Mặt trái của đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam - 4

Chuyển giao công nghệ thông qua FDI đã làm cho “khoảng cách công nghệ’’ giữa nước đi đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư thu hẹp lại. Hình thức chuyển giao công nghệ thông qua FDI được thực hiện thông qua: chuyển giao bên trong (internalized) và chuyển giao bên ngoài (evtennuyalized). Chuyển giao bên trong là hình thức chuyển giao chủ yếu nhất và được thực hiện giữa công ty mẹ (ở nước đi đầu tư) vào chi nhánh công ty con (nước tiếp nhận đầu tư). Chuyển giao bên bên ngoài được thực hiện giữa các công ty khác nhau như: liên doanh với doanh nghiệp trong nước, hợp đồng li-xăng, hỗ trợ công nghệ……Việc chuyển giao công nghệ bên trong và bên ngoài tại nước tiếp nhận đầu tư phụ thuộc vào một số nhân tố: bản chất công nghệ; chiến lược của người bán (người chuyển giao); khả năng của người mua (người được chuyển giao) và chính sách nước tiếp nhận đầu tư.

Hoạt động của FDI đã tạo ra hiệu ứng tích cực đối với các doanh nghiệp của nước tiếp nhận đầu tư nhờ hoạt động phổ biến công nghệ. Cụ thể:

Việc các doanh nghiệp FDI cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước đã thúc đẩy việc cải thiện và nâng cao công nghệ, góp phần làm cho sản xuất có hiệu quả. Mặt khác, nhà đầu tư nước ngoài hợp tác với các chi nhánh hoặc doanh nghiệp nước tiếp nhận đầu tư cũng góp phần phổ biến công nghệ một cách mạnh mẽ.

Chuyển giao công nghệ cũng được thực hiện thông qua việc di chuyển lao động có trình độ chuyên môn cao từ chi nhánh công ty nước đầu tư sang doanh nghiệp nước tiếp nhận đầu tư để góp phần chuyển giao công nghệ. Đặc biệt, hoạt động của FDI đã tạo điều kiện tiếp xúc giữa các doanh nghiệp nước tiếp nhận đầu tư với các công ty đa quốc gia có trình độ công nghệ cao, nhờ đó, quá trình phổ biến và chuyển giao công nghệ đến nước tiếp nhận đầu tư là rất nhanh chóng và hiệu quả.

- Tăng cường năng lực xuất khẩu, góp phần cải thiện cán cân thanh toán, và đẩy mạnh hội nhập quốc tế

Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần thúc đẩy xuất khẩu thông qua việc làm tăng năng lực sản xuất, chế biến và xuất khẩu. Năng lực xuất khẩu đó phụ thuộc rất lớn vào các công ty tham gia quá trình sản xuất hàng xuất khẩu, trong đó có các công ty nước ngoài.

Nếu các công ty nước ngoài chuyển giao công nghệ trình độ trung bình và cao cho nước nhận đầu tư thì năng lực xuất khẩu của các nước đó được tăng cường cả về lương lẫn về chất. Các công ty nước ngoài, đặc biệt là các công ty xuyên quốc gia thường là các tập đoàn kinh doanh lớn, áp dụng trình độ công nghệ tiên tiến vào sản xuất nên vai trò của nó ngày càng cao đối với các nước tiếp nhận đầu tư. Họ thường tham gia vào quá trình sản xuất hàng xuất khẩu thông qua các dạng sau:

- Xây dựng nhà máy lắp ráp để xuất khẩu, phổ biến ở các khu chế xuất của các nước đang phát triển sản phẩm chủ yếu là hàng điện tử, ô tô, xe máy ..

- Xây dựng những ngành công nghiệp xuất khẩu mới cho các nước nhận đầu

tư.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.


- Tham gia vào khai thác tài nguyên thiên nhiên để xuất khẩu.

Mặt trái của đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam - 4

Riêng hoạt động thứ ba đòi hỏi phải sử dụng trình độ công nghệ cao, lao

động lành nghề và vốn lớn, bởi hoạt động chủ yếu của nó là khai thác dầu mỏ, dầu khí, nguồn khí tự nhiên.

Một khi năng lực xuất khẩu tăng dần lên thì các nước tiếp nhận đầu tư sẽ mở rộng được thị trường. Thông qua các công ty mẹ và các công ty con của các TNCs, sản phẩm được xuất khẩu thuận lợi từ các công ty này sang các công ty khác ở các quốc gia khác nhau. Những TNCs có mối liên hệ chặt chẽ với thị trường nước nhập khẩu và có nhiều thị trường xuất khẩu, thông qua quảng cáo

tiếp thị sản phẩm, xuất khẩu của các chi nhánh trong cùng tập đoàn TNCs sẽ làm giảm chi phí giao dịch đi rất nhiều.

Hoạt động FDI cũng giúp ổn định cán cân thanh toán thông qua sản xuất hàng xuất khẩu và thay thế nhập khẩu. Xuất khẩu được đẩy mạnh từ các chi nhánh công ty nước ngoài sẽ mang lại nguồn thu ngoại tệ cho các nước tiếp nhận đầu tư, góp phần cải thiện cán cân thanh toán. Hơn nữa việc các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào sản xuất những mặt hàng mà nước tiếp nhận đầu tư chưa thể tự sản xuất được đã giúp cho những nước này không phải nhập khẩu những hàng hóa đó, làm giảm lượng ngoại tệ phải thanh toán dẫn đến cải thiện cán cân thanh toán.

Như vậy, đầu tư cũng là một trong bốn lĩnh vực (thương mại hàng hóa, sở hữu trí tuệ, đầu tư và thương mại dịch vụ) được các quốc gia xem xét tự do hóa. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong việc gắn kết giữa các quốc gia đi đầu tư và quốc gia tiếp nhận đầu tư, làm cho quá trình phân công lao động quốc tế diễn ra theo chiều sâu. Nhờ các công ty nước ngoài, đặc biệt là các tập đoàn lớn đầu tư vào các nước đang phát triển mà các nước này có cơ hội nhiều hơn để mở rộng quan hệ đa phương và song phương với các nước khác, nhất là trong quan hệ xuất - nhập khẩu hàng hóa.

- Góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động

Do chi phí lao động tại nước đầu tư cao hơn so với chi phí đào tạo tại nước nhận đầu tư, nên các doanh nghiệp FDI đã chọn phương án sử dụng lao động tại chỗ. Để đội ngũ lao động này có thể sử dụng thành thạo công nghệ tiên tiến, thì doanh nghiệp FDI buộc phải đào tạo họ, nhờ vậy trình độ nguồn nhân lực của nước nhận đầu tư được nâng lên.

Việc đào tạo lao động không chỉ dừng lại đối với người trực tiếp sản xuất mà còn đào tạo cả kỹ năng và trình độ cho các đối tượng lao động quản lý. Như vậy,

nước nhận đầu tư không chỉ nâng cao được trình độ người lao động nói chung mà quan trọng hơn là còn tiếp thu được kinh nghiệm tổ chức và quản lý sản xuất.

Hơn nữa, yêu cầu của các doanh nghiệp FDI là công nhân phải có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nên người lao động buộc phải tự đào tạo để đáp ứng yêu cầu đó. Điều này cũng góp phần nâng cao trình độ nguồn nhân lực tại các nước nhận đầu tư.

FDI cũng góp phần tạo việc làm cho người lao động, làm giảm tỷ lệ thất nghiệp. Theo số liệu thống kê của Cục đầu tư nước ngoài, chỉ trong 8 tháng đầu năm 2008, FDI đã tạo cho hơn 1,2 triệu lao động có việc làm .

Không chỉ tạo việc làm trực tiếp, FDI còn gián tiếp tạo việc làm thông qua việc hình thành các doanh nghiệp vệ tinh cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho các doanh nghiệp FDI.

Cùng với việc làm, thu nhập của người lao động, mà trước hết là lao động trong các doanh nghiệp FDI cũng tăng lên. Ở những nước phát triển người lao động làm việc cho các chi nhánh công ty nước ngoài được trả lương cao hơn so với doanh nghiệp trong nước. Cụ thể ở Pháp, Ireland, Thụy Điển và vương quốc Anh, mức lương làm việc cho các công ty nước ngoài cao hơn 10% so với các doanh nghiệp ở trong nước. Ở các nước đang phát triển như Thái Lan, Malaxia, Pêru còn cao hơn 30%. Lý do được trả lương cao là do hiệu quả của sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI thường cao hơn so với doanh nghiệp trong nước; đồng thời lao động được tuyển dụng có trình độ và tính kỷ luật cao, các TNCs có uy tín và quy mô lớn [26].

b. Mặt trái của FDI

Mặc dù, FDI được xem như một động lực quan trọng để các nước nhận đầu tư, nhất là các nước có nền kinh tế kém phát triển, thực hiện mục tiêu phát triển của mình. Nhưng cũng phải thấy rằng, FDI không chỉ có tác động tích cực, mà

tác động tiêu cực (mặt trái) đến nền kinh tế nước sở tại. Những tác động trái chiều của FDI là:

- Dễ gây mất cân đối về ngành nghề, vùng lãnh thổ

Lợi ích của các đối tác là khác nhau nên mục tiêu đầu tư của họ cũng khác nhau. Nước nhận đầu tư thì muốn dòng vốn được đầu tư vào hệ thống kết cấu hạ tầng hay vào lĩnh vực sản xuất (thậm chí vào nông nghiệp, nông thôn, vùng sâu, vùng xa...). Nhưng đối với các nhà đầu tư thì lại không muốn đầu tư vào đó vì mục đích cao nhất của họ là lợi nhuận tối đa. Do đó, những lĩnh vực, ngành, dự án có tỷ suất lợi nhuận cao đều được các nhà đầu tư quan tâm, cũn những dự ỏn, lĩnh vực mặc dù rất cần thiết cho dân sinh, nhưng không đưa lại lợi nhuận thỏa đáng thỡ khụng thu hỳt được đầu tư nước ngoài.

Các nhà ĐTNN trong khi lựa chọn địa điểm để triển khai dự án đầu tư thường tập trung vào những nơi có kết cấu hạ tầng kinh tế - xó hội thuận lợi, do đó các thành phố lớn, những địa phương có cảng biển, cảng hàng không, các tỉnh đồng bằng là nơi tập trung nhiều dự án ĐTNN nhất. Trong khi đó, các tỉnh miềm núi, vùng sâu, vùng xa, những địa phương cần được đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, mặc dù chính phủ và chính quyền địa phương có những ưu đói cao hơn nhưng không được các nhà đầu tư quan tâm.

Tỡnh trạng đó đó dẫn đến một nghịch lý, những địa phương có trỡnh độ phát triển cao thỡ thu hỳt được ĐTNN nhiều, do đó kinh tế tăng trưởng càng cao. Trong khi đó, những vùng có trỡnh độ kém phát triển thỡ cú ớt dự ỏn ĐTNN, tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn thấp. Điều này càng làm tăng khoảng cách chênh lệch giữa các vùng. Đây là việc mà các nước nhận đầu tư không bao giờ mong muốn.

Đối với các ngành nghề cũng xảy ra tỡnh trạng tương tự, các nhà ĐTNN chỉ đầu tư vào các ngành có khả năng sinh lợi cao, rủi ro thấp như đầu tư vào các khu du lịch, các resort; cũn cỏc ngành, lĩnh vực cú khả năng sinh lời thấp, rủi ro

cao như sản xuất nông nghiệp thì khụng nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà ĐTNN.

Bên cạnh đó, việc sử dụng nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài nói chung và vốn FDI nói riêng có thể dẫn đến việc thiếu chú trọng huy động và sử dụng tối đa nguồn vốn trong nước, gây ra sự mất cân đối trong cơ cấu đầu tư (giữa vốn trong nước và vốn nước ngoài), có thể gây nên sự phụ thuộc của nền kinh tế vào vốn nước ngoài, vào nhà đầu tư nước ngoài, kể cả bí quyết công nghệ, đầu mối cung cấp vật tư, nguyên liệu, thị trường tiêu thụ sản phẩm... Do đó, nếu tỉ trọng FDI chiếm quá lớn trong tổng vốn đầu tư phát triển thì tính độc lập tự chủ sẽ bị ảnh hưởng, nền kinh tế phát triển có tính lệ thuộc bên ngoài, thiếu bền vững, nhất là khi dòng vốn FDI có sự biến động giảm sút lớn.

- Dễ gây tổn thất kinh tế do tình trạng chuyển giá (transferring price)

Chuyển giá là những giao dịch giữa các công ty mẹ và các chi nhánh công ty con. Những giao dịch về giá này được thực hiện dựa trên những tính toán bên trong của các TNCs và giá của giao dịch này không phản ánh đúng giá trị thị trường .

Chuyển giá là một trong những vấn đề mà các nước tiếp nhận đầu tư lo ngại, gây ra cạnh tranh không lành mạnh và dẫn đến hạn chế phát triển kinh tế.

Thông qua biện pháp chuyển giá, doanh nghiệp ở nước đầu tư cung ứng nguyên vật liệu, chi tiết, linh kiện, bộ phận, sản phẩm dở dang với giá cao để thu lợi ngay từ khâu này, làm cho giá thành sản phẩm cao một cách giả tạo. Thậm chí gây ra lãi giả, lỗ thật thiệt hại cho người tiêu dùng và chính phủ nước sở tại. Đôi khi, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thực hiện chính sách cạnh tranh bằng con đường bán phá giá, chịu lỗ trong giai đoạn đầu và các hình thức cạnh tranh thiếu lành mạnh để loại trừ đối thủ khác nhằm độc chiếm, khống chế thị trường, lấn át doanh nghiệp trong nước, làm cho một ngành hoặc một số ngành sản xuất ở trong nước không thể phát triển được.

Các TNCs thường sử dụng chuyển giá như là một biện pháp để tránh đánh thuế chuyển lợi nhuận, thuế nhập khẩu và kiểm soát tỷ giá. Hiện nay, một số nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài chuyển lợi nhuận về nước cũng như đánh thuế chuyển lợi nhuận thấp hoặc ký các hiệp định tránh đánh thuế hai lần. Do vậy, vấn đề chuyển giá đặt ra đối với chuyển lợi nhuận về nước là rất đáng lo ngại đối với các nước tiếp nhận đầu tư. Vì vậy, việc các TNCs lợi dụng chuyển giá để tránh đánh thuế nhập khẩu hoặc kiểm soát ngoại tệ là những vấn đề mà các nước tiếp nhận đầu tư hiện đang quan tâm nhiều nhất.

- Thường gây ô nhiễm môi trường

Một thực tế là tốc độ tăng trưởng kinh tế tỷ lệ thuận với tốc độ gây ô nhiễm môi trường, nhất là tại các nước đang phát triển. Để có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong khi công nghệ sản xuất lạc hậu, người ta phải sử dụng, khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên và những chất thải từ hoạt động sản xuất là nguyên nhân chính gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường. Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu được tiến hành trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, chế biến thực phẩm…, những chất thải từ những hoạt động sản xuất ra môi trường nếu không được xử lý và kiểm soát chặt chẽ sẽ gây ra ô nhiễm môi trường sống rất nặng nề, thậm chí nguy cơ bệnh tật còn đe dọa cả cuộc sống, tính mạng của người dân. Mặc dù, khi đăng ký đầu tư các doanh nghiệp đều đưa ra phương án xử lý chất thải công nghiệp, các biện pháp giữ gìn môi trường, nhưng trên thực tế, họ đã không xây dựng hệ thống xử lý chất thải, hơn thế, họ còn tinh vi xây dựng hệ thống xả thải thẳng ra môi trường mà không qua xử lý để giảm chi phí môi trường và trốn tránh pháp luật. Một trong những lý do thúc đẩy hoạt động đầu tư vào các nước kém và đang phát triển là tiêu chuẩn kiểm soát môi trường ở những nước này thấp hơn những nước phát triển. Nhiều nước tiếp nhận đầu tư nước ngoài mà không đặt ra các tiêu chuẩn chặt chẽ về môi trường.

- Nguy cơ phải nhận chuyển giao công nghệ lạc hậu

Thứ nhất: việc chuyển giao công nghệ lạc hậu cũng đem lại nguồn thu cho các nước đầu tư. Lợi dụng sự “khát” công nghệ và sự yếu kém trong quản lý của nước chủ nhà, một số nhà đầu tư nước ngoài thông qua con đường FDI để tiêu thụ những máy móc, thiết bị lạc hậu, thậm chí cả những thiết bị đã thải loại sang với giá cao. Thực tế ở nhiều nước đã cho thấy, khi thực hiện các dự án liên doanh, các đối tác nước ngoài đã tranh thủ góp vốn bằng các thiết bị và vật tư đã lạc hậu, đã qua sử dụng nhưng được tân trang lại hoặc nhiều khi thiết bị đã được thanh lý với giá không hề thấp. Điều này gây thiệt hại kinh tế không nhỏ đối với nước nhận đầu tư: công nghệ cũ nhưng giá phải trả như công nghệ mới.

Thứ hai: Đi kèm với các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài là công nghệ được chuyển giao vào các nước nhận đầu tư. Tuy nhiên, để độc quyền công nghệ, các chủ đầu tư không bao giờ chịu chuyển giao công nghệ hiện đại mà chỉ chuyển giao công nghệ lạc hậu, thậm chí có những công nghệ lạc hậu đến 2 - 3 thế hệ. Điều đó là do sự phát triển khoa học kỹ thuật mạnh mẽ tại các nước phát triển đã làm cho tuổi thọ của của công nghệ ngày càng ngắn lại. Những chiếc máy cũ đã bị máy mới thay thế, buộc các nước phát triển phải xử lý, và cách xử lý đối với họ là chuyển giao cho các nước kém phát triển hơn. Làm như vậy, các nước phát triển sẽ có một nơi lý tưởng để thải loại những công nghệ lạc hậu mà không phải mất một đồng chi phí nào, ngược lại họ còn thu về được lượng tiền khá lớn khi tính vào tài sản vốn góp. Cái lợi mà các nước đầu tư được hưởng chính là cái thiệt mà nước đi đầu tư bị mất đi.

Thứ ba: Việc chuyển giao công nghệ lạc hậu làm giảm hiệu quả sản xuất ở nước nhận đầu tư. Vì công nghệ là một trong bốn yếu tố đầu vào quan trọng ở những nước tiếp nhận đầu tư, nên khi nhận được các công nghệ cũ từ các dự án FDI, chắc chắn sản phẩm làm ra tại các nước nhận đầu tư, đặc biệt ở những nước có nền kinh tế kém phát triển cũng không thể nào hiện đại được, chúng sẽ có tính

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 24/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí