“Lý thuyết trò chơi” trong cuộc chạy đua giữa các công ty viễn thông trên thị trường Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế - 9

với các lần nạp tiền tiếp theo. Chương trình giảm giá của mạng điện thoại này kéo dài tới 19/9/2005.

Ngay sau khi Mobifone thực hiện khuyến mãi 15 ngày, “người anh em song sinh” – Vinaphone lập tức mở ra đợt thu hút khách hàng trên toàn quốc cũng kéo dài tới 15/9/2005. Những khách hàng tham gia mạng điện thoại này được ưu đãi đặc biệt không kém gì Mobifone. Các thuê bao trả trước hòa mạng mới bằng bộ Vinakit 75.000 đông hoặc 150.000 đồng được tặng 25.000 đồng và 5 ngày sử dụng trong tài khoản. Trong vòng 24 giờ, nếu thuê bao chuyển sang sử dụng dịch vụ Vinadaily (chuyển 1 lần) sẽ được nhận 25.000 vào tài khỏan và được tặng thêm 25 ngày sử dụng. Bên cạnh đó, nhà cung cấp sẽ cộngthêm 10% giá trị thẻ nạp, không phân biệt mệnh giá và số lượng thẻ nạp/thuê bao trong thời gian khuyến mãi. Đồng thời, đơn vị này cũng tặng thêm 4

– 42 ngày sử dụng Vinatext tùy thuộc vào mệnh giá từ 100.000 – 500.000 đồng cùng với 10 tin nhắn miễn phí đối với thuê bao Vinadaily.

Không chịu kém, mạng viễn thông quân đội Viettel cũng chọn thời điểm thực hiện các chương trình khuyến mãi bắt đầu cùng thời gian với MobiFone. Tuy nhiên, Viettel lại tỏ ra quy mô hơn khi đồng loạt áp dụng cùng lúc nhiều hình thức khuyến mãi.

Chương trình khuyến mãi đặc biệt chào mừng thuê bao thứ 888.888 của Viettel được xem là khá ấn tượng đối với khách hàng sử dụng. Theo chương trình này, tất cả khách hàng hòa mạng 098 của Viettel sẽ được tặng 50% phí hòa mạng. Bên cạnh đó, tất cả các khách hàng (cũ và mới) đều được tặng block gọi thứ 5 cho tất cả các cuộc gọi trong thời gian khuyến mãi. Ngày 20/8/2005, mạng điện thoại này đã chính thức vượt qua mốc 888.888 thuê bao và vị khách hàng đặc biệt này đã được tặng 50 triệu, 10 khách hàng đứng trước và sau được tặng 1 triệu đồng. Tiếp theo đó, Viettel lại tặng 98 triệu đồng cho khách hàng thứ 1 triệu. Ngoài ra, nhân dịp khai giảng năm học mới, quỹ “Viettel – tấm lòng Việt” đã tặng quà cho người nghèo, hoàn cảnh khó khăn và chuẩn bị tặng quà cho 10 thí sinh đạt điểm cao nhất trong kỳ thi đại học của 10 trường đại học, khoa công nghệ thông tin. Từ ngày 24/8 đến 30/9/2005, Viettel thực hiện tiếp chương trình “Đổi vỏ sim lấy thẻ cào”. Cứ 10 vỏ simcard đổi được thẻ cào mệnh giá

100.000 đồng. Ngoài ra, tại các địa bàn như thành phố Hồ Chí Minh, khách hàng đổi thẻ simcard được phát phiếu quay số dự thưởng.

Đặc biệt ngày 15/8/2005, Viettel chính thức công bố bán thẻ simcard với giá 19.000 đồng, giảm 30.000 đồng so với mức giá cũ. Với mức giá này, các bộ kít hòa mạng trả trước của Viettel Mobile sẽ giảm tương ứng, bộ hòa mạng mệnh giá 249.000 đồng giảm xuống còn 219.000 đồng, bộ hòa mạng giá 149.000 đồng giảm xuống còn

119.000 đồng và bộ 99.000 đồng giảm còn 66.000 đồng. Cước cho các trường hợp chuyển đổi từ trả sau sang trả trước cũng được mạng điện thoại này miễn phí.

Một điều mà khách hàng của các mạng điện thoại khác rất mong muốn là ngày 5/9/2005 Tổng công ty viễn thông quân đội đã ký các quyết định giảm cước tin nhắn cho mạng di động 098 của Viettel Mobile. Cước nhắn tin SMS nối mạng giữa các thuê bao 098 sẽ là 300 đồng / tin nhắn. Cước nhắn tin SMS từ mạng 098 sang mạng di động khác sẽ là 350 đồng / tin nhắn (đã bao gồm VAT )

Tiếp đó, Viettel đưa ra chương trình khuyến mãi “lớn nhất, kỳ lạ nhất và chưa từng có trong lịch sử thông tin di động Việt Nam”, đó là kể từ ngày 20/9 đến 3/11/2005, tất cả các khách hàng đang sử dụng dịch vụ của Viettel Mobile sẽ được tặng miễn phí một cuộc gọi nội mạng 098 đầu tiên trong ngày mà không bị giới hạn thời gian gọi và miễn 100% phí hòa mạng cho các thuê bao trả sau hòa mạng mới và nhân đôi tài khỏan đối với cá thuê bao trả trước. Theo dự kiến, số lượng cuộc gọi miễn phí không giới hạn mà Viettel Mobile tặng khách hàng là từ 50 – 55 triệu cuộc gọi. Tổng số thời gian gọi miễn phí của đợt khuyến mãi này có thể lên tới hàng tỉ block giây. Qua đó, Viettel Mobile dự định thu hút khoảng trên 300.000 khách hàng hòa mạng mới trong thời gian 45 ngày khuyến mãi này.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

Vào những tháng đầu năm 2006, Mobifone tổ chức chương trình khuyến mãi “Nhân đôi tài khoản”, theo đó khách hàng sẽ được tặng 100% giá trị thẻ nạp của mình. Và ngay sau khi kết thúc đợt khuyến mãi này, Mobifone lại lập tức chuyển sang chương trình “Cả nhà đều vui” kéo dài trong suốt tháng 4, giảm 10% cước cuộc gọi tới các thành viên trong nhóm cùng hộ khẩu gia đình.

Trong thời gian này, Vinaphone cũng đã thực hiện khá thành công chương trình “Quà tặng bất ngờ tháng 3” nhân đôi tài khỏan cho khách hàng hòa mạng mới. Đế đáp lại, Viettel cũng tung ra chương trình “Những số 6 may mắn” kéo dài đến tận 26/5/2006

“Lý thuyết trò chơi” trong cuộc chạy đua giữa các công ty viễn thông trên thị trường Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế - 9

với hình thức giảm 60% cước hòa mạng, 100% cước thuê bao tháng của 6 tháng sử dụng đầu tiên.


Viettel đã tạo ra cuộc chạy đua giành thị phần qua hình thức khuyến mãi và giảm cước liên tục trong năm qua, như: Miễn phí cuộc gọi nội mạng đầu tiên kéo dài hơn một tháng, hạ giá sim xuống mức gần như... biếu không; gọi nội mạng miễn phí 24 giờ. Điều này đã khiến hai 'đại gia' VinaPhone và MobiFone chịu tính cước theo block 6 giây. MobiFone phải giảm đến 90% cước cuộc gọi vào giờ thấp điểm; VinaPhone cũng phải miễn phí 449 block 6 giây cho khách hàng hoà mạng mới.

Viettel Mobile cũng đưa ra chương trình khuyến mãi “Những con số may mắn, lợi ích dài, vận may lớn”, thực hiện từ ngày 26/3 đến 26/5. Theo đó, khi hòa mạng mới, mỗi thuê bao trả sau sẽ được giảm 60% cước hòa mạng, được tặng 100% cước thuê bao 6 tháng đầu tiên và cứ 10 ngày một lần, được tham gia quay thưởng, với phần thưởng là xe Toyota INNOVA. Đồng thời, từ ngày 1/5/2006, Viettel cũng tính cước theo block 6s+1. Chính nhờ những chiêu khuyến mãi lớn như vậy, mà chỉ sau chưa đầy 2 năm đi vào hoạt động, số thuê bao của mạng Viettel Mobile đã đạt hơn 3 triệu.

Trước sức ép trên, VinaPhone và MobiFone cũng đưa ra các chương trình khuyến mãi lớn, nhằm giữ chân khách hàng và phát triển thêm khách hàng mới.

VinaPhone, chào đón thuê bao thứ 4 triệu, đã đưa ra chương trình khuyến mãi thực hiện từ ngày 15/4 đến 15/5. Với chương trình này, các thuê bao trả trước hòa mạng mới bằng bộ Vinakit 75.000 đồng được tặng ngay 70.000 đồng vào tài khoản và tặng 30% giá trị thẻ nạp tiền. Các thuê bao đang hoạt động khi nạp thẻ được tặng thêm ngày sử dụng và tin nhắn miễn phí.

Những chương trình quảng cáo, khuyến mãi kể trên phần nào đã thu hút được một lượng thuê bao nhất định đến với những mạng điện thoại này. Nhưng những chương trình như vậy cũng đã tiêu tốn của các doanh nghiệp không ít chi phí, và việc giảm giá, tặng tiền vào tài khoản … cũng làm giảm phần nào doanh thu của các mạng điện thoại này. Tuy nhiên, khi mà việc giảm giá cước dịch vụ di động phải được tiến hành theo những lộ trình cụ thể và phải được Bộ Bưu chính viễn thông xét duyệt, thì những hình thức cạnh tranh phi giá này lại đang ngày càng được các doanh nghiệp trong ngành viễn thông sử dụng như là một phương tiện cạnh tranh hiệu quả.

2.4.2 Những tranh cãi về việc phát triển hạ tầng viễn thông


Thị trường dịch vụ di động là một thị trường có rào cản gia nhập tương đối lớn, do đặc thù là cần phải đầu tư rất lớn cho hệ thống hạ tầng viễn thông. Vì vậy, khi quyết định gia nhập thị trường này, các doanh nghiệp thường phải tính toán rất kỹ trong việc đầu tư như thế nào cho hệ thống cơ sở hạ tầng của mạng mình, để sao cho có hiệu quả. Đối với các doanh nghiệp mới gia nhập thị trường như Viettel, đế có được một hạ tầng hoàn chỉnh như VNPT là điều không thể làm được ngay, nhưng trong khả năng có thể của mình, họ vẫn phải xây dựng một hạ tầng mạng đủ để phục vụ nhu cầu sử dụng của lượng thuê bao của mình. Trong thời gian qua, giữa VNPT và Viettel đã xảy ra một cuộc tranh cãi rất gay gắt về hạ tầng mạng của mỗi bên. Viettel cho rằng VNPT đã không nâng cấp hệ thống hạ tầng của mình để có thể đáp ứng nhu cầu kết nối với các mạng điện thoại mới như Viettel nên đã để xảy ra tình trạng các thuê bao của Viettel không thể liên lạc được với các thuê bao của Vinaphone và Mobifone. Ngược lại, VNPT lại cho rằng lỗi thuộc về Viettel vì đã không có được một hạ tầng mạng đủ để đáp ứng sự phát triển nhanh chóng của lượng thuê bao.

Giữa năm 2005 vừa qua, trong suốt 1 tháng tổng đài 198 quá tải bởi khiếu nại khách hàng về sự cố mạng. Ban lãnh đạo Viettel khẳng định sự thể là do VNPT không đáp ứng đầy đủ nhu cầu kết nối. Còn đại gia chiếm tới trên 90% thị phần lại cho rằng, chính tại Viettel không có chiến lược đầu tư lâu dài nên mới ra cơ sự này.

Theo giải trình của Viettel, kể từ khi cung cấp dịch vụ, Viettel đã đầu tư gần 2.000 tỷ đồng xây dựng và phát triển mạng đảm bảo phục vụ 5 triệu thuê bao. Song nhiều ngày nay, hàng loạt thuê bao di động 098 không thực hiện được các cuộc gọi sang mạng VinaPhone hoặc các thuê bao điện thoại cố định do Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) quản lý, dẫn đến tình trạng nhiều khách hàng ngừng sử dụng dịch vụ. Nếu như trước đây, mỗi ngày Viettel phát triển được 6.000-7.000 thuê bao di động mới, thì thời điểm hiện nay con số này đã tụt xuống còn 3.000.

Phía Viettel cho rằng nguyên nhân của việc nghẽn mạch này không phải lỗi của mạng 098, mà do VNPT không cho kết nối đủ dung lượng. Hiện nay, số cuộc gọi từ các thuê bao Viettel sang các mạng di động của VNPT chiếm tới trên 80%. Tuy nhiên theo ông Tính, VNPT chỉ cho kết nối chưa đầy 40% nhu cầu của mạng di động 098. Năm 2002,

tỷ lệ kết nối là 38%, năm 2003 là 15%, năm 2004 25% và 6 tháng đầu năm 2005 tỷ lệ này là 17%. Trong suốt sáu tháng đầu năm 2005, Viettel đã tám lần gửi công văn đề nghị VNPT tăng dung lượng kết nối nhưng không được đáp ứng đầy đủ khiến lưu lượng kết nối của Viettel thường xuyên ở mức cao và thường xuyên nghẽn mạch, dẫn đến việc khách hàng của Viettel phàn nàn về chất lượng mạng di động kém. Đại diện của Viettel đã cho rằng nếu tình trạng này kéo dài, Viettel sẽ đứng trước nguy cơ phá sản do đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông.

Cụ thể ngày 3-2, Viettel yêu cầu cung cấp 18 luồng (một luồng phục vụ 300.000 phút liên lạc điện thoại mỗi tháng) nhưng VNPT chỉ đáp ứng được tám luồng; ngày 7-2, Viettel yêu cầu đáp ứng tám luồng thì chỉ được đáp ứng bốn luồng; ngày 28-2 yêu cầu 11 luồng thì được đáp ứng hai luồng...Công văn của Bộ Quốc phòng gửi Thủ tướng Chính phủ nêu rõ có rất nhiều văn bản của Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ yêu cầu VNPT với tư cách doanh nghiệp khống chế thị trường và nắm giữ phương tiện thiết yếu phải đảm bảo yêu cầu kết nối mạng của các doanh nghiệp mới. Tuy nhiên, trong thời gian qua, dung lượng kết nối giữa mạng Viettel với mạng VNPT vẫn không được đảm bảo. VNPT chỉ đáp ứng được dưới 50% nhu cầu dung lượng kết nối giữa mạng di động Viettel với mạng VNPT.

Trong một công văn phúc đáp yêu cầu của Viettel, VNPT nói rằng đã đáp ứng hầu hết số dung lượng kết nối giữa tổng đài chuyển mạch của VNPT với mạng Viettel nên không thể tăng thêm phần kết nối. Tuy nhiên, Viettel cho rằng lời giải thích này không hợp lý vì để đáp ứng dung lượng kết nối 1.000 luồng cho Viettel, VNPT chỉ phải đầu tư khoảng 2 triệu USD, tương đương với 0,3% tổng vốn đầu tư hằng năm và nhận được của Viettel 50 triệu USD tiền cước kết nối. Mặt khác, trong thời gian chờ đợi VNPT đầu tư, Viettel đã đề xuất xin được đầu tư phần kết nối phía tổng đài VNPT để có thể giải quyết nhanh dung lượng kết nối nhưng không được VNPT chấp thuận.

Theo những giải thích từ phía VNPT thì không phải VNPT gây khó dễ cho Viettel mà thực tế tổng đài chuyển mạch của VNPT đang áp dụng công nghệ cũ, nếu tiếp tục đầu tư mở rộng dung lượng cho Viettel sẽ không hiệu quả về kinh tế; trong khi đó thì Viettel được phép kết nối trực tiếp với các tổng đài nội hạt của VNPT, không cần thông qua tổng đài chuyển mạch của VNPT.

VNPT cũng cho rằng không thể để tất cả các doanh nghiệp bám vào tổng đài chuyển mạch của VNPT, vì trong trường hợp có sự cố thì toàn bộ hệ thống liên lạc của các doanh nghiệp sẽ phải ngừng hoạt động và khi đó thiệt hại sẽ rất lớn.

VNPT cho rằng họ đã cố gắng thống nhất hỗ trợ tối đa doanh nghiệp mới bằng nguồn lực sẵn có của mình. VNPT cũng có đầy đủ số liệu chứng minh rằng, chúng tôi đã cung cấp đường truyền đúng theo yêu cầu thực tế của Viettel.VNPT cũng đã có báo cáo gửi lên Bộ bưu chính viễn thôngvề tổng đài Toll của VNPT, với số liệu rõ minh chứng về tổng đài Toll ở Hà Nội và một số nơi khác đều gặp khó khăn. Bộ cũng nhận xét rằng, cả VNPT và Viettel đều gặp khó khăn. Với Viettel, khó khăn là thuê bao phát triển quá nhanh. Còn với VNPT, khó khăn là dung lượng tổng đài đang được đầu tư, chưa kịp mở rộng.

Theo VNPT, có 3 lý do có thể lý giải được tình trạng không kết nối được giữa mạng điện thoại của Viettel và VNPT đang xảy ra hiện nay. Thứ nhất, tổng đài Toll đang sử dụng công nghệ lạc hậu (TDM), chỉ 1-2 năm tới, thế giới sẽ không còn sử dụng, nên VNPT đã chuyển sang dùng công nghệ NGN cho cả dịch vụ di động, băng thông rộng ADSL, VoIP…. Thứ hai, việc bổ sung tổng đài Toll trung kế là không tối ưu khi nhiều DN chỉ sử dụng duy nhất một hệ thống tổng đài, nếu xảy ra sự cố, tất cả các mạng đều chết cứng, tốt nhất là Viettel đầu tư đường trục nối thẳng tới tổng đài nội hạt. Thứ ba là trong thỏa thuận giữa VNPT và Viettel không có chế tài quy định Viettel phải thuê trong bao nhiêu năm, do vậy khi đầu tư nâng cấp mất nhiều tiền mà Viettel chỉ dùng trong 1-2 năm thì rất lâu mới hoàn vốn. Ngoài ra, VNPT cho biết họ đã kiến nghị Viettel từ nhiều năm nay là xây dựng đường trục thẳng từ tổng đài Toll của Viettel đến các tổng đài nội hạt theo thỏa thuận, vừa không trả tiền thuê kênh nhưng Viettel không làm.


Vấn đề hiện nay là giải quyết như thế nào về yêu cầu của Viettel. “Họ cũng có đường trục. Vậy đường trục của họ nên đấu trực tiếp với các tổng đài nội hạt của VNPT” - ông Trần Mạnh Hùng, Phó tổng giám đốc của VNPT giải thích – “Như vậy, Viettel có lợi là không phải trả tiền kết nối 200 đồng/phút; lại giải quyết được vấn đề không quá tập trung vào nút mạng bởi nếu mạng sập thì cả mạng của Viettel và VNPT đều sập. Thứ 3, nếu đấu nối trực tiếp như vậy thì VNPT đỡ phải đầu tư và chất lượng mạng sẽ tốt”. Theo ông Hùng, VNPT cũng xác định bổ sung kênh kết nối là “nhiệm vụ phải làm” và hiện tại đang tiến hành thủ tục đầu tư bổ sung và không có chuyện VNPT và

các đơn vị trực thuộc cố tình làm khó Viettel. Tuy nhiên, ông Hùng cho rằng việc lập dự án đầu tư từ trên 2 triệu USD trở lên, VTN không đủ thẩm quyền quyết định mà phải là VNPT và thông thường cũng phải mất 18 tháng và phải có hiệu quả.


Để đáp lại ý kiến của VNPT, ông Hoàng Anh Xuân - Tổng giám đốc Viettel cho biết: "Việc VNPT không đáp ứng nhu cầu kết nối của Viettel đã diễn ra suốt 5 năm qua đối với tất cả các dịch vụ viễn thông và ngày càng trầm trọng. Nếu tình trạng này kéo dài, Viettel sẽ đứng trước nguy cơ phá sản do đã đầu tư hàng nghìn tỉ đồng xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông" (Viettel đã đầu tư gần 2.000 tỉ đồng cho việc xây dựng và phát triển mạng di động 098. Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Tổng Giám đốc Viettel, cho rằng lý do khó khăn mà VNPT đưa ra là về thủ tục đầu tư là không phù hợp, vì để đáp ứng dung lượng kết nối 1.000 E1 (luồng - 1 luồng là 30 kênh kết nối) cho Viettel, VNPT phải đầu tư khoảng 2 triệu USD, tương đương với 0,3% tổng vốn đầu tư của VNPT, trong khi đó VNPT đã nhận trên 50 triệu USD tiền cước kết nối từ Viettel.


Tranh cãi giữa hai mạng điện thoại này lên đến đỉnh điểm khi ngày 25/6/2005, Bộ Quốc phòng đã soạn một công văn khẩn gửi Thủ tướng Chính phủ để báo cáo về tình trạng nguy cấp của mạng di động 098 của Viettel Mobile. Bộ Quốc phòng đề nghị Thủ tướng Chính phủ can thiệp khẩn cấp để đảm bảo quyền lợi cho hơn 700.000 khách hàng đang sử dụng dịch vụ của mạng di động này.

Và cuối cùng, để giải quyết dứt điểm mâu thuẫn giữa hai doanh nghiệp viễn thông này, Bộ Bưu chính viễn thông đã phải đứng ra tổ chức một cuộc họp có sự tham gia của cả 2 bên để lấy ý kiến của cả 2 bên để có thể đưa ra những quyết định cuối cùng. Và tại cuộc họp này, ông Lê Nam Thắng – Thứ trưởng Bộ Bưu chính viễn thông, đã đưa ra kết luận:


Thứ nhất, Biện pháp giải quyết tình thế trước mắt: 2 doanh nghiệp ngồi lại với nhau để giải quyết các vấn đề kỹ thuật. Trên cơ sở Vietel đang gặp nghẽn tại đâu, VNPT sẽ cố gắng định tuyến, phân tải lưu lượng từ các “vùng ven” vào để hỗ trợ. Ví dụ: một số tổng đài VNPT vừa mới bổ sung, nâng cấp phục vụ mạng lưới ở Cần Thơ có thể được định tuyến đến để giải quyết tắc nghẽn cho Viettel ở TP.HCM.

Về lâu dài, VNPT tiếp tục hỗ trợ Viettel khẩn trương triển khai mạng trục theo giấy phép đã được Chính phủ cấp từ năm 2003, để Vietel có thể chủ động được dung lượng và phát triển thuê bao của mình (Điều này VP Telecom đã có rất nhiều cố gắng, dự kiến trong năm 2005 này sẽ triển khai xong đường trục tới 53 tỉnh, thành phố. Hiện đã triển khai tới trên 40 tỉnh). Nhờ đó, VNPT cũng thuận lợi hơn trong việc hỗ trợ kết nối cho các doanh nghiệp khác chưa được phép triển khai đường trục như SPT, FPT, Hanoi Telecom...


Về phía Bộ BCVT, sẽ có sự hỗ trợ tích cực về tháo gỡ thủ tục, sửa đổi quy chế, thỏa thuận... để đẩy nhanh các tiến trình. Cũng tại cuộc họp này, các đại biểu cũng thừa nhận việc VNPT thỏa thuận với các doanh nghiệp cấp kênh theo thực tế lưu lượng sử dụng của mạng (chứ không phải cấp theo con số dự phòng quá cao của các doanh nghiệp) là đã thực hiện đầu tư hiệu quả, tránh gây lãng phí tiền của Nhà nước. Với 170 kênh E1 VNPT đã cấp cho Vietel thời gian qua là một sự nỗ lực của hợp tác kết nối. Cũng cần nói thêm rằng, lâu nay các doanh nghiệp khi đăng ký xin cấp kênh, để dự phòng bị duyệt bớt đi, đã thường khai quá lên gấp 2-3 lần nhu cầu thực tế.


Bộ Bưu chính viễn thông cũng chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông trước thềm hội nhập và cạnh tranh, các doanh nghiệp cần phải phát triển mạnh mẽ một cách thực sự, trên cơ sở mạng lưới thông tin liên lạc hiện đại và rộng khắp. Vì vậy ngoài VP Telecom, Viettel cần tích cực triển khai mạng đường trục để phát triển bền vững, chứ các doanh nghiệp Việt Nam không thể chỉ có mỗi đường trục hiện nay của VNPT mà đối chọi lại được với các tập đoàn viễn thông nước ngoài.


Về bản chất, cuộc tranh cãi về vấn đề đấu nối giữa Viettel và VNPT là vấn đề về việc cạnh tranh hay hợp tác giữa các doanh nghiệp viễn thông. VNPT và Viettel hoàn toàn có thể lựa chọn giải pháp hợp tác để có thể đưa đến một kết cục tốt đẹp hơn cho cả 2 doanh nghiệp, và người tiêu dùng cũng có thể được sử dụng một dịch vụ tốt hơn. VNPT có thể cùng Viettel bàn bạc, hợp tác để đưa ra những phương án kết nối 2 mạng điện thoại với nhau một cách phù hợp hơn, kinh tế hơn, để người tiêu dùng của cả 2 mạng di động được sử dụng một dịch vụ tốt hơn. Nhưng trong trường hợp này, VNPT lại chọn giải pháp là cạnh tranh, và với những lợi thế đặc biệt của mình đối với mạng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/05/2022