Marketing văn hoá nghệ thuật của các nhà hát trên địa bàn Hà Nội - 1


1

NGUYỄN THỊ ANH QUYÊN


MARKETING VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT CỦA CÁC NHÀ HÁT TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI


Chuyên ngành: Văn hoá học Mã số: 62310640


LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HOÁ HỌC


Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS.TS. Phan Văn Tú

2. TS. Trần Đình Ngôn


HÀ NỘI - 2014


LỜI CAM ĐOAN


Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính tác giả. Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận án này là trung thực, không sao chép từ bất kỳ nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.

Hà Nội, ngày 27 tháng 10 năm 2014

Tác giả luận án


Nguyễn Thị Anh Quyên


MỤC LỤC


Trang

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC 1

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 2

MỞ ĐẦU 4

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MARKETING VĂN HOÁ NGHỆ

THUẬT VÀ TỔNG QUAN VỀ CÁC NHÀ HÁT TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 19

1.1. Những vấn đề lý luận về marketing văn hoá nghệ thuật 19

1.2. Tổng quan về các nhà hát trên địa bàn Hà Nội 46

Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING VĂN HOÁ NGHỆ

THUẬT CỦA CÁC NHÀ HÁT TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 57

2.1. Phân tích bối cảnh kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội và điều kiện hoạt động của các nhà hát 57

2.2. Hoạt động marketing của các nhà hát trên địa bàn Hà Nội 63

2.3. Hiệu quả của hoạt động marketing đối với sự phát triển của các nhà hát trên địa bàn Hà Nội 91

2.4. Nguyên nhân và một số bài học kinh nghiệm 97

Chương 3: XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ

HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CÁC NHÀ HÁT TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI .. 106

3.1. Đặc điểm và xu hướng phát triển của marketing văn hoá nghệ thuật trên địa bàn Hà Nội 106

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động marketing của các nhà hát trên địa bàn Hà Nội 108

KẾT LUẬN 136

TÀI LIỆU THAM KHẢO 142

PHỤ LỤC 151


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Chữ viết tắt

Nội dung

GDP

Tổng sản phẩm nội địa

NSND

Nghệ sĩ nhân dân

NSƯT

Nghệ sĩ ưu tú

Nxb

Nhà xuất bản

PL

Phụ lục

Tr

Trang

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 198 trang tài liệu này.

Marketing văn hoá nghệ thuật của các nhà hát trên địa bàn Hà Nội - 1


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU


Trang


Hình 1.1. Khung phân tích ..................................................................

14

Hình 1.2. Mô hình marketing của tác giả Kotler và Armstrong..........

20

Hình 1.3. Mô hình marketing nghệ thuật của tác giả Rentschler .........

29

Hình 1.4. Mô hình marketing truyền thống .........................................

31

Hình 1.5. Mô hình marketing văn hóa và nghệ thuật ..........................

32

Hình 1.6. Mô hình marketing văn hóa nghệ thuật ứng dụng cho


các nhà hát trên địa bàn Hà Nội...........................................


36

Hình 1.7. Cơ cấu tổ chức nhà hát ........................................................

51

Bảng 1.1. Marketing nghệ thuật: triết lý và phương pháp tiếp cận .....

35

Bảng 2.1. Giá vé của các nhà hát.........................................................

79

Bảng 2.2. Số liệu khán giả của các nhà hát .........................................

94

Bảng 2.3. Số liệu doanh thu của các nhà hát .......................................

96


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài


Từ năm 1986, Việt Nam được đánh dấu bởi sự thay đổi trên nhiều phương diện gọi là đổi mới, với mục tiêu chuyển đổi từ nền kinh tế khép kín, tập trung dựa trên sở hữu tập thể theo hướng “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Mục đích là chuyển đổi nhiều lĩnh vực ở Việt Nam, tham gia vào nền kinh tế toàn cầu, từng bước vận hành nền kinh tế theo nguyên tắc nền kinh tế thị trường, trong khi vẫn duy trì mạnh mẽ sự chỉ đạo của nhà nước [39, tr.221]. Cùng với quá trình đổi mới, Nghị quyết về phương hướng và chủ trương xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá đã được Chính phủ thông qua tại phiên họp thường kỳ tháng 3 năm 1997. “Xã hội hoá hoạt động văn hoá hướng vào thu hút toàn xã hội, các thành phần kinh tế tham gia các hoạt động sáng tạo, cung cấp và phổ biến văn hoá, tạo điều kiện cho các hoạt động văn hoá phát triển mạnh mẽ, rộng khắp, nâng cao dần mức hưởng thụ văn hoá của nhân dân, trên cơ sở tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và công tác quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực văn hoá” [20]. Với việc tham gia vào nền kinh tế toàn cầu, chịu ảnh hưởng của quá trình toàn cầu hoá, sự du nhập của nhiều sản phẩm văn hoá và sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế vào hoạt động văn hoá đã làm cho các đơn vị văn hoá nghệ thuật nói chung, các nhà hát nói riêng đang phải hoạt động trong môi trường ngày càng cạnh tranh mạnh mẽ.

Thực trạng lĩnh vực văn hoá nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay có những điểm chung với lĩnh vực văn hoá nghệ thuật của nhiều nước trên toàn thế giới, đó là ngân sách cấp phát của chính phủ giảm và yêu cầu văn hoá nghệ thuật định hướng thương mại đã được khuyến khích [41], [42]. Vì vậy, các đơn vị văn hoá nghệ thuật cần chủ động về tài chính, đa dạng hoá nguồn thu, trong


đó thu nhập từ việc bán vé các chương trình văn hoá nghệ thuật, các giá trị, dịch vụ của đơn vị chiếm một phần quan trọng.

Các đơn vị văn hoá nghệ thuật có chức năng, nhiệm vụ cũng như mục tiêu hoạt động khác nhau, nhưng suy cho cùng phát triển khán giả hay “lôi kéo khán giả” đến với các tác phẩm nghệ thuật, các giá trị và dịch vụ của đơn vị vẫn là mục đích cao nhất, là nhiệm vụ sống còn. Bên cạnh đó, “các đơn vị văn hoá nghệ thuật cũng nhận thấy rằng phát triển khán giả là cách để đạt được các mục tiêu của mình, dù đó là mục tiêu nghệ thuật, tài chính, xã hội hoặc là kết hợp cả ba mục tiêu này” [57, tr.7].

Có nhiều công cụ giúp đơn vị nghệ thuật tồn tại và phát triển, trong đó phải kể đến marketing. Marketing là công cụ hữu hiệu giúp các nhà hát quảng bá các chương trình nghệ thuật, bán vé, phát triển khán giả, xây dựng và phát triển thương hiệu, nâng cao năng lực cạnh tranh,… Đặc biệt, trong bối cảnh nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam, trong bối cảnh giao lưu và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, với cơ chế ngân sách bao cấp không đáp ứng đủ nhu cầu hoạt động của các nhà hát và môi trường cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ thì việc nghiên cứu và ứng dụng marketing văn hoá nghệ thuật trong các đơn vị văn hoá nghệ thuật là một vấn đề cấp thiết.

Ở Việt Nam, qua nghiên cứu trường hợp một số nhà hát [22], kết quả cho thấy, thực trạng hoạt động marketing văn hoá nghệ thuật của các nhà hát nói chung, các nhà hát trên địa bàn Hà Nội nói riêng còn yếu kém. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này. Trong khi đó, các công trình nghiên cứu về lý luận và thực tiễn marketing văn hoá nghệ thuật của Việt Nam còn rất hạn chế.

Những cơ sở lý luận và thực tiễn cho thấy việc nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn hoạt động marketing của các nhà hát để rút ra quy luật đặc thù, xu


hướng phát triển marketing của các đơn vị nghệ thuật trên địa bàn Hà Nội, đồng thời nghiên cứu một số mô hình marketing văn hoá nghệ thuật trên thế giới, từ đó phân tích và giới thiệu để ứng dụng vào bối cảnh các nhà hát ở miền Bắc Việt Nam hiện nay là một trong những việc làm cấp bách, giúp giảm gánh nặng ngân sách của nhà nước và phát triển khán giả, giúp các đơn vị văn hoá nghệ thuật nâng cao năng lực cạnh tranh, có thể tự tồn tại, phát triển và giao lưu, hội nhập quốc tế.

2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu


Marketing là một ngành khoa học phát triển song song với sự gia tăng về sản xuất trong thế giới công nghiệp và là kết quả của quá trình phát triển thương mại. Lý thuyết marketing xuất hiện đầu tiên tại Mỹ và dần phổ biến ở hầu khắp các nước có nền kinh tế thị trường. Theo cuốn sách The History of Marketing Thought (Lịch sử tư tưởng marketing) của Bartels, khoảng năm 1910, thuật ngữ marketing bắt đầu mang ý nghĩa không chỉ là sự phân phối hoặc thương mại và đến tận những năm 20 của thế kỷ XX những nghiên cứu đầu tiên về marketing và các giáo trình marketing mới được xuất bản. Đồng thời vào những năm này, các ấn phẩm về bán lẻ, tiêu thụ sản phẩm và công nghệ quảng cáo cũng được xuất bản [45, tr.5].

Lần đầu tiên vào năm 1967, câu hỏi về marketing của các doanh nghiệp văn hoá nghệ thuật đã được đặt ra bởi học giả Kotler. Trong cuốn sách Marketing management: analysis, planning and control (Quản lý marketing: phân tích, lập kế hoạch và kiểm soát), Kotler đã chỉ ra rằng các tổ chức văn hoá nghệ thuật là các bảo tàng, phòng hoà nhạc, thư viện, các tổ chức sản xuất hàng hoá văn hoá. Tất cả các tổ chức này nhận ra rằng họ phải cạnh tranh để thu hút người tiêu dùng và sự chia sẻ các nguồn lực đầu tư của quốc gia. Nói cách khác, các tổ chức văn hoá nghệ thuật phải đối mặt với vấn đề marketing.

Xem tất cả 198 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí