4.2.2. Kinh tế vùng tạm chiếm
a. Chính sách kinh tế của Pháp
Mục tiêu xâm lược lần thứ hai của thực dân Pháp đối với Đông Dương là không hề thay đổi. Trong bài diễn văn của Bôla (Bollaert, Cao uỷ Pháp) ngày 15 tháng 5 năm 1947 tuyên bố rõ: "Chúng ta có những quyền lợi chính đáng ở Đông Dương. Chúng ta đã gieo trồng nhiều, và chúng ta không hổ thẹn gì khi nói rằng chúng ta không muốn bị người ta đoạt mất thu hoạch". Để thực hiện mục tiêu, thực dân Pháp đã triển khai nhiều chính sách khác nhau qua ba giai đoạn:
- Giai đoạn 1 (tháng 9/1945 đến Thu Đông 1947): Giai đoạn này thực dân Pháp dùng chiến tranh chớp nhoáng để nhanh chóng đánh chiếm các vùng kháng chiến. Đây là chủ trương "Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh". Do có ảo tưởng có thể giành chiến thắng nhanh chóng, nên trong giai đoạn này thực dân Pháp chưa chú trọng việc phá hoại đối với kinh tế kháng chiến và bắt đầu thực hiện kế hoạch Buốc goanh. Đây là kế hoạch phục hồi, hiện đại hóa và trang bị kinh tế trong 10 năm của thực dân Pháp, mục đích là để thực hiện mưu đồ tiếp tục khai thác và bóc lột các nước Đông Dương trên quy mô lớn.
- Giai đoạn 2 (1948 đến 1950): Sau thất bại ở Việt Bắc Thu Đông năm 1947, thực dân Pháp chuyển từ tấn công sang phòng ngự, chú ý đánh ta về kinh tế và chính trị nhiều hơn, thực hiện cuộc chiến tranh toàn diện hơn so với giai đoạn trước. Pháp chú trọng củng cố và mở rộng vùng tạm chiếm, dùng ngụy quân và ngụy quyền phá hoại nhân lực, vật lực của ta. Trong giai đoạn này, thực dân Pháp vẫn tiếp tục thực hiện kế hoạch Buốc goanh.
- Giai đoạn 3 (1951 đến 1954): Do thất bại nặng nề ở các tỉnh Biên Giới phía Bắc (cuối 1950), thực dân Pháp buộc phải điều chỉnh chính sách quân sự và kinh tế. Về quân sự, Pháp rút ngắn phòng tuyến phòng ngự, tập trung binh lực ở Bắc bộ để đối phó với tình hình. Về kinh tế thì một mặt bòn rút, bóc lột kiệt quệ Đông Dương, mặt khác rút và chuyển vốn sang các thuộc địa khác; tiếp tục chính sách "Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh". Bên cạnh đó, để nhận được nguồn viện trợ của Mỹ, Pháp để cho Mỹ can thiệp sâu hơn vào Đông Dương.
Kinh tế vùng tạm chiếm1 và vùng du kích có vị trí khá quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Vì đây là những thành phố, những khu công nghiệp và những đồng bằng lớn. Chính sách của Pháp đối với vùng này có mấy điểm đáng lưu ý: 1) Tích cực động viên các khả năng kinh tế, tài chính vùng này phục vụ cho cuộc chiến tranh Đông Dương; 2) Tích cực khai thác nền kinh tế, tài chính Đông Dương phục vụ cho chính quốc; 3) Phá hoại kinh tế của vùng du kích và vùng tự do để gây khó khăn cho lực lượng kháng chiến.
b. Đặc điểm tình hình kinh tế
• Công nghiệp
Các vùng công nghiệp phát triển nhất thời thuộc địa trước đây vẫn chủ yếu thuộc vùng Pháp kiểm soát. Tuy nhiên, nhiều cơ sở, xí nghiệp, hầm mỏ quan trọng đã thuộc vùng tự do kiểm soát (mỏ thiếc Tĩnh Túc, mỏ kẽm Chợ Điền, mỏ sắt Linh Nham, mỏ than ở Thái Nguyên, Tuyên Quang, mỏ apatit Lào Cai). Cơ cấu ngành nghề công nghiệp không thay đổi, hầu hết vẫn là các xí nghiệp cũ được sửa chữa lại. Nhìn chung sản xuất công nghiệp ở vùng tạm chiếm bị thu hẹp, giảm sút nghiêm trọng so với thời kỳ trước chiến tranh. Các xí nghiệp chế biến ở thành phố, tuy có được đầu tư thêm vốn và trang thiết bị; nhưng cũng bị phá hoại nghiêm trọng và luôn bị đe dọa bởi chiến tranh. Sản xuất công nghiệp liên tục đi xuống trong quá trình tiến hành chiến tranh ở Việt Nam. Bảng thống kê
4.3 cho thấy rõ tình hình công nghiệp trong vùng tạm bị chiếm.
Sự giảm sút của các ngành sản xuất công nghiệp chủ yếu là do các nhà tư bản Pháp nhận thấy tình hình bất lợi của cuộc chiến tranh thuộc về Pháp, nên họ đã rút dần vốn khỏi khu vực. Người Hoa chiếm vị trí thứ hai trong công nghiệp vùng tạm chiếm. Họ nắm trong tay những ngành công nghiệp như xay xát, chế biến nông phẩm, thực phẩm và dịch vụ. Phần còn lại là các xí nghiệp nhỏ, có tính chất địa phương là của các nhà công nghiệp Việt Nam.
1 "Vùng tạm chiếm" là những nơi địch tạm thời "kiểm soát" hoàn toàn. Khái niệm vùng tạm chiếm có tính co giãn và rất tương đối. Có thể hiểu đó là những vùng mà Pháp còn trực tiếp khống chế ở những mức độ khác nhau [Nguyễn Văn Nhật & cộng sự, 2017, tập 11, 61].
Ngoài những lĩnh vực công nghiệp đòi hỏi đầu tư dài hạn, một số lĩnh vực sản xuất có tính chất ngắn hạn, như giấy, gỗ, vật liệu xây dựng, đồ nhựa... đã có những sự phát triển đáng kể. Có một số lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp sang thời kỳ này lại chiếm lĩnh được thị trường và không bị các công ty Pháp chèn ép như thời thuộc địa.
Bảng 4.3. Tình hình sản xuất công nghiệp vùng tạm chiếm năm 1953
Đơn vị | Trước chiến tranh | Năm 1953 | So sánh (%) | |
Than | 1000 tấn | 2.615 | 887 | 33,9 |
Xi măng | " | 270 | 290,8 | 107 |
Muối | " | 208 | 106,8 | 51,3 |
Rượu | 100 lít | 500.000 | 81.990 | 16,4 |
Thuốc lá | Tấn | 5000 | 7.240 | 145 |
Đường trắng | " | 18.000 | 326 | 1,8 |
Đường đỏ | " | 36.000 | 2.950 | 8,2 |
Diêm | Triệu bao | 130 | 85 | 65,4 |
Dệt sợi | Tấn | 12.000 | 4.332 | 35,8 |
Dệt vải | " | 4.300 | 1.373 | 32 |
Có thể bạn quan tâm!
- Lịch sử kinh tế Việt Nam Phần 2 - 2
- Cân Đối Thu - Chi Tài Chính (1946-1950)
- Tình Hình Sở Hữu Ruộng Đất Tính Đến Năm 1953
- Bình Quân Ruộng Đất Ở Miền Bắc Trước Và Sau Cải Cách Ruộng Đất
- Kết Quả Sản Xuất Nông Nghiệp Giai Đoạn 1955-1957
- Lịch sử kinh tế Việt Nam Phần 2 - 8
Xem toàn bộ 205 trang tài liệu này.
Nguồn: [Nguyễn Ngọc Minh, 1966, 439]
• Nông nghiệp
Thực dân Pháp vẫn duy trì quan hệ sản xuất phong kiến trong nông nghiệp. Đầu tư cho nông nghiệp giảm mạnh, vào thời điểm năm 1952 chỉ có 27 cơ sở chọn lọc giống hoạt động (trước chiến tranh có 902 cơ sở). Năng suất lúa cũng rất thấp, nếu tính ra gạo đã xay xát chỉ có 0,7 tấn/hecta, so với 1 tấn ở Miến Điện và 3 tấn ở Nhật Bản. Vì phải chi phí nhiều cho chiến tranh, khoản ngân sách dành cho phát triển nông nghiệp chưa đến 1%. Một phần nhu cầu về trang thiết bị, giống và phân bón được trang trải bằng các khoản viện trợ của Mỹ. Trừ cây cao su được chú ý phát triển phục vụ nhu cầu xuất khẩu nên sản lượng đạt được mức trước chiến tranh và Pháp thực hiện chính sách khai thác tận thu, còn lại đều chiếm một tỷ trọng thấp không tới 50% mức sản lượng cũ (Bảng 4.4).
Bảng 4.4. Sản xuất nông nghiệp vùng tạm chiếm
Đơn vị | Trước chiến tranh (A) | 1953 (B) | B/A (%) | |
Lúa | 1000 tấn | 6.945 (1) | 2.464 | 35,5 |
Ngô | " | 214 | 20,6 | 9,6 |
Thuốc lá | Tấn | 12.600 | 4.515 | 36 |
Cao su | " | 52.000(1) | 53.257 | 101 |
Cà phê | " | 2.500 | 1.176 | 47 |
Chè | " | 10.900 | 2.174 | 20 |
Trâu | 1000 con | 1.370(2) | 258 | 18,7 |
Bò | " | 1.000(2) | 181 | 18,1 |
Lợn | " | 2.700(2) | 1.317 | 48,7 |
Gỗ | 1000m3 | 653(3) | 274 | 42 |
Củi | 1000 ster1 | 1.534(3) | 530 | 34,5 |
Than gỗ | 1000 tấn | 90,9 | 10,7 | 11,7 |
Chú thích: (1) năm 1942, (2) năm 1944, (3) năm 1940, còn lại là năm 1938
Nguồn: [Nguyễn Ngọc Minh, 1966, 436]
Sản xuất nông nghiệp giảm sút nghiêm trọng là do vùng Pháp tạm chiếm ngày càng thu hẹp. Mặt khác ngay trong vùng tạm chiếm, do tác động ảnh hưởng của chiến tranh nên sản lượng cà phê, chè, mía lạc, dứa, lúa đều giảm mạnh. Ở những vùng giáp ranh, có chiến sự và có hoạt động quân sự của cả hai bên, thì nông nghiệp cũng như đời sống của nông dân rất khó khăn. Ở những vùng này, bộ đội và những lực lượng kháng chiến ra sức bảo vệ nhân dân, bảo vệ trâu bò, nhà cửa. Trong khi đó, Pháp dùng mọi cách để phá hoại sản xuất của nông dân như đốt phá đồng lúa, bắn chết trâu bò, phá hoại nông cụ...
Từ cuối năm 1953, Chính phủ Bảo Đại cũng "noi theo" vùng kháng chiến, đưa ra chủ trương "cải cách điền địa". Các quy định tỏ ra rất coi
1 Ster: Đơn vị tính thể tích của củi, 1 ster bằng 0,7 m3 gỗ tròn.
trọng lợi ích của nông dân, như giảm tô, hoãn và xóa một số nợ, hạn chế diện tích của địa chủ và buộc họ phải nhượng lại cho nhà nước để nhà nước chia cho nông dân. Tuy nhiên, ngay sau cách mạng tháng Tám, chính quyền cách mạng đã có chủ trương giảm tô và tạm cấp ruộng đất vắng chủ cho nông dân, rất nhiều nơi đã thực hiện chủ trương này rồi. Việt Minh cũng đã vận động địa chủ hiến ruộng đất, phong trào này phát triển rất mạnh ở miền Nam. Vì vậy, chủ trương cải cách điền địa của Bảo Đại cũng không có giá trị, ý nghĩa gì đáng kể.
• Giao thông vận tải
Giao thông đường bộ và đường sắt vẫn còn chưa đủ đáp ứng nhu cầu. Vận tải đường sắt giảm mạnh do nhiều tuyến đường gần như bị tê liệt bởi chiến tranh. Theo thống kê của Pháp, thời kỳ trước chiến tranh toàn Đông Dương có khoảng 2.900 km đường sắt, đến thời kỳ kháng chiến chỉ còn 677 km được khai thác, nhưng cũng không ổn định. Đường sắt luôn bị đe dọa bởi chiến sự nên ít hành khách muốn sử dụng loại phương tiện này.
Hệ thống đường bộ bị co hẹp phần vì chiến tranh phá hoại, phần do sự khống chế của lực lượng kháng chiến. Vào năm 1950, trong tổng số
24.414 km chiều dài đường bộ các loại, có tới 15.573 km thực dân Pháp không còn kiểm soát được, vùng Pháp kiểm soát chỉ còn lại 8.861 km, trong đó Nam bộ là 3.818 km, Cao nguyên là 2.268 km, Trung bộ là: 1.664 km, Bắc bộ là: 1.111 km. Trên một số tuyến đường ở miền Bắc đã có các nhà kinh doanh Việt Nam đứng ra kinh doanh vận tải. Trong đó, tuyến Hà Nội - Hải Phòng là con đường vận chuyển quan trọng đối với hàng nhập khẩu từ cảng Hải Phòng về Hà Nội.
Ở miền Nam, giao thông đường bộ vùng tạm chiếm có địa bàn rộng hơn ở miền Bắc do vùng Pháp kiểm soát rộng hơn so với miền Bắc. Các tuyến xe khách có thể chạy xuyên suốt 200-300 km như Sài Gòn - Cần Thơ, thậm chí 500 km như Sài Gòn - Nha Trang; Sài Gòn - Bạc Liêu. Ở đô thị xích lô là phương tiện đi lại phổ biến của giới trung lưu. Xe điện tuyến ngắn được sử dụng trong nội thành Hà Nội. Ở miền Nam, vào những năm 1952-1953 xuất hiện taxi nội thành. Ở Sài Gòn đã xuất hiện xe xích lô gắn máy, ngoài ra vẫn duy trì hình thức vận tải bằng xe ngựa,
xe thô sơ ở vùng Sài Gòn - Chợ Lớn. Giao thông đường thủy ở miền Bắc bị hạn chế trên mấy tuyến đường nối liền các đô thị lớn. Hà Nội - Nam Định, Hà Nội - Thái Bình, Nam Định - Thái Bình là những tuyến đường vận tải hành khách và hàng hóa tương đối đều đặn. Giao thông đường biển, những tuyến dài đi viễn dương đều do người Pháp kinh doanh, gần như độc quyền. Người Việt có một số tàu chạy nối các đoạn ngắn ven biển.
Giao thông đường hàng không có tiến bộ. Pháp không còn độc quyền lĩnh vực này từ năm 1951, hãng Air Vietnam được chính thức thành lập vào ngày 8 tháng 6 năm 1951 với vốn điều lệ là 18 triệu đồng (306 triệu franc, tức là bằng 18 triệu franc của năm 1890), trong đó chính phủ Bảo Đại đóng góp 50%. Nhiều tuyến hàng không quốc tế được mở thêm. Vận tải hàng không nội địa cũng tăng lên do tình thế chiến tranh, các vùng miền bị chia cắt, vùng ta và Pháp kiểm soát đan xen theo thế cài răng lược.
• Thương nghiệp
Do sản xuất nông nghiệp và công nghiệp bị hạn chế bởi chiến tranh, cung không đủ cầu nên thương nghiệp đóng vai trò quan trọng trong kinh tế vùng tạm chiếm. Ngoại thương quan trọng hơn nội thương. Trong ngoại thương thì nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu. Do hoàn cảnh chiến tranh, Pháp phải nhập khẩu rất nhiều hàng hóa, vật tư, quân trang, quân dụng. Giá trị hàng nhập khẩu năm 1946 là 310 triệu đồng Đông Dương, đến năm 1948 đã tăng lên đến 2.360 triệu và năm 1950 đã là 4.329 triệu đồng. Hàng hóa nhập khẩu chủ yếu là hàng tiêu dùng, chỉ tính riêng các mặt hàng như tơ, vải, sợi, đồ hộp, thuốc lá, xe hơi, xăng dầu v.v... chiếm 50,3% tổng kim ngạch nhập khẩu. Về xuất khẩu, những mặt hàng truyền thống như gạo, cà phê, khoáng sản... đều giảm mạnh do sản xuất được ít, riêng cao su tăng do nhu cầu nhập khẩu của thị trường Mỹ. Các kho dự trữ đều được vét sạch để xuất khẩu và sản lượng cao su tăng do chính sách khai thác cạn kiệt của các chủ đồn điền Pháp trước khi rút chạy khỏi Việt Nam.
Trước chiến tranh, cán cân thương mại Đông Dương thường xuất siêu; nhưng từ năm 1947 bắt đầu chuyển sang nhập siêu ngày càng tăng.
Xuất khẩu không thể bù đắp cho nhập khẩu. Từ năm 1950, do có viện trợ Mỹ nên bắt đầu xuất hiện nhiều mặt hàng Mỹ trên thị trường Việt Nam. Hoạt động nội thương chủ yếu tiêu thụ những mặt hàng của ngoại thương. Trong những năm 1947-1948 ở các thành phố Pháp tạm chiếm rất tiêu điều; nhưng từ năm 1950 về sau bắt đầu phục hồi do những người tản cư trở về và hàng nhập khẩu tràn vào. Nhiều cửa hàng đại lý chuyên bán những mặt hàng nhập khẩu đã xuất hiện ở Sài Gòn và Hà Nội. Hoạt động thương mại cũng đã lan rộng ra cả những vùng nông thôn, chợ ở thôn quê phát triển hơn so với trước. Nhiều chợ mới xuất hiện, những tuyến đường buôn bán mới, những cửa khẩu, những thị trấn giáp ranh hình thành. Hàng hóa còn được thương nhân chuyên chở đến cả vùng tự do. Đặc biệt, lĩnh vực dịch vụ phát triển mạnh trong thời kỳ chiến tranh, từ 1949 đến 1953 tăng lên tới hơn 6 lần, trong đó phát triển nhất là các dịch vụ giải trí (sòng bài, tiệm nhảy) và tín dụng (nhà đất, cầm cố, gửi và cho vay tiền).
• Tài chính và tiền tệ
Về tài chính: Tài chính của thực dân Pháp giai đoạn này bị thâm hụt nặng nề do chính sách "lấy chiến tranh nuôi chiến tranh" thất bại, sản xuất sụt giảm nghiêm trọng so với giai đoạn trước. Phần lớn số thu của ngân sách không phải dựa vào nền kinh tế trong vùng mà dựa vào nguồn thu từ thuế hàng nhập khẩu, hoặc từ những khoản trợ cấp và trích từ quỹ dự trữ nhưng thu vẫn không đủ chi. Mỹ bắt đầu tiến hành viện trợ cho thực dân Pháp và chính phủ Bảo Đại từ ngày 16 tháng 2 năm 1950, đến hết năm 1950, số tiền viện trợ đã là 31 triệu đô la, tương đương với 10,8 tỷ Franc. Năm 1952, số tiền viện trợ đã tăng lên đến 568 tỷ Franc chiếm 50% tổng chi phí cho chiến tranh. Đến năm 1954, số viện trợ là 475 tỷ Franc, chiếm 80% tổng chi phí chiến tranh của Pháp ở Đông Dương.
Về tiền tệ: Do tài chính gặp khó khăn chính quyền thuộc địa đã tăng cường phát hành tiền. Năm 1954 lượng tiền phát hành tăng hơn 4 lần so với năm 1945. Lạm phát tăng lên làm giá cả hàng hoá dịch vụ tăng vọt. Nếu lấy tháng 3 năm 1946 là 100 thì đến năm 1954 giá cả tăng 732%. Đời sống nhân dân vùng tạm chiếm, nhất là nhân dân ở các thành phố gặp rất nhiều khó khăn.
Nhìn chung, kinh tế vùng thực dân Pháp tạm chiếm thời kỳ này vẫn là nền kinh tế lạc hậu, mang nặng tính chất thuộc địa nửa phong kiến. Các ngành sản xuất đều giảm sút, ngoại thương nhập siêu ngày càng lớn; tài chính kiệt quệ, lạm phát và giá cả tăng nhanh. Đặc biệt nền kinh tế vùng này ngày càng lệ thuộc vào viện trợ của Mỹ. Cuộc sống của con người vùng tạm chiếm diễn ra theo hai cảnh sống trái ngược hẳn nhau, một bên là những người nghèo khổ, thiếu đói; còn bên kia là những người giàu có, sung túc. Phần đông dân chúng trong vùng tạm chiếm sống khốn khó, bần cùng. Họ là những người lao động phải chịu cảnh sưu cao, thuế nặng, lại thường bị cướp phá, bắt bớ, đe doạ... Còn bọn thực dân, những viên chức cao cấp, sĩ quan quân đội, tư bản nước ngoài, chủ các xí nghiệp, hầm mỏ và những tay sai đầu sỏ trong bộ máy bù nhìn bán nước thì sống cực kỳ xa hoa dựa vào ngân sách chiến tranh, từ nguồn viện trợ Mỹ và từ sự cướp đoạt, bóc lột, từ những món lời kếch xù thu được nhờ đầu cơ, buôn gian bán lậu.
Kết chương
Sau cách mạng, nước Việt Nam mới phải tập trung giải quyết nạn đói, khôi phục công thương nghiệp và chuyển dần nền kinh tế sang thời chiến. Những thành công kinh tế trong hơn một năm đầu sau cách mạng tháng Tám 1945 đã góp phần giữ vững chính quyền cách mạng, ổn định đời sống và chuẩn bị tiền đề cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược lần thứ hai. Trong những năm 1947-1954, trên đất nước ta tồn tại hai vùng (tự do và tạm bị chiếm) với hai con đường - hai mô hình xây dựng, phát triển kinh tế khác nhau. Ở vùng tự do, nền kinh tế mới mang tính chất dân tộc dân chủ nhân dân được xây dựng. Còn vùng thực dân Pháp chiếm đóng thì tiếp tục mô hình kinh tế thuộc địa.
Trong bối cảnh chiến tranh kinh tế vùng tự do tuy gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn có những chuyển biến tích cực và để lại những kinh nghiệm quý cho xây dựng, phát triển kinh tế đất nước. Nền kinh tế dân chủ mới đã thoát khỏi sự lệ thuộc vào Pháp, bước đầu thủ tiêu quan hệ sản xuất phong kiến thực dân, thực hiện "người cày có ruộng". Các ngành nghề phát triển tương đối đồng đều; nông nghiệp được duy trì bình