Đổi Mới Nội Dung, Phương Pháp Dạy Học; Hình Thức Thi, Kiểm Tra Để Phát Triển Kỹ Năng Quản Lý Cảm Xúc Cho Học Viên


nhấn mạnh vai trò của kỹ năng quản lý cảm xúc trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày và trong công tác thực tế sau này. Giải đáp cho học viên những thắc mắc về nhận diện, kiểm soát, điều khiển, sử dụng cảm xúc, làm cho học viên có nhận thức đầy đủ về kỹ năng quản lý cảm xúc. Đồng thời, qua đó giáo dục tư tưởng, tình cảm, thái độ trách nhiệm của người học viên, người sĩ quan tương lai đối với mọi người trong các mối quan hệ qua lại. Thông qua các hình thức sinh hoạt, giáo dục, sinh hoạt chuyên đề, các hình thức nghiên cứu trao đổi, thảo luận, xêmina về các vấn đề kỹ năng quản lý cảm xúc, cách ứng xử người - người nhằm khơi sâu, mở rộng vốn hiểu biết của học viên. Qua trao đổi thảo luận, cọ sát mà người học phát hiện ra chân lý và tìm cách vận dụng chân lý đó vào giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra, giúp học viên nâng cao trình độ tư duy, rèn luyện các kỹ năng thành phần của kỹ năng quản lý cảm xúc, cách tiếp cận vấn đề. Đồng thời, qua đó học viên thấy được sự cần thiết của kỹ năng quản lý cảm xúc đối với hoạt động học tập, rèn luyện, sinh hoạt, mối quan hệ giao tiếp cũng như sự ảnh hưởng tích cực của nó đối với công việc nhiệm vụ và hoàn thiện nhân cách của người học viên.

Thường xuyên tổ chức các hoạt động học tập, rèn luyện của học viên phong phú, đa dạng, khoa học tạo cho học viên niềm say mê, hứng thú tích cực tham gia vào các hoạt động chung của tập thể, từ đó làm cho việc học tập, rèn luyện của học viên không bị căng thẳng, nhàm chán. Thực tế cho thấy, tính tích cực, chủ động tham gia các hoạt động có tính tập thể ở nhà trường, đơn vị và xã hội, được học viên đánh giá ảnh hưởng khá thường xuyên và rõ ràng đến sự phát triển kỹ năng quản lý cảm xúc. Do vậy, phải tổ chức đều đặn các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể thao, hoạt động kết nghĩa, giao lưu văn hoá với địa phương nơi đóng quân, khuyến khích các học viên tích cực, tự giác tham gia, sáng tạo các giá trị văn hoá tốt đẹp trong nhà trường.

Hướng dẫn cho học viên cách thức, phương pháp thực hiện các nội dung phát triển kỹ năng quản lý cảm xúc thông qua việc tổ chức tốt các hoạt động sư phạm, hoạt động quân sự một cách thường xuyên, liên tục với mức độ khó khăn, phức tạp tăng dần theo thời gian đào tạo phù hợp với khả năng của học viên và


phù hợp với những nội dung cần đạt được về mức độ phát triển kỹ năng quản lý cảm xúc. Qua hoạt động thực tiễn, giúp học viên vận dụng những kiến thức về kỹ năng quản lý cảm xúc một cách phù hợp trong các tình huống hoạt động và giao tiếp cụ thể. Qua những thành công, thất bại, người học sẽ đúc kết được những kinh nghiệm nhất định và hoàn thiện những kỹ năng quản lý cảm xúc của mình sao cho phù hợp, hiệu quả nhất. Đồng thời, trong suốt quá trình tổ chức các hoạt động, phải thường xuyên theo dõi, kịp thời uốn nắn những biểu hiện lệch lạc của học viên. Kịp thời động viên, khen thưởng, biểu dương những cá nhân có cách thức, phương pháp tổ chức hoạt động phù hợp, sáng tạo đáp ứng tốt các yêu cầu và nội dung phát triển kỹ năng quản lý cảm xúc đã được xác định.

4.3.2. Đổi mới nội dung, phương pháp dạy học; hình thức thi, kiểm tra để phát triển kỹ năng quản lý cảm xúc cho học viên

Đây là biện pháp có vị trị, vai trò quan trọng trong rèn luyện, phát triển kỹ năng quản lý cảm xúc cho học viên. Nội dung, phương pháp dạy học là thành phần quan trọng để học viên lĩnh hội kiến thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo và phẩm chất nhân cách của người cán bộ, sĩ quan. Hình thức thi, kiểm tra phải đánh giá khách quan, chính xác, đúng thực lực của người học viên, góp phát triển phẩm chất, năng lực của người học viên trong quá trình học tập. Để thực hiện tốt biện pháp này, cần thực hiện tốt nội dung, yêu cầu sau:

Đổi mới nội dung, phương pháp dạy học phải phát huy được tính chủ động, tích cực, sáng tạo của người học. Các trường sĩ quan trong toàn quân đang thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo học viên, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ, sĩ quan hiện nay. Nội dung bài giảng phải chi tiết, cụ thể, bảo đảm tính lôgic, tính hệ thống; biên soạn phải bám sát vào giáo trình, tài liệu giảng dạy chính thức, trích dẫn, ví dụ mang tính điển hình, dễ hiểu. Phương pháp dạy học phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, kết hợp hài hòa phương pháp dạy học truyền thống với phương pháp dạy học hiện đại. Dạy học phải lấy hoạt động tích cực của người học làm trung tâm,


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 248 trang tài liệu này.

trách hiện tượng thầy làm thay trò… người thầy phải là người tổ chức, điều khiển, định hướng quá trình lĩnh hội kiến thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo của người học viên trong nhà trường quân đội trên cơ sở đó người học hình thành được các phẩm chất, năng lực trong đó có kỹ năng quản lý cảm xúc.

Đối với các cơ quan chức năng. Cần làm tốt chức năng tham mưu cho Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường về công tác rèn luyện, phát triển kỹ năng quản lý cảm xúc cho học viên. Phối hợp với các cơ quan liên quan và các khoa giáo viên đầu tư nghiên cứu, khảo sát thực tế để xây dựng mô hình, mục tiêu đào tạo cho phù hợp thực tiễn hoạt động quân sự của đối tượng đào tạo ở các trường sĩ quan. Xây dựng nội dung, chương trình đào tạo cho học viên theo hướng đổi mới về nội dung, hình thức, phương pháp dạy học, giáo dục, giảm lý thuyết, tăng cường các hình thức dạy học thực hành, tự học của học viên. Bên cạnh đó, cần quan tâm và thường xuyên làm tốt công tác hướng nghiệp cho học viên là điều cần thiết, là cơ sở bước đầu và xuyên suốt giúp học viên có tâm thế tốt, có thái độ tình cảm tích cực với việc học tập, rèn luyện nghề nghiệp tương lai. Nội dung, chương trình thường xuyên cập nhật phù hợp với đối tượng, chuyên ngành đào tạo, hoạt động thực tiễn ở các đơn vị cơ sở; tăng cường các môn học sát với hoạt động của chuyên ngành đào tạo, thông qua đó rèn luyện, phát triển kỹ năng sống cho học viên, đặt biệt kỹ năng quản lý cảm xúc.

Kỹ năng quản lý cảm xúc của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các trường sĩ quan trong Quân đội nhân dân Việt Nam - 20

Hình thức thi, kiểm tra phải phong phú, đa dạng, phù hợp với từng đối tượng đào tạo, từng nhà trường. Hình thức thi, kiểm tra phải thường xuyên được đổi mới, phát huy được tính độc lập, sáng tạo của học viên, bảo đảm vừa kiểm tra được trình độ, kiến thức của người học, đồng thời rèn luyện phong cách, tác phong chỉ huy, tính độc lập, sáng tạo trong giải quyết, xử lý các tình huống thực tiễn đặt ra. Ban Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục và đào tạo phải phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ với khoa giáo viên để thống nhất hình thức thi, kiểm tra cho phù hợp với từng đối tượng. Việc thực hiện các hình thức thi, kiểm tra phải được rà soát một cách chặt chẽ, xây dựng và thực hiện đúng quy trình, học viên phải có sự chuẩn bị trước. Trách hiện tượng hình thức thi,


kiểm tra gây căng thẳng, ức chế về mặt tâm lý cho học viên, đến đợt thi, kiểm tra học viên mất ngủ, suy nghĩ nhiều, lo lắng, sợ hãi… sợ không trả lời được, sợ điểm thấp phải nhờ đến các mối quan hệ. Khâu chấm điểm của giảng viên phải bảo đảm khách quan, thực chất, đúng đối tượng; kết hợp các hình thức thức thi, kiểm tra như: Viết, vấn đáp, trắc nghiệm, thực hành, thí nghiệm, kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút tùy thuộc vào môn học, năm học của học viên, có sự xen kẽ giữa các hình thức thi, kiểm tra, trách sự nhàm chán chỉ thực hiện một hình thức cho nhiều môn thi, nhiều đối tượng học viên.

Thông qua mỗi lần thi, kiểm tra học viên sẽ dần hoàn thiện được phẩm chất tâm lý, nhân cách của cá nhân như: tư duy, chú ý, tính sáng tạo, bản lĩnh, phẩm chất đạo dức, kỹ năng kiềm chế, kiểm soát, điều khiển cảm xúc của bản thân cho phù hợp với tình huống, hoàn cảnh giao tiếp, hoạt động.

4.3.3. Tạo ra các hình huống trong học tập, rèn luyện, quan hệ giao tiếp để rèn luyện, phát triển kỹ năng quản lý cảm xúc cho học viên

Đây là biện pháp có vai trò quan trọng đến việc phát triển kỹ năng quản lý cảm xúc cho học viên, thông qua giải quyết, xử lý các tình huống trong học tập, rèn luyện, quan hệ giao tiếp để rèn luyện, phát triển kỹ năng quản lý cảm xúc cho học viên. Kỹ năng của học viên chỉ được hình thành, phát triển trong hoạt động thực tiễn, trong môi trường cụ thể, vì vậy để rèn luyện, phát triển được kỹ năng quản lý cảm xúc cho học viên người giáo viên, đội ngũ quản lý học viên phải xây dựng được các tình huống phong phú, đa dạng thông qua đó học viên xử lý, giải quyết vấn đề. Để thực hiện tốt biện pháp này, cần thực hiện tốt nội dung, yêu cầu sau:

Tạo tình huống trong học tập, rèn luyện phong phú, đa dạng để học viên rèn luyện, phát triển kỹ năng quản lý cảm xúc. Trong hoạt động dạy học người giảng viên phải xây dựng nhiều tình huống có vấn đề để học viên trên cơ sở nội dung kiến đã được trang bị để xử lý tình huống. Tình huống trong hoạt động học tập đặc biệt các môn chuyên ngành, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học quân sự tình huống phải đảm bảo giống như thật, mức độ khó phù hợp với từng đối


tượng học viên. Người giảng viên phải là người tổ chức, định hướng, hướng dẫn để học viên tích cực, chủ động, xung phong giải quyết tình huống, phải có kết luận rõ ràng từng bước về cách thức xử lý tình huống thống qua đó rèn luyện kỹ năng quản lý, kiềm chế cảm xúc cho học viên. Đặc biệt thông qua hình thức dạy học thực hành, thảo luận, xêmina để xây dựng các tình huống, kết hợp kiến thức cần trang bị cho người học và hoạt động thực tiễn ở các đơn vị cơ sở để xây dựng các tình huống và yêu cầu người học viên giải quyết.

Tăng cường mối quan hệ giao tiếp của học viên. Đây là nội dung, yêu cầu có ý nghĩa trong việc tạo ra môi trường thực hành và kiểm nghiệm những kiến thức, kinh nghiệm ứng xử của học viên vào những tình huống giao tiếp cụ thể, đa dạng. Thông qua quá trình rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc, giúp học viên trải nghiệm thực tế, từ đó rút ra những bài học ý nghĩa, thiết thực có liên quan đến việc biểu hiện những kỹ năng của kỹ năng quản lý cảm xúc. Qua đó, mỗi học viên nhận thức rõ những điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân và những người xung quanh, góp phần vào việc hình thành tính tích cực, chủ động trong việc rèn luyện, phát triển kỹ năng quản lý cảm xúc cho bản thân. Đội ngũ cán bộ quản lý học viên phải tạo điều kiện thuận lợi cho học viên tham gia tích cực các mối quan hệ giao tiếp, các hoạt động của đơn vị thông qua đó để học viên rèn luyện, phát triển kỹ năng quản lý cảm xúc của bản thân. Môi trường hoạt động sư phạm quân sự luôn bó hẹp không khoảng không gian nhất định, các mối quan hệ giao tiếp của người học viên luôn tuân thủ theo đúng điều lệnh, điều lệ, kỷ luật của quân đội, quy định của đơn vị, vì vậy học viên rất gò bó, khó khăn trong việc tiếp xúc với môi trường xã hội ở bên ngoài. Để phát triển được kỹ năng sống nói chung, kỹ năng quản lý cảm xúc nói riêng học viên phải được tham gia các hoạt động học tập, rèn luyện và các mối quan hệ giao tiếp phong phú đa dạng ở trong và ngoài quân đội.

Tổ chức các hoạt động thực hành luyện tập một cách thường xuyên liên tục theo nội dung chương trình, kế hoạch đã được xây dựng một cách khoa học. Đây là yêu cầu rất quan trọng để hình thành, củng cố, rèn luyện, phát triển kỹ


năng quản lý cảm xúc cho học viên. Bởi hệ thống các kỹ năng quản lý cảm xúc được biểu hiện trong quá trình hoạt động, giao tiếp được hình thành, củng cố, tăng cường khi học viên tham gia vào các hoạt động, giao tiếp. Tổ chức các hoạt động hợp lý sẽ tạo điều kiện cho học viên thực hiện hoá được những hiểu biết của mình về kỹ năng quản lý cảm xúc, biến khả năng thành hiện thực. Qua hoạt động, giao tiếp trực tiếp, những kiến thức về kỹ năng quản lý cảm xúc được vận dụng một cách phù hợp trong các tình huống thực tiễn cụ thể, qua những thành công, thất bại người học sẽ rút ra được những kinh nghiệm nhất định mà hoàn thiện kỹ năng quản lý cảm xúc và hình thành những kỹ năng quản lý cảm xúc nhất định cho mình. Quá trình đó được thực hiện thường xuyên, liên tục, có chương trình khoa học phù hợp sẽ là cơ sở tạo nên những kỹ xảo, thói quen cho mỗi người học viên.

4.3.4. Nâng cao tính tích cực, chủ động của học viên trong quá trình rèn luyện, phát triển kỹ năng quản lý cảm xúc

Đây là biện pháp có ý nghĩa quyết định trực tiếp đến việc rèn luyện, phát triển kỹ năng quản lý cảm xúc cho học viên, vì học viên vừa là đối tượng, vừa là chủ thể của hoạt động phát triển kỹ năng quản lý cảm xúc. Mục đích cần đạt đến của quá trình phát triển kỹ năng quản lý cảm xúc cho học viên hiện nay chính là tạo cho mỗi học viên có nhận thức đúng đắn và cách thức hành động phù hợp, hiệu quả trong mọi tình huống, qua đó không ngừng phát triển kỹ năng quản lý cảm xúc của bản thân theo thời gian đào tạo.

Thực chất của biện pháp này chính là việc học viên chủ động, sáng tạo và cố gắng trong mọi hoạt động, giúp họ vượt qua những khó khăn trở ngại để lĩnh hội, rèn luyện nội dung học tập nói chung và phát triển kỹ năng quản lý cảm xúc của mình nói riêng. Đó là quá trình từ việc nhận thức đầy đủ yêu cầu của hoạt động giáo dục, đào tạo cũng như vai trò, yêu cầu và nội dung của việc phát triển kỹ năng quản lý cảm xúc đối với học viên đến quá trình rèn luyện, củng cố để nâng cao những kỹ năng thành phần của kỹ năng quản lý cảm xúc quản lý cảm xúc. Trên cơ sở nhận thức đúng đắn, người học chủ động, tích cực trong quá trình học hỏi và phát triển kỹ năng quản lý cảm xúc của mình. Để phát huy tính tích cực, chủ động


của học viên trong quá trình rèn luyện, phát triển kỹ năng quản lý cảm xúc của bản thân cần làm tốt một số nội dung, yêu cầu sau:

Học viên cần phải có sự tích cực, nỗ lực cao trong tích lũy những kiến thức về kỹ năng quản lý cảm xúc. Học viên chủ động tìm đọc những cuốn sách về trí tuệ cảm xúc, nghệ thuật ứng xử, kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, tiếp cận các thông tin văn hoá giao tiếp, ứng xử trên đài, báo, truyền hình, mạng Internet… để nâng cao khả năng nhận thức và kỹ năng ứng xử của bản thân. Do kỹ năng quản lý cảm xúc là một dạng của kỹ năng sống, thể hiện kỹ năng nhận diện, kỹ năng điều khiển, kỹ năng kiểm soát, kỹ năng sử dụng cảm xúc của bản thân, nhằm định hướng, điều chỉnh hành vi cho phù hợp và thích nghi với các mối quan hệ giao tiếp xã hội. Do vậy, muốn phát triển kỹ năng quản lý cảm xúc cho học viên, trước hết phải tác động vào nhận thức người học, trang bị những kiến thức cơ bản về những vấn đề liên quan đến trí tuệ cảm xúc, kỹ năng quản lý cảm xúc cho họ. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, mỗi học viên phải tích cực tìm tòi, khám phá những vấn đề mới và phức tạp trong đời sống chính trị - xã hội; trong thực tiễn hoạt động quân sự cũng như trong quá trình học tập, rèn luyện, sinh hoạt. Một mặt, từng học viên phải chủ động, tự giác, tích cực tu dưỡng, rèn luyện theo các chuẩn mực nghề nghiệp quân sự và kế hoạch đặt ra; mặt khác, phải biết khai thác và phát huy tối đa trí tuệ cũng như kinh nghiệm của cả tập thể đơn vị và các lực lượng khác vào việc rèn luyện, phát triển kỹ năng quản lý cảm xúc cho bản thân.

Học viên tích cực, hăng hái tham gia vào các hoạt động của đơn vị thông qua đó rèn luyện, phát triển kỹ năng quản lý cảm xúc cho bản thân. Bởi lẽ, phát triển kỹ năng quản lý cảm xúc cho học viên được tiến hành thông qua nhiều con đường, cách thức, phương tiện trong đó tham gia các hoạt động diễn đàn, tuyên truyền, trao đổi về các vấn đề có liên quan đến văn hoá ứng xử, kỹ năng giao tiếp, động cơ, xu hướng hướng nghề nghiệp quân sự, chuyên ngành đào tạo, chấp hành điều lệnh, điều lệ, chế độ quy định… là cách thức mang tính thực tiễn quan trọng để phát triển kỹ năng quản lý cảm xúc cho học


viên. Qua những hoạt động trên, cá nhân không ngừng củng cố, nâng cao kỹ năng nhận diện, kiểm soát, điều khiển, sử dụng cảm xúc của bản thân; biết cảm thông chia sẻ đối với những người xung quanh và có kỹ năng giao tiếp tốt. Việc tham gia các hoạt động trên là cơ hội để mỗi học viên vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, kỹ xảo, kỹ năng trong phát triển kỹ năng quản lý cảm xúc của mình. Đồng thời, cũng là dịp để mỗi học viên tiếp thu, học tập những kinh nghiệm, những cách thức, biện pháp mới từ những người xung quanh. Theo đó, mỗi học viên không ngừng rèn luyện cho mình có được phong cách và văn hoá giao tiếp, ứng xử phù hợp các chuẩn mực nghề nghiệp quân sự, chuyên ngành đào tạo. Để đạt được các nội dung và các yêu cầu trên đây đòi hỏi lực lượng sư phạm trong nhà trường cần phải tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc; đồng thời phải quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ về mọi mặt cho học viên tham gia một cách tích cực, có hiệu quả trong tất cả các hoạt động thực tiễn của đơn vị.

4.3.5. Xây dựng môi trường văn hóa tích cực, lành mạnh tạo điều kiện để học viên rèn luyện, phát triển kỹ năng quản lý cảm xúc

Đối với quá trình đào tạo học viên ở các trường sĩ quan, việc xây dựng môi trường sư phạm quân sự trong sạch, lành mạnh có vai trò rất quan trọng, nó có tác dụng mạnh mẽ tới quá trình rèn luyện, phát triển kỹ năng quản lý cảm xúc của người học viên; trực tiếp tác động đến việc hình thành, phát triển nhân cách người sỹ quan tương lai. Môi trường sư phạm quân sự là nơi mà các học viên trực tiếp học tập, rèn luyện, sinh hoạt hàng ngày. Đó là toàn bộ những yếu tố vật chất, tinh thần bao gồm các mối quan hệ qua lại trong tập thể quân nhân, các mối quan hệ liên nhân cách hợp thành môi trường sư phạm quân sự, có tác động trực tiếp đến sự rèn luyện, phát triển kỹ năng quản lý cảm xúc cho học viên.

Xây dựng môi trường văn hóa sư phạm còn tạo ra một không gian văn hoá để trực tiếp phát hiện, gạn lọc, tập hợp những yếu tố mới trong đời sống sinh hoạt thường ngày của học viên. Đó là “lá chắn”; “màng lọc” tích cực để chống lại sự xâm nhập của những yếu tố văn hoá độc hại, nhất là trước sự tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường, tình hình biến động

Xem tất cả 248 trang.

Ngày đăng: 23/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí