Nhóm Giải Pháp Phát Triển Kinh Tế Du Lịch Đảm Bảo Tính Bền Vững


- Hợp tác trong khuôn khổ các nước ASEAN

Trong thời gian tới, KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ cần hợp tác chặt chẽ hơn nữa với các nước ASEAN về các mặt sau: i, Cần hợp tác với các nước ASEAN để hình thành các gói sản phẩm du lịch khu vực liên kết giữa các nước ASEAN theo các nhóm: du lịch tàu biển, du lịch đường sông; du lịch văn hóa và du lịch gắn với các di sản; du lịch gắn với thiên nhiên; du lịch cộng đồng; ii, Thực hiện tốt hợp tác du lịch với các nước đã thiết lập quan hệ hợp tác, nhất là hợp tác du lịch Việt Nam - Lào - Campuchia, Việt Nam - Lào

- Thái Lan, Việt Nam - Lào - Campuchia - Thái Lan - Mianma; v.v… iii, Cần chủ động và tích cực hơn trong việc mở rộng thị trường, phát triển sản phẩm mới, sản phẩm đặc thù để thu hút khách trong khu vực ASEAN.

- Hợp tác trong khuôn khổ với các nước WTO

+ Các doanh nghiệp lữ hành du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ hiện nay cần tìm ra chiến lược phù hợp để đối phó với cạnh tranh từ doanh nghiệp lữ hành gửi khách nước ngoài trong giai đoạn tự do hóa thị trường du lịch sau khi gia nhập WTO. Một trong những chiến lược mà các doanh nghiệp cần quan tâm là trở thành các đối tác, liên minh chiến lược của các hãng lữ hành lớn và nổi tiếng trên thế giới dưới hình thức liên doanh, liên kết, hợp tác, tái cơ cấu tổ chức theo hướng linh hoạt nhằm tận dụng được nguồn khách và nghiệp vụ quản lý, điều hành tiên tiến của các doanh nghiệp nước ngoài.

+ Các doanh nghiệp lữ hành du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ cần coi liên doanh với các công ty nước trong WTO là một con đường để thâm nhập thị trường và phát triển nguồn nhân lực. Vì vậy, trong thời gian tới, các doanh nghiệp lữ hành du lịch ở vùng này cũng phải tái cơ cấu tổ chức theo hướng tăng cường liên kết dọc và liên kết ngang trong mọi hoạt động của mình. Đồng thời, phải vượt qua những rào cản về ngôn ngữ, văn hóa, phong tục, tập quán… Chỉ có như vậy mới tạo ra được mối quan hệ tỷ lệ thuận lợi ích giữa các doanh nghiệp lữ hành du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ và các hãng lữ hành gửi khách nước ngoài.


+ Trong những năm tới, KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ cần tăng cường mở rộng hợp tác hơn nữa với các nước phát triển trong WTO để học hỏi kinh nghiệm trong chiến lược phát triển KTDL. Việt Nam nói chung, các tỉnh Bắc Trung Bộ nói riêng cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống chính sách đảm bảo cho phát triển KTDL bền vững. Cần có chính sách quốc gia xuyên xuốt để tạo điều kiện cho KTDL cạnh tranh quốc tế, thực hiện đúng các cam kết về du lịch với các tổ chức quốc tế, nhất là các cam kết với WTO.

4.2.6. Nhóm giải pháp phát triển kinh tế du lịch đảm bảo tính bền vững

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 198 trang tài liệu này.

4.2.6.1. Bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch

Tăng cường gắn kết hoạt động đầu tư khai thác du lịch với bảo vệ môi trường, tuyên truyền quảng cáo bằng nhiều hình thức vấn đề bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch. Hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý tài nguyên và môi trường trong hoạt động KTDL trên cơ sở của Luật Bảo vệ Môi trường, Luật Đa dạng Sinh học và Luật Du lịch. Có các chính sách cụ thể khuyến khích các dự án, chương trình thân thiện với môi trường, xây dựng các chương trình, tour du lịch gắn với các hoạt động bảo vệ môi trường.

Kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong hội nhập kinh tế quốc tế - 20

Việc phát triển KTDL bền vững ở các tỉnh Bắc Trung Bộ cần thực hiện những hoạt động ưu tiên sau: i, Lồng ghép quy hoạch phát triển văn hoá, xã hội, bảo vệ môi trường với quy hoạch phát triển KTDL; ii, Thực hiện đánh giá tác động môi trường đối với tất cả các dự án phát triển và kinh doanh du lịch; iii, Khuyến khích phát triển DLST, hỗ trợ các cộng đồng dân cư tham gia quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn của vùng nhằm tăng thêm lợi ích kinh tế, đồng thời tham gia giám sát, bảo đảm tới mức thấp nhất những tác động tiêu cực và rủi ro của du lịch đối với môi trường, truyền thống văn hoá và điều kiện sống của nhân dân địa phương; iv, Tăng cường đầu tư, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho mọi người để bảo tồn những di sản tự nhiên, lịch sử và văn hoá dân tộc. Huy động sự tham gia rộng rãi của các cấp chính quyền, DNDL và cộng đồng dân cư trong việc phát triển DLST, văn hoá, bảo vệ di sản và môi trường.


Chính vì những lý do trên, việc quy hoạch phát triển KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ cần phải gắn với việc bảo vệ môi trường sinh thái trong phát triển bền vững. Từ đó, đặt ra các kế hoạch và cơ chế quản lý phù hợp với việc tôn tạo, khai thác các tài sản tự nhiên, nhân văn sao cho môi trường cảnh quan tự nhiên và các khu thắng cảnh không những không bị xâm hại mà còn được bài trí và nâng cấp tốt hơn.

Phát triển KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ cũng cần phải gắn việc khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch, đi đôi với việc bảo vệ môi trường và tôn tạo những di sản văn hoá, lịch sử. Cần có biện pháp quản lý chặt chẽ để ngăn ngừa những ảnh hưởng tiêu cực và xử lý nghiêm minh những hành vi làm tổn hại đến tài nguyên, môi trường.

4.2.6.2. Giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu để phát triển kinh tế du lịch

Tăng cường công tác tuyên truyền và nâng cao nhận thức của toàn xã hội về biến đổi khí hậu, nước biển dâng và tác động của chúng đến tự nhiên, kinh tế, xã hội, AN - QP nói chung và KTDL nói riêng. Đồng thời, nâng cao nhận thức của các sở, ban, ngành có liên quan về ứng phó và thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ.

Rà soát, điều chỉnh các quy hoạch phát triển và hoạt động du lịch nhất là ở các giải ven biển và vùng núi Bắc Trung Bộ cho phù hợp với kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các tỉnh Bắc Trung Bộ. Tăng cường các biện pháp bảo vệ cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch, nhất là ở những vùng có nguy cơ, rủi ro cao. Duy trì, bảo tồn và phát triển hoạt động DLST, nhất là vùng đất ngập nước, trên núi cao.

Nghiên cứu tổng thể và có hệ thống tác động của biến đổi khí hậu đối với đa dạng sinh học rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Đánh giá một cách có hệ thống, khoa học khả năng bị tổn thương và khả năng thích ứng, các tác động của biến đổi khí hậu tới phát triển KTDL. Khi xây dựng các khu, điểm du lịch cần có tính đến ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.


KẾT LUẬN


KTDL là ngành có vai trò to lớn trong đời sống KT - XH và chiếm vị trí quan trọng trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Phát triển KTDL không chỉ nhằm khai thác tiềm năng vốn có của đất nước mà còn là đòi hỏi bức xúc để hội nhập nền kinh tế nước ta với các nền kinh tế trên thế giới trong quá trình phát triển.

Các tỉnh Bắc Trung Bộ có vị trí đặc biệt quan trọng trong Chiến lược phát triển KTDL của Việt Nam. Đây là vùng có nhiều tài nguyên du lịch đặc sắc và đa dạng, cho phép phát triển mạnh các sản phẩm du lịch đặc trưng nổi bật về nghỉ dưỡng biển, đảo, sinh thái biển, du lịch văn hóa, lịch sử, du lịch di sản, du lịch đường bộ caravan, du lịch sự kiện và ẩm thực miền biển.

Từ năm 2000 đến nay, mặc dù bối cảnh trong nước và trên thế giới có nhiều biến động, khó khăn, thách thức nhưng KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ vẫn phát triển vượt bậc: thu nhập từ khách du lịch liên tục tăng lên, trung bình hơn 20%/năm, đóng góp khoảng 4% vào giá trị sản phẩm ngành du lịch cả nước, trong đó, thu từ các dịch vụ lữ hành - vận chuyển và vui chơi giải trí tăng mạnh; giải quyết việc làm cho gần 1% lực lượng lao động trên địa bàn; lượng vốn đầu tư vào CSVC - HT của KTDL được tăng lên, cơ chế quản lý đã bước đầu được đổi mới, KTDL đã bắt đầu trở thành một lĩnh vực quan trọng trong HNKTQT. Tuy nhiên, sự phát triển KTDL chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của vùng, chất lượng dịch vụ du lịch còn thấp. Những thế mạnh phát triển KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ cần phải được phát huy đồng thời với việc khắc phục những điểm yếu hiện tại, do vậy đã vượt xa tầm quản lý và nguồn lực của một vùng. Từ đó, việc liên kết tạo sức mạnh trong huy động nguồn lực và triển khai các chương trình hành động chung của vùng trở thành yếu tố quyết định để giải bài toán phát triển KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ.

Sau một thời gian tìm kiếm tư liệu, nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đến nay tác giả đã hoàn thành luận án với những nội dung chủ yếu sau đây: (1) Khái quát hóa tình hình nghiên cứu của các đề tài khoa học, sách chuyên khảo, luận án và công trình khác của các tác giả trong và ngoài nước; (2) Làm


rõ các khái niệm KTDL, các bộ phận cấu thành KTDL, phân tích đặc trưng của KTDL, mối quan hệ giữa phát triển KTDL với sự phát triển KT - XH và các nhân tố ảnh hưởng đến KTDL trong HNKTQT. Rút ra các bài học kinh nghiệm về phát triển KTDL của nước ngoài theo từng chủ đề, minh chứng bằng kinh nghiệm của ba nước Trung Quốc, Thái Lan, Xingapo để vận dụng cho Việt Nam nói chung và các tỉnh Bắc Trung Bộ nói riêng; (3) Nêu và phân tích tiềm năng, thế mạnh của KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, thực trạng phát triển KTDL trên địa bàn từ năm 2000 đến nay. Chỉ rõ những thành tựu, hạn chế và những nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan dẫn đến những tồn tại, hạn chế của KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ. Tác giả đã nhận thấy một thực tế là tiềm năng phát triển KTDL ở các tỉnh này rất lớn, nhưng quy mô, chất lượng và hiệu quả hoạt động du lịch vẫn còn thấp; (4) Từ kết quả nghiên cứu lý luận và phân tích thực tiễn ở chương 2 và chương 3, tác giả đã đưa ra những phương hướng và giải pháp khả thi trong chương 4, nhằm thúc đẩy phát triển KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong thời gian tới. Các giải pháp tập trung vào tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá du lịch; nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành du lịch, nâng cao chất lượng của cơ sở lưu trú du lịch, phương tiện vận chuyển khách du lịch; tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về KTDL, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch để nâng cao sức cạnh tranh điểm đến trong HNKTQT.

Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả KT - XH cao, KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ cần tổ chức thực hiện một cách đồng bộ, có sự phối kết hợp giữa các giải pháp, vận dụng phù hợp với yêu cầu của ngành và địa phương trong từng giai đoạn cụ thể.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do hạn chế về nguồn thông tin, tư liệu và hạn chế chủ quan về phía tác giả nên luận án không thể tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Tác giả rất mong nhận được những đóng góp quý báu của các nhà khoa học và những ai quan tâm đến vấn đề này. Tác giả xin trân trọng cảm ơn!


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ


1. Nguyễn Thị Hồng Lâm (2013), “Kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong hội nhập kinh tế quốc tế: hạn chế và nguyên nhân”, Tạp chí Kinh tế & quản lý, (7), tr.45 - 49

2. Nguyễn Thị Hồng Lâm (2012), “Kinh tế du lịch các tỉnh Bắc Trung Bộ: liên kết để phát triển trong hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Lý luận chính trị & truyền thông, (11), tr.52 - 56.

3. Nguyễn Thị Hồng Lâm (2011), “Phát triển KTDL theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng”, Tạp chí Thông tin khoa học chính trị - hành chính, Trung tâm Thông tin khoa học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, (05), tr.13 - 18.

4. Nguyễn Thị Hồng Lâm (2010), “Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực dịch vụ ở Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Bảo hộ Lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, (08), tr.15-17.

5. Nguyễn Thị Hồng Lâm (2006), “Tìm hiểu đặc trưng ngành kinh tế du lịch”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, Cơ quan của Tổng cục du lịch Việt Nam, (12), tr.78 - 80.

6. Nguyễn Thị Hồng Lâm (2005), “Thanh Hoá đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực du lịch”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, Cơ quan của Tổng cục du lịch Việt Nam, (10), tr.26 - 27.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


I. Tài liệu Tiếng Việt

1. Trần Xuân Ảnh (2012), Thị trường du lịch Quảng Ninh trong HNKTQT, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

2. Nguyễn Thanh Bình (2010), "Việt Nam phát triển cơ sở lưu trú du lịch",

Tạp chí Du lịch Việt Nam, (12), tr.23 - 25.

3. G.R. Boye (2002), Ngành du lịch Việt Nam: những thách thức và cơ hội thị trường, Báo cáo trình lên Ngân hàng thế giới.

4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2005), Thông tư 01/TT Hướng dẫn việc Triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam), Hà Nội.

5. Lê Đăng Doanh (2005), "Tầm quan trọng của ngành dịch vụ và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam", Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (321), tr.3-17.

6. Nguyễn Văn Dùng, Nguyễn Tiến Lực (2010), "Phát triển Du lịch các quốc gia Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng", Tạp chí Du lịch Việt Nam, (10), tr.42-43.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.


11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

13. Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa (2008), Giáo trình kinh tế du lịch, Nxb Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

14. Nguyễn Thu Hạnh (chủ nhiệm) (2011), Hiện trạng và giải pháp phát triển các khu du lịch biển quốc gia tại vùng du lịch Bắc Trung Bộ, Đề tài khoa học cấp Bộ, Viện NC & PT du lịch, Hà Nội.

15. Nguyễn Thị Thúy Hồng (2008), Kinh tế các nước ASEAN, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

16. Hoàng Thị Lan Hương (2011) Phát triển kinh doanh lưu trú du lịch tại vùng du lịch Bắc Bộ của Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

17. Nguyễn Trùng Khánh (2012), Phát triển dịch vụ lữ hành du lịch trong điều kiện HNKTQT: Kinh nghiệm của một số nước Đông Á và gợi ý chính sách cho Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Khoa học xã hội thuộc Viện Khoa học xã hôi Việt Nam, Hà Nội.

18. Hoàng Thị Ngọc Lan (2007), Thị trường du lịch tỉnh Hà Tây, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

19. V.I. Lênin (1976), Lênin Toàn tập, Nxb Tiến bộ Mát -xcơ - va.

20. Võ Long (2010), "Quảng Trị phát triển Du lịch biển, đảo", Tạp chí Du lịch Việt Nam, (5), tr.49 - 50.

21. Phạm Trung Lương, Đặng Duy Lợi, Vũ Tuấn Cảnh, Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Ngọc Khánh (2000), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

22. Phạm Trung Lương (2001), đề tài nhánh: Tài nguyên du lịch khu vực từ Thanh Hóa đến Kom Tum, thuộc đề tài “Đánh giá tổng hợp tài nguyên, điều kiện tự nhiên, môi trường, KT - XH nhằm định

Xem tất cả 198 trang.

Ngày đăng: 29/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí