Lịch sử và xu hướng phát triển của hiến pháp các nước Hồi giáo trong khu vực Đông Nam Á - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT


NGUYỄN KHÁNH LINH


LỊCH SỬ VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA HIẾN PHÁP CÁC QUỐC GIA HỒI GIÁO TRONG KHU VỰC ĐÔNG NAM Á


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH LUẬT HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2015-L


HÀ NỘI, 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


KHOA LUẬT

-----------------------


NGUYỄN KHÁNH LINH


LỊCH SỬ VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA HIẾN PHÁP CÁC NƯỚC HỒI GIÁO TRONG KHU VỰC ĐÔNG NAM Á


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH LUẬT HỌC

BỘ MÔN LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2015-L


NGƯỜI HƯỚNG DẪN:

TS. MAI VĂN THẮNG


HÀ NỘI, 2019

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Mai Văn Thắng. Các kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và chưa được công bố trong các công trình khoa học khác.


TÁC GIẢ KHÓA LUẬN


Nguyễn Khánh Linh

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN 3

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 6

MỞ ĐẦU 7

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 7

2. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9

2.1. Mục đích nghiên cứu 9

2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9

3. Những điểm mới của nghiên cứu 10

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 10

5. Bố cục của khóa luận 11

CHƯƠNG 1. HỒI GIÁO VÀ PHÁP LUẬT Ở ĐÔNG NAM Á: LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 12

1.1. Lịch sử hình thành, phát triển của Hồi giáo ở Đông Nam Á và những đặc điểm cơ bản 12

1.1.1. Khái quát về lịch sử các quốc gia khu vực Đông Nam Á 12

1.1.2. Ảnh hưởng của Hồi giáo tại khu vực Đông Nam Á 14

1.1.3. Khái quát những đặc điểm cơ bản của Hồi giáo tại Đông Nam Á 17

1.1.4. Đặc điểm cơ bản của pháp luật Hồi giáo tại khu vực Đông Nam Á 19

1.2. Những đặc điểm cơ bản của pháp luật Đông Nam Á 22

1.3. Các yếu tố có thể tác động đến pháp luật nói chung và hiến pháp các quốc gia Hồi giáo ở khu vực Đông Nam Á 24

1.4.Tiểu kết chương 1 26

Chương 2. LỊCH SỬ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HIẾN PHÁP CÁC QUỐC GIA HỒI GIÁO KHU VỰC ĐÔNG NAM Á 27

2.1. Khái quát chung về Hiến pháp và ảnh hưởng Hồi giáo tại các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á 27

2.2. Lịch sử và sự phát triển Hiến pháp tại Indonesia 28

2.2.1. Khái quát chung 28

2.2.2. Ảnh hưởng và đặc điểm của Hồi giáo tại Indonesia 30

2.2.3. Lịch sử của Hiến pháp Indonesia 33

2.2.4. Nội dung Hiến pháp Indonesia hiện hành 44

2.2.5. Thực tiễn thi hành Hiến pháp 48

2.2.6. Đánh giá và lý giải 54

2.3. Lịch sử và sự phát triển Hiến pháp Malaysia 57

2.3.1. Khái quát chung 57

2.3.2. Ảnh hưởng và đặc điểm của Hồi giáo tại Malaysia 59

2.3.3. Lịch sử Hiến pháp Malaysia 61

2.3.4. Nội dung Hiến pháp hiện hành Malaysia 69

2.3.5. Thực tiễn thi hành 74

2.3.6. Đánh giá và lý giải 79

2.4. Lịch sử và sự phát triển Hiến pháp Brunei 82

2.4.1. Khái quát chung 82

2.4.2. Ảnh hưởng và đặc điểm của Hồi giáo tại Indonesia 83

2.4.3. Lịch sử Hiến pháp Brunei 84

2.4.4. Nội dung Hiến pháp hiện hành 89

2.4.5. Thực tiễn thi hành Hiến pháp 93

2.4.6. Đánh giá và lý giải 96

2.5. Tiểu kết chương 2 98

Chương 3. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN, MỘT SỐ GỢI MỞ VÀ CÁC VẤN ĐỀ ĐẶT RA VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HIẾN PHÁP CÁC QUỐC GIA HỒI GIÁO KHU VỰC ĐÔNG NAM Á 99

3.1. Về xu hướng phát triển 99

3.1.1. Xu hướng phát triển chung 99

3.1.2. Xu hướng chế định hóa quyền con người và đảm bảo thể chế dân chủ ở một mức độ nhất định 100

3.1.3. Xu hướng ảnh hưởng Hồi giáo gia tăng trong Hiến pháp và thực tế 102

3.2. Nguyên nhân của sự thay đổi 103

3.2.1. Xu hướng chế định hóa quyền con người và đảm bảo thể chế dân chủ ở một mức độ nhất định 103

3.2.2. Xu hướng ảnh hưởng Hồi giáo gia tăng với trường hợp Indonesia và

Brunei 106

3.3. Những gợi mở cho quá trình cải cách Hiến pháp Việt Nam 108

3.4. Các vấn đề đặt ra 111

3.5. Tiểu kết chương 3 114

KẾT LUẬN 115

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 118

PHỤ LỤC 129

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


XHCN:

Xã hội chủ nghĩa

RIS:

Hiến pháp liên bang Indonesia giai đoạn 1949 – 1950

KMB:

Hội nghị bàn tròn lập hiến Indonesia diễn ra từ 23/8/1949 –

2/11/1949 tại Hà Lan

DPR

Hội đồng Đại diện Nhân dân còn được gọi là Hạ viện. Là một trong

2 cơ quan lập pháp của Indonesia

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Lịch sử và xu hướng phát triển của hiến pháp các nước Hồi giáo trong khu vực Đông Nam Á - 1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Hiến pháp được biết đến là luật gốc, điều chỉnh những vấn đề quan trọng của một quốc gia. Từ bộ máy nhà nước đến quyền con người, từ hệ thống tư pháp đến cơ chế bảo hiến,… là những nội dung được hiến pháp quy định. Quá trình “phôi thai” của một bản hiến pháp, nội dung hiến pháp hay thực tiễn áp dụng hiến pháp luôn là điều hấp dẫn với bất kỳ học giả hay nghiên cứu sinh nào nghiên cứu về pháp luật nói chung và lĩnh vực hiến pháp nói riêng. Hiến pháp trong xã hội hiện đại có vị trí tối thượng. Nhưng đó chưa phải là tất cả với các nhà nước lấy Hồi giáo làm tư tưởng chính thống hoặc chịu ảnh hưởng sâu sắc giáo lý đạo Hồi. Bởi lẽ, Hồi giáo có một vị trí đặc biệt với đời sống xã hội quốc gia, bao gồm cả nhà nước và pháp luật. Trong những xã hội ấy, Kinh Koran, Sunni luôn có vị trí đặc biệt, là nguồn luật quan trọng nhất. Tuy vậy, trước xu hướng phát triển của thế giới hiện đại, mà hiến pháp luôn là hiện thân của một xã hội dân chủ, pháp quyền, văn minh thì việc nghiên cứu vị trí của hiến pháp trong hệ thống pháp luật các quốc gia ảnh hưởng Hồi giáo, mối quan hệ của hiến pháp với các nguồn luật khác, vai trò của hiến pháp trong bối cảnh hiện đại,… luôn có ý nghĩa lớn về mặt khoa học và nhận thức. Đồng thời, nghiên cứu về lịch sử và xu hướng phát triển của hiến pháp các quốc gia Hồi giáo, kinh nghiệm xử lý mối quan hệ giữa hiến pháp và nguồn luật Hồi giáo cũng sẽ gợi mở một số vấn đề giữa bối cảnh cải cách pháp luật, nâng cao vị trí vai trò của hiến pháp trong hệ thống pháp luật ở Việt Nam hiện nay.

Do đó, tác giả lựa chọn đề tài còn dựa trên năm (5) lý do sau:

Thứ nhất, diện mạo và “nhịp đập” một quốc gia được phản chiếu qua hiến pháp của quốc gia đó. Để có thể hiểu và lý giải được các hoạt động, các sự kiện nảy sinh trên thực tế tại các quốc gia Hồi giáo trong khu vực (Indonesia, Malaysia, Brunei), nghiên cứu hiến pháp là một phương thức hữu hiệu nhằm thực hiện điều đó.

Thứ hai, mỗi một bản hiến pháp thuộc về một bối cảnh cụ thể. Trải qua những trầm tích thời gian, hiến pháp các nước Hồi giáo tại khu vực Đông Nam Á có chiều dài lịch sử và những điểm riêng biệt so với Hiến pháp các quốc gia khác trên thế giới. Việc nghiên cứu lịch sử và xu hướng phát triển tạo ra cái nhìn đa chiều và sâu sắc cho việc đánh giá

và xem xét hiến pháp. Từ đó, có thể đưa ra những luận giải cho các sự kiện pháp lý nảy sinh trên thực tiễn.

Thứ ba, làn sóng dân chủ hóa thứ ba (1974–2000), bắt đầu từ Nam Âu, lan sang Mỹ Latinh, châu Phi, rồi đến Đông Á, đã mang lại cho khu vực 7 nền dân chủ mới, đó là Philippines, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Mông Cổ, Campuchia, và Indonesia [2]. Nghiên cứu hiến pháp các quốc gia Hồi giáo trong khu vực Đông Nam Á là dữ liệu cần thiết nhằm định vị sự phát triển và vị trí của các quốc gia Hồi giáo trong khu vực trên bản đồ dân chủ thế giới.

Thứ tư, Đông Nam Á là khu vực có nhiều điểm đặc biệt so với các khu vực khác trên thế giới. Trải dọc chiều dài lịch sử, các đế chế và vương quốc đã đến và đi trên mảnh đất nhiệt đới: Đế chế Sri Vijaya trong thế kỷ thứ VIII đến XII, đế quốc Khmer vào thế kỷ IX đến XV, đế chế Majapahit trong thế kỷ XII đến XIV, đế quốc Malacca vào thế kỷ XV. Ngay cả trong những năm cai trị thuộc địa, khu vực này đã bị chia cắt giữa Anh, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha,...[2] Trong bối cảnh đó, hơi thở Hồi giáo đã lan tỏa và bám rễ vào đời sống sinh hoạt cũng như tư tưởng của con người tại các quốc gia. Nhìn nhận hiến pháp trong chiều dài lịch sử và độ rộng của sự thay đổi góp phần tạo nên bức tranh toàn diện của các quốc gia trên thế giới, sự cựa mình của các quốc gia có đông đảo các tín đồ tôn sùng tôn giáo lớn thứ hai thế giới.

Thứ năm, “mối quan hệ giữa các thiết chế tôn giáo và nhà nước đi theo một dòng chảy liên tục ở mỗi nước” [3], những hệ thống tôn giáo – nhà nước khác nhau ra đời sau những cuộc “hôn phối” đầy lịch sử. “Tôn giáo – Hiến pháp”, “Nhà thờ - Nhà nước” trong bối cảnh đó cũng đan xen và ảnh hưởng lẫn nhau. Nghiên cứu về hiến pháp các quốc gia Hồi giáo trong khu vực giúp người nghiên cứu nhận ra mối liên hệ giữa tôn giáo và pháp luật nói chung, hiến pháp nói riêng.

Từ những lý do trên, việc nghiên cứu lịch sử và sự phát triển của hiến pháp các quốc gia Hồi giáo trong khu vực Đông Nam Á sẽ đưa ra những minh chứng trong lịch sử lập hiến của từng quốc gia Hồi giáo, từ quá khứ đến hiện tại và tương lai, từ lý thuyết đến thực tiễn, từ đánh giá đến dự báo về sự phát triển Hiến pháp các quốc gia Hồi giáo khu vực Đông Nam Á.

Xem tất cả 144 trang.

Ngày đăng: 11/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí