CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ LUẬT THƯƠNG MẠI NĂM 2005 PHÁT HUY HIỆU LỰC
TRONG GIAI ĐOẠN TỚI
I. Việt Nam gia nhập WTO và những yêu cầu đặt ra đối với việc hoàn thiện pháp luật thương mại và thực thi Luật Thương Mại năm 2005
Ngày 11 tháng 7 năm 2008 vừa tròn một năm rưỡi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Sau một năm được hưởng quyền lợi của một thành viên chính thức và cũng sau một năm thực hiện các cam kết WTO, Việt Nam đã hội nhập sâu hơn, mạnh hơn vào nền kinh tế thế giới và bước đầu đã thu được nhiều thành công lớn.
Sau một năm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, nhiều lĩnh vực kinh tế khởi sắc, đem lại hiệu quả cao. Năm 2007 tăng trưởng GDP đạt 8,48% cao nhất trong 10 năm trở lại đây; xuất khẩu đạt trên 48,56 tỷ USD, tăng hơn 21% so với năm 2006. “Câu lạc bộ xuất khẩu trên 1 tỷ USD” ngày càng đông, gồm 9 mặt hàng là dầu thô, điện tử, máy tính, dệt may, giầy dép, thuỷ sản, gạo, cà phê, cao su. Hàng hoá Việt Nam không bị phân biệt đối xử, không bị các đối tác ép giá. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã đủ sức cạnh tranh với đối tác, xuất khẩu những mặt hàng thế mạnh, có chất lượng cao, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu cho đất nước.
Vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng nhanh chưa từng có. Năm 2007 đạt 20,3 tỷ USD. Theo UNCTAD thì Việt Nam xếp thứ 6 về hấp dẫn đầu tư trên thế giới. Trong bối cảnh cạnh tranh thu hút vốn đầu tư trên thế giới diễn ra gay gắt hiện nay thì Việt Nam được xếp thứ 6 về hấp dẫn đầu tư được coi là động thái mới, là cơ sở cho sự phát triển mạnh và bền vững.
Là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới mang lại cho Việt Nam rất nhiều lợi ích. Mặt khác, việc chính thức gia nhập WTO
cũng có những tác động đáng kể đến công tác lập pháp, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật thương mại và thực thi Luật thương mại của Việt Nam.
Khi gia nhập WTO, Việt Nam cam kết thực hiện việc thay đổi những quy định về luật pháp, chính sách phù hợp với kinh tế thị trường. Báo cáo của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã nêu rõ: “Việt Nam nhận thức được vai trò to lớn và tầm quan trọng của WTO đối với sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu cũng như đối với sự tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia. Việc Việt Nam quyết định xin gia nhập WTO nhằm mở rộng các mối quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư với các thành viên khác, thể hiện quyết tâm cao đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập với hệ thống thương mại thế giới. Nhận thức được việc trở thành thành viên của WTO sẽ gắn liền với cả quyền lợi được hưởng lẫn nghĩa vụ phải thực hiện, Việt Nam cam kết lấy các nguyên tắc của WTO làm nên tảng cho các chính sách thương mại của mình. Việt Nam đã và đang tiến hành rà soát và sửa đổi luật pháp để từng bước phù hợp với các quy định và nguyên tắc của WTO”.
Có thể bạn quan tâm!
- Luậ T Thương Mại Năm 2005 Góp Phần Tích Cực Trong Việc Hình Thành Và Phát Triể N Hệ Thố Ng Phá P Luậ T Thương Mạ I Việt Nam
- Những Những Hạn Chế Của Luật Thương Mại Năm 2005 Và Những Khó Khăn Khi Thực Thi Luật
- Hạn Chế Liên Quan Đến Các Qui Định Về Dịch Vụ Nhượng Quyền Thương Mại
- Giải Pháp Đối Với Các Quy Định Về Mua Bán Hàng Hóa Quốc Tế
- Nhóm Giải Pháp Hoàn Thiện Các Văn Bản Dưới Luật Hướng Dẫn Thi Hành Luật Thương Mại Năm 2005
- Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Pháp Luật Chuyên Sâu Về Pháp Luật Thương Mại
Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.
Về các cam kết chung, là thành viên của WTO, Việt Nam cam kết tuân thủ toàn bộ các hiệp định và quy định của tổ chức này với những nguyên tắc chính là: tự do hoá thương mại thông qua biện pháp giảm và hạn chế thuế quan, xoá bỏ các hàng rào thương mại, mở cửa thị trường trong nước cả về hàng hóa, dịch vụ và đầu tư; không phân biệt đối xử giữa đối tác thành viên này với đối tác thành viên khác (nguyên tắc tối huệ quốc); không phân biệt hàng hoá, dịch vụ, doanh nghiệp trong nước và hnàg hoá, dịch vụ, doanh nghiệp các nước thành viên (nguyên tắc đối xử quốc gia); công khai, minh bạch hoá chính sách; giải quyết tranh chấp thông qua tài phán của WTO.
Cam kết này là một yêu cầu tất yếu khách quan nhằm bảo đảm cho các hoạt động thương mại quốc tế giữa Việt Nam và các thành viên khác của
WTO diễn ra thuận lợi, phù hợp với các chuẩn mực và thực tiễn thương mại quốc tế.
Theo kết quả đàm phán gia nhập WTO, Việt Nam phải chấp nhận bị coi là nền kinh tế chưa phải là thị trường trong thời hạn 12 năm (không muộn hơn 31/12/2018). Trong thời gian tới, chúng ta cần phải nỗ lực hết mình, phấn đấu để có đủ những điều kiện được công nhận là một nền kinh tế thị trường trong thời gian ngắn nhất vì nếu để kéo dài đến 12 năm Việt Nam sẽ phải chịu rất nhiều thiệt thòi. Những ngành làm ăn tốt của Việt Nam đang có mặt ở thị trường các nước, nhất là những thị trường lờn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản có thể bị kiện bán phá giá, hoặc lại bị áp đặt chế độ hạn ngạch bất cứ lúc nào. Như vậy, yêu cầu những sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống luật pháp thương mại, chính sách của Việt Nam cho phù hợp với những quy định của WTO cũng như phù hợp với những nguyên tắc đã cam kết trở thành một đòi hỏi hết sức cấp bách và quan trọng.
Ngoài các cam kết chung, Việt Nam cũng đã ký kết các cam kết về hàng hoá và về dịch vụ (Xem chi tiết tại Phụ lục 2 của Khoá luận). Trong đó về hàng hoá, đáng chú ý là các cam kết về quyền kinh doanh bao gồm quyền xuất nhập, quyền nhập khẩu hàng hoá (đặc biệt là các hàng hoá thuộc danh mục hàng hoá hạn chế kinh doanh hay kinh doanh có điều kiện); quyền được phân phối hàng hoá trên lãnh thổ Việt Nam; các cam kết về doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp thương mại nhà nước; một số biện pháp hạn chế nhập khẩu; yêu cầu về minh bạch hoá;… Các cam kết về hàng hoá đảm bảo cho việc hình thành một thị trường hàng hoá minh bạch, thúc đẩy hoạt đ ộng mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan đến mua bán hàng hoá. Để thực thi các cam kết này, Việt Nam phải từng bước xây dựng và hoàn thiện pháp luật thương mại. Cụ thể, Việt Nam cần hoàn thiện Luật Thương mại năm 2005, một mặt thông qua việc sửa chữa những quy định chưa thật phù hợp với thông lệ thương mại quốc tế, mà cụ thể là các quy định của Tổ chức Thương mại
Thế giới; mặt khác thông qua việc ban hành các nghị định, thông tư hướng dẫn chi tiết tương ứng với từng thời kỳ cam kết. Nội dung của các nghị định, thông tư này là cụ thể hoá các cam kết đã ký kết với Tổ chức Thương mại Thế giới như: cụ thể hoá quyền nhập khẩu, quyền xuất khẩu bằng các quy định về mặt hàng nào được phép xuất khẩu, được phép nhập khẩu, mặt hàng nào bị cấm xuất khẩu, cấm nhập nhẩu, mặt hàng nào là kinh doanh có đìêu kiện và điều kiện kinh doanh cụ thể là gì, mặt hàng nào bị hạn chế kinh doanh; cụ thé hoá quyền được phân phối bằng các quy định những ai được quyền phân phối hàng hoá tại Việt Nam, phạm vi phân phối là gì;…Như vậy, các cam kết của WTO về hàng hoá đã đặt ra đòi hỏi cấp thiết đối với việc hoàn thiện pháp luật thương mại và thực thi Luật Thương mại Việt Nam năm 2005.
Về dịch vụ, Việt Nam cam kết mở cửa thị trường dịch vụ. Xét về diện cam kết, trong BTA ta đã cam kết 8 ngành dịch vụ khoảng 65 phân ngành. Trong thỏa thuận WTO, ta cam kết đủ 11 ngành dịch vụ, tính theo phân ngành khoảng 110. Riêng các ngành dịch vụ nhạy cảm như dịch vụ khai thác hỗ trợ dầu khí, dịch vụ viễn thông, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ ngân hàng, dịch vụ chứng khoán,… Việt Nam cam kết mở cửa thị trường theo một lịch trình hợp lý. Chính vì vậy, để có thể hiện thực hoá các cam kết mở cửa này, cần phải có một loạt các văn bản pháp luật quy định cụ thể về từng lĩnh vực dịch vụ, trong đó mỗi văn bản pháp luật phải được xây dựng trên cơ sở tương ứng và phù hợp với các cam kết. Yêu cầu hoàn thiện pháp luật thương mại về lĩnh vực dịch vụ là hết sức quan trọng để Việt Nam thực thi cam kết WTO, hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.
Những năm vừa qua, Việt Nam đã đạt được rất nhiều tiến bộ trong việc hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách, đáp ứng yêu cầu của WTO. Đó là ban hành nhiều luật, nhiều quy định phù hợp với kinh tế thị trường như Luật Thương mại (năm 2005), Bộ Luật Dân sự (năm 2005), Luật Cạnh tranh (năm 2004)… Chỉ tính riêng trong năm 2005, Quốc hội đã thông qua 29 luật,
bộ luật, đồng thời cho ý kiến về 17 dự án luật. Đặc biệt, năm 2005, Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp được ban hành và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2006 được coi là một bước đột phá trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải thiện rõ nét môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Bên cạnh đó, các chính sách về thị trường hàng hóa - dịch vụ cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế, mọi nhà đầu tư về mặt pháp lý cũng như về các điều kiện đầu tư, kinh doanh. Những nỗ lực này của Việt Nam được thế giới đánh giá là một “bước tiến quan trọng” trong việc đáp ứng những yêu cầu của WTO cũng như chuẩn mực của một nền kinh tế thị trường.
Tuy nhiên, những kết quả nói trên vẫn chưa thực sự đáp ứng được một cách toàn diện yêu cầu thực thi cam kết WTO, đặc biệt là đối với các cam kết trong các hiệp định mang tính kỹ thuật cao39. Vì thế, cần phải tiếp tục, khẩn trương rà soát tổng thể, kỹ lưỡng văn bản pháp luật hiện hành, kiên quyết loại bỏ những văn bản pháp luật không còn phù hợp; sửa đổi, bổ sung và xây dựng mới các quy phạm pháp luật; đảm bảo sự tương thích và hài hoà với các quy định và nguyên tắc của WTO.
Trong thời gian tới cần có sự ưu tiên đi trước một bước trong xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật thương mại, đặc biệt như đã phân tích ở trên là Luật Thương mại và các văn bản dưới luật hướng dẫn thực thi; để ngay sau khi thực hiện các cam kết WTO, nền kinh tế vận hành đồng bộ theo cơ
39 Việt Nam cam kết sẽ tuân thủ ngay từ khi gia nhập WTO , trong đó tiêu biểu là:
- Hiệp định về xác định trị giá tính thuế nhập khẩu (CVA),
- Hiệp định về thủ tục cấp phép nhập khẩu (IL),
- Hiệp định về khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPs),
- Hiệp định về các biện pháp đầu tư có liên quan đến thương mại (TRIPs),
- Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT),
- Hiệp định về kiểm dịch và vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS).
chế thị trường như: thị trường vốn, thị trường bất động sản, thị trường khoa học và công nghệ, quy phạm về bảo vệ quyền tự do kinh doanh,…
Như vậy, qua những phân tích trên ta có thể thấy những cam kết đặt ra với Việt Nam – một thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới – tạo sức ép đáng kể lên việc thực thi Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 . Các cam kết hàng hoá của chúng ta về dệt may, về trợ cấp nông nghiệp và phi nông nghiệp, về quyền kinh doanh hàng hoá, về thuế tiêu thụ đặc biệt, về doanh nghiệp nhà nước, về một số biện pháp hạn chế nhập khẩu, về thuế xuất nhập khẩu, về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại,… và các cam kết dịch vụ về mở cửa thị trường dịch vụ đặc biệt đối với các ngành nhạy cảm như khai thác hỗ trợ dầu khí, bảo hiểm, phân phối, du lịch, viễn thông, ngân hàng và chứng khoán… đều đòi hỏi chúng ta cần phải xây dựng các văn bản pháp luật thương mại tạo cơ sở pháp lý thực hiện các cam kết. Hay nói cách khác các cam kết này cùng nhau đều đặt ra những yêu cầu bức bách đối với việc thực thi Luật Thương mại năm 2005.
II. Các giải pháp để Luật Thương Mại năm 2005 phát huy hiệu lực trong giai đoạn tới
1. Nhóm giải pháp tiếp tục hoàn thiện Luật Thương Mại năm 2005
1.1. Giải pháp hoàn thiện phạm vi điều chỉnh của Luật
Thứ nhất, như đã phân tích ở mục II.2 của chương 2, phạm vi điều chỉnh của Luật Thương mại năm 2005 là vừa thừa, vừa thiếu. Luật đã gộp cả việc ký kết hợp đồng của hai thương nhân nước ngoài tại hội chợ triển lãm ở Việt Nam vào phạm vi điều chỉnh của mình, trong khi lại bỏ qua hành vi thương mại ký kết hợp đồng của hai thương nhân Việt Nam tại hội chợ quốc tế tổ chức ngoài lãnh thổ Việt Nam. Để khắc phục hạn chế này, tác giả đưa ra hai hướng giải pháp:
- Giải pháp 1: Ban hành văn bản dưới luật hướng dẫn chi tiết việc thi hành Luật Thương mại năm 2005, trong đó quy định cụ thể những trường hợp
đặc biệt thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật ngoài những điểm đã được quy định tại điều 1 của Luật; và những trường hợp đặc biệt không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật dù được bao hàm trong điều 1 của Luật.
- Giải pháp 2: Ban hành Luật sửa đổi một số điều của Luật Thương mại năm 2005, trong đó có quy định tương tự như trong văn bản dưới luật ở Giải pháp 1.
Thứ hai, các khái niệm thương mại, hoạt động thương mại và các khái niệm liên quan đến các hoạt động thương mại như đã phân tích ở phần II.2 chương 2 chưa được hoàn thiện, gây ảnh hưởng đến việc xác định đúng và đủ phạm vi điều chỉnh của Luật. Vì vậy, tác giả xin đề xuất phải mở rộng và làm rõ phạm vi của Luật bằng cách mở rộng và làm rõ khái niệm về hoạt động thương mại, và về dịch vụ
- Về khái niệm thương mại, Điều 3 liên quan đến việc giải thích từ ngữ, khái niệm hoạt động thương mại nên được sửa đổi là: “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lời khác.”
Một định nghĩa về hoạt động thương mại rộng như vậy sẽ phù hợp với phạm vi mà các hiệp định mà các hiệp định của WTO bao trùm cũng như phù hợp với những quy định trong hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ.
- Về khái niệm dịch vụ: Việc đưa ra một khái niệm cụ thể về dịch vụ là khó, vì vậy tác giá xin đề xuất không nên đưa ra khái niệm dịch vụ mà dùng phương pháp liệt kê như trong hiệp định GATS của WTO, theo đó Dịch vụ được chia thành 12 ngành gồm:
+ Các dịch vụ kinh doanh;
+ Các dịch vụ thông tin;
+ Dịch vụ xây dựng và các dịch vụ kỹ thuận có liên quan;
+ Dịch vụ phân phối;
+ Các dịch vụ giáo dục;
+ Các dịch vụ môi trường;
+ Các dịch vụ tài chính;
+ Các dịch vụ y tế;
+ Các dịch vụ du lịch;
+ Các dịch vụ giải trí, văn hoá, thể thao;
+ Các dịch vụ vận tải;
+ Các dịch vụ khác.
Trong mỗi ngành, tuỳ theo cam kết của Việt Nam với WTO, cần ban hành thêm các thông tư hướng dẫn chi tiết về những phân ngành dịch vụ được pháp luật Việt Nam công nhận (theo những cam kết hiện hành, Việt Nam đang cam kết mở cửa 11/12 ngành với 110 phân ngành dịch vụ theo quy định của WTO) và bổ sung những phân ngành dịch vụ cam kết WTO.
1.2. Giải pháp hoàn thiện các qui định về thương nhân trong Luật
Sửa đổi khái niệm về thương nhân
Như đã phân tích ở chương II, khái niệm thương nhân tại điều 6 khoản 1 của Luật Thương mại năm 2005 là chưa thực sự chính xác. Việc đưa điều kiện “đăng ký kinh doanh” vào khái niệm thương nhân là không đúng với bản chất thực của thương nhân và gây nhiều rắc rối. Xét về thực chất, định nghĩa của Luật Thương mại năm 2005 thương nhân nhấn mạnh vào nghĩa vụ “đăng ký kinh doanh” là một cách định nghĩa mang đậm tính hình thức. Các nước phát triển về Luật Thương mại như Hoa Kỳ, Pháp, Nhật đều không quy định “đăng ký kinh doanh” là một điều kiện để xác định chủ thể kinh doanh nào là thương nhân.
Bộ Luật Thương mại Thống nhất của Hoa Kỳ (Uniform Commercial Code) năm 1952 quy định: “Thương nhân là người thực hiện những nghiệp vụ với những chủng loại hàng hoá nhất định hoặc thực hiện những nghiệp vụ bằng cách khác nào đó. Và xét về tính chất nghiệp vụ của mình họ được coi