Lựa Chọn Sản Phẩm Tiêu Dùng Tối Ưu Tiếp Cận Từ Đường Ngân Sách Và Đường Bàng Quan

Bảng 3.3: Cơ hội của người tiêu dùng


Phương án

Quần áo (X) (ĐV)

Lương thực (Y) (ĐV)

Tổng chi ($)

A

40

0

80

B

30

20

80

C

20

40

80

D

10

60

80

E

0

80

80

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 215 trang tài liệu này.

Kinh tế học vi mô - ĐH SPKT Nam Định - 12

Đường ngân sách

Thể hiện các khả năng lựa chọn trên đồ thị chúng ta có đường ngân sách: Y

80


0 40 X

Hình 3.6: Đường ngân sách

Dựa vào mối quan hệ giữa thu nhập, giá cả hàng hoá và số lượng hàng hoá chúng ta có thể xây dựng phương trình đường ngân sách có dạng:

NS = x*Px + y*PY

Hay: y = NS/ PY - (PX/ PY)*x Trong đó: NS: ngân sách tiêu dùng

PX: giá cả hàng hoá X PY: Giá cả hàng hoá Y x: số lượng hàng hoá X y: số lượng hàng hoá Y

- Đặc điểm của đường ngân sách:

+ Đường ngân sách luôn luôn cắt hai trục toạ độ: cất trục tung tại toạ độ (0; NS/PY) và cắt trục hoành tại điểm (NS/PX,0).

+ Đường ngân sách chia không gian lựa chọn của người tiêu dùng thành hai

miền, miền có thể thực hiện được và miền không thể thực hiện được.

+ Những điểm nằm trên đường ngân sách cho phép người tiêu dùng lựa chọn những tập hợp hàng hoá đem lại độ thoả dụng tối đa.

+ Dọc theo đường ngân sách phản ánh sự đánh đổi giữa các hàng hoá theo một tỷ lệ cố định và nó chính là độ dốc của đường ngân sách bằng - PX/PY (do đường giới hạn ngân sách dốc xuống nên độ dốc của nó là một số âm).

- Tác động của thu nhập đối với sự thay đổi của đường NS

Khi thu nhập tăng lên làm cho đường ngân sách dịch chuyển ra ngoài song song với đường ngân sách ban đầu với điều kiện các yếu tố khác không đổi: giá cả, sở thích… và ngược lại.

3.2.2. Đường bàng quan

Chúng ta thấy người tiêu dùng có thể sắp xếp và xếp loại các hàng hóa. Ví dụ: Có hai hàng hóa A và B, khi lựa chọn thì có ba khả năng xảy ra:

- Người tiêu dùng thích hàng hóa A hơn hàng hóa B

- Người tiêu dùng thích hàng hóa B hơn hàng hóa A.

- Người tiêu dùng coi hàng hóa A và B là như nhau. Tức là lúc này, người tiêu dùng bàng quan với hàng hóa A và B.

Đường bàng quan là đường thể hiện những kết hợp trong việc lựa chọn hai loại hàng hóa và tất cả những sự kết hợp đó đều mang lại lợi ích như nhau đối với người tiêu dùng.

Hay: Đường bàng quan là đường tập hợp tất cả điểm có cùng độ thoả dụng.

Ví dụ: Giả sử có các giỏ hàng hoá là quần áo và lương thực khác nhau được tập hợp trong bảng 3.4 sau:

Bảng 3.4: Các giỏ hàng hóa quần áo và lương thực


Giỏ

Quần áo (đv) - X

Lương thực (đv) - Y

A

1

6

B

2

3

C

3

2

D

4

1,5

Cả bốn giỏ hàng hóa: A, B, C, D: Quần áo và lương thực cùng tạo ra một mức thỏa mãn cho người tiêu dùng, tức là các giỏ hàng hóa đều tốt như nhau lúc này bạn hoàn toàn có thể nhận giỏ hàng nào cũng được trong số 4 giỏ hàng đó như vậy là bạn hoàn toàn bàng quan với nó.

Thể hiện sự phối hợp này trên đồ thị, với trục tung là lương thực, trục hoành là quần áo ta có đường bàng quan U0.

U1

U0

Y



0 X

Hình 3.7: Đồ thị đường bàng quan

Sở thích của người tiêu dùng được mô tả bằng một tập hợp các đường bàng quan tương ứng với các mức thoả mãn khác nhau (ví dụ các đường U0, U1...).

Chúng ta có tỷ lệ thay thế cận biên hàng hóa Y cho hàng hoá X là lượng tối đa

hàng hóa X mất đi để có thêm một đơn vị hàng hóa Y:

MRSx/y = -y/x = MUX/MUY (để MRS > 0 thì có dấu (-) vì y và x ngược dấu thể hiện mối quan hệ đánh đổi giữa hai loại hàng hóa).

* Các đặc tính của đường bàng quan

- Đường bàng quan biểu diễn sở thích của người tiêu dùng

- Dọc theo đường bàng quan độ thoả dụng đối với người tiêu dùng không đổi.

- Đường bàng quan có dạng hypebol dốc xuống thể hiện sự đánh đổi giữa hai hàng hoá (Trong hầu hết các trường hợp, người tiêu dùng thích cả hai hàng hoá. Do vậy, nếu lượng hàng hoá này giảm thì lượng hàng hoá kia phải tăng lên nhằm làm cho mức độ thoả dụng của người tiêu dùng không thay đổi. Vì lý do này mà hầu hết các đường bàng quan đều dốc xuống).

- Độ dốc của đường bàng quan có giá trị bằng MRSx/y = -y/x = MUX/MUY

- Các đường bàng quan cao hơn (xa gốc tọa độ hơn) được ưa thích hơn những đường bàng quan thấp hơn (gần gốc toạ độ hơn): Người tiêu dùng thường ưa thích hàng hoá nhiều hơn so với một hàng hoá ít hơn. Sự ưa thích này đối với lượng hàng hoá lớn hơn được biểu thị bằng đường bàng quan như hình 3.7 cho thấy, các đường bàng quan cao hơn biểu thị lượng hàng hoá lớn hơn so với những đường bàng quan thấp hơn. Do vậy, người tiêu dùng thích ở trên những đường bàng quan cao hơn.

- Các đường bàng quan không cắt nhau:

Tại sao các đường bàng quan không cắt nhau? Giả sử hai đường bàng quan cắt nhau như trong hình 3.8.

Do điểm A nằm cùng trên một đường bàng quan với điểm B nên hai điểm này đem lại mức thoả dụng như nhau. Hơn nữa, điểm B cũng cùng nằm trên đường bàng quan với điểm C, nên hai điểm này làm cho người tiêu dùng thoả mãn như nhau. Song kết luận này lại hàm ý điểm A và điểm C có độ thoả dụng như nhau, mặc dù tại điểm C cả hai loại hàng hoá càng nhiều hơn. Điều này mâu thuẫn với giả thiết người tiêu dùng luôn ưa thích nhiều hàng hoá hơn so với ít hàng hoá. Do vậy, các đường bàng quan không cắt nhau.


C

A

B

U2

U1

Y


O X


Hình 3.8: Giả sử hai đường bàng quan cắt nhau

3.2.3. Lựa chọn sản phẩm tiêu dùng tối ưu tiếp cận từ đường ngân sách và đường bàng quan

Sự lựa chọn của người tiêu dùng chịu ràng buộc bởi đường ngân sách, cho nên, trên đồ thị điểm lựa chọn của người tiêu dùng phải thuộc đường ngân sách.

Mặt khác, người tiêu dùng lựa chọn theo sở thích và hướng tới lợi ích tối đa, cho nên, điểm lựa chọn phải thuộc đường bàng quan xa gốc tọa độ nhất (có mức lợi ích cao nhất) có thể. Khi phối hợp các đường bàng quan với đường ngân sách ta thấy có một đường bàng quan tiếp xúc với đường ngân sách, tiếp điểm của 2 đường này chính là điểm lựa chọn tối ưu của người tiêu dùng khi sử dụng hàng hoá - dịch vụ.

Điểm E là điểm lựa chọn tối ưu vì nó thoả mãn 3 điều kiện cần và đủ:

- Điều kiện về lợi ích TUmax

- Điều kiện về ngân sách E thuộc AB

- Điều kiện về sở thích vì E thuộc đường bàng quan

Phim


A

E

U3


U2

U1

0 B Ăn


Hình 3.9: Điểm lựa chọn tiêu dùng tối ưu

Tại điểm lựa chọn tối ưu, đường ngân sách trở thành tiếp tuyến của đường bàng quan. Khi đó, hệ số góc của đường ngân sách và đường bàng quan bằng nhau và bằng chính hệ số góc tại điểm E. Ta có:

PX/PY = MUX/MUY

Do đó điều kiện tối đa hóa lợi ích được viết như sau:

MUX/PX = MUY/PY

Như vậy, điều kiện tối đa hóa lợi ích khi sử dụng cùng lúc nhiều hàng hóa dịch vụ với một lượng ngân sách cố định là khi những đơn vị tiền tệ được chi thêm để mua bất cứ hàng hóa nào đều mang lại lợi ích biên như nhau.

NỘI DUNG ÔN TẬP


I. LÝ THUYẾT

Câu hỏi tự luận

Câu 1. Lợi ích là gì? Tổng lợi ích là gì? Lợi ích cận biên là gì?

Câu 2. Đường bàng quan, đường ngân sách là gì? Hãy sử dụng các công cụ này để giải thích điểm lựa chọn tiêu dùng tối ưu của người tiêu dùng?

Câu 3. Giải thích ý nghĩa thực tiễn của quy luật lợi ích cận biên giảm dần và cho ví dụ minh hoạ.

Câu 4. Phân tích nội dung tối đa hoá lợi ích của người tiêu dùng?

Câu 5. Phân tích sự thay đổi của đường ngân sách khi giá cả hàng hoá và thu nhập của người tiêu dùng thay đổi?

Câu 6. Trình bày các nội dung cơ bản về đường bàng quan?

Câu hỏi trả lời đúng sai và giải thích

Câu 1. Đường ngân sách chỉ ra rằng lượng chi tiêu vào hàng hóa dịch vụ không thể vượt thu nhập.

Câu 2. Độ dốc của đường ngân sách biểu thị sự đánh đổi giữa hai hàng hóa. Câu 3. Thu nhập xác định độ dốc của đường ngân sách.

Câu 4. Lượng tiền mà người tiêu dùng sẵn sàng trả cho cà phê gọi là lợi ích cận biên của cà phê.

Câu 5. Một người tiêu dùng hợp lý sẽ tăng tiêu dùng một hàng hóa cho đến tận khi ích lợi cận biên của đơn vị cuối cùng bằng giá.

Câu 6. Khi thu nhập tăng, người tiêu dùng cầu nhiều hàng thứ cấp hơn.

Câu 7. Nếu một cá nhân cầu nhiều hàng hóa hơn khi thu nhập giảm thì hàng hóa đó gọi là hàng hóa bổ sung.

Câu 8. Lợi ích cận biên có xu hướng tăng khi mức tiêu dùng tăng.

Câu 9. Độ dốc đường bàng quan đo lợi ích cận biên tương đối của hai hàng hóa.

Câu 10. Đường ngân sách dịch chuyển song song vào phía trong khi thu nhập giảm xuống.

Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1. Đường ngân sách biểu diễn:

A. Số lượng của mỗi hàng hóa một người tiêu dùng có thể mua

B. Các tập hợp hàng hóa khi người tiêu dùng chi hết ngân sách của mình

C. Mức tiêu dùng mong muốn đối với một người tiêu dùng

D. Các tập hợp hàng hóa được lựa chọn của một người tiêu dùng Câu 2. Sự lựa chọn của người tiêu dùng bị hạn chế bởi:

A. Đường ngân sách của họ

B. Sở thích của họ

C. Công nghệ sản xuất

D. Giá

Câu 3. Ở điểm tiêu dùng tối ưu, đường ngân sách và đường bàng quan có mối quan hệ như thế nào?

