Lịch sử kinh tế Việt Nam Phần 1 - 18

ngày càng ít đi. Đã thế, Pháp lại phải miễn rất nhiều thuế cho Nhật. Để bù lại, thực dân Pháp phải tăng nhanh các loại thuế như: thuế tiêu thụ và vận chuyển hàng hóa, thuế muối, thuế rượu, thuế thuốc phiện, thuế điền thổ, thuế trước bạ. Trong 6 năm các loại thuế này tăng trên dưới ba lần.

Ngoài việc tăng thuế, để có nguồn thu bổ sung cho ngân sách thiếu hụt, thực dân Pháp còn tăng cường các hoạt động của xổ số Đông Dương, lập hội "Pháp Việt bác ái" rồi dùng danh nghĩa đó để tổ chức những cuộc chợ phiên, những buổi lạc quyên lấy tiền gửi về Pháp.

- Về chi ngân sách

Trong giai đoạn này, chính phủ thuộc địa tập trung vào trả cho cơ quan vay nợ những khoản mà họ đã vay trước đây để xây dựng cơ sở hạ tầng. Năm 1939, ngân sách Đông Dương phải trả 17 triệu đồng và năm 1944 phải trả 19 triệu đồng. Bên cạnh đó, do bộ máy chính quyền thuộc địa mở rộng nên khoản chi cho hành chính quản lý cũng tăng lên, chiếm 34,5% ngân sách.

Ngoài các khoản chi trên, ngân sách Đông Dương còn được dùng vào việc "phòng thủ Đông Dương" và đóng góp cho ngân quỹ của chính quốc. Không những thế, thực dân Pháp còn phải nộp tiền để nuôi quân đội Nhật. Số tiền thực dân Pháp phải nộp cho Nhật tăng lên nhanh chóng: năm 1941 là 58 triệu, năm 1942 là 86 triệu, năm 1943 là 117 triệu, năm 1944 là 363 triệu. Tổng cộng từ 1940-1945, số tiền thực dân Pháp phải nộp cho Nhật là 1,5 tỷ. Ngoài ra, do phát xít Nhật bị thiếu tiền mua hàng hóa trong chiến tranh nên đã bắt thực dân Pháp ứng ra 300 triệu. Như vậy, phát xít Nhật đã cướp được 1,8 tỷ đồng Đông Dương, gấp 10 lần ngân sách Đông Dương năm 1943.

c. Tiền tệ

Trước tình hình ngân sách chiến tranh tăng mạnh, thực dân Pháp phải in một lượng tiền lớn để bù vào số ngân sách bị thiếu hụt. Số tiền do Ngân hàng Đông Dương phát hành tăng lên vùn vụt (Bảng 3.4).

Bảng 3.4. Số lượng tiền do Ngân hàng Đông Dương phát hành (1939-1945)


Thời điểm

Số lượng tiền (Triệu đồng)

1939

216,3

1940

284,4

1941

346,7

1942

492,2

1943

743,4

Tới ngày 30 tháng 11 năm 1944

1.292,9

Tới tháng 9 năm 1945

1.667

Tới ngày 1 tháng 10 năm 1945

2.483,8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 151 trang tài liệu này.

Lịch sử kinh tế Việt Nam Phần 1 - 18

Nguồn: [Đặng Phong, 2002, tập 1 (1945-1954), 109]


Để chi tiêu cho việc mua bán thóc gạo, nhiên liệu, vật liệu phục vụ chiến tranh và chi tiêu cho quân đội, phát xít Nhật cưỡng bức thực dân Pháp phải chu cấp ngày càng nhiều tiền. Đứng trước khó khăn về thiếu hụt ngân sách, thực dân Pháp buộc phải phát hành thêm tiền với tốc độ ngày càng nhiều. Số liệu thống kê trong bảng 3.5 cho thấy, số tiền do Ngân hàng Đông Dương phát hành đã tăng lên nhanh chóng. Năm 1939, số tiền phát hành là 216,3 triệu thì đến năm 1945 đã tăng lên 2.483,8 triệu (gấp hơn 11 lần). Chính điều này đã dẫn đến tình trạng lạm phát nghiêm trọng, giá cả tăng vọt, đời sống nhân dân ngày càng khổ cực.


Kết chương


Nền kinh tế nước ta thời thực dân Pháp thống trị là nền kinh tế thuộc địa nửa phong kiến. Do những tác động của các chính sách và hoạt động kinh tế của tư bản Pháp, nền kinh tế có những biến đổi sau đây:

Kinh tế Việt Nam từ một nền kinh tế phong kiến thuần tuý chuyển sang nền kinh tế thuộc địa nửa phong kiến. Trong đó, tính chất thuộc địa thể hiện ở chỗ nước ta được coi là một bộ phận của nước Pháp, mọi tài nguyên, nguồn lực của Việt Nam đều thuộc quyền sở hữu của nước Pháp. Triều đình phong kiến không còn vai trò trong việc đề ra chính sách kinh tế mà thay vào đó là chính sách kinh tế của chính quyền thuộc địa Pháp. Việc thực dân Pháp thực hiện các chính sách kinh tế "Đồng hóa thuế quan", "Liên hợp tiền tệ"... đã tác động trực tiếp và làm biến đổi nền kinh tế nước ta theo hướng có lợi cho Pháp.

Bên cạnh tính chất thuộc địa, tính chất nửa phong kiến được thể hiện ở chỗ, thực dân Pháp đã không xóa bỏ chế độ phong kiến cùng những quan hệ kinh tế của chế độ này mà phát triển hòa trộn, đan xen với các quan hệ phong kiến. Chủ nghĩa tư bản Pháp khi xâm nhập vào Việt Nam đã có sự thích nghi với chế độ phong kiến bản địa, bằng cách sử dụng cách bóc lột phong kiến vốn có, tiếp tay cho giai cấp phong kiến để kìm hãm sản xuất. Trong suốt thời gian thống trị, thực dân Pháp đã dùng hầu hết cách đánh thuế, bóc lột địa tô phong kiến kết hợp với cho vay nặng lãi. Đó chính là cơ sở kinh tế được hình thành, tồn tại dựa vào sự kết cấu giữa thực dân với phong kiến để thống trị, bóc lột nhân dân ta. Sự thích nghi ấy không chỉ dừng lại trong lĩnh vực kinh tế, mà còn thể hiện hầu hết trong các lĩnh vực, các mối quan hệ xã hội khác nữa. Do đó, xã hội Việt Nam thời này là xã hội thực dân nửa phong kiến, trong đó chủ nghĩa tư bản tồn tại thích nghi với chế độ phong kiến, trước hết và chủ yếu là trong lĩnh vực kinh tế và tài chính.

Kinh tế Việt Nam có sự nảy sinh và phát triển những yếu tố của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Trong nông nghiệp, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã tác động nhanh chóng và mạnh mẽ tới sự hình thành

các đại đồn điền. Các nhà tư bản Pháp không chỉ sản xuất kinh doanh lúa mà còn phát triển đồn điền cao su, cà phê, chè..., chú trọng tới việc bỏ vốn vào nông nghiệp và việc thuê nhân công được phát triển mạnh mẽ. Trong công thương nghiệp, các hoạt động đầu tư, sản xuất và kinh doanh được điều khiển bởi những tập đoàn tư bản Pháp. Cùng với tư bản Pháp, tư bản Hoa kiều được thực dân Pháp dung dưỡng, chiếm ưu thế trong các lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Bộ phận tư bản người Việt ít về số lượng, yếu về thực lực kinh tế.

Cùng với những thay đổi về quan hệ sản xuất, cơ cấu kinh tế Việt Nam có những chuyển biến nhất định. Trước khi trở thành thuộc địa của thực dân Pháp, nền kinh tế Việt Nam về cơ bản vẫn là nền kinh tế tự cung tự cấp, được xây dựng trên nền tảng sản xuất tiểu nông kết hợp với thủ công nghiệp gia đình. Trong đó chủ yếu là nông nghiệp lạc hậu, quan hệ sản xuất phong kiến làm cho nền kinh tế không phát triển mạnh. Dưới tác động của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa do thực dân Pháp du nhập vào nền kinh tế Việt Nam dần biến đổi. Cơ cấu kinh tế thời kỳ này có hai bộ phận: khu vực hiện đại bao gồm công nghiệp, thương mại, tài chính, tiền tệ, giao thông vận tải, bưu điện; khu vực truyền thống gồm nông nghiệp và thủ công nghiệp.

Một số yếu tố kinh tế tư bản chủ nghĩa được du nhập vào nước ta đã có tác dụng phá vỡ nền kinh tế truyền thống Việt Nam. Khu vực kinh tế hiện đại đã tạo ra sức hút đối với đầu tư của tư bản chính quốc; sự tăng trưởng của nó đã tạo ra những mất cân đối cho nền kinh tế truyền thống. Tác động của khu vực kinh tế hiện đại đối với khu vực kinh tế truyền thống theo hướng tiêu cực là hệ quả thiếu một chính sách phát triển kinh tế dài hạn. Thực dân Pháp kìm hãm việc tiến lên chủ nghĩa tư bản ở Việt Nam, làm cho nền kinh tế nơi đây bị lạc hậu so với thế giới, còn dân ta ngày càng bị bần cùng hóa nghiêm trọng.

Mặc dù có những yếu tố mới của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa nhưng những yếu tố này xuất hiện một cách nhỏ lẻ, vụn vặt, không toàn diện trong một số ngành, lĩnh vực kinh tế đất nước. Nhìn toàn cảnh thì nền kinh tế Việt Nam thời Pháp thuộc vẫn là nền kinh tế lạc hậu, què quặt, kém phát triển và bị phụ thuộc chặt chẽ vào nước Pháp.

Tài liệu tham khảo

[1] Andrew Hardy (1995), "Nền kinh tế Đông Dương thời thuộc Pháp nhìn từ tiểu sử Paul Bernard (1982-1960)", Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển: 20 năm Việt Nam học theo định hướng liên ngành, Nxb. Thế giới.

[2] Nguyễn Thế Anh (2017), Việt Nam dưới thời Pháp đô hộ, Nxb. Văn hóa - Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.

[3] Võ Kim Cương (Chủ biên, 2017), Lịch sử Việt Nam, tập 6, từ năm 1858 đến năm 1896, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.

[4] Nguyễn Trí Dĩnh, Phạm Huy Vinh, Trần Khánh Hưng (2013),

Giáo trình lịch sử kinh tế, Nxb. Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

[5] Nguyễn Khắc Đạm (1958), Những thủ đoạn bóc lột của tư bản Pháp ở Việt Nam, Nxb. Văn sử địa, Hà Nội.

[6] Trần Thị Phương Hoa (2017), "Tiểu thủ công nghiệp ở Bắc kỳ thời Pháp thuộc", Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, 3, 38-45.

[7] Nguyễn Văn Hoàn (2000), Chính sách vơ vét, bóc lột kinh tế của phát xít Nhật ở Việt Nam trong chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939-1945), Nxb. Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội.

[8] Nguyễn Anh Huy (2013), Lịch sử tiền tệ Việt Nam, sơ truy và lược khảo, Nxb. Văn hóa - Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.

[9] Nguyễn Văn Khánh (1999), Cơ cấu kinh tế xã hội Việt Nam thời thuộc địa 1858-1945, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.

[10] Đinh Xuân Lâm (chủ biên) (2012), Lịch sử Việt Nam, tập III, Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

[11] Trần Huy Liệu, Nguyễn Khắc Đạm (1957), Xã hội Việt Nam trong thời Pháp Nhật, quyển 1 và 2, Nxb. Văn Sử Địa, Hà Nội.

[12] Jean Pierre Aumiphin (1994), Sự hiện diện tài chính và kinh tế của Pháp ở Đông Dương, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Hà Nội.

[13] Paul Doumer (2016), Xứ Đông Dương (Hồi ký), Nxb. Thế giới.

[14] Đặng Phong (2002), Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945-2000, tập 1: 1945-1954, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.

[15] Vũ Huy Phúc (1996), Tiểu thủ công nghiệp Việt Nam 1858-1945, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.

[16] Pierre Gourou (2003), Người nông dân châu thổ Bắc kỳ, Nxb. Trẻ.

[17] Dương Kinh Quốc (2005), Chính quyền thuộc địa ở Việt Nam trước cách mạng tháng Tám 1945 (Góp phần tìm hiểu cơ sở lịch sử - xã hội Việt Nam thời kỳ thực dân Pháp thống trị), Nxb. Khoa học Xã hội.

[18] Dương Kinh Quốc (1999), Việt Nam những sự kiện lịch sử 1858-1918, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

[19] Lê Quốc Sử (1998), Một số vấn đề về lịch sử kinh tế Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[20] Nguyễn Ngọc Thanh (Chủ biên, 2013), Lịch sử kinh tế, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.

[21] Tạ Thị Thúy (1996), Đồn điền của người Pháp ở Bắc kỳ 1884- 1918, Nxb. Thế giới, Hà Nội.

[22] Phạm Hồng Tung (2008): "Chế độ cai trị của Nhật - Pháp trên đất Nam kỳ và tác động của nó đối với xã hội Việt Nam 1940-1945", Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển: 20 năm Việt Nam học theo định hướng liên ngành, Nxb. Thế giới.

[23] Tạ Thị Thúy (Chủ biên, 2017), Lịch sử Việt Nam, tập 7, từ năm 1897 đến năm 1918, Nxb. Khoa học Xã hội.

[24] Tạ Thị Thúy (Chủ biên, 2017), Lịch sử Việt Nam, tập 8, từ năm 1919 đến năm 1930, Nxb. Khoa học Xã hội.

[25] Tạ Thị Thúy (Chủ biên, 2017), Lịch sử Việt Nam, tập 9, từ năm 1930 đến năm 1945, Nxb. Khoa học Xã hội.

[26] Tạ Thị Thúy (2013), "Nền kinh tế thương nghiệp của Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XX", Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, ISSN: 0866-7497, 6, 26-32.

[27] Văn Tạo, Furuta Motoo (Chủ biên, 2005), Nạn đói năm 1945 ở

Việt Nam những chứng tích lịch sử, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.

[28] Tổng cục Thống kê (2004), Số liệu thống kê Việt Nam thế kỷ XX, tập 1-2-3, Nxb. Thống kê, Hà Nội.

[29] Viện nghiên cứu tài chính (2001), Tài chính Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử, Nxb. Tài chính, Hà Nội.

[30] Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia - Viện sử học (1999), Lịch sử Việt Nam 1897-1918, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.


Nội dung ôn tập


[1] Chính sách kinh tế của thực dân Pháp thực hiện trong hai cuộc khai thác thuộc địa tại Việt Nam.

[2] Đặc điểm tình hình kinh tế nước ta trong giai đoạn 1858-1939.

[3] Đặc điểm tình hình kinh tế nước ta trong giai đoạn 1939-1945.


Nội dung thảo luận


Những biến đổi của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ thực dân Pháp thống trị (1858-1945).

Ngày đăng: 16/09/2023