân tích, so sánh, rút ra những kết luận làm cơ sở đề xuất quan điểm và giải pháp thúc đẩy quá trình phát triển các TĐKT, dần hoàn thiện mô hình này trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam.

6. Kết quả dự kiến đạt được

- Làm rõ 3 điều kiện và 2 con đường hình thành và phát triển các TĐKT.

- Rút ra 6 bài học với Việt Nam qua phân tích kinh nghiệm hình thành và phát triển các TĐKT Trung Quốc, Nhật Bản.

- Nêu rõ 4 kết quả bước đầu, 4 nhóm hạn chế và 3 nhóm nguyên nhân thông qua phân tích thực trạng hoạt động các TCT theo mô hình tập đoàn.

- Đối với các TĐKT thí điểm: hệ thống giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả, để chúng thực sư trở thành những TĐKT đủ mạnh, có khả năng cạnh tranh...nhằm đạt mục tiêu kì vọng khi thành lập.

- Định hướng phát triển trong tương lai nhằm phát huy sức mạnh nội tại của các tập đoàn.

7. Kết cấu

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của khoá luận gồm 3 chương.

Chương 1: Lý luận chung về tập đoàn kinh tế

Chương 2: Thực trạng phát triển mô hình tập đoàn kinh tế ở Việt Nam Chương 3: Quan điểm và giải pháp phát triển, nâng cao vai trò của các

tập đoàn kinh tế

Do kiến thức và thời gian nghiên cứu có hạn nên đề tài nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu xót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn cùng quan tâm để đề tài được hoàn thiện hơn. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Phạm Duy Liên đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành khóa luận này.

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí