Thống Kê Một Số Chuỗi Cửa Hàng Tiện Lợi Đang Hoạt Động Tại Việt Nam

Vi Ha Food Nam Đô (công ty cổ phần xuất nhập khẩu lương thực thực phẩm Hà Nội) là một ví dụ. Tác giả khóa luận đã quan sát và nhận thấy cửa hàng này thu hút được sự chú ý khá lớn của người dân. Cửa hàng tiện lợi này trước đây vốn là một quầy kinh doanh tổng hợp từ thời bao cấp, sau đó được sửa sang thành cửa hàng bách hóa tổng hợp và chỉ mới được nâng cấp thành cửa hàng tiện lợi trong khoảng một năm trở lại đây. Các mặt hàng kinh doanh bao gồm: lương thực, thực phẩm chất lượng cao (gạo các loại, mắm, muối, mỳ chính, mỳ…); hóa mỹ phẩm (dầu gội, dầu xả, sữa tắm, xà phòng, kem đánh răng, nước cọ rửa, kem nẻ, kem chống ẩm…); Đồ dùng sinh hoạt (bàn chải, gương lược, cốc chén đũa bát, khăn các loại…) và một số văn phòng phẩm. Hàng hóa trong cửa hàng được để trong các quầy kệ, tủ kính ngăn nắp,bắt mắt, niêm yết giá rõ ràng song khách hàng vẫn được phục vụ chứ không được tự chọn. Hiện tại cửa hàng có 2 nhân viên bán hàng và 1 nhân viên bảo vệ trên một ca trực, thời gian mở cử từ 6 giờ sáng đến 9 giờ tối, diện tích bán

hàng khoảng 70 m2. Giá bán khá rẻ, chỉ bằng với kênh bán lẻ truyền thống và

hầu như lúc nào cửa hàng cũng có khách ghé thăm. Tuy nhiên, trang bị của cửa hàng còn rất sơ sài, chỉ là nâng cấp vê hình thức chứ không phải là về bản chất, cửa hàng không có hệ thống bảo quản lạnh để kinh doanh mặt hàng thực phẩm tươi sống và đông lạnh nên cũng không thể gọi là một cửa hàng tiện lợi hiện đại theo đúng nghĩa được.

Tuy nhiên, sự thiếu liên kết chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau trong kinh doanh là hạn chế không nhỏ của các cửa hàng tiện lợi loại này ở Việt Nam. Vì vậy khả năng chia sẻ rủi ro là rất hạn chế nếu không nói là hầu như không có.

3.1.2 Mô hình chuỗi cửa hàng tiện lợi

Đây là mô hình cửa hàng tiện lợi mà một doanh nghiệp có thể mở hai, ba hoặc nhiều cửa hàng tiện lợi ở các địa điểm khác nhau, tại một hoặc nhiều địa phương khác nhau, kinh doanh các mặt hàng tương tự nhau và chịu sự thống nhất quản lý của doanh nghiệp kinh doanh cửa hàng tiện lợi.

Theo mô hình này, người tiêu dùng không cần phải đến một cửa hàng tiện lợi nhất định mà chỉ cần đến một cửa hàng tiện lợi bất kỳ trong cùng chuỗi cửa hàng tiện lợi đều có thể mua được những mặt hàng mình muốn và hoàn toàn yên tâm với giá cả và chất lượng hàng hóa mình đã lựa chọn. Đó chính là tính thống nhất của các cửa hàng tiện lợi trong cùng một chuỗi cửa hàng tiện lợi, các cửa hàng này sẽ có chung lô gô, cách trưng bày hàng hóa, thiết kế cửa hàng, hàng hóa dịch vụ bày bán… Chính tính thống nhất này sẽ thúc đẩy quá trình nhận diện thương hiệu của khách hàng đối với các chuỗi cửa hàng tiện lợi.

Không chỉ mang lại lợi ích cho khách hàng, chuỗi cửa hàng tiện lợi này đương nhiên sẽ mang lại lợi ích cho bản thân doanh nghiệp. Khi kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi theo quy mô hình chuỗi, mọi cửa hàng tiện lợi trong hệ thống sẽ được thống nhất quản lý và các cửa hàng tiện lợi thành viên có thể hỗ trợ lẫn nhau để huy động hàng hóa với khối lượng lớn, giá cả cạnh tranh, tranh thủ được các chương trình khuyến mại và hỗ trợ từ phía nhà sản xuất.

Tiêu biểu cho mô hình tổ chức kinh doanh cửa hàng tiện lợi theo dạng chuỗi ở Việt Nam phải kể đến chuỗi cửa hàng tiện lợi G7 Mart. Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ G7 (G7) được thành lập vào tháng 6 năm 2004 với số vốn đầu tư 395 triệu USD, xuất thân từ công ty Trung Nguyên, để trở thành hệ thống phân phối hiện đại cửa hàng tiện lợi, nhằm hỗ trợ và phát triển thương hiệu Việt. Thương hiệu G7 Mart đã được đăng ký bảo hộ độc quyền tại Việt Nam và trên thế giới. Ông Đặng Thanh Hùng - Trưởng phòng đối ngoại Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ G7 cho biết: “Cách xây dựng chuỗi cửa hàng G7mart có một số đặc điểm khác với một vài mô hình chuỗi cửa hàng tiện lợi trước đó. Công ty không chủ trương hình thành các cửa hàng mới (được trang bị hiện đại, quy mô lớn sẽ rất tốn kém về nhân sự, trang bị vật chất) không phù hợp với mức sống, tập quán của người Việt Nam khi đến các cửa hàng tạp hóa, dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp. Cách

làm của G7 là hình thành cửa hàng tiện lợi trên nền cơ sở vật chất đã có (cửa hàng với cơ sở vật chất có sẵn), nhân sự tại chỗ (chủ và gia đình của cửa hàng). Để dán nhãn hiệu G7 lên chúng tôi chỉ nâng cấp thêm, điều chỉnh lại và thống nhất nguyên tắc quản lý và công nghệ phục vụ, bán hàng, khắc phục một số bất cập về mặt hoạt động”.

G7 Mart chuyển đổi từ cửa hàng tạp hóa truyền thống đang hoạt động tại các khu dân cư trên cơ sở nâng cấp toàn diện. G7 lựa chọn từ những cửa hàng bán lẻ bình dân đang hoạt động hiệu quả, theo nhiều tiêu chí đánh giá của công ty này như: doanh thu tháng, quy mô cửa hàng, diện tích, vị trí. Hàng loạt cửa hàng nhỏ được lên đời từ cách trang trí hàng hóa đến phong cách phục vụ. Các chủ cửa hàng bán lẻ sẽ ký hợp đồng với G7 để trở thành thành viên của chuỗi thương hiệu này:

- G7 sẽ đầu tư với mức 50-200 triệu đồng/cửa hàng.

- G7 đầu tư cửa hàng theo một thiết kế trang trí độc quyền, nâng cấp hình thức của cửa hàng.

- Các chủ cửa hàng sẽ được huấn luyện phương thức bán hàng hiện đại thông qua các lớp tập huấn chuyên nghiệp bán hàng, nhằm chuẩn hóa và nâng cấp chất lượng phục vụ

- G7 hỗ trợ trưng bày chuyên nghiệp, trưng bày bắt mắt hơn, dễ tìm, dễ lấy, tiện cho người mua sắm nhanh

- G7 hỗ trợ hệ thống quản lý tài sản thông qua việc trang bị hệ thống phần mềm quản lý bán lẻ; các chủ cửa hàng không còn chật vật khâu kiểm kê hàng hóa, lợi nhuận hàng ngày nhờ hệ thống phần mềm quản lý bán lẻ hiện đại.

- G7 đem lại lợi nhuận cho các cho các cửa hàng này bằng hệ thống biển quảng cáo cho các hãng sản xuất, dịch vụ, ngân hàng.

- G7 cung cấp và phân phối hàng tập trung, mặt hàng đa dạng hóa, phong phú hơn.

- Đồng thời G7 thành lập những dịch vụ giá trị gia tăng như phát hành thẻ mua hàng trả trước khuyến mãi 10% trên giá trị thẻ.

- G7 thanh toán chi phí các dịch vụ sinh hoạt như điện, nước, điện thoại để phục vụ người tiêu dùng.

- G7 cung cấp nhiều dịch vụ tiện ích khác như “thẻ tiện lợi”, “dịch vụ thanh toán tiện lợi” dành cho các khách hàng sử dụng điện, điện thoại, nước, internet… không có thời gian đến nhà cung cấp dịch vụ để thanh toán.

Ông Đặng Xuân Phương, chủ cửa hàng tạp hóa Phương Loan (tại số 87K đường Trần Phú, thị trấn Bình Định, tỉnh Bình Định), cho biết: “Trước xu thế cạnh tranh trong thị trường bán lẻ, gia đình tôi quyết định trở thành cửa hàng tiện lợi G7mart. Cửa hàng của gia đình đã được hỗ trợ 100% xây dựng mặt bằng, trang thiết bị hiện đại và được học các lớp tập huấn chuyên nghiệp bán hàng. Ngoài ra, mặt hàng đa dạng hóa, phong phú hơn và nhận được tiền quảng cáo bảng hiệu của các mặt hàng. Tuy cửa hàng đang trong giai đoạn sắp xếp khâu trưng bày và nhập trang thiết bị máy móc hỗ trợ bán hàng nhưng tôi tin chắc rằng việc kinh doanh của cửa hàng sẽ trở nên thuận lợi hơn rất nhiều”.

Ngoài chuỗi cửa hàng tiện lợi G7 Mart, ở Việt Nam còn có nhiều chuỗi cửa hàng tiện lợi khác như: cửa hàng Co-op, cửa hàng Hapro, Small Mart 24/7, Citimart Best & Buy, Shop & Go, 365 Days, Speedy, V-24h, 99 Mart…

Xét về cách thức xây dựng chuỗi cử hàng tiện lợi tại Việt Nam hiện nay thì có hai cách thức phổ biến đang tồn tại ở thị trường Việt Nam là đầu tư xây mới hoàn toàn (Small Mart 24h/7, Citimart B & B…) và cải tạo các cửa hàng cũ (G7 Mart, cửa hàng Co-op…).

Dưới đây là bảng thống kê một số chuỗi cửa hàng tiện lợi đang hoạt động tại Việt Nam:

Bảng 2.2: thống kê một số chuỗi cửa hàng tiện lợi đang hoạt động tại Việt Nam

STT

Tên chuỗi CHTL

Chủ sở hữu

Thời điểm xuất hiện

Số lượng cửa hàng hiện có

1

Day & Night

Công ty TNHH Phú An Thịnh (PAT)

3/2005

3

2

Shop & Go

Cty cổ phần cửa hiệu và sức sống

8/2005

34

3

Citimart Best & Buy

Cty TNHH thương mại và dịch vụ Đông Hưng

8/2006

5

4

G7 Mart

Cty TNHH thương mại và dịch vụ G7

8/2006

10.000

5

Hapro

Tổng Công ty Thương mại Hà Nội

11/2006

16

6

Co-op Food

Sài Gòn Co-op (Liên hiệp HTX TP HCM)

12/2008

2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Mô hình cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp - 8

(Nguồn: tác giả khóa luận tự tổng hợp)


Con số 10.000 cửa hàng tiện lợi của G7 Mart mới nghe qua có vẻ mâu thuẫn với con số thống kê mà bộ Công thương đưa ra vào cuối năm 2008 (khoảng 2.000 cửa hàng tiện lợi). 10.000 cửa hàng tiện lợi G7 Mart bao gồm 500 cửa hàng tiện lợi do công ty G7 trực tiếp đầu tư và 9.500 cửa hàng thành viên. Theo cách hiểu của em, khi thống kê số lượng cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam, bộ công thương đã chỉ tính những cửa hàng tiện lợi G7 Mart do chính G7 trực tiếp đầu tư. Tuy nhiên, theo ý kiến chủ quan của người viết, khoảng

9.500 cửa hàng thành viên này của G7 Mart nên được tính là các cửa hàng tiện lợi; nếu thế thì con số cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam hiện nay phải lên tới

khoảng 11.500 cửa hàng tiện lợi, một con số khá ấn tượng khiến chúng ta có quyền hi vọng về sự phát triển của mô hình cửa hàng tiện lợi trong tương lai.

Cũng cần phải nói thêm rằng, trong phạm vi bài viết này, tác giả khóa luận chủ yếu tập trung nghiên cứu mô hình cửa hàng tiện lợi dạng chuỗi. Vì những cửa hàng tiện lợi dạng chuỗi đều do các doanh nghiệp đầu tư nên phần nào được quy hoạch rõ ràng, kinh doanh bài bản và chuyên nghiệp hơn các cửa hàng tiện lợi độc lập. Và cũng bởi mô hình cửa hàng tiện lợi dạng chuỗi mới là chiến lược của bán lẻ Việt trong tương lai gần.

3.2. Hàng hóa trong cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam

Với mục tiêu để người tiêu dùng có thể mua được mọi hàng hóa cần thiết bất kỳ nơi nào, lúc nào; các cửa hàng tiện lợi ở Việt Nam đã áp dụng nhiều biện pháp để đưa được các chủng loại hàng hóa thiết yếu, tiện dụng nhất vào bày bán ở cửa hàng tiện lợi. Để tiện theo dõi, em sẽ trình bày về hàng hóa trong cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam trên cơ sở nêu và đánh giá về chủng loại, chất lượng, giá cả và việc trưng bày hàng hóa.

3.2.1. Chủng loại hàng hóa

Như đã trình bày trong chương một, hàng hóa trong một cửa hàng tiện lợi truyền thống bao gồm tạp phẩm, đồ uống, đồ ăn nhẹ, bánh kẹo và thuốc lá; ngoài ra một số cửa hàng tiện lợi còn kinh doanh cả xăng dầu. Hàng hóa trong các cửa hàng tiện lợi ở Việt Nam, cũng giống như trên thế giới, tập trung chủ yếu vào việc kinh doanh các mặt hàng thiết yếu.

Tuy nhiên, không như các cửa hàng tiện ích của nước ngoài chú trọng kinh doanh thức ăn nhanh, các cửa hàng tiện ích của Việt Nam kinh doanh các loại thực phẩm tươi sống hoặc đông lạnh phục vụ bữa ăn hàng ngày là chủ yếu. Cửa hàng Co.op Food của Saigon Co.op tại chung cư Phan Văn Trị (đường Phan Văn Trị, Phường 2, Quận 5, TP HCM) là một điển hình. Trong khuôn viên 300 m2, Co.op Food Phan Văn Trị bày bán các mặt hàng tươi sống, đã qua sơ chế, chế biến hoặc đã nấu chín; thực phẩm đông lạnh như thịt, cá; trứng, rau, củ, quả tươi, sữa, phô mai, thịt nguội, chả giò, chạo tôm; dầu

ăn, bánh, kẹo, trà, cà phê. . . và một ít hóa phẩm phục vụ các bà nội trợ. Khách có nhu cầu cho bữa ăn sáng cũng được phục vụ với thực đơn là các loại bánh tươi và bánh mới nướng. Điểm hay của cửa hàng là sơ chế thịt, cá cho khách miễn phí.

Một khác biệt khác so với thế giới, đó là: vì các lý do chủ quan và khách quan, ở Việt Nam hiện nay không có cửa hàng tiện lợi nào kinh doanh mặt hàng xăng dầu. Nói chung, các cửa hàng tiện lợi ở Việt Nam thường bày bán khoảng từ 1.000 đến 2.000 mặt hàng; điều này hoàn toàn thỏa mãn tiêu chí phải có ít nhất 500 mặt hàng được bày bán như đã nêu trong chương mở đầu của bài viết này. Số lượng và chủng loại mặt hàng trong một cửa hàng tiện lợi ở Việt Nam có thể thay đổi tùy theo việc cửa hàng tiện lợi đó thuộc sở hữu của ai hay nằm ở vị trí nào. Sau đây, người viết xin được điểm qua các đặc điểm về chủng loại hàng hóa trong một số chuỗi cửa hàng tiện lợi khác thông qua bảng thống kê các đặc điểm về chủng loại hàng hóa trong một số chuỗi cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam hiện nay:


Bảng 2.3: Thống kê các đặc điểm về chủng loại hàng hóa trong một số chuỗi cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam


Stt

Tên

chuỗi CHTL


Đặc điểm về chủng loại hàng hóa

1

Citimart B&B

- tại khu dân cư: bắt đầu từ 6 - 23 giờ với thế mạnh hàng thực phẩm, bách hoá…

- tại cây xăng: hoạt động 24 giờ, chủ yếu là hàng hoá mỹ

phẩm, nước giải khát, thức ăn nhanh...

2

Cửa hàng Co.op

khoảng 2.000 mặt hàng với 80% nguồn hàng do Saigon Co.op cung cấp, 20% còn lại tùy vị trí và nhu cầu dân cư

mà người quản lý cửa hàng đưa vào thêm.

3

Co.op

cung cấp thực phẩm an toàn và tiện lợi cho bữa ăn hàng

Food

ngày của dân cư trong vòng bán kính 500m. Mở cửa từ 6-

21 giờ, chủ yếu cung cấp thực phẩm chọn lọc với tiêu chí tươi ngon, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, giá cả hợp lý. Mỗi cửa hàng sẽ cung cấp những thực phẩm theo nhu

cầu của dân cư trong khu vực.

4

365 Days

có đầy đủ các mặt hàng thiết yếu như: thực phẩm đông

lạnh, hoá mỹ phẩm...

5

G7 Mart

Cung cấp và phân phối hàng tập trung nên mặt hàng được

đa dạng hóa, phong phú hơn, kinh doanh chủ yếu 5 ngành hàng:

1) thực phẩm ngọt, mặn;

2) hóa mỹ phẩm;

3) rượu, bia, nước giải khát;

4) bánh kẹo, thuốc lá;

5) phi thực phẩm và một số ngành hàng đặc sản địa phương.

6

Small

Mart 24h/7

bán các mặt hàng tiêu dùng nhanh như các loại thực phẩm,

hàng tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống hằng ngày, năng động thay đổi cơ cấu hàng hoá ở mỗi khu vực:

- khu vực phục vụ khách du lịch: tập trung nhiều hơn vào các sản phẩm thực phẩm và hàng tiêu dùng phục vụ khách du lịch.

- khu dân cư mới, chung cư: cung cấp thêm rau sạch, thịt tươi, thực phẩm sơ chế, đông lạnh và tươi sống, đồ ăn nhanh…

- khu trung tâm đô thị: chủ yếu là thức ăn nhanh, thực

phẩm ăn liền, chế biến sẵn...

7

Cửa hàng V-24h

1.200 - 1.500 mặt hàng được trưng bày trên diện tích từ 50- 70 m2



- nhóm hàng khô: hóa mỹ phẩm, văn phòng phẩm, đồ dùng

gia đình, y tế gia đình...

- nhóm hàng bảo quản: thuốc uống liền, gạo, thực phẩm thế biến, rau, củ quả...

- nhóm hàng 12 giờ: báo ngày, xôi, bánh mì thịt, thuốc uống V-Mart và suất ăn trưa…

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/05/2022