Luậ T Thương Mại Năm 2005 Góp Phần Tích Cực Trong Việc Hình Thành Và Phát Triể N Hệ Thố Ng Phá P Luậ T Thương Mạ I Việt Nam

Luật Thương mại năm 2005 đã thể chế hóa đường lối mở cửa kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam33. Luật đã mở rộng các hình thức hiện diện của thương nhân nước ngoài ở Việt Nam phù

hợp với tình hình thương mại. Theo đó, thương nhân nước ngoài “được đặt Văn phòng đại diện, Chi nhánh tại Việt Nam; thành lập tại Việt Nam doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo các hình thức do pháp luật Việt Nam qui định” (Điều 16).

Hơn nữa, Luật đã tạo khung pháp lý cho các hoạt động thương mại. Luật qui định rất rõ các định chế về hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và xúc tiến thương mại, thể chế hóa phương hướng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm của nước ta 2005-2010.

1.1.2. Luậ t Thương mại năm 2005 góp phần tích cực trong việc hình thành và phát triể n hệ thố ng phá p luậ t thương mạ i Việt Nam

Trong lĩnh vực thương mại Việt Nam, Luật Thương mại năm 2005 là đạo luật khung đưa ra các qui định chung nhất cho các hoạt động thương mại. Trên cơ sở Luật Thương mại năm 2005, các luật chuyên ngành điều chỉnh các hoạt động thương mại cụ thể được xây dựng. Từ khi Luật Thương mại năm 2005 có hiệu lực, Việt Nam đã ban hành một số lượng lớn các văn bản luật và dưới luật hoàn chỉnh hệ thống pháp luật thương mại Việt Nam theo hướng phù hợp hơn với quy tắc luật lệ thương mại quốc tế. Cụ thể, Việt Nam đã ban hành các văn bản pháp luật quan trọng sau:

-Luật Doanh nghiệp, luật số 60/2005/QH11 do Quốc hội ban hành ngày 29/11/2005 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2006. Luật quy định về việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của các loại hình doanh nghiệp.

-Luật Đầu tư, luật số 59/2005/QH11 do Quốc hội ban hành ngày 29/11/2005 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2006. Luật Đầu tư năm 2006 là một bước đột phá trong hệ thống pháp luật thương mại Việt Nam. Điểm mới nổi bật của Luật Đầu tư


33 Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 -2010 đã nêu rõ Việt Nam cần phải “tận dụng điều kiện thuận lợi, phát huy lợi thế, hạn chế những tác động bất lợi trong hội nhập để tăng cường thu hút nguốn vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến.”

2006 là tôn trọng quy tắc đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Luật Đầu tư có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thiện pháp luật về thương mại trong điều kiện Luật Thương mại năm 2005 chưa có quy định chi tiết về đầu tư.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

-Luật Chứng khoán, luật số 70/2006/QH11 do Quốc hội ban hành ngày 29/06/2006 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2007.

-Luật Giao dịch điện tử, luật số 51/2005/QH11 do Quốc hội ban hành ngày 29/11/2005 và có hiệu lực từ ngày 01/03/2006. Luật gồm 8 chương, 54 điều quy định về thông điệp điện tử; chữ ký điện tử và chứng thực chữ ký điện tử; giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử; giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước; an ninh, an toàn, bảo vệ, bảo mật trong giao dịch điện tử; giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm trong giao dịch điện tử...; với phạm vi điều chỉnh chủ yếu là giao dịch điện tử trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, trong lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thương mại.

Luật thương mại năm 2005 qua gần ba năm thực thi - Những hạn chế và giải pháp khắc phục - 7

-Luật Sở hữu trí tuệ, luật số 50/2005/QH11 do Quốc hội ban hành ngày 29/11/2005 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2006. . Đây là luật chuyên ngành về sở hữu trí tuệ đầu tiên của Việt Nam. Bởi Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 không liệt kê sở hữu trí tuệ vào khái niệm “hoạt động thương mại” nên sự ra đời của Luật Sở hữu trí tuệ có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật thương mại của Việt Nam

-Luật Các công cụ chuyển nhượng, số 49/2005/QH11 do Quốc hội ban hành ngày 29/11/ 2005 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2006. Luật điều chỉnh quan hệ công cụ chuyển nhượng trong phát hành, bảo lãnh, chuyển nhượng, cầm cố, thanh toán... các giấy tờ có giá, tạo thêm kênh tín dụng cho các tổ chức tín dụng, góp phần hình thành môi trường minh bạch, bình đẳng hoạt động tiền tệ, ngân hàng, phù hợp chuẩn mực quốc tế về an toàn trong kinh doanh tiền tệ, ngân hàng.

-Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 do Quốc hội ban hành ngày 29/11/2005, có hiệu lực từ ngày 01/04/2006. Luật này quy định về các hoạt động đấu thầu để lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hoá, xây lắp. Luật đấu thầu đã cụ thể hoá, đưa ra những quy định chi tiết dựa trên những quy định khung trong Luật Thương mại năm 2005.

-Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan số 42/2005/QH11 do Quốc Hội ban hành ngày 14/06/2006, có hiệu lực từ ngày 20/09/2005. Luật sửa đổi, bổ sung nhằm tạo thuận lợi hơn nữa cho hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam và đảm bảo hiệu lực quản lý nhà nước về hải quan.

-Các luật thuế: Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ban hành ngày 14/06/2005 do Quốc Hội ban hành quy định về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam; hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới và hàng hóa mua bán, trao đổi khác được coi là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

-Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thuế giá trị gia tăng, luật số 57/2005/QH11 do Quốc hội ban hành ngày 29/11/2005, có hiệu lực từ ngày 01/01/2006.

Như vậy, có thể nói, sau sự ra đời của Luật Thương mại năm 2005, hàng loạt các văn bản pháp luật về thương mại đã được ban hành, tạo nên một hệ thống pháp luật thương mại Việt Nam tương đối hoàn chỉnh.

1.1.3. Luậ t TM 2005 ra đờ i là cơ sở phá p lý quan trọ ng cho cá c D oanh nghiệp Việ t Nam và nướ c ngoà i c ó thể lựa chọn luật áp dụng để giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán quốc tế nói riêng và hoạ t độ ng thương mạ i nói chung . Luật Thương mại năm 2005 đã qui định việc lựa chọn luật áp dụng khá linh hoạt. Theo khoản 2 điều 1 Luật Thương mại Việt Nam, Luật được áp dụng cả trong trường hợp hoạt động thương mại được thực hiện ngoài lãnh thổ Việt Nam song các bên thoả thuận chọn áp dụng luật này hoặc luật nước ngoài, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định áp dụng luật này. Luật cũng áp dụng với hoạt động không nhằm mục đích sinh lời của một bên trong giao dịch với thương nhân thực hiện trên lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam trong trường hợp bên thực hiện hoạt động không nhằm mục đích sinh lời đó chọn áp dụng luật này. Những qui định này đã tạo cơ sở pháp lý cần thiết cho việc giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại.

1.2. Tình hình triển khai Luật Thương mại năm 2005

Luật Thương mại năm 2005 ra đời có ý nghĩa quan trọng là đạo luật khung điều chỉnh các hoạt động thương mại. Nhưng với chỉ 324 điều điều chỉnh mọi hoạt động thương mại từ mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ đến đầu tư và các hoạt động thương mại sinh lời khác, Luật Thương mại năm 2005 không thể quy định đầy đủ chi tiết và bao trùm được mọi vấn đề pháp lý liên quan đến các hoạt động thương mại. Chính vì vậy, để Luật Thương mại năm 2005 thực sự phát huy được tính hiệu lực và đi vào cuộc sống, cần có những văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành và quy định chi tiết việc thực thi Luật Thương mại năm 2005.

Ngay sau khi Luật Thương mại ra đời, Chính phủ và các bộ ngành đã kịp thời ban hành các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành Luật, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật thương mại, phục vụ cho hoạt động kinh doanh của các thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế. Tiêu biểu có thể kể đến:

- Nghị định số 12/2006/NĐ-CP được ban hành ngày 23/01/2006 quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá Quốc tế và các đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài, chỉ 22 ngày sau khi Luật Thương mại năm 2005 chính thức có hiệu lực, và thông tư số 04/2006/TT-BTM ngày 06/04/2006 hướng dẫn một số nội dung của Nghị định 12/2006/NĐ-CP;

- Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20/02/2006 về xuất xứ hàng hoá;

- Nghị định 20/2006/NĐ-CP ngày 20.02/2006 về kinh doanh dịch vụ giám định thương mại;

- Nghị định số 35/2006/NĐ-CP về nhượng quyền thương mại ngày 31/03/2006;

- Nghị định 57/2006/NĐ-CP ngày 09/06/2006 của Chính phủ về thương mại điện tử.

- Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/06/2006 của Chính phủ qui định chi tiết Luật Thương mại về hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện

Gần đây, Chính phủ và các bộ ngành đã ban hành các văn bản dưới luật điều chỉnh bổ sung những vấn đề chưa được quy định cụ thể trong Luật Thương mại. Đáng chú ý là các văn bản pháp luật sau:

- Nghị định 23/2007/NĐ-CP ngày 12/02/2007 quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

- Nghị định số 39/2007/NĐ-CP ban hành ngày 16/03/2007 về việc cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh.

- Nghị định số 90/2007/NĐ-CP ngày 31/05/2007 của Chính phủ qui định về quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam.

- Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05/07/2007 về điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải biển.

- Nghị định 140/2007/NĐ-CP ngày 05/09/2007 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ lo-gi-stíc và giới hạn trách nhiệm dối với thương nhân kinh doanh dịch vụ lo-gi-stíc.

- Thông tư 09/2007/TT-BTM ngày 17/07/2007 hướng dẫn thi hành Nghị định 23/2007/NĐ-CP.

Tổng hợp lại, để từng bước đưa các qui định của Luật Thương mại năm 2005 vào cuộc sống, tính từ ngày Luật Thương mại năm 2005 chính thức có hiệu lực đến ngày 20 tháng 05 năm 2008, Chính phủ đã ban hành 23 nghị định hướng dẫn và qui định chi tiết việc thi hành Luật Thương mại năm 200534. Trên cơ sở các nghị định, các bộ, các ngành đã ban hành gần 140 văn bản dưới luật hướng dẫn các nghị định này, trong đó có 46 thông tư để thực thi Luật, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền thương mại Việt Nam.

Trong số các văn bản dưới luật đã ban hành, xin tập trung phân tích các văn bản dưới luật tiêu biểu sau đây:


34 Xem chi tiết Phụ lục 1

(i) Các văn bản dưới luật qui định chung về các hoạt động thương mại:

Đáng chú ý nhất là Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/06/2006 của Chính phủ qui định chi tiết Luật Thương mại về hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện (Nghị định này thay thế Nghị định số 11/1999/NĐ-CP ngày 03/03/1999 của Chính phủ qui định về hàng hoá cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm thực hiện; hàng hoá, dịch vụ thương mại hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện). Đây là văn bản quan trọng nhằm định hướng cho các hoạt động thương mại và cụ thể hoá nguyên tắc thương nhân được kinh doanh những mặt hàng mà pháp luật không cấm.

(ii) Các văn bản dưới luật qui định chung về các hoạt đông mua bán hàng hoá quốc tế:

-Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá Quốc tế và các đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài (sau đây xin gọi tắt là Nghị định 12/2006/NĐ-CP). Nghị định 12/2006/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/05/2006 thay thế Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 1998 quy định chi tiết Luật Thương mại năm 1997 về cùng vấn đề. Nghị định số 12/2006/NĐ- CP thể hiện tinh thần cải cách hành chính mạnh mẽ của Chính phủ trong việc điều hành xuất nhập khẩu.

Thứ nhất, Chính phủ đã quy định cụ thể cơ chế quản lý xuất nhập khẩu nói chung và cơ chế điều hành xuất nhập khẩu cho giai đoạn sau năm 2005 mà không dừng lại ở thời hạn 5 năm. Chính sách quản lý xuất nhập khẩu ngày càng mang tính ổn định, minh bạch hóa trực tiếp phục vụ cho việc hoạch định kế hoạch phát triển và hoạt động dài hạn của các thương nhân trên thị trường Việt Nam.

Thứ hai, Chính phủ đã thể chế hóa một số công cụ quản lý xuất nhập khẩu mới được quốc tế thừa nhận, đó là hạn ngạch thuế quan.

- Nghị định 19/2006/NĐ-CP ngày 20/02/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hoá và thông tư 08/2006/TT-BTM ngày 17/04/2006 của Bộ Thương mại hướng dẫn cách xác định xuất xứ đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có xuất xứ không thuần túy theo Nghị định số 19/2006/NĐ-

CP và thông tư 07/2006/TT-BTM ngày 17/04/2006 hướng dẫn thủ tục cấp và quản lý việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ theo Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 2 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hóa . Đây là nghị định có giá trị pháp lý cao nhất tính đến nay quy định về xuất xứ hàng hoá. Nghị định này có tác dụng định hướng và làm cơ sở cho việc rà soát và hoàn thiện hệ thống pháp luật về xuất xứ hàng hoá phục vụ cho công tác hội nhập kinh tế quốc tế. Nghị định đã tạo cơ sở pháp lý để nội luật hoá và áp dụng các quy tắc xuất xứ ưu đãi trong các hiệp định thương mại mà Việt Nam đã tham gia. Nghị định cũng đã quy định rõ về các loại xuất xứ thuần tuý và không thuần tuý, trong đó việc thể chế tiêu chí “chuyển đổi cơ bản của hàng hoá” đã góp phần hài hoà quy định về xuất xứ của Việt Nam với nhiều nước trên thế giới. Quy định này hoàn toàn phù hợp với khuyến nghị của Tổ chức Hải quan thế giới và là bước đột phá so với các cơ chế xác định xuất xứ hiện hành.

- Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/08/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hoá và Thông tư số 09/2007/TT-BKHCN về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về nhãn hàng hoá do Bộ Khoa học và công nghệ ban hành ngày 06/04/2007. Nghị định 89/2006/NĐ-CP thay thế cho quyết định 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu kể từ 01/02/2007. Nghị định 89 có nhiều quy định mới quan trọng so với trước như: quy định áp dụng Điều ước quốc tế, ghi xuất xứ hàng hoá cụ thể hơn, tên hàng hoá ghi trên nhãn do tổ chức cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hoá tự đặt và tự chịu trách nhiệm, không phải theo tiêu chuẩn như trước kia,quy định phải ghi rõ thành phần định lượng hàng hoá.

(iii) Các văn bản dưới luật liên quan đến qui chế thương nhân và các qui định về thương nhân nước ngoài:

-Nghị định 72/2006/NĐ-CP ngày 25/07/2006 của Chính phủ qui định chi tiết Luật Thương mại vê Văn phòng đại diện, Chi nhành của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; Thông tư 11/2006/TT-BTM ngày 28/09/2006 của Bộ Thương mại hướng dẫn thực hiện nghị định số 72/2006/NĐ-CP ngày 25/07/2006 của Chính phủ

qui định chi tiết Luật Thương mại vê Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam. Các văn bản này là cơ sở pháp lý quan trọng để thương nhân Việt Nam mở rộng hoạt động thương mại ra nước ngoài và cũng là cơ sở pháp lý tạo thuận lợi thu hút các hoạt động thương mại của thương nhân nước ngoài vào Việt Nam.

-Nghị định số 23/2007/NĐ-CP ngày 12/02/2007 của Chính phủ qui định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động trực tiếp liên quan đến mua bán hàng hoá của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và thông tư số 09/2007/TT-BTM ngày 17/07/2007 của Bộ Thương mại qui định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Đây là các văn bản pháp luật được các nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến hoạt động mua bán hàng hoá tại Việt Nam đặc biệt quan tâm và chú ý, đặc biệt là sau khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) với những cam kết về mở cửa thị trường hàng hoá trong đó có hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá, về mở cửa thị trường dịch vụ , trong đó có thị trường phân phối và thị trường bán lẻ [Xem chi tiết phần phụ lục 2]. Pham vi, đối tượng điều chỉnh của Văn bản là hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá như xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối và các hoạt động khác được qui định chương chương IV, chương V Luật Thương mại năm 2005, thể hiện cụ thể các cam kết của Việt Nam về mở rộng thị trường dịch vụ khi gia nhập WTO của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, của các cá nhân, tổ chức liên quan đến mua bán hàng hoá của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

-Nghị định số 90/2007/NĐ-CP ngày 31/05/2007 của Chính phủ qui định về quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam. Nghị định này qui đình về quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu đối với những thương nhân nước ngoài không có đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo các hình thức đầu tư được qui định trong Luật Đầu tư, Luật Thương mại; không có văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam theo Luật Thương mại. Đây là một bước

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/05/2022