Marketing xuất khẩu và vận dụng trong kinh doanh xuất khẩu ở Công ty May 10 - 14


bán hàng, cùng nhau vạch định kế hoạch sản xuất hàng tuần và phối hợp tổng thể cùng giải quyết.

­ H

thống hỗ

trợ

các quyết định và lập bảng thông số

cần có sự

giúp đỡ ca các hthng máy tính (computer) và mng lưới thông tin công cng hin đại. Trong chức năng này các bên đều nối kết với nhau bằng tin học. Trước hết là người bán lẻ phải nắm bắt được thông tin về điểm bán để chuyển đơn hàng. Hệ thống lập thông số bằng máy tính cũng giúp cho khâu giấy phép, giao hàng và giấy tờ thanh toán.

­ Hthng kim tra màu: trong sản xuất hàng may mặc ngày nay, từ khi nhận đơn đặt hàng đến khi giao hàng chỉ cho phép thực hiện trong một thời gian ngắn. Vì vậy từ khi chuẩn bị nhuộm đến khi đưa vào sản xuất đều phải dùa vào các thiết bị hiện đại và chỉ được phép tiến hành một lần. Do đó từ người mua, người sản xuất đến nhà máy in nhuộm đều phải dùa theo tiêu chuẩn card màu nhằm bảo đảm thành công ngay từ đầu.

­ Tinh thn trách nhim trong sn xut: trong lĩnh vực này cần có sự thay đổi về đào tạo giảng dạy để công nhân nắm bắt các yêu cầu kỹ thuật công nghệ. Áp dụng hình thức tập thể khuyến khích cá nhân đến phương pháp nhóm tự quản từng cá thể. Quy trình sản xuất phải được nghiên cứu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

thật cụ

thể

Marketing xuất khẩu và vận dụng trong kinh doanh xuất khẩu ở Công ty May 10 - 14

để làm sao cho sản phẩm theo mét chu trình ngắn nhất, hạn

chế lần qua tay sản phẩm, có nghĩa là sản xuất không có sai sót, không cần qua khâu KCS. Hoặc nói cho có trách nhiệm hơn là: “Mỗi người là một đầu mối KCS”.

­ Sản phẩm hợp thời trang:

hàng phải được đưa ra trên thị

trường

trong thời kỳ mốt đó đang thịnh hành. Có nghĩa là khâu sản xuất và giao hàng phải kịp thời, đúng hạn.

­ Phân phi liên tc: khâu phân phối cần được sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà sản xuất, công ty vận tải, bến cảng, kho hàng v.v…Điều đó có


nghĩa khi cửa hàng cần thì phải được giao đến ngay. Bao gói phải thống

nhất theo quy chuẩn để dễ sọc.

cho việc theo dõi và bắt buộc phải dùng cột

Để trở

thành người cung cấp hàng theo tiêu chuẩn “phản

ứng

nhanh”, công ty cần phải đáp ứng ba yêu cầu sau:

­ Thứ

nhất phải hiểu thế

nào là “phản

ứng nhanh” và đặt chương

trình để hành động.

­ Thứ hai là thiết lập một mạng lưới và một mối liên kết với các cơ sở bên ngoài và khách hàng, những người có liên quan trong guồng máy sản xuất và tiêu thụ.

­ Thứ ba là áp dụng một số cơ chế hoạt động nội bộ cả ở văn phòng và phân xưởng sản xuất để thực hiện chương trình này.

Đặc điểm để phân biệt hệ thống “phản ứng nhanh” là nhiều doanh nghiệp cùng tham gia vào một chức năng hoặc một quyết định. Chìa khoá của sự thành công là thiết lập được một hệ thống bạn hàng sẵn sàng tham gia trao đổi thông tin cần thiết để đưa ra những quyết định chính xác cũng như phương hướng giải quyết kịp thời. Quan hệ bạn hàng dùa trên cơ sở tin tưởng lẫn nhau, cùng hướng về mục đích chung và bình đẳng cùng có lợi.

Về cơ sở vật chất cũng như khả năng tổ chức, hiện công ty May 10 chưa có điều kiện để áp dụng khái niệm này song những năm gần đây, một số nội dung của khái niệm “phản ứng nhanh” đã được công ty áp dụng như thiết lập mối quan hệ bạn hàng về kế hoạch phối hợp từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm; bước đầu sử dụng hệ thống computer trong việc hỗ trợ ra các quyết định; đặc biệt chính sách chất lượng mà công ty đang theo đuổi hoàn toàn có thể đáp ứng yêu cầu của khái niệm “phản ứng nhanh”. Tuy nhiên để sản phẩm may mặc của công ty thâm nhập nhanh vào thị trường


thế giới và đủ sức cạnh tranh với sản phẩm của các nước xuất khẩu lớn khác thì việc hiểu và áp dụng toàn diện khái niệm “phản ứng nhanh” trong sản xuất là vô cùng cần thiết.

IV. kiến nghị

Trên cơ sở nghiên cứu về tình hình, triển vọng phát triển của ngành may mặc Việt Nam và của công ty May 10, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị nhằm giúp công ty đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu trong thời gian tới.

1. Tầm vĩ mô

Để doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu có hiệu quả, nhà nước cần thiết phải hỗ trợ doanh nghiệp trong các lĩnh vực sau:

­ Mét là: Đẩy nhanh tiến trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.

Để tạo ra môi trường marketing quốc tế thuận lợi nhằm hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh xuất khẩu, nhà nước cần đẩy mạnh việc tham gia vào các tổ chức quốc tế và khu vực. Chính phủ Việt Nam cần tích cực xúc tiến các hoạt động để có thể gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) trước năm 2004.

Gia nhập WTO không những giúp chúng ta hội nhập được với nền kinh tế thế giới mà còn tránh được tình trạng phân biệt đối xử, tạo dựng được thế và lực trong thương mại quốc tế, tranh thủ được sự ưu đãi mà WTO dành cho các nước đang phát triển. Gia nhập WTO sẽ làm cho khách hàng nước ngoài an tâm hơn khi hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam,

hàng hoá của Việt Nam có thêm điều kiện để

thâm nhập, mở

rộng thị

trường nước ngoài và quan trọng hơn là chúng ta sẽ được hưởng chế độ buôn bán ưu đãi (điều khoản tối huệ quốc) mà các nước thành viên dành

cho nhau. Theo Hiệp định ATC, đến năm 2005, sẽ

xoá bỏ

hoàn toàn hạn


ngạch về hàng dệt may cho các nước thành viên WTO, nếu tại thời điểm đó, Việt Nam chưa gia nhập WTO thì các doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi xuất khẩu sang các thị trường hạn ngạch hiện nay như EU, Canada…và có thể là thị trường Hoa Kỳ trong thời gian tới.

­ Hai là: Tạo thêm hành lang pháp lý cho hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ, thị trường SNG và Nga.

Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ được ký kết vào tháng 7/2000 là một cơ hội lớn cho ngành dệt may Việt Nam. Hiện hàng dệt may nhập khẩu từ Việt Nam vào Mỹ chưa bị khống chế bởi hạn ngạch, song với tốc độ xuất khẩu của hàng dệt may Việt Nam vào Mỹ như hiện nay chắc chắn trong thời gian tới Mỹ sẽ áp dụng hạn ngạch cho hàng dệt may Việt Nam. Chính phủ Việt Nam cần đàm phán với Hoa Kỳ để kéo dài thời hạn không áp dụng hạn ngạch hàng dệt may. Và nhanh chóng tiếp xúc đàm phán một hiệp định hàng

dệt may với Mỹ

càng sớm càng tốt, tránh tình trạng chính phủ Mỹ

đơn

phương áp đặt các hạn ngạch mang tính hành chính đối với hàng dệt may Việt Nam vào Mỹ.

Đối với thị

trường Nga và các nước SNG, Chính phủ

cần nhanh

chóng đàm phán và ký kết hiệp định mậu dịch tự do với Nga, Ucraina,

Belarus, tạo điều kiện pháp lý cho các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu sang thị trường này.

­ Ba là: Hoàn thiện hành lang pháp lý và cải cách hành chính.

Nhà nước cần phải ổn định môi trường pháp lý và cải cách hành

chính trong việc quản lý và điều hành các hoạt động xuất nhập khẩu. Đơn giản hoá các thủ tục quản lý xuất nhập khẩu, cải tiến các phương pháp và thủ tục khai báo hải quan.

­ Bèn là: Hoàn thiện chính sách thuế và tỷ giá hợp lý.


Cần điều chỉnh thuế trị giá gia tăng đối với ngành sợi, dệt từ 10%

xuống còn 5%, miễn thuế

nhập khẩu các loại vật tư

phụ

tùng thay thế

trong nước chưa sản xuất được. Điều chỉnh thuế thu nhập doanh nghiệp từ 32% xuống 20% bởi ngành dệt may hiệu quả xã hội cao nhưng hiệu quả kinh tế thấp, do vậy áp dụng mức thuế 32% doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thực hiện các giải pháp khuyến khích tăng năng suất lao động.

Cần có chính sách tín dụng đặc biệt ưu đãi với lãi suất khoảng 4% ­ 5%/năm và thời gian hoàn trả được kéo dài 15 năm, ân hạn từ 2 – 3 năm.

Có chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nguyên liệu cho ngành dệt may

như: chỉ

đạo các Bộ

ngành hữu quan phối hợp với các địa phương quy

hoạch diện tích trồng bông; hỗ trợ vốn ngân sách cho công tác quy hoạch, nghiên cứu khoa học, sản xuất hạt giống và kiểm tra chất lượng bông xơ; có chính sách trợ giá khuyến khích nông dân trồng bông tăng sản lượng từ 10 nghìn tấn hiện nay lên 80 nghìn tấn vào năm 2010, đảm bảo cung cấp nguyên liệu cho ngành dệt và ngành may.

Để nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu Việt Nam, chính phủ cần xem xét và điều chỉnh tỷ giá VNĐ/USD, cần giảm giá hơn nữa đồng Việt Nam để tương đương với mức giảm của các đồng tiền khác trong khu vực.

Để khuyến khích xuất khẩu, nhà nước nên có chế độ thưởng xứng đáng (lấy từ quỹ hỗ trợ xuất khẩu) cho các doanh nghiệp xuất khẩu được những lô hàng lớn, có giá trị cao.

­ Năm là: Hoàn thiện cơ chế cấp và đấu thầu hạn ngạch. Khó

khăn lớn nhất của ngành dệt may Việt Nam hiện nay là hạn ngạch. Cần ưu tiên cấp hạn ngạch đủ cho các đơn hàng xuất mua nguyên liệu, bán thành phẩm (thường gọi bán FOB) với nguyên liệu sản xuất tại Việt Nam.


Đề nghị

Chính phủ

xem xét nới lỏng về cơ

chế

thị

trường EU để

công ty tăng hạn ngạch cho năm 2003. Nếu tăng 6% hạn ngạch, thì năm 2003, Tổng công ty Vinatex có thể tăng 1 tỷ USD giá trị xuất khẩu sang thị trường EU.

­ Sáu là: Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại.

Để đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, nhà nước cần phải:

(1) Nhanh chóng giúp hoàn thiện và triển khai các hoạt động của Cục Xúc tiến Thương mại (được thành lập vào tháng 6/2000) trên quy mô lớn, nên học theo mô hình của Nhật Bản (JETRO) và Hàn Quốc (KOTRA); (2) Hoàn thiện bộ máy hệ thống xúc tiến thương mại trong cả nước, sắp xếp lại các tổ chức xúc tiến thương mại hiện có của Bộ Thương mại; (3) Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại của các cơ quan thương vụ ở nước ngoài. Đây là đầu mối hỗ trợ và cung cấp thông tin cho việc nghiên cứu các yếu tố môi trường marketing quốc tế ở các nước hữu quan.

Cơ quan thương vụ nên đặt ở các trung tâm thương mại của nước sở tại, chứ không chỉ đặt ở các thủ đô như hiện nay. Thực hiện ngay Quyết

định của Chính phủ cho phép mở chi nhánh Thương vụ tại New York và

Los Angeles, tiến tới mở thương vụ tại Minsk. Nâng cao hiệu quả của đội ngò đại diện thương mại và các bộ phận công tác thị trường nước ngoài ở trong nước.

­ Bảy là: Hỗ trợ các doanh nghiệp mở văn phòng đại diện tại thị trường nước ngoài.

Nhà nước cần hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp mở văn phòng đại diện, phòng trưng bày hàng hoá, tiến tới xây dựng trung tâm thương mại tại các địa bàn đầu cầu, buôn bán nhén nhịp, trước mắt triển khai các trung tâm giới thiệu sản phẩm Việt Nam tại Hoa Kỳ, Nga và các Tiểu vương

quốc

Ả rập Thống nhất (Dubai) mới được Chính phủ

cho phép thí điểm.


Hỗ trợ

cho doanh nghiệp mở

kho ngoại quan tại một số

cảng như

Vladivostok, St Peterbur và Odexa.

­ Tám là: Phát huy vai trò trợ giúp của Hiệp hội dệt may đối với doanh nghiệp trong công cuộc hội nhập quốc tế hiện nay.

Hiệp hội Dệt may là tổ chức tự nguyện phi Chính phủ, phi lợi nhuận đại diện quyền lợi cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có vốn đầu tư nhỏ, sức lực yếu, không đáp ứng được các đơn hàng có giá trị lớn. Ngành dệt trong nước lại chưa đáp ứng được loại vải chất lượng theo yêu cầu cho ngành may, do đó hạn chế xuất khẩu FOB và hiệu quả kinh tế chưa cao. Vì vậy gắn kết là nhu cầu tất yếu khách quan và cấp thiết trong tình hình hiện nay.

Hiệp hội dệt may có

ưu thế

trong vai trò hỗ

trợ, hợp tác, liên kết

giữa các hội viên để trao đổi thông tin, kinh nghiệm, chuyển giao công

nghệ, phối hợp đào tạo, liên kết trong sản xuất và xuất khẩu; thiết lập đầu

mối liên lạc với Chính phủ, các ngành, các địa phương, các tổ chức nhà

nước về các vấn đề, chính sách, chiến lược, kế hoạch phát triển, cung cấp thông tin, chương trình liên quan đến ngành mình, tập hợp và trình Chính phủ các kiến nghị của hội viên; thiết lập đầu mối quan hệ, trao đổi với các hiệp hội và các tổ chức Việt Nam và nước ngoài liên quan nhằm phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu; xúc tiến thương mại; hỗ trợ Chính phủ trong việc thúc đẩy các hoạt động đầu tư, hợp tác đào tạo, chuyển giao công nghệ đối với các Chính phủ, tổ chức doanh nghiệp, cá nhân ở nước ngoài.

Trong nền kinh tế thị trường, thông tin là một nguồn tài nguyên lớn. Quá trình vận hành nền kinh tế thị trường thường phát sinh tình trạng thiếu thông tin hay bất đối xứng về thông tin, có những thông tin mà nhiều người không thể tiếp cận được. Hiệp hội dệt may phải đảm bảo chức năng cung cấp thông tin về thị trường cho các thành viên; tổ chức việc theo sát diễn


biến thị trường; tổ chức tiếp cận các hội chợ triển lãm trong nước và quốc tế; cùng nhau bàn bạc chia sẻ lợi Ých, cơ hội của việc khai thác thị trường mới.

Để hoạt động có hiệu quả, Hiệp hội dệt may Việt Nam phải năng động và có năng lực tiếp cận, nghiên cứu thông tin về thị trường thế giới. Giúp đỡ doanh nghiệp bồi dưỡng nhân lực chất lượng cao. Chất lượng cao ở đây là năng lực tư vấn về quản lý, về quản lý thị trường, tình hình gian lận thương mại…để khi hội viên có nhu cầu hay có những tranh chấp đều có thể giải quyết được. Hiệp hội cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động liên kết với các hiệp hội và các tổ chức xúc tiến thương mại của nước ngoài.

­ Chín là: Áp dụng phương thức kinh doanh mới. Nhà nước cần

sớm nghiên cứu, triển khai quy mô sâu rộng thương mại điện tử (E­

commerce) trong kinh doanh xuất nhập khẩu. Đây là phương thức kinh doanh mới rất hữu hiệu đang được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Cần

sớm ra các văn bản pháp lý cho hoạt động thương mại điện tử để Việt

Nam nhanh chóng tiếp cận với tiến bộ khoa học công nghệ kinh tế tri thức.

này của nền

­ Mười là: Thành lập Văn phòng “Chương trình quốc gia phát

triển ngành dệt may”

Chính phủ nghiên cứu thành lập Văn phòng “Chương trình quốc gia phát triển ngành dệt may” đặt thường trực tại Bộ Công nghiệp với sự tham

gia kiêm nhiệm của đại diện một số Bộ tổng hợp khác và Hiệp hội dệt

may Việt Nam để hoạch định và theo dõi việc thực hiện một cách đồng bộ các chính sách phát triển ngành dệt may nhằm đạt mục tiêu của Chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2010.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/05/2022