Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Pháp Luật Chuyên Sâu Về Pháp Luật Thương Mại

truyền đạt kiến thức và hệ thống tình huống. Phương pháp Socrat đòi hỏi một lớp học năng động với sự trao đổi các ý kiến, các câu hỏi và câu trả lời giữa các sinh viên và đòi hỏi sinh viên phải tham gia tích cực. Hệ thống tình huống đòi hỏi sinh viên đọc trước các vụ việc liên quan đến các tranh chấp trong thương mại. Hai phương pháp này sẽ giúp cho sinh viên có được kỹ năng phân tích, kỹ năng thiết yếu của người học luật.

Tác dụng của việc giảng dạy Luật Thương mại trong nhà Trường: việc giảng dạy Luật Thương mại trong nhà trường một mặt sẽ giúp sinh viên có cái nhìn tổng quan về hệ thống pháp luật thương mại Việt Nam, mặt khác sẽ giúp sinh viên hình thành phương pháp luận về cách thức tiếp cận với các văn bản pháp luật thương mại, tạo cơ sở vững chắc cho sự tìm hiểu, nghiên cứu và áp dụng pháp luật thương mại vào cuộc sống và thực tiễn hoạt động thương mại của sinh viên sau này. Hơn nữa, khi sinh viên đã có nhận thức sâu rộng về vai trò, ý nghĩa và nội dung cơ bản của Luật Thương mại và các văn bản hướng dẫn, sinh viên sẽ là lực lượng tiên phong, đóng góp vào việc tuyên truyền phổ biến pháp luật thương mại cho những doanh nghiệp và người dân khác.

4.2. Đào tạo đội ngũ cán bộ pháp luật chuyên sâu về pháp luật thương mại

Để có thể tăng tính hiệu lực của Luật Thương mại, cần phải tăng cường đào tạo một đội ngũ cán bộ pháp luật chuyên sâu về pháp luật thương mại. Đội ngũ cán bộ này sẽ có trách nhiệm đảm bảo tính khả thi của Luật Thương mại, phân tích đánh giá hiệu quả thực thi của Luật và phân tích tìm ra điểm hạn chế của Luật Thương mại trong quá trình thực thi, đề xuất các kiến nghị để bổ sung, sửa chữa Luật Thương mại theo hướng luôn phù hợp với thực tiễn thương mại Việt Nam và các thông lệ thương mại quốc tế.

Để có được một đội ngũ cán bộ như vậy, cần tích cực cử các sinh viên trường luật, các cán bộ pháp luật, các luật sư đi học luật ở các nước có pháp luật thương mại phát triển như Hoa Kỳ, Pháp, Nhật Bản,… Việc học tập pháp luật thương mại ở các nước này sẽ giúp các cán bộ pháp luật Việt Nam có cái nhìn tổng quan và sâu sắc về pháp luật thương mại các nước, từ đó phân tích

điểm mạnh điểm yếu của pháp luật thương mại Việt Nam, có thể học hỏi kinh nghiệm của các nước trong việc ban hành luật thương mại, xây dựng Luật Thương mại Việt Nam và các văn bản hướng dẫn mang tính hiệu quả cao, có tác dụng tốt nhất trong việc thúc đẩy các hoạt động thương mại.

4.3. Xây dựng, củng cố, duy trì các chuyên trang, chuyên mục về pháp luật thương mại trên báo chí

Nhà nước cần đặc biệt chú ý xây dựng và duy trì các website chuyên về pháp luật thương mại, các website pháp luật có mục riêng về pháp luật thương mại. Các website này là nơi đăng tải các văn bản dưới luật mới nhất hướng dẫn việc thực thi Luật Thương mại và các luật chuyên ngành điều chỉnh các hoạt động thương mại cụ thể. Các website này cũng là nơi các doanh nghiệp, người dân bình luận về các văn bản pháp luật thương mại mới, nơi các cơ quan pháp luật trả lời các câu hỏi thắc mắc của doanh nghiệp, người dân về nội dung của các văn bản pháp luật điều chỉnh các hoạt động thương mại.

Bên cạnh đó, nhà nước cũng cần tạo điều kiện và khuyến khích các văn phòng luật sư, các trung tâm tư vấn pháp luật thiết lập các website vì mục tiêu lợi nhuận có chức năng như chức năng của các website miêu tả ở trên. Để thúc đẩy sự phát triển của các website này, Nhà nước cần bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người điều hành các website.

4.4. Giải pháp liên quan đến dịch vụ nhượng quyền thương mại

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Nhượng quyền thương mại tuy xuất hiện đã hơn mười năm nay nhưng quy mô và tốc độ phát triển chưa thật sự tương xứng với tiềm năng. Do đó, Nhà nước cần phải có các chính sách xúc tiến, tư vấn, hỗ trợ đào t ạo trong lĩnh vực nhượng quyền thương mại. Đối với doanh nghiệp kinh doanh theo phương thức nhượng quyền, Nhà nước nên khuyến khích họ thành lập, tham gia vào các hiệp hội nhượng quyền thương mại để có điều kiện tiếp thu, trao đổi kinh nghiệm, tự đào tạo, đồng thời cũng là một trong những đầu mối tham khảo, phản biện xã hội để hoàn thiện về chính sách pháp luật về thương mại.

Về phía các doanh nghiệp, cần phải chủ động hơn trong việc tìm kiếm, tiếp cận các kinh nghiệm, kiến thức và các cơ hội hợp tác trong lĩnh vực nhượng quyền thương mại. Để có được hiệu quả cao khi thực hiện kinh doanh theo phương thức nhượng quyền, doanh nghiệp phải có chiến lược xây dựng thương hiệu thật tốt, hệ thống kinh doanh được tổ chức hợp lý, hiệu quả và mang tính đặc thù.

Luật thương mại năm 2005 qua gần ba năm thực thi - Những hạn chế và giải pháp khắc phục - 13

Cuối cùng, điều quan trọng hơn hết, chính doanh nghiệp, thông qua hoạt động thực tế của mình, phải tích cực hơn nữa trong việc đề xuất, đóng góp ý kiến cho Nhà nước để xây dựng các chương trình phát triển nhượng quyền thương mại, ban hành các chính sách, quy định pháp luật phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam.

KẾT LUẬN


Luật Thương mại năm 2005 được ban hành nhằm thay thế Luật Thương mại năm 1997, đã đưa ra những sửa đổi, bổ sung tích cực về phạm vi điều chỉnh, về thương nhân và các hoạt động thương mại cụ thể,… Qua ba năm thực thi, với sự ra đời của gần 150 văn bản hướng dẫn, Luật Thương mại đã thực sự có tác động tích cực tới hoạt động thương mại Việt Nam thông qua việc tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho các hoạt động thương mại phát triển, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các chủ thể kinh doanh.

Tuy nhiên, thực tiễn qua gần ba năm thực thi Luật Thương mại năm 2005 cho thấy Luật Thương mại năm 2005 vẫn chưa thực sự phát huy hiệu lực. Một số điều khoản trong Luật Thương mại năm 2005 vẫn chưa phù hợp với thực tiễn thương mại Việt Nam và các thông lệ, tập quán thương mại quốc tế; một số điều khoản khác lại gây mâu thuẫn với nhau hay với các văn bản dưới luật, các luật chuyên ngành; một số khác còn mơ hồ, chưa rõ ràng… Trong khi đó, các văn bản dưới luật để hướng dẫn Luật vẫn chưa đầy đủ và còn nhiều thiếu sót.

Hơn nữa, Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO và đang phải đối mặt với yêu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật thương mại và thực thi có hiệu quả Luật Thương mại năm 2005.

Chính vì vậy, yêu cầu nâng cao hiệu quả của Luật Thương mại năm 2005 càng trở nên bức bách. Để đạt được điều này, cần phải có sự kết hợp đồng bộ và hợp lý công tác hoàn thiện Luật Thương mại năm 2005 và các văn bản dưới luật hướng dẫn Luật với việc nâng cao nhận thức của các cơ quan quản lý và doanh nghiệp về nội dung và vai trò của Luật Thương mại năm 2005 và các nhóm giải pháp khác. Nhiệm vụ này cần sự phối hợp của nhiều chủ thể: các cơ quan lập pháp như Quốc hội, Chính phủ, các bộ ngành; các cơ quan quản lý thương mại; các doanh nghiệp, và các cơ quan tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động thương mại khác. Theo đó, Quốc hội chịu trách nhiệm sửa đổi các quy định

mang tính hạn chế của Luật Thương mại năm 2005, Chính phủ sửa đổi những nghị định còn chưa hoàn chỉnh và ban hành thêm các nghị định còn thiếu, các bộ ngành chịu trách nhiệm bổ sung sửa đổi, ban hành mới các thông tư hướng dẫn Nghị định. Các cơ quan quản lý thương mại và doanh nghiệp cần tích cực nâng cao hiểu biết về pháp luật thương mại nói chung và Luật Thương mại năm 2005 cùng các văn bản hướng dẫn, mặt khác có những ý kiến đóng góp để hoàn thiện Luật Thương mại năm 2005 và các văn bản hướng dẫn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


I. Các văn bản pháp luật:

1. Bộ Luật Dân sự Việt Nam năm 2005

2. Công ước của Liên Hiệp Quốc về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế năm 1980

3. Công ước Lahaye năm 1964 mua bá n hợ p đồ ng quố c tế nhữ ng độ ng sả n hữ u hì nh

4. Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ

5. Luật Thương mại Việt Nam năm 1997

6. Luật Thương mại Việt Nam năm 2005

7. Luật Đầu tư nước ngoài năm 1999

8. Luật Đầu tư năm 2005

II. Sách báo, tạp chí và các công trình nghiên cứu khoa học

9. Lê Hoàng Anh. Bình luận các vấn đề mới của Luật Thương mại trong điều kiện hội nhập. NXB Tư pháp, Hà Nội, năm 2007

10. TS. Lê Hoàng Anh. Bình luận các vấn đề mới của Luật Thương mại trong điều kiện hội nhập. NXB Tư pháp, Hà Nội, năm 2007

11. Dự án VII/94/003 “Tăng cường năng lực pháp luật tại Việt Nam”, Báo cáo chuyên đề về các lĩnh vực của khung pháp luật kinh tế tại Việt Nam, tập 1, Hà Nội tháng 3/1998, tr.88

12. GS.TS. Nguyễn Thị Mơ, Ths. Nguyễn Minh Hằng, Ths. Hồ Thuý Ngọc. Đề tài: Cơ sở khoa học của việc sửa đổi và hoàn thiện Luật Thương mại Việt Nam phù hợp với pháp luật và tập quán thương mại quốc tế. Trường Đại học Ngoại Thương, Hà Nội, năm 2004

13. PGS. TS. Nguyễn Thị Mơ, Hoàn thiện pháp luật về thương mại và hàng hải trong điều kiện Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2002.

14. GS.TS. Nguyễn Thị Mơ. Sửa đổi Luật Thương mại Việt Nam năm 1997 phù hợp với pháp luật và tập quán thương mại quốc tế. NXB Lý luận chính trị, Hà Nội, 2005.

15. Thị Thu Huyền. Khoá luận tốt nghiệp đại học: Một số giải pháp phát triển hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Trường đại học Ngoại Thương, năm 2007.

16. Đinh Hiền Minh, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương. Báo cáo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2007

17. Phạm Thị Hồng Nhung. Khoá luận tốt nghiệp đại học: Các quy định về hành vi thương mại theo Luật Thương mại năm 2005. Trường đại học Ngoại Thương, năm 2006.

18. Lê Hữu Nghĩa, Lê Danh Vĩnh. Thương mại Việt Nam 20 năm đổi mới. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2006.

19. PGS.TS. Bùi Ngọc Sơn. Đề tài: Những nội dung cơ bản của Luật Thương mại năm 2005, so sánh với luật thương mại một số nước và các đề xuất áp dụng. Trường Đại học Ngoại Thương, Hà Nội, năm 2007

20. GS. TS. Nguyễn Như Tiến. Đề tài: Logistics và khả năng ứng dụng trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải doanh nhận ở Việt Nam. Trường Đại học Ngoại Thương, Hà Nội.

21. “Tình hình kinh tế xã hội quý I/2008”, tài liệu họp báo Chính phủ ngày 27/03/2008, website Chính phủ, Thời báo Kinh tế Việt Nam ngày 28/03/2008

22. Tạp chí Thương mại số 32, tháng 4 năm 2007

III. Các website

23. Website của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO: Danh sách thành viên của WTO tính đến ngày 16 tháng 5 năm 2008 truy cập ngày 16/05/ 2008: http://www.wto.org/english/thewto_e/whatis_e/tif_e/org6_e.htm,

24. Chuyên trang WTO : Tiến trình gia nhập WTO, cơ hội và thách thức đối với nước ta: ngày truy cập: 10/05/2008 http://wto.dddn.com.vn/Web/ContentDetail.aspx?distid=94&lang=vi-VN

25. Website của Thổng cục Thống kê: Mục “Thông tin thống kê hàng tháng” – Tình hình kinh tế xã hội năm 2004, 2005, 2006, 2007: truy cập ngày 10/05/2008: http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=413&thangtk=12/2006

26. Báo điện tử Vietnamnews: http://vietnamnews.vnagency.com.vn, truy cập ngày 10/05/2008

27. Webiste Sở Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh: http://www.dpi.hochiminhcity.gov.vn, truy cập ngày 10/05/2008

28. Webiste Sở Thương mại Thành phố Hà Nội: http://www.hapi.gov.vn, truy cập ngáy 10/05/2008

29. Webiste hiệp hội giao nhận và vận tải Việt Nam: http://www.viffas.org.vn Danh sách hội viên, ngày truy cập 10 tháng 5 năm 2008

30. Website của Hiệp hội giao nhận vận tải quốc tế: International Federation of Freight Forwarders Associations http://www.fiata.com/index.php?id=35 Individual Membership, ngày truy cập: ngày 10/05/2008

31. Webiste Công ty giao nhận và vận tải Vinatrans: http://www.vinatrans.com/vn/aboutus.asp, ngày truy cập: 10/05/2008

32. Danh sách văn phòng đại diện hàng hải nước ngoài: http://www.vietnam- ship.com/NewsDetail.aspx?ID=129&CatID=40ngày truy cập: 10/05/2008

33. Website công ty APL: http://www.apl.com/ Annual Report 2005, ngày truy cập: 10/05/2008

34. http://www.vinafco.com.vn/default.aspBáo cáo tình chính năm 2005, 2006, 2007, truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2005

35. Danh sách nhà hàng KFC: http://www.kfcvietnam.com/nhahang.php ngày truy cập: 10/05/2008

36. Website Phở 24: Danh sách nhà hàng Phở 24: ngày truy cập: 10/05/2008 http://www.pho24.com.vn/store_location.php?quocgia=1

37. Hoạt động nhượng quyền thương mại: http://www.pho24.com.vn/franchising.php

38. Hệ thống phân phối của Trung Nguyên:, ngày truy cập: 10/05/2008 http://www.trungnguyen.com.vn/vn/distribution.aspx?c=114

39. Website chuyên trang về nhượng quyền thương mại: ngày truy cập: 10/05/2008 http://www.vietfranchise.com/index.php?Module=Business&Action=view&id=2&Ite mid=40

Xem tất cả 122 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí