Hạn Chế Liên Quan Đến Các Qui Định Về Dịch Vụ Nhượng Quyền Thương Mại

Một cơ chế giải quyết tranh chấp đầy đủ và xác đáng trong lĩnh vực logistics vẫn chưa được hình thành trong Luật Thương mại năm 2005 và các văn bản dưới luật hướng dẫn. Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng dịch vụ logistics vận chuyển, giao nhận, phân phối hàng hoá theo hình thức door to door từ Việt Nam ra nước ngoài và từ nước ngoài vào Việt Nam được ký kết giữa các doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp Việt Nam hoặc giữa các doanh nghiệp Việt Nam chưa được xác định rõ trong Luật là sẽ áp dụng hệ thống luật nào để giải quyết. Sự nhập nhèm về pháp luật điều chỉnh hoạt động logistics này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam dễ dàng đăng ký dịch vụ logistics nhưng cũng khiến cho họ lúng túng trong việc giải quyết các tranh chấp phát sinh.

* Về quy chế người chuyên chở có tàu:

Một công việc của hoạt động logistics là cung cấp các dịch vụ vận tải hàng hoá, tổ chức vận chuyển. Về nguyên tắc, khi đảm nhận vận chuyển, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải tuân theo pháp luật về vận chuyển. Nhưng hiện nay Luật Thương mại năm 2005 và các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành vẫn chưa cụ thể hoá quy chế của người chuyên chở không có tàu (NVOCC: Non-vessel Operating of Common Carrier) trong pháp luật về logistics.

* Về dịch vụ chuyển phát nhanh:

Dịch vụ chuyển phát nhanh hiện nay vẫn được coi là dịch vụ bưu điện chứ chưa được coi là một loại hình dịch vụ logistics và các chịu sự điều chỉnh của các nghị định, thông tư về bưu chính viễn thông38. Đây là một điều bất hợp lý cần được chỉnh sửa.

* Về thời hạn nhận thông báo về khiếu nại quy định tại Điều 237 khoản 1 mục đ. Điều 237 khoản 1 mục đ Luật Thương mại năm 2005 quy định về một trường hợp miễn trách của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics, đó là: “ Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thông báo về khiếu nại trong thời hạn 14 ngày, kể từ ngày thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics giao hàng cho người nhận” nhưng lại không quy định rõ khái niệm “ngày” ở đây được


38 Nghị định số 128/NĐ/2007 về dịch vụ chuyển phát ban hành ngày 02/08/2007 là văn bản mới nhất của Bộ Bưu chính Viễn Thông điều chỉnh dịch vụ chuyển phát nhanh.

xác định như thế nào. Trong nghị định 140/2007/NĐ-CP cũng không có quy định nào giải thích về vấn đề này. Quy định này gây ra tính không rõ ràng và khó xác định của Luật Thương mại năm 2005, khiến cho việc áp dụng quy định này vào thực tế trở nên khó khăn, đặc biệt là khi xảy ra các tranh chấp liên quan đến thời hạn khiếu nại.

2.1.5. Hạn chế liên quan đến các qui định về dịch vụ nhượng quyền thương mại

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Với sự ra đời của Luật Thương mại 2005, Nghị định số 35/2006/NĐ-CP ngày 31/3/2006 và Thông tư số 09/2006/TT-BTM ngày 25/5/2006 hướng dẫn Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại, nhìn chung hệ thống văn bản pháp luật quản lý, hướng dẫn hoạt động nhượng quyền thương mại đã được hoàn chỉnh.

Tuy nhiên, khi tổ chức thực hiện, một số vướng mắc đã và sẽ phát sinh do một số nội dung trong các văn bản pháp luật này chưa thực sự phù hợp với tình hình phát triển hoạt động nhượng quyền thương mại hiện nay tại Việt Nam, cũng như việc kết nối giữa các đạo luật liên quan vẫn chưa thể kết nối với nhau.

Luật thương mại năm 2005 qua gần ba năm thực thi - Những hạn chế và giải pháp khắc phục - 9

Về khái niệm nhượng quyền thương mại

Điều 284 Luật Thương mại Việt Nam quy định: Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều

kiện sau đây:

1. Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;

2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.”.

Nếu tham khảo định nghĩa của pháp luật các nước, các hiệp hội, các nhà khoa học trên thế giới và thực tiễn của hoạt động nhượng quyền thương mại thì có thể nhận ra cách quan niệm của Việt Nam chưa thực sự lột tả hết nội dung của hoạt động nhượng quyền thương mại. Điều dễ nhận ra nhất là đối tượng của hoạt

động nhượng quyền thương mại có thể còn bao hàm nhiều đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ khác chứ không chỉ là một vài đối tượng được chỉ ra tại Điều 284. Chẳng hạn, tại sao đối tượng của hợp đồng nhượng quyền thương mại không thể gồm cả nhãn hiệu dịch vụ mà chỉ là nhãn hiệu hàng hóa?

Về khái niệm hợp đồng nhượng quyền thương mại:

Điều 285 LTMVN 2005 đã có nhắc tới thuật ngữ “hợp đồng nhượng quyền thương mại” và tại Nghị định 35/2006/NĐ-CP ngày 31/03/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại đã có hai định nghĩa khá rõ về “hợp đồng phát triển quyền thương mại” và “hợp đồng nhượng quyền thương mại thứ cấp”, nhưng rốt cuộc nội dung của Điều 285 chỉ nói về hình thức của hợp đồng nhượng quyền thương mại và không có văn bản hướng dẫn nào làm rõ khái niệm “hợp đồng nhượng quyền thương mại”. Có thể nói đây là một thiếu sót của Luật Thương mại năm 2005 vì khái niệm “hợp đồng nhượng quyền thương mại” là một khái niệm cơ bản của hoạt động này, thiếu khái niệm này Luật sẽ trở nên thiếu tính hệ thống.

Về thủ tục đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại

- Điều kiện về thời gian hoạt động kinh doanh: Điều 5 Nghị định 35/2006/NĐ- CP quy định hệ thống kinh doanh dự định nhượng quyền thương mại phải hoạt động theo phương thức này ít nhất một năm tại Việt Nam. Quy định này nhằm bảo vệ người mua NQTM, giúp họ tránh bị lừa gạt bởi những sản phẩm chưa đủ tầm thương hiệu và tư cách pháp lý (chưa được cấp phép kinh doanh, giấy phép đầu tư, chưa đăng ký quyền sở hữu công nghiệp) trên thị trường. Tuy nhiên, thời gian đòi hỏi một năm này có khi là quá dài đối với một số ngành nghề kinh doanh đơn giản, từ đó vô tình lấy mất cơ hội nhượng quyền thương mại của họ.

Cũng về thời gian hoạt động kinh doanh, các nghị định, thông tư được ban hành nhằm luật hóa hoạt động NQTM vẫn chưa được chặt chẽ, từ đó dẫn đến nhiều vướng mắc trong quản lý nhà nước về hoạt động này. Điều 5 khoản 1, Nghị định 35/2006 chỉ quy định bên nhượng quyền thứ cấp “phải hoạt động kinh doanh theo hình thức nhượng quyền ít nhất một năm ở Việt Nam”, nếu bên nhượng quyền ban đầu là thương nhân nước ngoài. Nhưng nếu bên nhượng quyền ban đầu là Việt Nam hay bên nhận

nhượng quyền ban đầu là thương nhân nước ngoài thì bên nhượng quyền thứ cấp có cần phải áp dụng điều kiện trên không lại không được quy định. Điều này, một mặt nếu hiểu theo nghĩa “thiếu quy định” sẽ dẫn đến kết luận là Nghị định này không rõ ràng và gây khó khăn cho việc áp dụng, mặt khác nếu hiểu theo nghĩa là “chỉ có thương nhân Việt Nam nhận nhượng quyền từ thương nhân nước ngoài mới phải chịu giới hạn thời gian là một năm, nếu thương nhân nước ngoài nhận nhượng quyền thì không phải chịu giới hạn” thì sẽ dẫn tới sự đối xử không bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.

- Về hồ sơ đăng ký nhượng quyền thương mại: Theo Điều 291 Luật Thương mại 2005, Điều 17 và 18 Nghị định 35, bất kỳ doanh nghiệp trước khi tiến hành hoạt động nhượng quyền thương mại phải thực hiện thủ tục đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại tại Bộ Thương mại hoặc Sở Thương mại. Hồ sơ đăng ký hoạt động nhượng quyền bao gồm: Đơn đề nghị đăng ký, Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại do doanh nghiệp soạn thảo theo mẫu và các văn bản khác để xác nhận tư cách pháp lý của bên dự kiến nhượng quyền, quyền sở hữu trí tuệ đối tượng liên quan hoạt động nhượng quyền...do Bộ Thương mại quy định mục II.1 Thông tư 09. Bộ Thương mại hoặc Sở Thương mại là cơ quan có thẩm quyền xem xét, thẩm định hồ sơ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại, các điều kiện để được nhượng quyền (Điều 5 của Nghị định 35) để quyết định việc chấp thuận hay không chấp thuận đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại của doanh nghiệp. Do vẫn chưa có quy định cụ thể cơ chế khiếu nại, giải quyết khiếu nại trong trường hợp thương nhân bị từ chối đăng ký nhượng quyền, nên trong thực tế, những doanh nghiệp bị xét không đủ điều kiện nhượng quyền nhưng vẫn có thể tiếp tục thực hiện nhượng quyền bắt cách lách luật thông qua việc ký kết hợp đồng đại lý với đối tác, trong đó có thỏa thuận cho phép đối tác được sử dụng thương hiệu và tổ chức kinh doanh theo phương thức hoạt động của mình.

- Về mức phí đăng ký nhượng quyền thương mại, hiện thời Bộ Tài chính vẫn chưa có văn bản cụ thể quy định mức phí đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại, do đó có thể dẫn đến lúng túng đối với cơ quan tiếp nhận đăng ký.

- Về cơ quan đăng ký nhượng quyền thương mại: Điều 18 Nghị định 35/2006/NĐ-CP qui định cơ quan tiếp nhận đăng ký nhượng quyền thương mại là Sở

Thương mại đối với hoạt động nhượng quyền thương mại mang tính nội địa, và Bộ Thương mại đối với hoạt động nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài. Trường hợp nhượng quyền từ Khu chế xuất, Khu phi thuế quan,… ra nước ngoài và ngược lại Nghị Định 35/2006/NĐ-CP chưa có quy định cụ thể đăng ký tại cơ quan nào.

Những quy định đối kháng, “dẫm chân” giữa các văn bản pháp luật liên quan

Khái niệm nhượng quyền thương mại trong Bộ luật Dân sự 2005 được hiểu là “cấp phép đặc quyền kinh doanh”, và được xếp vào nhóm đối tượng chuyển giao công nghệ quy định tại Điều 755 của Bộ luật. Tuy nhiên, theo Điều 7 Luật Chuyển giao công nghệ 2006 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2007) thì cấp phép đặc quyền kinh doanh không thuộc phạm vi đối tượng chuyển giao công nghệ. Đây chính là điểm mâu thuẫn nghiêm trọng giữa Luật Chuyển giao công nghệ với Bộ Luật Dân sự.

Mặt khác, theo quy định tại Điều 10 Nghị định 35, nếu việc nhượng quyền có liên quan việc chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp thì phần chuyển giao đó có thể được lập thành một phần riêng trong hợp đồng nhượng quyền thương mại và chịu sự điều chỉnh của pháp luật về sở hữu công nghiệp. Theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005, thì việc chuyển giao quyền sử dụng quyền sở hữu công nghiệp phải thực hiện bằng hình thức hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp (khoản 2 Điều 141 Luật Sở hữu trí tụê). Như vậy quy định nêu trên của Nghị định 35 chưa phù hợp với luật, đồng thời Luật Thương mại 2005 cũng không có bất kỳ quy định nào để nối kết một cách hợp lý với Luật Sở hữu trí tuệ 2005, Luật Chuyển giao công nghệ 2006, do đó đã dẫn đến tình trạng “dẫm chân” lên nhau giữa các văn bản pháp luật có liên quan.

Ngoài ra, về vấn đề xử lý vi phạm trong hoạt động nhượng quyền thương mại, Điều 24 Nghị định 35 đã liệt kê các hành vi phạm cụ thể và quy định việc xử lý được thực hiện bằng biện pháp xử phạt hành chính. Tuy nhiên, hiện nay, Chính phủ vẫn chưa ban hành nghị định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực nhượng quyền thương mại.

2.2. Những khó khăn khi thực thi Luật Thương Mại 2005


2.2.1. Việc tuyên truyền Luật chưa sâu rõ


Từ khi được ban hành và chính thức có hiệu lực, Luật Thương mại năm 2005 cùng các văn bản hướng dẫn thi hành chưa thực sự được tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân. Trên thực tế, còn nhiều doanh nghiệp chưa biết đến sự tồn tại của Luật Thương mại, hay biết đến nhưng chưa biết về nội dung của Luật Thương mại. Khi một văn bản pháp luật ra đời, việc tuyên truyền sâu rộng tầm quan trọng và nội dung cùng những điểm cơ bản của luật bằng những hình thức và phương pháp khác nhau là hết sức quan trọng. Vậy nhưng việc tuyên truyền Luật Thương mại và các văn bản hướng dẫn chưa thật sự hiệu quả.

Thứ nhất, về tuyên truyền qua sách. Số lượng sách chuyên khảo về luật thương mại là không nhiều. Hiện nay trên thị trường sách, số lượng sách giải thích chi tiết về nội dung và việc thực thi Luật Thương mai năm 2005 chỉ tính trên đầu ngón tay. Từ thời điểm luật Thương mại năm 2005 đưeợc ban hành đên nay chỉ có vài cuốn sách chuyên khảo về Luật Thương mại bán trên thị trường, có thể kể tên một số sách như:

- Những điểm mới của Luật Thương mại năm 2005 của Ths Nguyễn Văn Cương xuất bản năm 2006.