A. Độ dốc của đường bàng quan khác độ dốc của đường ngân sách

B. Độ dốc của đường bàng quan lớn hơn độ dốc của đường ngân sách

C. Độ dốc của đường ngân sách lớn hơn độ dốc của đường bàng quan

D. Độ dốc của đường ngân sách bằng độ dốc của đường bàng quan Câu 4. Đường ngân sách phụ thuộc vào:

A. Thu nhập

B. Giá của hàng hóa

C. Thu nhập và giá của hàng hóa

D. Sở thích và giá của hàng hóa

Câu 5. Nếu giá của hàng hóa được biểu diễn ở trục tung tăng thì đường ngân sách sẽ:

A. Dốc hơn

B. Dịch chuyển sang trái và dốc hơn

C. Dịch chuyển sang phải và song song với đường ngân sách ban đầu

D. Thoải hơn

Câu 6. Nếu thu nhập tăng, đường ngân sách sẽ

A. Dịch chuyển sang trái và dốc hơn

B. Dịch chuyển sang trái và song song với đường ngân sách ban đầu

C. Dịch chuyển sang phải và song song với đường ngân sách ban đầu

D. Dịch chuyển song song nhưng sang trái hay phải phụ thuộc vào hàng hóa là thông thường hay cấp thấp

Câu 7. Bảo tiêu dùng táo và chuối. Giả sử thu nhập của anh ta tăng gấp đôi và giá của táo và chuối cũng tăng gấp đôi thì đường ngân sách của Bảo sẽ

A. Dịch sang phải và không thay đổi độ dốc

B. Dịch sang phải và dốc hơn

C. Dịch sang phải và thoải hơn

D. Không thay đổi

Câu 8. Câu nào sau đây là đúng khi nói về đường bàng quan của 2 hàng hóa thay thế hoàn hảo?

A. Đường bàng quan là một đường thẳng có độ dốc âm

B. Đường bàng quan có dạng hình chữ L

C. Tỷ lệ thay thế cận biên bằng 0

D. Đường bàng quan là một đường thẳng có độ dốc dương

Câu 9. Khi giá của hàng hóa được biểu diễn trên trục hoành thay đổi sẽ làm thay đổi phương trình ngân sách như thế nào?

A. Độ dốc và điểm cắt của đường ngân sách với trục tung thay đổi

B. Độ dốc và điểm cắt của đường ngân sách với trục hoành thay đổi

C. Điểm cắt của đường ngân sách với trục tung và trục hoành thay đổi nhưng không thay đổi độ dốc

D. Chỉ làm thay đổi độ dốc Câu 10 . Đường bàng quan là:

A. Sắp xếp các giỏ hàng hóa được ưa thích

B. Đường giới hạn khả năng tiêu dùng

C. Tập hợp các giỏ hàng hóa mang lại cùng một mức thỏa mãn cho người tiêu

dùng

D. Tập hợp các kết hợp hàng hóa được tiêu dùng mà tại đó người ta bàng quan

với cả việc có thêm nhiều hàng hóa để tiêu dùng Câu 11. Tỷ lệ thay thế cận biên được định nghĩa là:

A. Số lượng hàng hóa Y thay thế cho hàng hóa X của một người tiêu dùng

B. Số lượng hàng hóa Y mà người tiêu dùng sẵn sàng thay thế cho hàng hóa X để vẫn thu được mức thỏa mãn như cũ

C. Tỷ lệ thay thế khả thi với giá của các hàng hóa là cho trước

D. Độ dốc của đường ngân sách

Câu 12. Khi người tiêu dùng vận động dọc theo đường bàng quan làm cho tỷ lệ thay thế cận biên có xu hướng giảm dần gọi là:

A. Luật cầu

B. Nguyên tắc tỷ lệ thay thế cận biên giảm dần

C. Nguyên tắc tỷ lệ thay thế giảm dần

D. Nguyên tắc lợi ích cận biên giảm dần Câu 13. Nếu một hàng hóa được coi là thứ cấp thì:

A. Giá của nó tăng người ta sẽ mua nó ít đi

B. Giá của nó giảm, người ta sẽ mua nó nhiều hơn

C. Khi thu nhập của người tiêu dùng tăng người ta sẽ mua hàng hóa đó ít đ

D. Khi thu nhập của người tiêu dùng giảm người ta sẽ mua hàng hóa đó ít đi. Câu 14. Giả sử người tiêu dùng dành hết thu nhập I để mua 2 loại hàng hoá X, Y với đơn giá là PX, PY và số lượng là x, y. Người tiêu dùng đạt được lợi ích tối đa khi:

A. MUX/PX = MUY/PY

B. MRSxy = Px/Py

C. MUX/ MUY = Px/PY

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/06/2022