Kinh tế học vi mô - ĐH SPKT Nam Định - 10

Câu 47. Cầu co giãn đơn vị khi:

A. Tỷ số thay đổi của lượng cầu trên sự thay đổi của giá bằng 1

B. Tỷ số phần trăm thay đổi của lượng cầu trên phần trăm thay đổi giá bằng 1

C. Tỷ số thay đổi của giá trên sự thay đổi của lượng cầu bằng 1

D. Đường cầu là đường nằm ngang

Câu 48. Nếu cầu là không co giãn theo thu nhập câu nào sau đây là đúng:

A. Phần trăm thay đổi lớn trong thu nhập sẽ dẫn đến phần trăm thay đổi nhỏ trong lượng cầu.

B. Phần trăm thay đổi nhỏ trong thu nhập sẽ dẫn đến phần trăm thay đổi lớn trong lượng cầu.

C. Một sự tăng lên trong thu nhập sẽ dẫn đến sự giảm xuống trong lượng cầu.

D. Hàng hóa phải là cấp thấp.

Câu 49. Nếu phần trăm trong lượng cầu về hàng X thay đổi nhiều khi phần trăm thay đổi trong thu nhập là nhỏ thì cầu về hàng hoá X là:

A. Co giãn theo giá

B. Co giãn theo thu nhập âm

C. Không co giãn theo thu nhập

D. Co giãn theo thu nhập

Câu 50. Khi cung sản phẩm A trên thị trường tăng lên nhưng không làm thay đổi lượng sản phẩm cân bằng mua và bán trên thị trường. Chúng ta kết luận rằng cầu về sản phẩm A là:

A. Co giãn nhiều.

B. Co giãn đơn vị.

C. Co dãn ít.

D. Hoàn toàn không co giãn.

Câu 51. Vào cuối mùa hè, thời tiết nóng đột ngột làm tăng cầu về máy điều hòa nhiệt độ và các nhà cung cấp không có đủ hàng dự trữ. Cung tạm thời về máy điều hòa là:

A. Co giãn hoàn toàn.

B. Không co giãn.

C. Co giãn.

D. Đường cung dốc lên.

Câu 52. Cung là không co giãn nếu:

A. Phần trăm thay đổi nhỏ trong giá dẫn đến phần trăm thay đổi lớn trong lượng

cung cung.


B. Phần trăm thay đổi lớn trong giá dẫn đến phần trăm thay đổi nhỏ trong lượng


C. Hàng hóa là thông thường.

D. Hàng hóa là cấp thấp. Câu 53. Đường cung nằm ngang:

A. Là không thể xảy ra ngoại trừ trong dài hạn.

B. Có độ co giãn bằng 0.

C. Có độ co giãn là vô cùng.

D. Chỉ ra rằng các nhà sản xuất đang không sẵn sàng sản xuất hàng hóa Câu 54. Đường cung thẳng đứng :

A. Là không thể xảy ra ngoại trừ trong dài hạn.

B. Có độ co giãn bằng 0.

C. Có độ co giãn là vô cùng.

D. Chỉ ra rằng các nhà sản xuất đang không sẵn sàng sản xuất hàng hóa

Câu 55. Nếu phần trăm giảm của giá hàng hóa A là lớn dẫn đến phần trăm giảm trong lượng cung hàng hóa A là nhỏ thì:

A. Cầu là co giãn.

B. Cầu là không co giãn.

C. Cầu là không co giãn theo thu nhập.

D. Cung là không co giãn.

Câu 56. Nếu A và B là hai hàng hóa độc lập thì độ co giãn chéo là:

A. Vô cùng

B. Nằm giữa 0 và vô cùng.

C. Bằng 0.

D. Nhỏ hơn 0.

Câu 57. Nếu thu nhập giảm 4% (giá không đổi) làm cho lượng cầu về hàng hóa B giảm 2% thì:

A. Co giãn của cầu theo thu nhập về hàng hóa B là âm.

B. B là hàng hóa thiết yếu.

C. B là hàng hóa cao cấp.

D. B là hàng hóa cấp thấp.

Câu 58. Câu nào sau đây minh họa cầu là không co giãn:

A. Giá tăng 10% dẫn đến lượng cầu giảm 5%.

B. Giá tăng 10% dẫn đến lượng cầu giảm 20%.

C. Độ co giãn của cầu bằng vô cùng.

D. Độ co giãn của cầu bằng 1.

Câu 59. Hàng hóa nào sau đây có độ co giãn của cầu theo giá nhỏ nhất:

A. Sữa

B. Sữa Vinamilk

C. Sữa Cô gái Hà lan.

D. Sữa Dozzi Câu 60. Cầu co giãn khi:

A. Tỷ số thay đổi của lượng cầu trên sự thay đổi của giá bằng 1.

B. Tỷ số phần trăm thay đổi của lượng cầu trên phần trăm thay đổi của giá lớn

hơn 1.


C. Tỷ số thay đổi của giá trên sự thay đổi của lượng cầu nhỏ hơn 1.

D. Đường cầu là đường thẳng đứng


II. BÀI TẬP

Bài 1. Cung cầu về sản phẩm B được cho ở bảng sau đây:


Cầu

Cung

Giá (1.000đ/sp)

Số lượng(sp)

Giá (1.000đ/sp)

Số lượng(sp)

5

10

5

40

4

15

4

30

3

20

3

20

2

25

2

10

1

30

1

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 215 trang tài liệu này.

Kinh tế học vi mô - ĐH SPKT Nam Định - 10

a. Viết phương trình đường cung và đường cầu. Xác định giá, lượng cân bằng.

b. Điều gì sẽ xảy ra nếu:

- Cầu về sản phẩm B tăng gấp đôi ở mỗi mức giá.

- Cung về sản phẩm B tăng thêm 15 sản phẩm ở mỗi mức giá. Xác định giá và lượng cân bằng trong trường hợp này.

c. Tính giá trị thặng dư của nhà sản xuất và người tiêu dùng trong cả hai trường hợp ở câu b.

d. Giả sử giá được đặt bằng 2 ngàn đồng/sản phẩm. Hãy phân tích tình hình thị trường lúc này.

Bài 2. Việt Nam là nước đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo. Hàm cầu về gạo của Việt Nam năm 2006 là: QD = 30 - 3P (P:ngàn đồng/kg; QD: triệu tấn).

Trong đó cầu tiêu dùng trong nước là: QDN = 20 - 2P

Hàm cung trong nước là: QS = 18 + P Giả sử cầu xuất khẩu về gạo giảm đi 50%

a. Điều gì xảy ra với giá gạo trên thị trường tự do. Thái độ của người trồng lúa sẽ như thế nào.

b. Giả sử Chính phủ muốn mua một lượng gạo hàng năm sao cho giá gạo tăng lên 2.500đ/kg khi cầu xuất khẩu giảm, thì chính phủ sẽ phải mua bao nhiêu gạo mỗi năm, và số tiền chi ra là bao nhiêu.

c. Giả sử Chính phủ trợ cấp cho người sản xuất 1.000 đ/kg khi cầu xuất khẩu giảm, giá và lượng cân bằng thay đổi như thế nào? Giá người sản xuất và người tiêu dùng nhận bây giờ là bao nhiêu.

Baøi 3. Cho giaù caû, löôïng cung vaø löôïng caàu saûn phaåm X nhö

sau:


P

120

100

80

60

40

20

QD

0

100

200

300

400

500

QS

750

600

450

300

150

0

a. Thieát laäp haøm soá cung vaø haøm soá caàu cuûa saûn phaåm X.

b. Do thu nhaäp daân cö thay đoåi, caàu veà haøng hoùa x giaûm 20% ôû caùc möùc giaù. Giaù caû caân baèng vaø soá löôïng caân baèng thò tröôøng baây giôø laø bao nhieâu ?

Baøi 4. Saûn phaåm Y coù haøm soá cung vaø haøm soá caàu thò tröôøng nhö sau :

PS = Q/50 + 5

PD = -Q/100 + 20

a. Tìm giaù caû vaø saûn löôïng caân baèng thò tröôøng ?

b. Neáu Chính phuû đònh giaù toái thieåu P = 17,5 thì tình hình thò tröôøng saûn phaåm Y theá naøo ?

c. Neáu Chính phuû đònh giaù toái đa P = 14 thì tình hình thò tröôøng saûn phaåm Y theá naøo ?

Baøi 5. Thò tröôøng Gas ôû Haø Noäi đöôïc cho bôûi:

P = 150 – QD ; P = 2QS

Trong đoù: P tình baèng ngaøn đoàng/bình; Q tính baèng ngaøn bình.

a. Giaù vaø löôïng caân baèng laø bao nhieâu?

b. Moät söï coá kyò thuaät ôû nhaø maùy saûn xuaát Gas Vuòng Taøu đaò aûnh höôûng lôùn đeán thò tröôøng laøm löôïng cung giaûm đi 30 nghìn bình taïi moãi möùc giaù, haòy phaân tích tình hình thò tröôøng?

Bài 6. Hàm số cầu và cung của lương thực trên thị trường có dạng: QD = 120 - 20P

QS = -30 + 40P

a. Xác định giá và sản lượng cân bằng trên thị trường. Vẽ đồ thị minh họa điểm cân bằng của thị trường.

b. Giả sử nhà nước quy định mức giá là là 4 đơn vị tiền thì lượng thừa hay thiếu lương thực trên thị trường là bao nhiêu?

d. Giả sử do dân số tăng nhanh làm cho cầu tăng thêm 20%. Tìm giá và sản lượng cân bằng mới.

Bài 7. Hàm số cầu và cung của một hàng hóa như sau:

QD= 80 - 10P QS= -70 + 20P

a. Xác định giá và sản lượng cân bằng trên thị trường. Nếu giá được quy định là 3 đơn vị tiền thì trên thị trường sản phẩm sẽ dư thừa hay thiếu hụt? Bao nhiêu?

b. Giả sử chính phủ đánh thuế 3 đơn vị tiền trên 1 đơn vị hàng hóa bán ra. Tính giá và sản lượng cân bằng mới. Tính số thuế mà người mua và người bán phải chịu.

c. Giả sử do cải tiến công nghệ nên các nhà sản xuất cung ứng nhiều hơn. Dự đoán sự thay đổi của giá và sản lượng cân bằng. Vẽ đồ thị minh họa?

Bài 8. Hàm số cầu của lúa hàng năm có dạng:

QD = 600 - 0,1P

Trong đó: đơn vị tính của Q là tấn và P là đồng/kg Sản lượng thu hoạch lúa năm nay QS = 500.

a. Xác định giá lúa trên thị trường, thu nhập của người nông dân. Vẽ đồ thị.

b. Để bảo hộ sản xuất chính phủ ấn định mức giá tối thiểu là 1500đ/kg và cam kết mua hết phần lúa dư. Vậy chính phủ phải mua bao nhiêu lúa và chi bao nhiêu tiền?

c. Trong trường hợp Chính phủ không can thiệp vào thị trường mà trợ cấp cho nông dân 500đ/kg theo khối lượng bán ra. Tính số tiền mà chính phủ phải trợ cấp.

d. Bây giờ Chính phủ bỏ chính sách khuyến nông, chuyển sang đánh thuế 100đ/kg. Tìm mức giá cân bằng mới? Ai là người phải chịu thuế? Giá thực tế mà người nông dân nhận được là bao nhiêu?

Bài 9. Hàm số cầu và hàm số cung của một sản phẩm được cho dưới đây: P = (-1/2) QD + 100

P = QS + 10

(đơn vị của P là đồng, đơn vị của Q là kg)

a. Hãy tìm điểm cân bằng của thị trường

b. Hãy tính độ co giãn của cung và cầu theo giá ở điểm cân bằng

c. Hãy tính thặng dư sản xuất, thặng dư tiêu dùng, và thặng dư toàn xã hội. Giả sử Chính Phủ đánh thuế 5 dồng/đvsp. Tổn thất của Xã hội do thuế gây ra là bao nhiêu?

d. Nếu nhà nước áp đặt mức giá trần cho sản phẩm là 50 đồng, hãy tính khoản tổn thất (mất mát) vô ích của phúc lợi xã hội và hãy giải thích tại sao lại có khoản tổn thất này.

Bài 10. Cung và cầu về căn hộ cho thuê ở một thành phố là:

QS = 50 + 5P, QD = - 5P + 100; (P: trăm ngàn đồng/tháng; Q: chục ngàn căn hộ)

a. Giá thị trường tự do của việc thuê căn hộ là bao nhiêu?

b. Dân số thành phố đổi ra sao nếu Chính phủ đặt giá thuê trung bình hàng thàng ở mức tối đa là 100 ngàn, biết rằng mỗi căn hộ ở được 1 gia đình 3 người và tất cả những ai không tìm được căn hộ đều rời khỏi thành phố.

b. Giả sử giá thuê nhà được chính phủ ấn định là 900 ngàn mỗi tháng. Nếu 50% số căn hộ trong dài hạn là do xây dựng mới thì bao nhiêu căn hộ được xây dựng?

Bài 11. Hàm số cầu của một hàng hóa trên thị trường là: QD = 1000 - 4P. Hãy tính hệ số co giãn điểm của cầu theo giá khi giá là 250 đvt và khi là 200 đvt. Doanh thu của người bán sẽ tăng hay giảm khi giá giảm như trên?

Bài 12. Hàm cầu một hàng hóa A được biểu diễn như sau: Q = 10I + 100, trong đó, I là thu nhập tính bằng triệu đồng, Q tính bằng chiếc.

a. Tính EDI tại mức thu nhập 10 triệu đồng

b. EDI bằng bao nhiêu khi thu nhập tăng thêm 5 triệu đồng.

c. A là hàng hóa gì?

Bài 13. Một công ty xác định được hàm cầu đối với sản phẩm của mình như sau: Qx = 1000 – 0,6Py

Trong đó Qx là lượng cầu hàng hóa X của công ty, Py là giá hàng hóa Y có liên

quan với X.

a. Hàng hóa X và Y có mối quan hệ gì? Tại sao?

b. Tính độ co giãn của cầu hàng hóa X khi giá hàng hóa Y là Py = 40, Py= 80.

c. Tính độ co giãn của chéo của cầu khi Py thay đổi trong khoảng (100 - 80).

Bài 14. Hàm cầu của sản phẩm A như sau: Q = 100 – P

a. Tại mức giá nào độ co giãn bằng -1?

b. Tại mức giá nào độ co giãn bằng -2?

Bài 15. Một công ty ước lượng được độ co giãn của cầu theo giá đối với sản phẩm của mình là -0,5. Năm trước công ty bán được 1000 sản phẩm. Năm nay công ty đặt giá bán cao hơn năm trước 10% (với điều kiện các yếu tố khác không đổi). Hỏi năm nay công ty bán được bao nhiêu sản phẩm?

Bài 16. Hệ số co giãn của cầu theo thu nhập đối với hàng hóa X là 1,2. năm ngoái sản lượng tiêu thụ hàng hóa X là 1500 chiếc. Nếu thu nhập tăng lên 8% (với điều kiện các yếu tố khác không đổi) thì năm nay sản lượng tiêu thụ sẽ là bao nhiêu?

Bài 17. Hệ số co giãn chéo của thép và nhôm là 1,3. Công ty thép năm ngoái tiêu thụ được 2 triệu tấn. Năm nay, giá nhôm giảm đi 10% (với điều kiện các yếu tố khác không đổi). Hỏi lượng thép mà công ty bán được là bao nhiêu?

Bài 18. Đường cung và đường cầu của một lọai nông sản đều có dạng tuyến tính.

Tại điểm cân bằng E của thị trường ta có: Pe = 14 ; Qe = 12 ; Ed = -1 ; Es =7/3.

a. Xác định hàm số cầu và hàm số cung thị trường.

b. Chính phủ giảm thuế cho mặt hàng này nên cung tăng 10% ở mọi mức giá. Đồng thời do giá của mặt hàng bổ sung cho nó tăng nên cầu lại giảm đi 15%. Hãy xác định giá cả và sản lượng cân bằng mới sau hai sự kiện này.

c. Sau đó các nhà sản xuất lại đề nghị sự can thiệp của Nhà nước vì giá bán trên thị trường không đủ bù đắp chi phí sản xuất. Chính phủ qui định mức giá tối thiểu cho nông sản này là Pmin = 16 và cam kết sẽ mua hết số sản phẩm thừa ở mức giá này. Hãy tính số tiền chính phủ phải bỏ ra và biểu diễn kết quả trên đồ thị.

CHƯƠNG 3

LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG


3.1. LÝ THUYẾT VỀ LỢI ÍCH

3.1.1. Một số khái niệm về lợi ích

Có thể nói động cơ đầu tiên đưa người tiêu dùng đến quyết định mua sắm một hàng hoá dịch vụ nào đó chính là sở thích về hàng hoá và dịch vụ đó. Nếu một hàng hoá nào đó phù hợp với sở thích người tiêu dùng thì họ sẽ sẵn sàng trả giá cao để mua cho được. Còn ngược lại, nếu hàng hoá đó không phù hợp với sở thích của họ thì cho dù giá rẻ hoặc hạ giá họ cũng không sẵn sàng mua, thậm chí cho không họ cũng không quan tâm tới. Như vậy, có thể thấy có mối quan hệ thuận chiều giữa sở thích và sự sẵn sàng chi trả cho một hàng hóa nào đó và đó là đối tượng nghiên cứu của các nhà kinh tế. Nói cách khác, khác với các nhà tâm lý học và xã hội học, các nhà kinh tế không quan tâm tới nhiều đến việc phát hiện ra nguồn gốc của sở thích, mà chỉ xem xét sở thích ảnh hưởng như thế nào tới quyết định tiêu dùng.

Lợi ích (U- Utility) là sự thoả mãn hay sự hài lòng có được khi tiêu dùng hàng hóa hoặc dịch vụ mang lại.

Ví dụ: Mùa hè nóng bức bạn được ngồi bên cạnh một chiếc điều hòa. Lợi ích bạn thu được lúc này là sự thoải mái, cơn nóng bức hết đi thay vào đó là cảm giác mát mẻ.

Tổng lợi ích ( TU ) được hiểu là toàn bộ sự thoả mãn hay sự hài lòng khi tiêu dùng một số lượng nhất định hàng hóa và dịch vụ mang lại.

Ví dụ: Khi chúng ta ăn bánh trưng, táo và uống rượu... lợi ích lúc này là tổng lợi ích của bánh trưng, táo và rượu mang lại.

Trong định nghĩa lợi ích và tổng lợi ích sự thỏa mãn được người tiêu dùng cảm nhận khi tiêu dùng hàng hoá đã bao hàm sự đánh giá có tính cách cá nhân và chủ quan. Nghĩa là cùng một hàng hóa có thể mang lại lợi ích cho người tiêu dùng này và có thể không mang lại lợi ích cho người tiêu dùng khác. Vì vậy, lợi ích và tổng lợi ích là những khái niệm trừu tượng. Tất nhiên, các khái niệm về lợi ích được nêu ra ở đây liên quan đến việc tiêu dùng các hàng hoá và dịch vụ là tốt (đem lại lợi ích); người tiêu dùng theo đuổi lợi ích cá nhân và chưa thoả mãn hoàn toàn.

Lợi ích cận biên (MU) là là mức độ thoả mãn và hài lòng do tiêu dùng một đơn vị hàng hóa hoặc dịch vụ cuối cùng mang lại.

(Hay MU là lợi ích tăng thêm khi tiêu dùng thêm một đơn vị hàng hoá hoặc dịch vụ nào đó với điều kiện giữ nguyên mức tiêu dùng các hàng hoá khác).

Xem tất cả 215 trang.

Ngày đăng: 29/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí