Nguyên Tắc Đổi Các Thông Số Hóa Lý Của Đối Tượng


- Nguyên tắc này thường dùng với các nguyên tắc: nguyên tắc 2_ Nguyên tắc tách khỏI, nguyên tắc 6_Nguyên tắc vạn năng, nguyên tắc 20_Nguyên tắc liên tục tác động có ích, nguyên tắc 23._Nguyên tắc quan hệ phản hối…

Ứng dụng trong tin học :

- Các chuơng trình tự động cập nhật của Symantec hay các chương trình diệt virus khác, theo định kỳ sẽ tự động kiểm tra và cập nhật các thay đổi cần thiết.

- Windows Update sẽ tự động cập nhật các thay đổi và bổ sung các tập tin cần thiết cho người dùng.

- Hệ thống quạt trong máy tính chỉ hoạt động khi cần thiết

- Hệ thống charge pin trong máy tính: máy tính hoạt động bằng nguồn điện và pin được charge khi vận hành máy tính, khi ngắt nguồn điện máy tính sẽ hoạt động bằng pin.

26. Nguyên tắc sao chép

Nội dung:

- Thay vì sử dụng cái không được phép, phức tạp đắt tiền, không

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 77 trang tài liệu này.

tiện lợi dễ vỡ, ta sử dụng bản sao.

- Thay thế đối tượng hay hệ các đối tượng bằng các bản sao quang

Lịch sử phát triển của Chuột máy tính dưới góc nhìn của các nguyên tắc, phương pháp sáng tạo và việc vận dụng 6 mũ tư duy vào trong lĩnh vực kinh doanh để cải tiến sản phẩm trên nền một sản phẩm khác đã có - 4

học (ảnh, hình vẽ) với các tỉ lệ cần thiết.

- Nếu không thể sử dụng bản sao quang học ở vùng biểu kiến (vùng ánh sáng nhìn thấy được bằng mắt thường), chuyển sang sử dụng bản sao hồng ngoại hoặc tử ngoạI.

Nhận xét:

- Từ “sao chép” cần hiểu theo nghĩa rộng: phản ánh những cái chính của đối tượng, cần thiết cho việc giải bài toán, nếu như làm trực tiếp đối tượng gặp khó khăn. Việc phản ánh đối tượng theo từng mặt, khía cạnh, phương diện… rất có ích lợi trong việc đi tìm những cái tương tự giữa các đối tượng khác nhau, thậm chí rất xa nhau. Mặt khác, đối tượng phản ánh chính là mô hình của đối


tượng cho trước thường dễ “giải”, dễ nghiên cứu hơn. Mô hình hóa là cách tiếp cận khi giải các bài toán khó.

Ứng dụng trong tin học :

- Phần mềm tìm đường đi ngắn nhất được thực hiện trên bản đồ (sao chép theo tỉ lệ xích phù hợp) sẽ dễ dàng hơn nhiều nếu nghiên cứu trên thực tế.

- Các phần mềm giả lập chỉ cách cài đặt phần mềm như: Windows 2000, các phần mềm portable (bản rút gọn của các chương trình)

27. Nguyên tắc rẻ thay cho đắt

Nội dung:

- Thay thế đối tượng đắt tiền bằng bộ các đối tượng rẻ có chất lượng kém hơn.

Nhận xét:

- Có nhiều nguyên nhân để ta phải thay thế đối tượng đắt tiền bởi đối tượng rẻ tiền, ví dụ: dùng một lần để khỏi mất thời gian bảo hành, sửa chữa ….

- Đáp ứng được nhu cầu nhiều người sử dụng (vừa túi tiền)

Ứng dụng trong tin học :

- Các phần mềm dùng thử, Shareware hay phần mềm không mất tiền (freeware), mặc dù những phần mềm này có thể hạn chế về mặt chức năng nhưng đáp ứng được nhu cầu: không mất tiền và cũng đáp ứng được tương đối công việc. Ví dụ: phần mềm diệt virus BKAV Home người dùng được tải miễn phí nhưng sẽ không có đầy đủ các chức năng, trong khi đó BKAV Professional sẽ có đủ chức năng nhưng người dùng phải trả tiền mua.

- Các phần mềm có nhiều phiên bản: Tùy theo chức năng của từng phiên bản sẽ có giá tiền khác nhau, bản basic sẽ có ít chức năng hơn các bản khác, nhưng bù lại sẽ có giá rẻ hợp lý với đa số người tiêu dùng. Ví dụ: Hệ điều hành Windows 7 sẽ có nhiều phiên bản Basic, Home, Premium, Ultimate tùy theo yêu cầu của người dùng.


28. Nguyên tắc thay thế sơ đồ cơ học

Nội dung:

- Thay thế sơ đồ cơ học bằng điện, quang, nhiệt, âm thanh, hoặc mùi vị.

- Sử dụng điện trường, từ trường và điện từ trường trong tương tác đối với đối tượng.

- Chuyển các trường đứng yên sang chuyển động, các trường cố định sang thay đổi theo thời gian, các trường đồng nhất sang có cấu trúc nhất định.

- Sử dụng các trường kết hợp với các hạt sắt từ.

Nhận xét:

- Nguyên tắc này phản ánh khuynh hướng phát triển: những gì trước đây và bây giờ còn là “cơ học” sẽ chuyển thành không cơ học (dùng điện, từ, điện từ, ánh sáng…).

Ứng dụng trong tin học :

- Thay thế các máy đánh chữ theo cơ học thành máy vi tính kết hợp

máy in, máy scan, máy photo như ngày nay.

- Thông thường khi nhập dữ liệu người dùng sử dụng bàn phím, một số chương trình virus có thể theo dõi quá trình nhập bằng cách đọc lại các phím mà người sử dụng đã bấm, điều này có thể nguy hiểm khi người sử dụng nhập mật khẩu! Một số phần mềm thiết kế “Bàn phím ảo” được hiển thị bàn phím trên màn hình và bàn phím này thay đổi một cách ngẫu nhiên, bàn phím ảo được điều khiển bằng “con chuột” được sử dụng khi nhập mật khẩu, bảo đảm an toàn cho người dùng, tránh các chương trình virus đánh cắp mật khẩu người dùng khi sử dụng

- Thay thế việc lưu dữ liệu bằng cách ghi chép thông thường trên giấy bằng lưu trữ trên băng đĩa (Cdrom, ổ cứng, máy ghi âm …)

- Thay vì phải dùng “công tắc” để tắt đèn và phải đi đến nơi bấm nút thi ta dùng âm thanh, ví dụ: người dùng có thể “vỗ tay” trong phạm vi 10m để tắt đèn “Led” để bàn làm việc dùng cho máy tính.


29. Nguyên tắc sử dụng các kết cấu thủy và khí

Nội dung:

- Thay cho các phần đối tượng ở thể rắn, sử dụng các chất khí và lỏng: nạp khí, nạp chất lỏng, đệm không khí, thủy tinh, thủy phản lực.

Ứng dụng trong tin học

- Thay thế bên hông Case (thùng chứa CPU) bằng sắt bởi bằng thủy tinh, như thế có nhiều mặt lợi như: đẹp, nhẹ, không sét, có thể gắn thêm đèn màu.

- Chuột máy tính được thiết kế trong suốt và có nước đủ màu sắc, hình nhiều con vật dễ thương, các khối lego để đáp ứng thị hiếu và thời trang của giới trẻ.

30. Nguyên tắc sử dụng bao mềm dẻo và mềm mỏng

Nội dung:

- Sử dụng các vỏ dẻo và màng mỏng thay cho các kết cấu khối.

- Cách ly đối tượng với môi trường ngoài bên ngoài bằng các vỏ

dẻo và màng mỏng.

Nhận xét:

- Thủ thuật này liên quan đến bề mặt, lớp ngăn cách đối tượng, tại đó có những yếu cầu mà kết cấu khối không đáp ứng được hay đáp ứng nhưng với mức độ không cao. Vỏ dẻo và màng mỏng có nhiều ưu điểm như nhẹ, linh động, chiếm ít không gian, có chức năng bảo vệ tốt, dễ trang trí.

- Nguyên tắc này thường dùng với các nguyên tắc sau: nguyên tắc 2_Nguyên tắc tách khỏI, nguyên tắc 3_Nguyên tắc phẩm chất cục bộ, nguyên tắc 11_Nguyên tắc dự phòng, nguyên tắc 27_Nguyên tắc rẻ thay cho đắt …

Ứng dụng trong tin học :

- Thay thế Case (thùng chứa CPU) bằng sắt bởi bằng nhựa, như

thế có nhiều tiện lợi như: rẻ tiền, nhẹ, không sét, dể tháo lắp.


- Các laptop đời mới hay điện thoại di động ngày càng nhẹ hơn và

mỏng hơn so với các máy đời cũ nhờ ứng dụng nguyên tắc này.

31. Nguyên tắc sử dụng vật liệu nhiều lỗ

Nội dung:

- Làm cho đối tượng có nhiều lỗ hoặc sử dụng thêm những chi tiết

nhiều lỗ (miếng đệm, tấm phủ …)

- Nếu đối tượng đã có nhiều lỗ, sơ bộ tấm phủ bằng chất nào.

Nhận xét:

- Vật liệu nhiều lỗ có nhiều ưu điểm như nhẹ, cách nhiệt, cách âm tốt, tiết kiệm nguyên liệu, có thể dùng làm các thiết bị lọc, có thể tích nhỏ nhưng tống diện tích các lỗ rất lớn …

- Nguyên tắc này thường dùng với các nguyên tắc như: nguyên tắc 2_Nguyên tắc tách khỏI, nguyên tắc 3_Nguyên tắc phẩm chất cục bộ, nguyên tắc 5_Nguyên tắc kết hợp …

Ứng dụng trong tin học:

- Case của CPU: Thường có nhiều lỗ bên hông để thoát khí, và tản nhiệt.

- Bên hông và phía trên của Monitor đời cũ (không phải LCD) cũng có rất nhiều lổ để thoát khí và tản nhiệt làm máy bớt nóng khi hoạt động.

32. Nguyên tắc đổi màu

Nội dung :

- Thay đổi màu sắc của đối tượng hay môi trường bên ngoài

- Thay đổi độ trong suốt của đối tượng hay môi trường bên ngoài.

- Để có thể quan sát được những đối tượng hay những quá trình, sử dụng các chất phụ gia màu, huỳnh quang.

- Nếu các chất phụ gia đó đã được sử dụng, dùng các nguyên tử đánh dấu.

- Sử dụng các hình vẽ, ký hiệu thích hợp.

Nhận xét:


- Trong năm giác quan của con người thì thị giác đóng vai trò quan trọng nhất. Hơn 90% thông tin nhận được từ thế giới bên ngoài thông qua giác quan này.

- Việc chọn lựa màu sắc còn do yêu thích, ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe của người dùng.

- Màu sắc có nhiều màu để chọn lựa, trong thiết kế tránh việc chỉ dùng một màu nào đó. Cần quy ước mỗi loại màu ứng với cái gì, trên cơ sở đó dễ bao quát, xử lý thông tin nhanh.

- Các hình vẽ, ký hiệu thích hợp rất có tác dụng, giúp cho suy nghĩ thoáng, thấy trước cái mối liên hệ giữa các bộ phận. Nếu có thể nên vẽ sơ đồ khối, chúng giúp ta không chỉ thấy cây mà còn thấy rừng.

- Nguyên tắc này thường kết hợp với các nguyên tắc: 2_Nguyên tắc tách khỏI, nguyên tắc 3_Nguyên tắc phẩm chất cục bộ, nguyên tắc 10_Nguyên tắc thực hiện sơ bộ, nguyên tắc 26_Nguyên tắc sao chép…

Ứng dụng trong tin học:

Trong các chương trình máy tính thường có các thông báo như Thông báo màu đỏ 1

- Trong các chương trình máy tính thường có các thông báo như: Thông báo màu đỏ ý cảnh báo một điều gì đó cần thận trọng, thông báo

trong hộp

thoại cho

người dùng

thường có dấu biểu tượng dấu chấm hỏi hay dấu chấm than hay 2

thường có dấu biểu tượng dấu chấm hỏi hay dấu chấm than hay 3

thường có dấu biểu tượng “dấu chấm hỏi”

hay “dấu chấm than” hay “chữ i” để nhắc

nhở người dùng khi cần tra cứu thêm thông tin (information).

- Các sản phẩm CNTT như laptop đời mới, các thiết bị như chuột máy tính, loa máy tính, đế quạt tản nhiệt cho laptop đều được thiết kế đủ màu sắc, đổi màu chớp sáng liên tục.


33. Nguyên tắc đồng nhất

Nội dung:

- Những đối tượng, tương tác với các đối tượng cho trước, phải được làm từ cùng vật liệu (hoặc từ vật liệu gần về các tính chất) với các vật liệu để tạo đối tượng cho trước.

Nhận xét:

- Từ “đồng nhất” phải hiểu theo nghĩa rộng, không đơn thuần đồng nhất về mặt vật liệu, như nghĩa đen của nguyên tắc này có thể hiếu là, phải làm sao đảm bảo tính tương hợp giữa những đối tượng tương tác với đối tượng cho trước.

Ứng dụng trong tin học:

- Trong lập trinh các module được xây dựng theo nguyên tắc này, ví dụ hàm bsearch trong thư viện của Borland C được xây dựng một cách tổng quát để tìm kiếm một phần tử theo một khóa nào đó, khóa này do người lập trình định nghĩa theo yêu cầu của bài toán mà mình đang giải quyết

- Trong các chương trình đều có giao điện chuẩn các form nhập liệu về màu sắc, cách bố cục các nút, textbox, label … phải giống nhau. Các form thông báo phải đồng nhất như: Thông báo cần chú ý phải có màu đỏ, các form hỏi đáp phải có các biểu tượng như dấu “?” phải giống nhau …

- Trong phần cứng: Tốc độ xung nhịp nên đồng bộ với nhau như: CPU Bus 800 thì nên dùng Ram Bus 400 2 thanh chạy chế độ Dual để có băng thông tương ứng, Main dùng cùng Bus 800 và cùng hãng … nói chung ta nên dùng các thành phần đồng bộ với nhau thì khi đó sẽ đạt được kết quả cao nhất.

34. Nguyên tắc loại bỏ và tái sinh từng phần

Nội dung :

- Phần đối tượng đã hoàn thành nhiệm vụ hoặc trở nên không cần thiết phải tự phân hủy (hoà tan, bay hơi…).


- Các phần mất mát của đối tượng phải được phục hồi trực tiếp

trong quá trình làm việc.

Nhận xét :

- Nguyên tắc này là trường hợp đặc biệt của hai nguyên tắc: nguyên tắc 15_Nguyên tắc linh động , nguyên tắc 20_Nguyên tắc liên tục tác động có ích. Khi không còn có ích nữa thì phải linh động biến mất, ngược lại khi cần có tác động có ích thì phải linh động xuất hiện. Như vậy mới thật tối ưu.

Ứng dụng trong tin học:

- Trong các hệ điều hành việc cân bằng tải sử dụng nguyên tắc này để thực hiện tối ưu hóa trong cơ chế đa nhiệm (multi task) hay đa luồng (multi thread)

- Trong lập trình CSDL: Table temp được tạo ra khi cần thiết để chứa dữ liệu và khi không cần thiết nữa nó sẽ tự mất đi khi hệ thống kết thúc.

- Lệnh Compact and Repair Database giúp sửa chữa CSDL và loại bỏ những thành phần “tạm”, nên sau khi thực hiện lệnh này, CSDL sẽ giảm dung lượng một cách đáng kể.

- Biến cục bộ trong module (hàm hay thủ tục) sẽ tạo ra khi cần thiết để lưu giữ dữ liệu và mất đi khi kết thúc module.

35. Nguyên tắc đổi các thông số hóa lý của đối tượng

Nội dung:

- Thay đổi trạng thái của đối tượng

- Thay đổi nồng độ hay độ đậm đặc

- Thay đổi độ dẻo

- Thay đổi nhiệt độ, thể tích.

Nhận xét:

- "Trạng thái" cần hiểu theo nghiã rộng, không nhất thiết chỉ có rắn,

khí, lòng, plasma.

- Khi thay đổi thông số, cần chú ý: “lượng đổi, chất đổi" để có được

những tính chất mới mà trước đây đối tượng chưa có.

Xem tất cả 77 trang.

Ngày đăng: 17/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí