Marketing xuất khẩu và vận dụng trong kinh doanh xuất khẩu ở Công ty May 10 - 15


2. Tầm vi mô

Để đạt hiệu quả cao trong hoạt động xuất khẩu hàng may mặc, công ty May 10 cần áp dụng một số biện pháp sau nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và đứng vững trên thị trường thế giới.

­ Mét là: Đổi mới nhận thức và chức năng hoạt động của marketing.

Qua nghiên cứu hoạt động marketing xuất khẩu tại công ty May 10

cho thấy, công ty đã có nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động

marketing xuất khẩu song nhận thức vẫn còn đơn giản. Doanh nghiệp cần

hiểu đúng ý nghĩa của marketing xuất khẩu để khẩu một cách hệ thống và khoa học.

áp dụng marketing xuất

Bộ phận marketing chưa làm hết chức năng của mình, chủ yếu mới làm chức năng tiếp thị, quảng cáo và xúc tiến bán hàng v.v…Cần thành lập riêng một phòng marketing đóng vai trò chủ chốt trong công tác kinh doanh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

của công ty, nghĩa là phòng này sẽ đảm nhận chức năng xây dựng một

chiến lược marketing hoàn chỉnh như: hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty, nghiên cứu thị trường, tổ chức, theo dõi thực hiện, lấy ý kiến phản hồi của khách hàng v.v….

Marketing xuất khẩu và vận dụng trong kinh doanh xuất khẩu ở Công ty May 10 - 15

­ Hai là: Tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường.

Công ty cần đầu tư thích đáng cho hoạt động nghiên cứu thị trường và môi trường marketing quốc tế. Các yếu tố môi trường marketing quốc tế luôn vận động và thay đổi, do vậy cần phải bám sát thị trường, nắm bắt những thông tin mới nhất về giá cả, mặt hàng và nhu cầu thị trường để có biện pháp đối phó kịp thời và linh hoạt. Cố gắng phát hiện những nhu cầu chưa được thoả mãn, tìm cách thoả mãn chúng kịp thời và tốt hơn các đối thủ cạnh tranh.


Tiến hành nghiên cứu các môi trường marketing quốc tế của từng thị trường để đề ra chiến lược kinh doanh thích hợp cho từng thị trường.

Tận dụng các hoạt động của các văn phòng đại diện của Tổng công

ty (Vinatex) tại nước ngoài để

có thể

tiến hành phân phối hàng hoá trực

tiếp và để thu thập thông tin, tìm hiểu thị trường nhằm xúc tiến xuất khẩu vào thị trường nước ngoài.

­ Ba là: Đổi mới công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu.

Để tiếp cận và mở rộng hoạt động xuất khẩu trên các thị trường cao

cấp như

Nhật Bản, EU, Mỹ, Canada…, doanh nghiệp phải đầu tư

thêm

máy móc chuyên dụng và kỹ thuật mới để tăng năng suất, nâng cao chất

lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, bao bì, đóng gói cho phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.

Muốn nâng cao chất lượng hàng hoá xuất khẩu, công ty cần không ngừng đầu tư đổi mới và sử dụng công nghệ may tiên tiến; sắp xếp lại các quy trình quản lý và sản xuất theo hướng gọn nhẹ và linh hoạt; đào tạo nâng cao khả năng quản lý của cán bộ và khả năng kỹ thuật của công nhân; thực hiện quản lý chất lượng đồng bộ.

­ Bèn là: Nâng cao năng lực thiết kế.

Hàng may mặc là mặt hàng đòi hỏi rất lớn về yếu tố mẫu mốt, thời trang. Thực tế là ở các nước phát triển, đời sống sinh hoạt cao thì 80 – 90% nhu cầu về hàng may mặc là sản phẩm có chất lượng cao, phù hợp với xu hướng thời trang thế giới. Điều này đòi hỏi công ty trong thời gian tới phải

quan tâm đúng mức đến yếu tố thời trang của các sản phẩm xuất khẩu,

nghiên cứu đầu tư nhằm nâng cao năng lực thiết kế sản phẩm. Trong điều kiện hiện nay, doanh nghiệp có thể áp dụng một số giải pháp tình thế sau:


+ Tranh thủ và triển khai mẫu mốt của người đặt hàng. Hiện hình

thức gia công vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong các hình thức xuất khẩu của

doanh nghiệp, do đó doanh nghiệp có thể tranh thủ các mẫu mốt của người đặt hàng. Song về lâu dài doanh nghiệp cần xây dùng cho mình năng lực thiết kế độc lập.

+ Tạo mẫu trên cơ sở nghiên cứu, cải tiến mẫu thời trang của các

trung tâm thời trang và của các đối thủ cạnh tranh. Đây là kinh nghiệm

thành công của các nước công nghiệp mới của Châu Á (NIC), nơi có ngành

may mặc rất phát triển (hiện chiếm khoảng 30% thị

trường thế

giới).

Muốn vậy, công ty phải xây dựng được các mối quan hệ hợp tác với các trung tâm thời trang trên thế giới. Hiện có nhiều công ty có tiếng trong lĩnh

vực thời trang như Pierre Cardin, GuyLaroche, Maxim, Jacques Britt,

Seidensticker, Dornbush, C&A, Camel, Arrow, Report, Structure, Express v.v đang hợp tác với công ty, đây là thuận lợi lớn cho công ty trong việc học hỏi kinh nghiệm thiết kế từ các công ty này.

+ Kết hợp chặt chẽ với Viện mốt thời trang của Tổng công ty

Vinatex cũng như các Viện mốt thời trang trong nước, tăng cường các

thông tin về thời trang, kích thích sự phát triển của ngành thời trang Việt Nam theo hướng kết hợp hài hoà bản sắc dân téc với xu hướng thời trang thế giới.

+ Liên kết với các trường có chuyên ngành đào tạo thiết kế thời

trang công nghiệp như: Viện đại học Mở, Đại học Mỹ thuật…nhằm đào tạo đội ngò thiết kế có sự am hiểu về thời trang quốc tế và có năng lực cải tiến mẫu mốt thời trang.

­ Năm là: Xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường thế giới.


Thiếu thương hiệu là nhân tố đầu tiên và quan trọng nhất khiến hàng dệt may Việt Nam chưa tiếp cận trực tiếp tới thị trường Mỹ. Người tiêu dùng ở các nước phát triển hiện nay rất quan tâm đến vấn đề nhãn hiệu và thường mua những sản phẩm có nhãn hiệu quen thuộc. Với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, chỉ có nhãn hiệu sẽ làm nên sự khác biệt, thích hợp và tạo vị trí khác lạ đối với khách hàng. Các chuyên gia xây dựng thương hiệu

cho rằng có ba yếu tố để xây dựng một thương hiệu hùng mạnh là: (1)

Quảng cáo để

thiết lập một ý niệm cơ

bản về

nhãn hiệu của mình; (2)

Tăng cường việc đem nhãn hiệu đến với khách hàng; (3) Gắn bó nhãn hiệu bằng tình cảm với khách hàng.

­ Sáu là: Đăng ký bảo hộ thương hiệu ở nước ngoài.

Cần nghiên cứu và tìm hiểu pháp luật của nước sở tại để có thể tiến hành đăng ký bảo hộ thương hiệu hàng hoá ở các thị trường đó nhằm bảo

vệ quyền lợi hợp pháp của mình và dần dần xây dựng được uy tín cho

nhãn hiệu của mình. Nhờ đó, nâng cao vị thế của các sản phẩm xuất khẩu của công ty, đem lại hiệu quả kinh doanh tốt nhất.

­ Bảy là: Củng cố và mở rộng hệ thống bạn hàng.

Đặc biệt chú ý đến việc xây dựng và duy trì thị trường và mối quan hệ bạn hàng, tuyệt đối giữ chữ tín trong kinh doanh xuất khẩu. Như vậy công ty mới có điều kiện phát triển và duy trì những thị trường và bạn hàng ổn định lâu dài.

Xu thế

của các công ty ngày nay là xây dựng hình

ảnh khách hàng

truyền thống theo quan điểm “Quản trị lòng trung thành của khách hàng”

(Customer loyalty management), đây là chìa khoá của sự thành công cho

doanh nghiệp trong thời kỳ hiện nay. Có hai giải pháp nhằm xây dựng lòng trung thành của khách hàng, đó là đẩy mạnh hoạt động đo lường và quản trị khách hàng và xây dựng “thấu kính của khách hàng”.


Nội dung của hoạt động đo lường và quản trị khách hàng là thu thập thường xuyên các thông tin về khách hàng; truyền bá thông tin trong toàn bộ tổ chức; và sử dụng thông tin này để duy trì, cải tiến, phát minh trong các sản phẩm và quy trình. Mục đích là xác định cụ thể từng yếu tố trong sản phẩm và dịch vụ cung ứng đem lại giá trị cho khách hàng và giá trị đó được khách hàng đo lường như thế nào. Thông qua đó không chỉ xác định được nhu cầu hôm nay của khách hàng mà còn dự báo cả nhu cầu của tương lai. Sự nhìn nhận của khách hàng và người cung ứng không phải lúc nào cũng

giống nhau, người cung ứng thì quan tâm đến con người (people), sản

phẩm (product) và các hoạt động của mình (operation) còn khách hàng lại

quan tâm đến sự an toàn (safety), tiện dụng (convenience) bao hàm cả ý

nghĩa về chất lượng và dịch vụ, tình trạng sạch sẽ (cleanliness). Do đó mục đích của việc xây dựng thấu kính của khách hàng là nhằm đảm bảo bản

thân nhà cung

ứng cũng nhìn nhận sản phẩm của mình đúng như

khách

hàng nhìn nhận nó. Nhờ

vậy có sự

thống nhất trong ngôn ngữ

giao tiếp

giữa hai bên, có sự đánh giá chính xác về giá trị mà sản phẩm mang lại cho khách hàng. Đây là mục tiêu cao nhất của chương trình định hướng khách hàng. Xây dựng khách hàng trung thành là xây dựng lợi thế cạnh tranh bền vững trong điều kiện mới.

­ Tám là: Nghiên cứu hệ thống luật pháp, tập quán buôn bán của

các nước, đặc biệt là luật pháp Hoa Kỳ. Luật pháp Hoa Kỳ rất phức

tạp. Cần nắm chắc quy trình xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Hoa Kỳ, quy định về dán nhãn sản phẩm tránh tình trạng hàng xuất khẩu bị trả lại do lỗi dán nhãn sai quy cách….

­ Chín là: Doanh nghiệp nên triệt để tận dụng các tiện Ých có

được từ mạng Internet. Và về lâu dài phải hướng tới chuẩn bị cho việc

bán hàng qua mạng một khi có đủ

điều kiện về

pháp lý và phương thức


thnah toán. Ngoài ra doanh nghiệp còn có thể đưa ra những mẫu quảng cáo độc đáo trên trang chủ của mình.

Internet còn mang đến một hình thức giao dịch mới là thị trường điện tử (e­market). Doanh nghiệp đăng ký vào e­market để trình bày về mình, về sản phẩm của mình. Lợi thế của nó là thu hót sự quan tâm của người truy cập vào đúng trang web cần tìm thay vì chọn lùa giữa muôn ngàn website

cùng ngành hàng khi họ tìm kiếm. Doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến

tính chuyên nghiệp của mình. Khi người mua đã cất công tìm đến trang web

của doanh nghiệp thì họ vòng 24 – 48 giê.

cũng hy vọng được doanh nghiệp trả

lời trong

­ Mười là: Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực.

Đào tạo lại, bồi dưỡng nghiệp vụ, đào tạo nâng cao tay nghề công nhân trong các dây chuyền sản xuất mới được đầu tư.


cho

Đưa công trình mở rộng trường Công nhân kỹ thuật may – thời trang vào sử dụng. Đây là mô hình đào tạo trường gắn với doanh nghiệp, hàng năm đào tạo và cung cấp bổ sung đội ngò công nhân kỹ thuật may, cắt, là và sửa chữa máy may công nghiệp cho công ty.

Đẩy mạnh hơn nữa hoạt động liên kết với các trường Đại học Bách Khoa, Cao đẳng Sư phạm kỹ thuật dạy nghề, Cao đẳng kinh tế kỹ thuật công nghiệp, Đại học Mỹ thuật công nghiệp, Viện đại học Mở nhằm đào tạo các khoá cao đẳng, đại học tại chức cho các chuyên ngành công nghệ may, thiết kế.

Liên kết với các trường đại học lớn trong nước có chuyên ngành về kinh tế và ngoại thương để đào tạo cán bộ theo hình thức bổ túc, cập nhật

thông tin theo các chuyên đề như quản lý, marketing, tin học, ngoại nhữ,

luật lệ và tập quán buôn bán quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của công ty trước mắt cũng như lâu dài.


KẾT LUẬN

Để kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng trưởng mạnh mẽ, sản phẩm đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế thì việc nghiên cứu và vận dụng những nguyên lý cơ bản của marketing xuất khẩu vào hoạt động xuất khẩu thực tiễn của doanh nghiệp là một đòi hỏi cấp thiết.

Để thành công trong kinh doanh xuất khẩu, doanh nghiệp không

những cần phải nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu người tiêu dùng

mà còn phải nghiên cứu các yếu tố môi trường marketing quốc tế ảnh

hưởng đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu của mình. Cốt lõi của mọi hoạt động marketing xuất khẩu là xây dựng chiến lược marketing xuất khẩu. Hai bộ phận cấu thành chủ yếu nhất của marketing xuất khẩu là lưạ chọn thị trường xuất khẩu mục tiêu và chính sách sản phẩm. Các bước cụ thể hoá chiến lược marketing xuất khẩu là kế hoạch marketing xuất khẩu ­ kim chỉ nam cho từng bước thực hiện chiến lược marketing xuất khẩu, đưa ra các mục tiêu marketing cụ thể, nghiên cứu thị trường, định vị sản phẩm trên từng thị trường, lập kế hoạch cho các khâu marketing hỗn hợp và tổ chức, kiểm tra đánh giá các kế hoạch đề ra.

Marketing quốc tế nói chung và marketing xuất khẩu nói riêng là một lĩnh vực còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Do đó, khoá luận này không tránh khỏi có nhiều sai sót. Rất mong nhận được các ý kiến đóng góp quý báu

của các thầy cô, bạn bè và tất cả

những ai quan tâm đến vấn đề

đặt ra

trong khoá luận này để đề tài được hoàn thiện hơn nữa./.


Tài liệu tham khảo

A. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

[1]. PGS. TS. Lê Đình Tường (chủ biên), Marketing Lý thuyết, NXB Giáo dục, 2000.

[2]. PGS, PTS Trần Minh Đạo (chủ 2000.

biên),

Marketing, NXB Thống Kê,

[3]. PTS Nguyễn Xuân Vinh, Marketing Quốc tế: chiến lược, kế hoạch,

thâm nhập và thực hiện thị trường, NXB Bưu điện, 1999.

[4]. Philip Kotler, Marketing căn bn, NXB Thống Kê, 1995.

[5]. GS. PTS. Tô Xuân Dân (chủ biên), Đàm phán và ký kết hp đồng kinh doanh quc tế, NXB Thống Kê, 1998.

[6]. Nhiều tác giả, Chân dung các nhà doanh nghiệp giỏi Hà Nội (tập 3), NXB Thanh niên, 1997.

[7]. Thời báo Kinh tế Việt Nam sè 131, ngày 1/11/2002. [8]. Báo Thương mại số 25, 2002.

[9]. Báo Doanh nghiệp số 42(489), 10/2002.

[10]. Tạp chí Dệt may Việt Nam sè 144 – 152, 1999.

[11]. Tạp chí Dệt may Việt Nam sè 153 – 160, 2000.

[12]. Tạp chí Dệt may Thời trang Việt Nam sè 1 – 12, 2001. [13]. Tạp chí Dệt may Thời trang Việt Nam sè 1 – 11, 2002. [14]. Tạp chí Kinh tế và Phát triển số 61, tháng 7/2002.

[15]. Quyết định số 1098/QĐ­VP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền

hạn của các đơn vị trong công ty, ngày 12/9/1999 của công ty May 10.

[16]. Quyết định số 1997/QĐ­VP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền

hạn của của phòng kế hoạch, phòng kinh doanh, phòng kho vận, ngày 24/9/2002 của công ty May 10.

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí