Cạnh Tranh Về Giá Trị Sử Dụng Của Hàng Hóa Việt Nam

12/2004, 46% thiết bị kéo sợi đã được sử dụng trên 20 năm với chất lượng xuống cấp nghiêm trọng. Năng suất lao động của dệt vải chỉ bằng khoảng 30% năng suất lao động của Trung Quốc [49, tr.104]. Các doanh nghiệp dệt thoi trong Vitas vẫn đang sử dụng 62% máy dệt thoi cũ. Trong lĩnh vực dệt kim, tập đoàn dệt may Vinatex chỉ có 5% thiết bị hiện đại sản xuất sau năm 2000.

Mặt khác, trong quá trình tạo ra giá trị, lao động giản đơn vẫn phổ biến làm cho giá trị hàng hóa khó giảm nhanh. Chẳng hạn, lực lượng lao động có trình độ cao trong ngành dệt may còn hạn chế, chỉ 7,12% trong ngành dệt, 4,01% trong ngành may. Điều này ngăn cản việc sử dụng hệ thống tư liệu sản xuất hiện đại. Những dạng lao động quan trọng nhất trong ngành dệt may là lao động sản xuất, lao động quản lý và lao động kỹ thuật đều chưa đáp ứng đòi hỏi về chất lượng lao động trong quá trình sản xuất.

Khả năng hạ thấp giá trị hàng hóa còn bị hạn chế bởi hiệu quả quản lý sản xuất và lưu thông hàng hóa của nhiều doanh nghiệp Việt Nam rất thấp. Quy trình quản lý ISO đã phổ biến trên thế giới từ rất lâu nhưng doanh nghiệp Việt Nam chưa quan tâm đúng mức tới việc áp dụng quy trình này. Nhiều doanh nghiệp chưa nhận thức rò tầm quan trọng của việc quản lý sản xuất theo tiêu chuẩn ISO đối với sức cạnh tranh hàng hóa, lo ngại phải chi phí lớn nếu chuyển đổi cách thức quản lý sản xuất. Một số doanh nghiệp đã áp dụng mô hình quản lý ISO lại thực hiện một cách nửa vời, không triệt để, làm cho hiệu quả của sự đổi mới phương thức quản lý không cao. Những nghiên cứu dưới góc độ quản trị kinh doanh cho thấy, một bộ phận không nhỏ doanh nghiệp Việt Nam quản lý sản xuất dựa theo kinh nghiệm, dựa trên cảm tính mà ít học hỏi và vận dụng nghiêm túc tri thức quản lý, nên không tối ưu hóa việc sử dụng các nguồn lực sản xuất như vốn, lao động, tài nguyên.

Có thể nói, những hạn chế trong việc ứng dụng khoa học công nghệ, sử dụng lao động trình độ cao, áp dụng cách tổ chức quản lý sản xuất tiên tiến đã

làm cho năng suất lao động của nhiều doanh nghiệp Việt Nam không tăng nhanh, và do vậy, không giảm nhanh giá trị hàng hóa. Trong chừng mực nào đó, điều này làm việc sản xuất hàng hóa Việt Nam mất đi những lợi thế từ sức lao động rẻ và tài nguyên sẵn có.

2.2.3 Cạnh tranh về giá trị sử dụng của hàng hóa Việt Nam


2.2.3.1 Điểm mạnh trong cạnh tranh về giá trị sử dụng của hàng hóa Việt Nam

Điểm mạnh của hàng hóa Việt Nam là phục vụ khá tốt nhu cầu tiêu dùng, do vậy, hàng tiêu dùng Việt Nam có sức cạnh tranh tương đối tốt trên thị trường trong nước và nước ngoài. Minh chứng là, trong nhiều năm, 8/10 hàng hóa xuất khẩu chủ lực của Việt Nam phục vụ trực tiếp nhu cầu tiêu dùng cá nhân: gạo, hàng dệt may, giày dép, hải sản, sản phẩm gỗ, cà phê, cao su, máy vi tính và linh kiện điện tử [2, tr.83]. Ngoài những hàng hóa trên, Việt Nam có thể xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, nhiều loại hàng hóa tiêu dùng khác: chè, dây cáp điện, hạt điều, sản phẩm nhựa [91].

Giá trị sử dụng của nhiều hàng tiêu dùng Việt Nam phù hợp với thị hiếu, thói quen tiêu dùng và đòi hỏi của khách hàng trong nước. Đa phần doanh nghiệp Việt Nam đủ khả năng sản xuất những hàng hóa có chất lượng trung bình, đáp ứng được đòi hỏi không quá khắt khe của khách hàng. Chẳng hạn, đối với mặt hàng ẩm thực, khách hàng thường tiêu dùng thực phẩm được cung cấp bởi những người sản xuất nổi tiếng trong vùng. Bên cạnh đó, hàng hóa Việt Nam thường mang các đặc trưng văn hóa Việt nên dễ dàng được người tiêu dùng chấp nhận hơn hàng hóa nước ngoài (chẳng hạn: giày, dép, thực phẩm…). Trong khi đó, các khiếm khuyết về giá trị sử dụng như không đảm bảo vệ sinh, an toàn cho sức khỏe con người, gây hại đến môi trường, không đảm bảo an toàn cho người sử dụng… có thể bị bỏ qua do chính người tiêu dùng không am hiểu về hàng hóa, chưa chú trọng tính an toàn trong quá

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

trình tiêu dùng. Do vậy, hàng hóa Việt Nam chiếm lĩnh và mở rộng các phân khúc thị trường bình dân. Tuy nhiên, ngay trên những thị trường đó, hàng hóa Việt Nam cũng chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ của hàng hóa Trung Quốc, các nước ASEAN khác. Tại thị trường cao cấp, chỉ một bộ phận nhỏ giá trị sử dụng hàng hóa Việt Nam đáp ứng được những nhu cầu cao, đa dạng, độc đáo, khắt khe của khách hàng.

Từ khi Việt Nam gia nhập WTO, hàng hóa Việt Nam ngày càng đạt nhiều tiến bộ với sự đa dạng giá trị sử dụng, chất lượng cao hơn. Trên thị trường trong nước, thương hiệu hàng hóa Việt Nam từng bước được khẳng định. Kết quả bình chọn thương hiệu mạnh Việt Nam hàng năm cho thấy chỉ doanh nghiệp nào sản xuất hiệu quả, chủ động cải tiến giá trị sử dụng của hàng hóa, hạ giá cả, có chiến lược hợp lý để phát triển thương hiệu thì mới tạo dựng được dấu ấn, sự nhận biết về giá trị sử dụng trong tâm trí khách hàng. Số lượng thương hiệu Việt tăng lên nhanh chóng trong danh sách Thương hiệu mạnh Việt Nam. Trong 100 thương hiệu mạnh được bình chọn hàng năm, nhiều hàng hóa Việt Nam đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng như bia Hà Nội, bia Sài Gòn, bóng đèn Điện Quang, chè Thái Nguyên, cà phê Trung Nguyên…

Lý luận hàng hóa của C.Mác và vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam - 10

2.2.3.2 Điểm yếu trong cạnh tranh về giá trị sử dụng của hàng hóa Việt Nam

Những điểm yếu của giá trị sử dụng hàng hóa Việt Nam là tương đối nhiều, điều này giải thích cho sức cạnh tranh không cao của hàng hóa Việt Nam.

Một là, chưa đáp ứng xu thế cạnh tranh chung là gắn thêm dịch vụ vào giá trị sử dụng hàng hóa, một bộ phận không nhỏ hàng hóa Việt Nam xuất khẩu với những giá trị sử dụng chưa hoàn chỉnh, dưới dạng thô hoặc được chế biến đơn giản. Do vậy, những giá trị sử dụng đó không đáp ứng nhu cầu khách hàng cuối cùng mà chủ yếu là đáp ứng nhu cầu của người sản xuất,

người bán lẻ trung gian. Ví dụ, sau khoảng 17 năm mở rộng xuất khẩu, đến 2009, 95% khối lượng trà Việt Nam được xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu thô và chỉ 5% dưới dạng thành phẩm. Chênh lệch giữa giá bán thành phẩm và nguyên liệu là rất lớn, gấp từ năm đến mười lần. Chẳng hạn một số khách hàng tại Anh mua trà nguyên liệu của Việt Nam chỉ với giá 1,3 USD/kg, nhưng sau khi chế biến thành phẩm, họ bán với giá 9,8 USD/kg [97]. Tình hình này làm cho các doanh nghiệp chè Việt Nam thu lợi nhuận thấp và do đó, không thể đầu tư nâng cấp quá trình sản xuất, chế biến chè hoàn chỉnh. Có thể thấy, sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam rất yếu, mới cạnh tranh được ở mức độ hàng hóa dạng thô, chưa đủ khả năng cạnh tranh ở mức độ hàng hóa hoàn chỉnh.

Hai là, mức độ đa dạng giá trị sử dụng của hàng hóa Việt Nam so với các hàng hóa Trung Quốc, Thái Lan… còn nhiều hạn chế. Trong từng loại hàng hóa, mỗi nhóm khách hàng có đòi hỏi khác nhau về giá trị sử dụng nhưng hàng hóa Việt Nam mới đáp ứng được những nhu cầu chung nhất, chưa phải là những nhu cầu cá biệt. Chẳng hạn, hàng dệt may Việt Nam vào Mỹ còn đơn điệu về kiểu cách, nghèo nàn về mẫu mốt chưa đáp ứng tốt thị hiếu đa dạng của một xã hội tiêu dùng. Thị trường này nhập khẩu trên 800 loại hàng dệt may nhưng hàng hóa có thế mạnh của Việt Nam hầu như chỉ là những sản phẩm may mặc dệt kim. Yếu tố hấp dẫn khách hàng Mỹ là sự khác biệt, độc đáo của sản phẩm nhưng nhiều doanh nghiệp Việt Nam quá chú trọng vào khâu gia công cho đối tác nước ngoài mà ít quan tâm tới công tác thiết kế chất liệu vải mới, kiểu dệt, thiết kế kiểu dáng sản phẩm... [49, tr.97].

Đồng thời, hàng hóa Việt Nam chưa thân thiện với người tiêu dùng, có mức độ phù hợp với khách hàng chưa cao do không chú trọng việc tìm hiểu nhu cầu thị trường. Ví dụ, khi xuất khẩu sang thị trường Campuchia, nhiều hàng hóa Việt Nam không có tiếng Khmer trên bao bì hay trong tài liệu hướng dẫn, điều này gây khó khăn cho người tiêu dùng khi sử dụng [88].

Ba là, chất lượng hàng hóa Việt Nam không ổn định thường chỉ đảm bảo chất lượng tại thời điểm mới gia nhập thị trường, sau một thời gian cạnh tranh, chất lượng kém dần. Chẳng hạn, gạo Việt Nam có độ trắng không đều, tỷ lệ thóc cao (30-50hạt/kg), lẫn tạp chất, tỷ lệ hạt non- bạc rụng còn cao và không đều trong các lô hàng. Ngoài ra, tỷ lệ hạt hư hỏng, biến màu còn cao trong mùa mưa, tỷ lệ gãy không đều do kỹ thuật bảo quản và xay xát còn thấp… [22, tr.84]. Theo thống kê, vùng Đồng bằng sông Cửu Long sử dụng đồng thời trên 100 giống lúa nên lúa gạo hàng hóa không đồng bộ về chủng loại, phẩm cấp, và do vậy, rất khó đáp ứng yêu cầu đối với hàng xuất khẩu. Mặt khác, chỉ có 20% giống lúa được cơ quan nghiên cứu uy tín xác nhận chất lượng, 80% giống mà nông dân vùng này sử dụng là không rò nguồn gốc [26, tr.44].

Nhiều hàng hóa Việt Nam bị đánh giá thấp về chỉ tiêu vệ sinh an toàn, môi trường và các chỉ số kỹ thuật khác. Điều này gây trở ngại cho hàng hóa Việt Nam xâm nhập thị trường cao cấp và cạnh tranh với các hàng hóa từ nước khác. Đối với gạo Việt Nam, tháng 5/2007, lô gạo 31.050 tấn chuyển đến Nhật đã bị phát hiện 299 tấn gạo vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm do có dư lượng chất acetamiprid lên đến 0,03 ppm, vượt 200% mức cho phép [75]. Đến năm 2009, gạo Việt Nam đã bị mất thị trường Nhật Bản vì không đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật về chất lượng gạo [80].

Giá trị sử dụng hạn chế của hàng hóa Việt Nam là hậu quả của nhiều nguyên nhân, đáng kể nhất là do nền sản xuất nhỏ Việt Nam chưa thể chuyển ngay sang sản xuất lớn, sản xuất hàng loạt, tức là năng lực sản xuất còn tương đối hạn chế. Biểu hiện là, nếu cung cấp hàng hóa với quy mô nhỏ thì giá trị sử dụng được đảm bảo, nếu phải cung ứng theo số lượng lớn thì năng lực sản xuất không cho phép tạo ra chất lượng như nhau đối với hàng hóa đầu tiên và hàng hóa cuối cùng. Thêm vào đó, quá trình sản xuất nhiều hàng hóa Việt

Nam chưa tuân thủ những quy trình sản xuất quốc tế nên giá trị sử dụng chưa

đạt tiêu chuẩn quốc tế để cạnh tranh tốt hơn .

Bốn là, hình thức bên ngoài của hàng hóa, đặc biệt là bao bì sản phẩm, chưa hấp dẫn khách hàng. Chẳng hạn, bao bì nông sản có những hạn chế: thứ nhất, nhiều bao bì có nhãn mác chưa đẹp, trang trí nội dung chưa lôi cuốn được sự quan tâm của khách hàng. Thứ hai, nhiều bao bì chưa phù hợp và chưa có tính tiện lợi cao với nhu cầu sử dụng của khách hàng. Trong một số trường hợp, bao bì cấp 1 (bao bì tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm) bị bóc ra một lần và sử dụng nhiều lần, làm giảm chất lượng ở những lần sử dụng sau. Kích thước của bao bì không phù hợp với đồ dùng của người tiêu dùng khi sắp xếp vào các túi xách, túi quần áo, vali… Thứ ba, chất lượng bao bì chủ yếu đáp ứng được chức năng “chứa, đựng sản phẩm”, ít có chức năng bảo vệ sản phẩm khi điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng… thay đổi, đồng thời, chức năng quảng cáo, hướng dẫn sử dụng không rò ràng, chưa phù hợp. Thứ tư, một số bao bì không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, trên bao bì ghi không chính xác thời gian sản xuất, hạn sản xuất, nơi sản xuất… làm giảm sự tin tưởng của khách hàng vào sản phẩm…[95]. Với hình thức bên ngoài hạn chế, những hàng hóa Việt Nam không nổi bật so với hàng hóa nước khác trong cạnh tranh thu hút sự chú ý của khách hàng.

Nguyên nhân quan trọng dẫn đến hạn chế của bao bì hàng hóa Việt Nam là doanh nghiệp chưa nhận thức rò ràng về vai trò của bao bì trong việc nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu. Kết quả khảo sát các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường EU cho thấy, hơn 45% doanh nghiệp đề cao vai trò của bao bì trong khi nhiều doanh nghiệp khác (40%) không tán thành quan điểm đó hoặc là không xác định được liệu bao bì tốt có làm tăng sức cạnh tranh của hàng hóa không (10%) [56, tr.20].

Năm là, các dịch vụ trước-trong-sau khi bán hàng gắn kèm hàng hóa Việt Nam chưa tốt. Thực tế cho thấy, nhiều người sản xuất Việt Nam thường

tập trung quá nhiều vào sản xuất sản phẩm mà coi nhẹ cạnh tranh hàng hóa bằng những dịch vụ gắn kèm. Những dịch vụ cơ bản như: tư vấn lựa chọn sản phẩm, hướng dẫn sử dụng, bảo hành bảo trì sản phẩm… được doanh nghiệp Việt Nam thực hiện chưa tốt, làm giảm sự gắn bó của khách hàng với hàng hóa Việt Nam. Chẳng hạn, đối với hàng hóa dệt may, áo - quần và trang phục khác phải phù hợp với nhau, do vậy, dịch vụ tư vấn cho khách hàng lựa chọn sản phẩm tương thích sẽ đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên, tại các phòng giới thiệu, cửa hàng, khách hàng chưa được phục vụ tốt dịch vụ này. Chế độ hậu mãi, hỗ trợ người tiêu dùng sau mua hàng cũng chưa được chú ý thích đáng. Các doanh nghiệp thường chỉ chú trọng khuyến mãi, quảng cáo để tăng số lượng hàng bán, sau đó bỏ trống khâu chăm sóc sau bán hàng, nếu có thì cũng làm nửa vời, không chuyên nghiệp [88].

Sáu là, Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được những nhu cầu về hàng hóa sử dụng công nghệ cao, hiện đại. Trên thị trường hàng hóa công nghệ cao như tivi, điện thoại di động, thiết bị đa phương tiện, máy móc tự động hóa phục vụ sản xuất… doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu tham gia vào lĩnh vực lắp ráp, lưu thông mà chưa đủ năng lực để sản xuất. Ngay cả điều kiện sản xuất của doanh nghiệp Việt Nam cũng chưa hiện đại, chưa dựa vào công nghệ cao nên cũng không thể tạo ra được những hàng hóa công nghệ cao hơn, hiện đại hơn. Chẳng hạn, đối với ngành ôtô Việt Nam, sau nhiều năm bảo hộ, công nghiệp sản xuất ôtô không được xây dựng mà thay vào đó là ngành lắp ráp ôtô phát triển [81]. Tương tự, hàng điện tử sản xuất trong nước mặc dù đã được bảo hộ trong thời gian dài (từ thập niên 80 thế kỷ trước), nhưng vẫn không cạnh tranh nổi với hàng nhập khẩu… Những nhãn hiệu ti vi của Việt Nam như Darling, Belco, Favi (của Viettronic Tân Bình), SAM… chỉ được tiêu thụ mạnh ở các tỉnh, các huyện xa, nơi khách hàng không có nhiều lựa chọn mẫu mã, nhãn hiệu và giá cả. Ngay cả những sản phẩm điện tử lắp ráp cũng khó cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu của Samsung, Sony, LG, Toshiba…[82]

Bảy là, thương hiệu hàng hóa Việt Nam chưa được hình thành như một công cụ phục vụ cạnh tranh hàng hóa. Tại thị trường trong nước, hàng hóa Việt Nam đã từng bước xây dựng được thương hiệu mạnh. Chẳng hạn, hàng hóa thực phẩm Việt đang từng bước lấn át hàng ngoại với những thương hiệu mạnh như bánh kẹo Kinh Đô, cà phê Trung Nguyên, sữa Vinamilk… Minh chứng là, hàng hóa Việt Nam chiếm tuyệt đại bộ phận trong các siêu thị, thậm chí, siêu thị nước ngoài đặt tại Việt Nam như Metro Cash & Carry có cơ cấu hàng hóa khoảng 90% là hàng hóa Việt Nam [85]. Tuy nhiên, tại thị trường quốc tế, thương hiệu hàng hóa Việt Nam chưa được xây dựng thành thương hiệu mạnh đẳng cấp quốc tế. Do vậy, nhiều hàng hóa Việt Nam xuất khẩu dưới thương hiệu của doanh nghiệp nước ngoài. Đặc biệt, có tình trạng là, một doanh nghiệp có thể vừa sử dụng nhãn hiệu của mình, vừa có thể sử dụng nhãn hiệu của doanh nghiệp khác. Theo kết quả khảo sát doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU, 49,2% doanh nghiệp được hỏi đang sử dụng nhãn hiệu của doanh nghiệp EU, chỉ 44,4% doanh nghiệp sử dụng nhãn hiệu của mình. Về đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, chỉ có 23,6% doanh nghiệp đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, và chủ yếu tại Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa bảo hộ nhãn hiệu ở ngoài nước. Điều này dẫn tới thực trạng là, một số hàng hóa Việt Nam có sức cạnh tranh tốt (cà phê Trung Nguyên, thuốc lá Vinataba, nước mắm Phú Quốc….) bị doanh nghiệp nước ngoài đăng ký, sử dụng trước tên gọi, nhãn hiệu tại các thị trường Mỹ, Liên minh châu Âu…. Điều này gây hạn chế cạnh tranh cho những hàng hóa đó khi tiến ra thị trường nước ngoài. Về hoạt động xây dựng thương hiệu, 47,6% doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường EU năm 2005 có đầu tư xây dựng thương hiệu nhưng với mức đầu tư rất thấp, dưới 5% doanh thu xuất khẩu. Do vậy, một tỷ lệ lớn doanh nghiệp Việt Nam vẫn xuất khẩu dưới nhãn hiệu, thương hiệu của doanh nghiệp EU [56, tr.19]. Những điều đó cho thấy,

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/07/2022