- Luật Thương mại năm 2005 của Quách Dương xuất bản năm 2005

- Hỏi đáp về Luật Thương mại năm 2005 do Phạm Kim Dung biên soạn xuất bản quý IV năm 2005.

- Tìm hiểu Luật Thương mại Việt Nam của Vương Thị Lan, Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia, quý IV năm 2005.

- Luật Thương mại và các văn bản hướng dẫn thi hành của Nhà xuất bản Thống kê , xuất bản vào tháng 6 năm 2006

- Những nội dung cơ bản của Luật Thương mại năm 2005 (Song ngữ Anh

– Việt) của Nhà xuất bản Tư pháp năm 2007.

- Bình luận các vấn đề mới của Luật Thương mại trong điều kiện hội nhập của TS Lê Hoàng Oanh xuất bản năm 2007.

Số lượng sách quá ít, chưa thể đáp ứng được yêu cầu tuyên truyền Luật Thương mại. Hơn nữa, chất lượng nội dung của các sách này chưa thực sự đáp ứng được nhiệm vụ tuyên truyền phổ biến Luật Thương mại cho nhân dân, còn nhiều điều khoản, mục,…chưa được giải thích, giúp nhân dân hiểu rõ về Luật.

Thứ hai, về tủ sách pháp luật, theo chủ trương của Đảng và nhà nước, mỗi một thôn xã đều phải xây dựng cho mình một tủ sách pháp luật nhằm tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật đến với người dân. Song trong tủ sách pháp luật của các thôn, xã hiện nay chưa có đầy đủ các văn bản hướng dẫn thực thi Luật Thương mại và việc cập nhật kịp thời các văn bản pháp luật mới cũng chưa được hiệu quả.

Thứ ba, việc phổ biến giáo dục pháp luật qua báo chí cũng chưa thật sự hiệu quả. Cả báo in (báo, tạp chí, bản tin thời sự, bản tin thông tấn) và báo nói (các chương trình phát thanh), báo hình (chương trình truyền hình, chương trình nghe - nhìn thời sự) và báo điện tử đều chưa liên tục cập nhật được các văn bản pháp luật hướng dẫn thực thi Luật Thương mại, và cũng chưa có nhiều bài phân tích, giải thích nội dung các điều khoản trong Luật Thương mại hay trong các văn bản dưới luật. Về ngôn ngữ, ngôn ngữ trong báo chí cũng chỉ bằng tiếng Việt, chưa được dịch sang tiếng các dân tộc thiểu số Việt Nam và tiếng nước ngoài.

Các hình thức tuyên truyền khác như: mở các lớp tập huấn, tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, hội thảo cũng chưa thật sự đạt được yêu cầu tuyên truyền Luật Thương mại sâu rộng.

2.2.2. Nhiều doanh nghiệp chưa hiểu rõ về Luật Thương mại năm 2005

Thực tiễn gần ba năm thi hành Luật Thương mại năm 2005 cho thấy, ở nước ta, ý thức pháp luật của các chủ thể kinh doanh chưa cao trong việc chấp hành pháp luật và tự bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật. Một bộ phận không nhỏ các chủ thể kinh doanh chưa nắm bắt được đầy đủ và chưa thực hiện đúng các quy định của Luật Thương mại năm 2005 liên quan đến quyền và nghĩa vụ của mình. Một số chủ thể kinh doanh còn làm ăn không trung thực, cố tình vi phạm quy định pháp luật.

Việc tuyên truyền Luật Thương mại năm 2005 chưa sâu rõ như đã phân tích ở phần 2.2.1. trên phần nào góp phần lý giải vấn đề vì sao nhiều doanh nghiệp hiện nay chưa hiểu rõ về nội dung và vai trò của Luật Thương mại năm 2005 và các văn bản hướng dẫn. Về nguyên tắc, Luật Thương mại năm 2005 phải là khung pháp lý mà các doanh nghiệp luôn luôn dựa vào trong suốt quá trinh kinh doanh. Song trên thực tế, các doanh nghiệp thương mại không đọc Luật, không biết về quyền và nghĩa vụ của mình khi thực hiện từng hành vi thương mại cụ thể. Điều này là hết sức nguy hiểm, đặc biệt là khi giao thương với các doanh nghiệp ngoài nước. Không nắm rõ luật, không biết về quyền và nghĩa vụ của mình, không biết một hợp đồng thế nào là có hiệu lực sẽ dẫn đến thiệt thòi cho các doanh nghiệp Việt Nam, sẽ là điểm sơ hở để các đối tác nước ngoài lợi dụng, đặc biệt khi xảy ra các tranh chấp.

Xem tất cả 122 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí