Nguyên Tắc Tác Động Bộ Phận Và Dư Thừa


14. Nguyên tắc cầu (tròn) hóa

Nội dung:

- Chuyển những phần thẳng của đối tượng thành cong, mặt phẳng

thành mặt cầu, kết cấu hình hộp thành kết cấu hình cầu.

- Sử dụng các con lăn, viên bi, hình xoắn.

- Chuyển sang chuyển động quay, sử dụng lực ly tâm.

Nhận xét:

- Việc tạo ra các chuyển động quay trong kỹ thuật không khó, nên các công cụ làm việc muốn cơ khí hóa được tốt, cần chuyển sang dạng tròn, trụ, cầu.

Ứng dụng trong Tin học:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 77 trang tài liệu này.

- Đĩa CD, DVD, VCD, đĩa cứng, đĩa mềm: Chính là ứng dụng nguyên tắc này để ghi dữ liệu, vì cách lưu của nó trên từng track (vòng tròn) trên đĩa.

- Miếng Pad lót chuột, phần đệm tay được độn mút nhẹ cong lên hình cầu theo lòng bàn tay để tạo cảm giác thoải mái.

Lịch sử phát triển của Chuột máy tính dưới góc nhìn của các nguyên tắc, phương pháp sáng tạo và việc vận dụng 6 mũ tư duy vào trong lĩnh vực kinh doanh để cải tiến sản phẩm trên nền một sản phẩm khác đã có - 3

15. Nguyên tắc năng động

Nội dung:

- Cần thay đổi các đặc trưng của đối tượng hay môi trường bên ngoài sao cho chúng tối ưu trên từng giai đoạn công việc.

- Phân chia đối tượng thành từng phần có khả năng dịch chuyển đối

với nhau.

Nhận xét:

- Thông thường công việc là quá trình xảy ra trong một khoảng thời gian nhất định, gồm các giai đoạn với các tình huống khác nhau. Nguyên tắc linh động đòi hỏi phải có cái nhìn bao quát của cả qúa trình để làm đối tượng hoạt động tối ưu trong từng giai đoạn. Muốn thế đối tượng không thể ở dạng cố định, cứng nhắc mà phải trở nên điều khiển được. Xét về mặt cấu trúc các mối liên kết trong đối tượng phải “mềm dẻo”, “có nhiều trạng thái”, để từng phần đối


tượng có khả năng “dịch chuyển” (hiểu theo nghĩa rộng) đối với

nhau.

- Tinh thần chung của nguyên tắc linh động là đối tượng phải có những đa dạng phù hợp với sự thay đổi đa dạng ở bên ngoài để đem lại hiệu suất cao nhất.

- Nguyên tắc linh động phản ánh khuynh hướng phát triển cho nên nó có tính định hướng cao, rất có ích trong trường hợp đặt bài toán, phê bình cái đã có và dự báo.

- Về mặt tư duy tránh được tính ì tâm lý, sao cho ý nghĩ, cách tiếp

cận linh động không cứng nhắc.

Ứng dụng trong tin học :

- Các thư viện liên kết động (DLLs).

- Các tập lệnh có sẵn trong Macro, hay các Template mẫu khi người sủ

dụng cần dùng thì mới Add-In vào menu hay chương trình.

- Các thiết bị máy tính như đế và quạt tản nhiệt, đèn thiết kế ở dạng gấp lại,

khi cần sử dụng đèn làm việc ban đêm thi kéo ra.

16. Nguyên tắc tác động bộ phận và dư thừa

Nội dung:

- Nếu như khó nhận 100% hiệu quả cần thiết, nên nhận ít hơn hay nhiều hơn “một chút”. Lúc đó bài toán có thể trở nên đơn giản hơn.

Nhận xét:

- Từ “một chút“ ở đây phải hiểu linh động, không nhất định phải quá

nhỏ, “không đáng kể”, miễn sao bài toán trở nên dễ giải hơn.

- Tinh thần chung của nguyên tắc này là không nên quá cầu toàn, chờ đợi các điều kiện lý tưởng.

- Về cách tiếp cận, nếu giải chính bài toán thì quá khó, khi đó ta có thể giảm bớt yêu cầu để bài toán dễ giải hơn, mặc dù kết quả không hoàn toàn như mong muốn.

Ứng dụng trong tin học :

- Khi tính tích phân xác định của một hàm số f(x) liên tục trong đoạn

[a,b], không mất tính tổng quát ta giả sử đã biết chặn trên k của


Y=f(x)

O

a

b

f(x) trong đoạn [a,b] và f(x)>0 với mọi x thuộc [a,b]. Theo lý thuyết tích phân, chúng ta đều biết rằng, tích phân của f(x) trên đoạn [a,b] chính là phần diện tích hình bôi đen sau. Để tính tích phân ta đi tính diện tích của hình đó, tuy nhiên để tính chính xác diện tích đó rất khó nên ta chỉ tính gần đúng diện tích đó tức là chấp nhận “thiếu” hay “thừa” một chút.

k


- Úng dụng trong việc lưu trữ số thực: chỉ lưu giá trị gần đúng, ví dụ kiểu float trong ngôn ngữ C chỉ chính xác đến 6-7 chữ số, kiểu double chỉ chính xác đến 15-16 chữ số.

- Tính xấp xỉ gần đúng trong “phương pháp tính” thể hiện phương pháp này. Thực tế có những bài toán không thể hay khó tìm lời giải chính xác hoặc tìm được lời giải nhưng tốn thời gian, điều này làm cho lời giải mất hết ý nghĩa thực tiễn, ví dụ như bài toán dự báo thời tiết, lời giải không đòi hỏi tính chính xác cao, trong khi đó yêu cầu chỉ cần tìm một lời giải gần đúng có ý nghĩa trong thực tế.

17. Nguyên tắc chuyển sang chiều khác

Nội dung:

- Những khó khăn do chuyển động (hay sắp xếp) đối tượng theo đường (một chiều) sẽ được khắc phục nếu cho đối tượng có khả năng di chuyển trên mặt phẳng (hai chiều), tương tự những bài toán liên quan đến những chuyển động (hay sắp xếp) các đối tượng trên mặt phẳng sẽ đơn giản hóa khi chuyển sang không gian (ba chiều).

- Chuyển các đối tượng có kết cấu một tầng thành đa tầng

- Đặt đối tượng nằm nghiêng

- Sử dụng mặt sau của diện tích cho trước


- Sử dụng các luồng ánh sáng tới diện tích bên cạnh hoặc tới mặt

sau của diện tích cho trước.

Nhận xét:

- Từ “chiều” cần hiểu theo nghĩa rộng, không chỉ là chiều trong

không gian

- “Chuyển chiều“ phản ánh khuynh hướng phát triển, thấy rõ nhất trong các lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tảI, không gian toán học, vật lý tinh thể, cấu trúc các hợp chất …

Ứng dụng trong tin học :

- Phần mềm Autocad 3D: Áp dụng “chuyển chiều” từ 2D (bản vẽ tay trên giấy, trên máy tính 2D) đã cải thiện đáng kể cho công việc thiết kế của các kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng có thể quan sát ở mọi góc độ như thực tế và rất dễ chỉnh sửa.

- Phần mềm dựng phim: như Maya, 3DMax … cũng được chuyển

sang 3D từ 2D.

- Ứng dụng nhiều trong các phần mềm xử lý ảnh.

18. Nguyên tắc sự dao động cơ học

Nội dung:

- Làm cho đối tượng dao động.

- Nếu đã có dao động tăng tần suất dao động.

- Sử dụng tần số cộng hưởng.

- Thay vì sử dụng các bộ phận rung cơ học, dùng các bộ rung áp điện.

- Sử dụng siêu âm kết hợp với trường điện từ.

Ứng dụng trong Tin học

- Thay đổi tốc độ thực hiện giải thuật của một chương trình trong hệ thống cho đến khi đạt đến một sự “cộng hưởng”, ở đó hệ thống sẽ họat động tối ưu.

- Các máy đo trong y học bằng cơ được thay bằng các thiết bị đo điện tử, ví dụ như máy đo huyết áp.


19. Nguyên tắc tác động theo chu kỳ

Nội dung:

- Chuyển tác động liên tục thành tác động chu kỳ (xung)

- Nếu đã có tác động chu kỳ, hãy thay đổi chu kỳ

- Sử dụng thời gian giữa các xung để thực hiện tác động khác

Ứng dụng trong tin học :

- Lấy thời gian khi CPU “rãnh”, để cho phép chạy đa nhiệm “multi task” hay đa tiến trình “multi processes”.

20. Nguyên tắc tác động hữu hiệu

Nội dung:

- Thực hiện công việc một cách liên tục (tất cả các phần của đối tượng cần luôn làm việc ở chế độ đủ tải).

- Khắc phục vận hành không tải và trung gian

- Chuyển các chuyển động tịnh tiến sang chuyển động quay.

Nhận xét:

- Máy móc sinh ra là để làm việc và đem lại lợi ích, vì vậy phải cải thiện sao cho đến từng bộ phận của máy đều hoạt động đem lại lợi ích ở mức cao nhất nếu có thể. Điều này thể hiện ở việc tăng năng suất, hiệu quả, tiết kiệm thời gian, tăng tính tương hợp, độ bền, tuổi thọ.

- Nguyên tắc này hay được dùng với các nguyên tắc như: 1_Nguyên tắc phân nhỏ, 2_Nguyên tắc tách khỏI, 3_Nguyên tắc phẩm chất cục bộ, 5_Nguyên tắc kết hợp ….

Ứng dụng trong tin học :

- Dùng cơ chế Grid Computing: Tận dụng tài nguyên của các máy

trong hệ thống lúc rãnh rỗi, để thực hiện một công việc nào đó.

- Tận dụng “nguồn điện” lấy từ cổng USB của máy laptop để gắn đèn để bàn làm việc hay gắn đế và quạt (Fan) tản nhiệt cho laptop, charge pin cho điện thoại di động.

- Cơ chế hoạt động của các vùng đệm (buffer) trong máy tính được

tổ chức nhằm giải quyết sự bất đồng bộ về thời gian xử lý giữa


CPU và các thiết bị, ví dụ như buffer dành cho máy in, khi cần in CPU sẽ chuyển tất cả các dữ liệu ra buffer dành cho máy in, khi chuyển xong thì đối với CPU quá trình in đã giải quyết xong (mặc dù máy in chưa in trang nào) và máy in sẽ in dữ liệu từ buffer.

21. Nguyên tắc vượt nhanh

Nội dung:

- Vượt qua những giai đoạn có hại hoặc nguy hiểm với vận tốc lớn

- Vượt nhanh để có được hiệu ứng cần thiết.

Nhận xét:

- Nếu tác động là có hại thì có thể làm cho nó không còn có hại nữa bằng cách giảm thời gian tác động đến tối thiểu, hay nói cách khác phải vượt qua nó càng nhanh càng tốt để có được độ an toàn cao.

- Nguyên tắc vượt nhanh thường sử dụng với các nguyên tắc: nguyên tắc 19_Nguyên tắc chuyển động theo chu kỳ, nguyên tắc 28_Thay thế sơ đồ cơ học, nguyên tắc 34_Nguyên tắc phân hủy hay tái sinh, nguyên tắc 36_Nguyên tắc chuyển pha

Ứng dụng trong tin học :

- Trong máy tính khi chúng ta khởi động máy, máy sẽ kiểm tra bộ nhớ Ram, nếu muốn vượt nhanh qua việc kiểm tra này thì nhấn phím “ECS”.

- Trong ngôn ngữ lập trình cấu trúc rẽ nhánh (if .. then ..else ..,case

..of,..) giúp cho chương trình vượt qua các điều kiện không thỏa để

chạy nhanh hơn và chương trình hoạt động hiệu quả hơn.

- Trong vòng lặp, thường dùng các lệnh như break, last, continue để vượt nhanh.

22. Nguyên tắc chuyển hại thành lợi

Nội dung:

- Sử dụng các tác nhân có hại (ví dụ tác động có hại của môi trường) để thu được hiệu ứng có lợi.

- Khắc phục tác nhân có hại bằng cách kết hợp với tác nhân có hại

khác.


- Tăng cường tác nhân có hại đến khi nó không còn có hại nữa.

Nhận xét:

- “Lợi” và “hại” mang tính chủ quan và tương đối. Trên thực tế đậy chỉ là hai mặt đối lập của hiện thực khách quan, vấn đề là làm sao trong cái hại tìm ra được cái lợi phục vụ cho con người và hài hòa với thiên nhiên.

- Nguyên tắc này hay dùng với các nguyên tắc: nguyên tắc 2._Nguyên tắc tách khỏI, nguyên tắc 5_Nguyên tắc kết hợp, nguyên tắc 13_Nguyên tắc đảo ngược…

Ứng dụng trong tin học:

- Thiết bị tai nghe di động Bluetooth không dây (để hạn chế việc áp sát máy vào tai do quan điểm sóng di động ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe) được thiết kế kèm với máy nghe nhạc, khi không nhận cuộc gọi thì dùng để giải trí.

23. Nguyên tắc quan hệ phản hồi

Nội dung:

- Thiết lập quan hệ phản hồi

- Nếu có quan hệ phản hồi, hãy thay đổi nó

Nhận xét:

- Quan hệ phản hồi là khái niệm rất cơ bản của điều khiển học, có phạm vi ứng dụng rất rộng. Có thể nói, ở đâu có sự điều khiển (quản lý, ra quyết định), ở đó cần chú ý tới quan hệ phản hồi và hoàn thiện nó.

Ứng dụng trong tin học:

- Ứng dụng trong việc gởi Mail: Khi gởi mail đi, cần thông tin phản hồi trở ngược lại nơi gởi xem mail có đi tới đích không, hay khi gởi Ecard cho phép người gởi Ecard biết được thiệp điện tử của mình có được đọc hay chưa, đọc khi nào.

-Trong quá trình nhập dữ liệu CSDL Acces, nếu nhập sai qui tắc Validation rules, ta sẽ nhận thông báo phản hồi nhập sai và báo cho người dùng nhập dữ liệu đúng trong Validation text.


24. Nguyên tắc sử dụng trung gian

Nội dung:

- Sử dụng đối tượng trung gian, chuyển tiếp.

Nhận xét:

- Mới thoạt nhìn, ta cảm thấy không thuận lắm, vì trung gian chuyển tiếp thường gây phiền phức, tốn thêm chi phí.

- Mặt khác, có những trường hợp trung gian là sự đòi hỏi khách quan mà nếu thiếu đối tượng trung gian thì hoạt động của hệ thông sẽ kém hiệu quả. Ví dụ: Tiền là hàng hoá trung gian, nếu không có tiền thì sẽ chẳng có sự lưu thông kinh tế nào cả.

Ứng dụng trong tin học :

- Trong lập trình: Biến Tmp (dùng trong hoán vị, lưu trữ dữ liệu tạm

thời).

- Trong CSDL: Table Temp (bảng được xây dựng tạm thời để chứa

dữ liệu và sẽ tự mất đi khi hệ thống kết thúc).

- HĐH Windows: luôn có folder Tmp dùng để chứa các file tạm thời (cũng có khi là file rác sinh ra trong quá trình chạy các ứng dụng..), nếu không có các file này đôi lúc hệ thống không thể làm việc được.

25. Nguyên tắc tự phục vụ

Nội dung:

- Đối tượng phải tự phục vụ bằng cách thực hiện các thao tác phụ

trợ, sửa chữa.

- Sử dụng phế liệu, chất thải, năng lượng dư.

Nhận xét:

- Nguyên tắc tự phục vụ phản ánh khuynh hướng phát triển: đối tượng dần tiến tới thực hiện công việc hoàn toàn, nói cách khác, vai trò tham gia của con người sẽ dần tiến tới 0. Cao hơn nữa, khi các đối tượng nhân tạo được thay thế bằng các quá trình có sẳn trong tự nhiên thì “tự phục vụ” sẽ đạt đến mức độ lý tưởng.

Xem tất cả 77 trang.

Ngày đăng: 17/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí