Những Nghiên Cứu Về Kinh Tế Nghệ An Và Huyện Nam Đàn‌


phương diện: canh nông, kinh tế đồn điền... Đáng chú ý có các công trình nghiên cứu của các kỹ sư canh nông, các nhà quản lý về nông nghiệp ở Bắc Trung Kỳ đăng trên các tập san kinh tế như: Bulletin économique de l’Indochine (1898 - 1944) [260], Annuaire économique de l’Indochine (1927) [259], L’Eveil économique de l’Indochine (1918 - 1935) [262], Journal officiel de l’Indochine francaise (1889 - 1951) [263]... Đây là những bộ tài liệu được các tác giả người Pháp ghi chép rất nhiều khía cạnh về kinh tế ở Đông Dương, nhất là Việt Nam trong thời kỳ thuộc địa. Những nội dung được ghi chép và miêu tả từ các tạp chí trên sẽ là nguồn tư liệu tham khảo tin cậy đối với đề tài của luận án.

Ngoài các công trình nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp của các học giả nước ngoài, từ những năm 40 của thế kỷ XX bắt đầu xuất hiện một số công trình nghiên cứu của các tác giả người Việt có đề cập đến một số vấn đề về kinh tế nông nghiệp và tình hình sở hữu ruộng đất trong nông thôn, làng xã Việt Nam. Đáng kể nhất là tác giả Vũ Văn Hiền (1940) với La propriété communale au Tonkin [84] có đề cập đến vấn đề công điền công thổ của một số làng xã nước ta ở Bắc Kỳ.

Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, nhất là sau 1954 vấn đề kinh tế nông nghiệp trong nông thôn, làng xã Việt Nam thời quân chủ mới thực sự được các học giả trong nước quan tâm nghiên cứu. Đáng chú ý có nhiều tác phẩm chuyên khảo đề cập đến sở hữu ruộng đất dưới chế độ phong kiến Việt Nam của các tác giả: Phan Huy Lê (1959), Chế độ ruộng đất và kinh tế nông nghiệp thời Lê Sơ [100]; Vũ Huy Phúc (1979), Tìm hiểu chế độ ruộng đất Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX [147]; Trương Hữu Quýnh (1982, 1983), Chế độ ruộng đất Việt Nam [168], [169] 2 tập; Tình hình ruộng đất nông nghiệp và đời sống nhân dân dưới thời Nguyễn [170] do Trương Hữu Quýnh, Đỗ Bang (cb, 1997)... Những cuốn sách trên đã đề cập đến tình hình sở hữu, chế độ ruộng đất và kinh tế nông nghiệp trên phạm vi cả nước, thông qua khối lượng tư liệu địa phương gồm: địa bạ, văn bia, gia phả… Các công trình này đã có những đóng góp lớn về mặt tư liệu cũng như phương pháp nghiên cứu về sở hữu ruộng đất, kinh tế nông nghiệp thời quân chủ.

Liên quan đến vấn đề kinh tế nông nghiệp và tình hình sở hữu ruộng đất dưới triều Nguyễn, trong gần 6 thập kỷ qua Tạp chí Nghiên cứu Lịch sửđã liên tục đăng tải nhiều bài viết và thông tin tư liệu đề cập đến vấn đề ruộng đất, kinh tế, tình hình xã hội


và văn hóa trong làng xã Việt Nam như của: Nguyễn Khắc Đạm (1964), Góp mấy ý kiến về vấn đề ruộng đất tư trong lịch sử Việt Nam [43] và (1981), Vấn đề ruộng đất công và ruộng đất tư trong lịch sử Việt Nam [44]; Phan Đại Doãn (1981), Về tính chất sở hữu ruộng đất công làng xã [26]; Bùi Quý Lộ (1986) Thêm một số ý kiến về chế độ ruộng đất ở Tiền Hải nửa đầu thế kỷ XIX [109]; Vũ Văn Quân, Nguyễn Quang Ngọc (1994), Diễn biến sở hữu ruộng đất ở một số làng buôn tiêu biểu thuộc vùng đồng bằng Bắc bộ (đầu thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX) [150]... Một số tạp chí như Tạp chí Dân tộc học, Tạp chí Khảo cổ học, Tạp chí Hán Nôm cũng công bố nhiều bài viết có giá trị khoa học của các chuyên gia trong lĩnh vực ruộng đất và kinh tế nông nghiệp. Giá trị khoa học và thực tiễn của những công trình, bài viết kể trên, là cơ sở giúp chúng tôi định hướng phương pháp tiếp cận, nghiên cứu, khai thác nguồn tư liệu lưu trữ gồm: địa bạ, hương ước, gia phả, văn bia, liên quan đến huyện Nam Đàn nhằm giải quyết các nội dung mà đề tài đặt ra. Bên cạnh đó, còn giúp chúng tôi có những so sánh, đối chiếu và đánh giá tổng quan về bức tranh kinh tế nông nghiệp nông thôn của một số trấn/tỉnh ở Việt Nam trong thế kỷ XIX có liên quan đến đề tài.

Ngoài những chuyên khảo, công trình khoa học được in ấn xuất bản thành sách, đăng tải trên các tạp chí, hội thảo khoa học, các dự án hợp tác nghiên cứu kinh tế nông nghiệp, còn có một số luận án Tiến sĩ nghiên cứu tình hình sở hữu ruộng đất, kinh tế nông nghiệp được công bố, góp phần làm rõ thực trạng kinh tế nông nghiệp trên bình diện cả nước nói chung, một số địa phương nói riêng dưới triều Nguyễn. Tiêu biểu có: Vũ Văn Quân (1991) Chế độ ruộng đất - kinh tế nông nghiệp Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX [149]; Phan Phương Thảo (2003), Chính sách quân điền năm 1839 ở Bình Định qua tư liệu địa bạ [193]. Đáng chú ý, các công trình nghiên cứu của Trịnh Thị Thủy (2002), Tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp huyện Đông Sơn (Thanh Hóa) nửa đầu thế kỷ XIX [200]; Thái Quang Trung (2009), Tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp Thừa Thiên Huế nửa đầu thế kỷ XIX [205]; Lê Hiến Chương (2012), Kinh tế, văn hóa huyện La Sơn (tỉnh Hà Tĩnh) nửa đầu thế kỷ XIX [22]; Mai Phương Ngọc (2014), Cơ cấu kinh tế - xã hội và văn hoá xã Hoằng Lộc (Hoằng Hoá, Thanh Hoá) thời kỳ trung đại [122]. Đây là những công trình nghiên cứu chuyên sâu về tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp của các huyện: Đông Sơn, xã Hoằng Hóa (Thanh Hóa), Thừa Thiên Huế, La Sơn (Hà Tĩnh), thuộc những địa phương nằm trong khu vực


Bắc Trung Bộ và Trung Bộ, nơi có nhiều đặc điểm tương đồng với tỉnh Nghệ An, huyện Nam Đàn. Dựa trên nguồn tư liệu lưu trữ đáng tin cậy, phương pháp nghiên cứu khách quan, các công trình này là nguồn tư liệu tham khảo quan trọng giúp chúng tôi so sánh, đối chiếu nhằm lý giải những vấn đề khoa học liên quan đến đề tài.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.

Nghiên cứu về thủ công nghiệp: Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nghiên cứu về thủ công nghiệp ở Việt Nam bắt đầu thu hút được sự quan tâm của nhiều học giả. Cuốn sách Sơ thảo Lịch sử phát triển Thủ công nghiệp Việt Nam [11] của Phan Gia Bền (1957) được xem là một trong những tác phẩm đầu tiên trình bày đầy đủ và hệ thống về lịch sử phát triển của thủ công nghiệp nước ta qua các thời kỳ. Với phương pháp giám định tư liệu, tác giả đã trình bày một cách hệ thống sự ra đời, phát triển của một số nghề, làng nghề thủ công tiêu biểu trên phạm vi cả nước, đưa ra những nhận định về thủ công nghiệp trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau. Những kết quả nghiên cứu trong công trình này, góp phần cung cấp nguồn tư liệu bổ ích cho việc nghiên cứu về thủ công nghiệp ở các địa phương, trong đó có tỉnh Nghệ An.

Nghiên cứu tình hình thủ công nghiệp nước ta thời Nguyễn giai đoạn độc lập và thuộc Pháp từ năm 1802 đến năm 1945, chúng tôi quan tâm một số công trình chuyên khảo về kinh tế liên quan đến thủ công nghiệp. Đáng chú ý có tác giả Nguyễn Thế Anh (1971) với tác phẩm Kinh tế và xã hội Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn [2] đã đề cập đến kinh tế, xã hội Việt Nam trong bối cảnh trước và sau khi thực dân Pháp đô hộ, đặc biệt xem xét và đánh giá tình hình phát triển thủ công nghiệp khá đầy đủ. Trong tác phẩm của mình, tác giả còn trình bày khá rõ sự xuất hiện và những tác động của nhân tố sản xuất tư bản chủ nghĩa đối với hoạt động sản xuất thủ công nghiệp nước ta từ năm 1802 đến năm 1945.

Kinh tế huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An dưới triều Nguyễn thời kỳ 1802 - 1884 - 3

Liên quan đến quá trình hình thành, phát triển của thủ công nghiệp, tác giả Nghiêm Phú Ninh (1986) trong công trình Con đường phát triển tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp Việt Nam [119] đã trình bày khái quát về sự hình thành và phát triển của tiểu thủ công nghiệp, thủ công nghiệp Việt Nam. Cuốn sách là kết quả nghiên cứu chuyên sâu của tác giả, đã chỉ ra được các nhân tố tác động đến sự ra đời, phát triển của thủ công nghiệp và vai trò, tác động tương hỗ của thủ công nghiệp với các ngành kinh tế khác. Qua đó, đưa những nhận định, đánh giá về vai trò của tiểu thủ công nghiệp trong sự đối sánh với tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội trên bình diện cả nước nói chung, của từng địa phương nói riêng qua các thời kỳ.


Liên quan đến những vấn đề trên, nhưng nghiên cứu chuyên sâu hơn được đề cập trong cuốn sách Tiểu thủ công nghiệp Việt Nam 1858 - 1945 [148] của tác giả Vũ Huy Phúc (1996). Công trình nghiên cứu về quá trình phát triển tiểu thủ công nghiệp Việt Nam trong giai đoạn 1858 - 1945. Từ việc phân chia sự phát triển của tiểu thủ công nghiệp Việt Nam thành các thời kỳ, tác giả đi sâu phân tích tình hình phát triển tiểu thủ công nghiệp của từng vùng miền, đưa ra những nhận định, kết luận mang tính đối sánh giữa các thời kỳ và giữa các địa phương theo từng khu vực trong cả nước. Thủ công nghiệp tỉnh Nghệ An nói riêng với một số nghề, làng nghề, sản phẩm thủ công nghiệp, được tác giả đề cập trong các nội dung liên quan đến tình hình tiểu thủ công nghiệp của xứ Trung Kỳ.

Chuyên khảo về Kinh tế thủ công nghiệp và phát triển công nghệ Việt Nam dưới triều Nguyễn [191] của các tác giả Bùi Thị Tân, Vũ Huy Phúc (1998) là công trình nghiên cứu chuyên sâu về tình hình thủ công nghiệp dưới triều Nguyễn. Tác phẩm đã đề cập đến một số chính sách của nhà Nguyễn đối với thủ công nghiệp và những nhân tố tác động đến quá trình chuyển biến của tình hình thủ công nghiệp, mô tả các làng nghề thủ công chuyên nghiệp ở địa phương với một số nghề, làng nghề thủ công cùng sản phẩm thủ công tiêu biểu. Trong bức tranh tổng thể của kinh tế thủ công nghiệp dưới triều Nguyễn, tình hình thủ công nghiệp tỉnh Nghệ An nói chung, một số địa phương trong tỉnh nói riêng trong đó có huyện Nam Đàn cũng được các tác giả đề cập đến. Đây là cơ sở mang tính khách quan, góp phần làm rõ vai trò của thủ công nghiệp địa phương trong mối tương quan chung về tình hình thủ công nghiệp nước ta dưới triều Nguyễn.

Liên quan đến kinh tế thủ công nghiệp Việt Nam thời Pháp thuộc, công trình nghiên cứu chuyên sâu của tác giả Nguyễn Văn Khánh (1998) về Cơ cấu kinh tế - xã hội Việt Nam thời thuộc địa (1858 - 1945) [91] đã để cập đến cơ cấu kinh tế - xã hội nước ta nói chung, các ngành công nghiệp, thủ công nghiệp nói riêng thời thuộc địa. Cuốn sách đã luận giải về thực trạng và những biến đổi trong cơ cấu kinh tế xã hội Việt Nam thời Pháp đô hộ, qua đó làm sáng tỏ quá trình phá vỡ kết cấu cổ truyền, dẫn đến sự hình thành, xác lập và mở rộng các yếu kinh tế - xã hội thuộc địa mang tính chất tư bản chủ nghĩa trên phạm vi cả nước. Cơ cấu kinh tế - xã hội của Nghệ An từ sau năm 1858 cũng nằm trong bối cảnh chung thời bấy giờ.


Đáng chú ý, một số tác giả còn nghiên cứu thủ công nghiệp Việt Nam dưới góc độ các nghề, làng nghề thủ công truyền thống như: Nghề và làng nghề thủ công truyền thống [197] của Nguyễn Hữu Thông (1994); Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam [216] của Bùi Văn Vượng (2002); Làng nghề truyền thống Việt Nam [185] của Phạm Côn Sơn (2009); Tổng tập nghề và làng nghề truyền thống Việt Nam [81] gồm 6 tập của Trương Minh Hằng (Cb, 2012)... Các công trình này hầu hết đều tập trung làm rõ đặc điểm tình hình thủ công nghiệp, trình bày một cách hệ thống và chi tiết về quá trình hình thành, phát triển của các nghề, làng nghề truyền thống ở một số địa phương và trên cả nước.

Nghiên cứu về thương nghiệp: Thương nghiệp nói chung, hoạt động buôn bán trao đổi hàng hóa nói riêng, ra đời và tồn tại qua các phương thức sản xuất xã hội, như một bộ phận không thể tách rời trong cơ cấu nền kinh tế. Vai trò của thương nghiệp (gồm nội thương và ngoại thương) trong nền kinh tế là kích thích phát triển lực lượng sản xuất, thúc đẩy sản xuất đối với các ngành kinh tế khác, đáp ứng nhu cầu về lưu thông, tiêu thụ hàng hóa... Nghiên cứu về thương nghiệp đã được sự chú ý quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, đáng chú ý có tác giả Đỗ Bang (1996) với công trình Kinh tế thương nghiệp Việt Nam dưới triều Nguyễn [8] đã tập trung tìm hiểu các điều kiện giao lưu hàng hóa, các chính sách của triều Nguyễn đối với kinh tế thương nghiệp, mô tả hoạt động thương nghiệp với hai bộ phận gồm nội thương và ngoại thương... Qua tác phẩm, tình hình thương nghiệp tại Nghệ An cũng đã được đề cập trong mối quan hệ với nông nghiệp, thủ công nghiệp nội vùng dưới triều Nguyễn.

Ngoài những công trình nghiên cứu là sách, bài viết trên các tạp chí về tình hình thương nghiệp Việt Nam dưới thời Nguyễn, còn có một số luận án Tiến sĩ nghiên cứu về thương nghiệp ở các địa phương trong các giai đoạn lịch sử. Luận án Tiến sĩ Chính sách thương nghiệp của Triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX [218] của Trương Thị Yến (2004) đã nghiên cứu về thực trạng chính sách thương nghiệp của triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX. Qua nghiên cứu chuyên sâu các chính sách về thương nghiệp, tác giả đã có những đánh giá về ảnh hưởng và vai trò của chính sách nhà nước đối với hoạt động thương nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế Việt Nam nói chung trong thời kỳ này. Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu về tình hình kinh tế thương nghiệp trên bình


diện chung của cả nước, chúng tôi có điều kiện đối chiếu, so sánh và cụ thể hóa đối với tình hình thương nghiệp tỉnh Nghệ An, trong đó có huyện Nam Đàn.

Để khảo sát và nghiên cứu hệ thống chợ nhằm làm rõ hoạt động buôn bán trao đổi hàng hoá ở các địa phương và trên cả nước, chúng tôi đã tiếp cận công trình Chợ quê Việt Nam [103] của tác giả Trần Gia Linh (2008). Trong cuốn sách này, tác giả đã nghiên cứu hệ thống 42 chợ từ Bắc Giang đến Phú Yên. Để làm rõ các loại hình của chợ - nơi trung tâm trao đổi, mua bán hàng hóa ở các địa phương chúng tôi còn tiếp cận tác phẩm Chợ Việt [27] của tác giả Huỳnh Thị Dung (2011). Qua tác phẩm, tác giả đã phân loại các loại hình chợ truyền thống như: chợ tỉnh, chợ phiên, chợ hôm, chợ nổi, chợ chiều, chợ tâm linh... Đồng thời tác giả còn đưa ra một số nhận xét về hoạt động, vai trò của chợ truyền thống trong đời sống kinh tế xã hội ở Việt Nam.

Liên quan đến vấn đề trên, nhưng phân tích chuyên sâu hơn được đề cập đến trong cuốn sách Chợ truyền thống Việt Nam qua tư liệu văn bia [113] của tác giả Trịnh Khắc Mạnh (2015). Từ việc khai thác nguồn tư liệu văn bia, tác giả đã tái hiện bức tranh chợ truyền thống ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ... Cách tiếp cận, nghiên cứu về chợ truyền thống qua nguồn tư liệu văn bia và một số nguồn tư liệu khác của tác giả Trịnh Khắc Mạnh đã góp phần giúp chúng tôi các phương pháp tiếp cận tư liệu thư tịch cổ khi nghiên cứu về lịch sử hình thành, phát triển và hoạt động buôn bán trao đổi hàng hoá của hệ thống chợ trên địa bàn huyện Nam Đàn dưới triều Nguyễn thời kỳ 1802 - 1884.

Các công trình nghiên cứu về thủ công nghiệp trong nông thôn làng xã nói riêng, hoạt động thương nghiệp Việt Nam nói chung, là những tư liệu có giá trị khoa học và thực tiễn trong quá trình thực hiện luận án. Tuy nhiên, những tác phẩm nêu trên chủ yếu trình bày về tình hình thủ công nghiệp dưới hình thức giới thiệu tổng quan, nhiều tác phẩm tập trung nghiên cứu cụ thể tình hình thủ công nghiệp và thương nghiệp ở những trung tâm kinh tế, xã hội với đặc thù ngành nghề rõ nét, có điều kiện thuận lợi trong sản xuất và trực tiếp chịu ảnh hưởng bởi các chính sách phát triển kinh tế của nhà nước. Riêng đối với những địa phương khác, thuộc các trấn/tỉnh xa nơi trung tâm thì chưa được quan tâm nghiên cứu. Đây là một trong những khó khăn mà chúng tôi gặp phải khi sử dụng những tư liệu này trong quá trình thực hiện luận án.

Để tìm hiểu về bối cảnh lịch sử và tình hình kinh tế Việt Nam trong đó có huyện Nam Đàn dưới triều Nguyễn, chúng tôi còn tham khảo một số tập trong bộ sách


Lịch sử Việt Nam như: Lịch sử Việt Nam, tập 5 Từ năm 1802 đến năm 1858 [213] do Viện Sử học, Trương Thị Yến (Cb, 2017) thực hiện; Lịch sử Việt Nam, tập 6 Từ năm 1858 đến năm 1896 [214] do Viện Sử học, Võ Kim Cương (Cb 2017) tái bản lần thứ nhất có bổ sung.

1.2. Những nghiên cứu về kinh tế Nghệ An và huyện Nam Đàn‌

Liên quan đến nông nghiệp ở khu vực Bắc Trung Kỳ, trong đó có tỉnh Nghệ An, chúng tôi có tiếp cận một số chuyên luận của giới chức người Pháp phụ trách các lĩnh vực nông nghiệp, các công trình của G. M. Castagnol - Giám đốc hạt canh nông Trung Kỳ, M. H. Gilbert và H. Cucherousset - Thanh tra nông nghiệp Trung Kỳ. Chúng tôi tiếp cận nguồn tài liệu này thông qua các bản dịch bằng tiếng Việt lưu ở Phòng Địa chí của Thư viện các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Công trình Chuyên luận về nông nghiệp tỉnh Nghệ An [261] của G. M. Castagnol (1930) đã mô tả về điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng, diện tích, năng suất và cơ cấu cây trồng, sản lượng lương thực và các loại hoa màu khác của tỉnh Nghệ An thời Pháp thuộc. Ngoài ra còn có một số bài viết đề cập đến hoạt động tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp ở các địa phương trong tỉnh như Diễn văn của Toàn quyền Đông Dương nhân dịp khánh thành dẫn thủy nhập điền ở miền Bắc Nghệ An [13] của tác giả J. Brévié (1937)… Tất cả những bài viết trên đề cập đến kinh tế nông nghiệp trên nhiều phương diện, đã cung cấp thông tin về tư liệu, các phương pháp nghiên từ các góc độ chuyên môn khác nhau, giúp chúng tôi có cơ sở liên hệ, đối chiếu, so sánh về những nội dung liên quan đến kinh tế nông nghiệp Nghệ An dưới triều Nguyễn thời kỳ 1802 - 1884.

Công trình nghiên cứu Le vieux An Tinh [99] của học giả người Pháp Le Breton (1936) về vùng đất An Tĩnh đã bước đầu tái hiện diện mạo lịch sử, văn hóa truyền thống khá sinh động của vùng đất Nghệ Tĩnh. Đáng chú ý, trong Le vieux An Tinh tác giả H.Le Breton đã dành một phần nội dung quan trọng để phân tích về vùng hạ lưu sông Lam, trong đó địa bàn huyện Nam Đàn gồm khu vực Sa Nam và một số xã thôn như: làng Dương Liễu, xã Non Hồ, xã Nộn Liễu, xã Nhạn Tháp, xã Hồng Long, vùng Tràng Đen, được tác giả tìm hiểu, nghiên cứu tương đối chi tiết về điều kiện tự nhiên, quá trình canh tác, mùa vụ, giống cây trồng trong nông nghiệp. Theo đánh giá khách quan, công trình Le vieux An Tinh dù còn nhiều hạn chế về phương pháp tiếp cận vấn


đề cùng tư liệu minh chứng, nhưng có thể khẳng định đây là công trình nghiên cứu tiêu biểu, có giá trị khoa học cao nhất trong số những tác phẩm của các học giả nước ngoài nghiên cứu về khu vực Nghệ Tĩnh nói chung, huyện Nam Đàn nói riêng trước năm 1945.

Liên quan đến tỉnh Nghệ An dưới thời Pháp thuộc, công trình Địa - dư tỉnh Nghệ An [89] của tác giả Đào Đăng Hy (1938) với 9 chương nội dung đã đề cập đến các vấn đề: vị trí, giới hạn, diện tích, địa chất, địa thế, khí hậu, sông ngòi, nhân chủng, dân số, phong tục, chính trị, sản vật, công nghệ, thương mại, đường giao thông, thành thị và thương cảng của tỉnh Nghệ An. Tuy nhiên, công trình nghiên cứu này chủ yếu tập trung trên một số phương diện về địa lý, lịch sử, văn hóa, tôn giáo và đời sống xã hội ở khu vực Nghệ An (gồm cả tỉnh Hà Tĩnh).

Trong nhiều năm qua, công tác sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn lịch sử địa phương trong tỉnh Nghệ An được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, với các công trình được công bố của: Ban NCLS tỉnh Nghệ Tĩnh (1984) với cuốn sách Lịch sử Nghệ Tĩnh, tập 1 [7]; Địa chí văn hóa dân gian Nghệ Tĩnh [17] của tác giả Nguyễn Đổng Chi (Cb, 1995)... Đây là những công trình có quy mô nghiên cứu lớn, được biên soạn công phu về lịch sử, địa chí Nghệ An - Hà Tĩnh. Từ những nguồn tư liệu đáng tin cậy, các tác giả đã bước đầu khôi phục lại quá trình hình thành và phát triển của vùng đất Nghệ Tĩnh qua các thời kỳ lịch sử. Trong một số nội dung của các công trình trên, bức tranh về tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở Nghệ An trong thế kỷ XIX được mô tả khá rõ nét, tuy nhiên những vấn đề liên quan đến tình hình kinh tế ở các địa phương cụ thể trong tỉnh lại không được đề cập đến.

Đối với địa bàn tỉnh Nghệ An, tập hợp các công trình của nhà nghiên cứu văn hóa Ninh Viết Giao như: Hương ước Nghệ An [73]; Nghề (làng nghề) truyền thống ở Nghệ An [74]; Tục thờ thần và thần tích Nghệ An [75]; Văn bia Nghệ An [76]; Nghệ An - Lịch sử, văn hóa [77] đã đề cập đến các vấn đề về kinh tế, văn hóa - xã hội ở các làng xã. Tuy nhiên, những nội dung mà các công trình trên phản ánh còn mang tính khái quát về các địa phương trong tỉnh Nghệ An.

Tác giả Trần Viết Thụ (Cb, 2006) với cuốn sách Địa danh lịch sử, văn hóa Nghệ An [198] đã giới thiệu khá toàn diện về tỉnh Nghệ An trên các phương diện: địa

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/04/2023