Di Sản Thế Giới Ở Các Tỉnh Bắc Trung Bộ Hiện Nay


hướng phát triển bền vững khu vực biên giới phía Tây từ Thanh Hóa đến Kom Tum” , Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học quốc gia Hà Nội.

23. Phạm Trung Lương (chủ nhiệm) (2008), Cơ sở khoa học phát triển du lịch đảo ven bờ vùng du lịch Bắc Trung Bộ, Đề tài khoa học cấp Bộ, Viện NC & PT Du lịch, Hà Nội.

24. Phạm Trung Lương (2009), Phát triển du lịch biển Việt Nam với xây dựng thương hiệu quốc gia, Bài viết Hội thảo: Xây dựng thương hiệu Du lịch Biển Việt Nam, Hạ Long - Quảng Ninh.

25. Phạm Trung Lương (2010), Phát triển Du lịch khu vực Bắc Trung Bộ: Những vấn đề đặt ra, Bài viết Hội thảo: Định hướng phát triển Du lịch khu vực Bắc Trung Bộ, Vinh - Nghệ An.

26. Phạm Trung Lương (2012), Du lịch Việt Nam với hội nhập quốc tế, Bài giảng cho cán bộ ngành Du lịch

27. Nguyễn Văn Lưu (2008), Thị trường du lịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

28. Nguyễn Văn Lưu (2011), "Quy hoạch phát triển nhân lực giải pháp quan trọng thực hiện chiến lược phát triển du lịch", Tạp chí Du lịch Việt Nam, (2), tr.36 - 37.

29. Nguyễn Văn Mạnh và Phạm Hồng Chương (2009), Giáo trình quản trị kinh doanh lữ hành, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

30. Vũ Đức Minh (2004) Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của các doanh nghiệp du lịch nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội trong tiến trình hội nhập khu vực và thế giới, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Thương mại, Hà Nội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 198 trang tài liệu này.

31. Đổng Ngọc Minh, Vương Lôi Đình chủ biên (2000), Kinh tế du lịch

du lịch học, Nxb Trẻ, Hà Nội.

Kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong hội nhập kinh tế quốc tế - 21

32. Lê Văn Minh (chủ nhiệm) (2006), Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đầu tư phát triển khu du lịch, Đề tài khoa học cấp Bộ, Viện NC & PT Du lịch, Hà Nội.


33. Nguyễn Quỳnh Nga (chủ nhiệm) (2000), Nghiên cứu và đánh giá một số đặc điểm của thị trường Nhật Bản và Trung Quốc nhằm phát triển nguồn khách của du lịch Việt Nam, Viện NC & PT Du lịch, Hà Nội.

34. Kim Ngọc (2002), "Ngành dịch vụ trong nền kinh tế thế giới những thập kỷ đầu thế kỷ XXI", Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới, (6), tr.18-25.

35. Trần Nhạn (1996), Du lịch và kinh doanh du lịch, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội.

36. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Du

lịch, Hà Nội.

37. Trương Sĩ Quý (2002), Phương hướng và một số giải pháp để đa dạng hóa loại hình và sản phẩm du lịch ở Quảng Nam Đà Nẵng, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

38. Nguyễn Đình Sơn (2007), Phát triển Kinh tế du lịch ở vùng du lịch Bắc Bộ và tác động của nó tới quốc phòng - an ninh, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị - Quân sự, Hà Nội.

39. Nguyễn Hồng Sơn (chủ biên) (2010), Dịch vụ Việt Nam 2020: Hướng tới chất lượng, hiệu quả và hiện đại, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

40. Hà Văn Sự (2001), Một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển Doanh nghiệp du lịch ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Thương mại, Hà Nội.

41. Đỗ Cẩm Thơ (chủ nhiệm) (2007), Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch Việt Nam có tính cạnh tranh trong khu vực, quốc tế, Đề tài khoa học cấp Bộ, Viện NC & PT Du lịch, Hà Nội.

42. Thủ tướng Chính phủ (2004), Quyết định 153/QĐ-TTg về việc ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (chương trình nghị sự 21 của Việt Nam) (153), Hà Nội.


43. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 247/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 30/12/2011 "Phê duyệt chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030".

44. Nguyễn Thị Tình (2010), "Phát triển Du lịch vùng duyên hải Bắc Bộ",

Tạp chí Du lịch Việt Nam, (2), tr.46 - 47.

45. Tổng cục Du lịch Việt Nam (2001), đề án: Chủ trương và giải pháp đẩy mạnh phát triển Du lịch Miền Trung - Tây Nguyên.

46. Tổng cục Du lịch Việt Nam và Quỹ phát triển bền vững Tây Ban Nha (2003),

Dự án Xây dựng năng lực cho phát triển Du lịch ở Việt Nam.

47. Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia (2003), Toàn cầu hóa và phát triển bền vững.

48. Phạm Quốc Trụ (2011), "Hội nhập quốc tế: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn", Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, (2), tr.77-99.

49. Lê Anh Tuấn, Phạm Mạnh Cường (2010), "Từ khu vực ASEAN", Tạp chí Du lịch Việt Nam, (8), tr.20 - 21.

50. Nguyễn Anh Tuấn (2010), Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Quốc gia, Hà Nội.

51. Nguyễn Anh Tuấn (2010), "Năng lực cạnh tranh điểm đến của Du lịch Việt Nam", Tạp chí Du lịch Việt Nam, (8), tr.22-23, 32.

52. Nguyễn Văn Tuấn (2010), "Du lịch Việt Nam: khó khăn, thách thức và vận hội phát triển", Tạp chí Du lịch Việt Nam, (1), tr.3-4.

53. Đỗ Thế Tùng (2002), "Một số quan điểm chủ yếu trong lý luận của C.Mác về dịch vụ trong tác phẩm “Tư Bản” và ý nghĩa thời sự của chúng", Tạp chí Lý luận chính trị, (10), tr.16-18.

54. Nguyễn Thị Tú (2006), Những giải pháp phát triển du lịch sinh thái Việt Nam trong xu thế hội nhập, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Thương mại, Hà Nội.

55. Nguyễn Quang Vinh (2011) Khả năng cạnh tranh của các Doanh nghiệp du lịch lữ hành quốc tế Việt Nam sau khi Việt Nam gia


nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

56. Viện Nghiên cứu và Phát triển du lịch (2001), Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng du lịch Bắc Bộ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Hà Nội.

57. Viện NC & PT Du lịch (2001), Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng du lịch Bắc Trung Bộ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Hà Nội.

58. Viện NC & PT Du lịch (2012), Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội.

59. Vụ Tổng hợp kinh tế - Bộ Ngoại giao (2000), Hợp tác phát triển liên vùng - dọc Hành lang Đông - Tây, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

60. Website: www.itdr.org.vn, Hà văn Siêu (2010), Điểm đột phá trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, tầm nhìn đến năm 2030, Viện NC & PT Du lịch.

61. Website: www.itdr.org.vn, (2012), Phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, tầm nhìn đến năm 2030, Viện NC & PT Du lịch.

62. Website: www. vietnamtourism.gov.vn, www.moit.gov.vn, www. itdr.org.vn, www. chinhphu.vn

63. Bùi Thị Hải Yến (2009), Quy hoạch du lịch, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

II. Tài liệu Tiếng Anh

64. Martin Oppermann và Kye - Sung Chon (1997), Tourism in Developing Countries, Nxb International Thomson Business Press.

65. William Theobald (1994), Global Tourism - The next decade, Nxb William Theobald.

66. John Ward, Phil Higson và William Campbell (1994), Leisure and Tourism, Nxb Stanley Thornes Ltd.


67. Stephen J. Page và Don Getz (1997), The Business of Rural Tourism International Perspectives, Nxb International Thomson Business Press.

68. Susan A.Weston (1996), Commercial Recreation & Tourism - An Introduction to Business Oriented Recreation, Nxb Brown & Benchmark.

69. S. Medlik (1995), Managing Tourism, Nxb Butterworth - Heinemann Ltd.

70. John Tribe (1995), The Economics of Leisure and Tourism, Nxb Butterworth - Heinemann Ltd.

71. Thierry Libaert (2003), Le plan de communication.

72. Robert Lanquar (1993), Kinh tế du lịch, Nxb Thế giới.

73. Robert Lanquar và Robert Hollier (1992), Marketing du lịch, Nxb Thế giới.

74. www.tourism.gov.my; www.tourismthailand.org; www.unwto.org; www.wttc.org; www.visitsingapore.com.


PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Di sản Thế giới ở các tỉnh Bắc Trung Bộ hiện nay


Tính đến năm 2012, trong tổng số 16 di sản thế giới của Việt Nam được UNESCO công nhận thì đã có 04 di sản thuộc vùng Bắc Trung Bộ đó là: Quần thể di tích cố đô Huế; Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng; Nhã nhạc cung đình Huế và Thành nhà Hồ. Ngoài ra, Mộc bản triều Nguyễn cũng đư ợc UNESCO công nhận là “Di sản Tư liệu Thế giới”.

A. Các Di sản Thế giới

1. Quần thể di tích cố đô Huế

Quẩn thể di tích cố đô Huế được công nhận là di sản văn hoá thế giới vào năm 1993. Nằm dọc hai bên bờ sông Hương thuộc thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế, quần thể di tích này bao gồm những di tích lịch sử - văn hoá triều Nguyễn xây dựng trong khoảng thời gian từ đầu thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX trên địa bàn kinh đô Huế xưa (nay thuộc thành phố Huế - là trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế của tỉnh), là kinh đô của triều đại phong kiến nhà Nguyễn. Quần thể di tích Cố đô Huế được phân chia thành các cụm công trình gồm có cụm công trình ngoài Kinh thành Huế và trong kinh thành Huế. Trong đó, cụm di tích trong kinh thành Huế bao gồm: Kinh thành Huế, Hoàng thành Huế, Tử cấm thành. Hệ thống thành quách ở đây là một mẫu mực của sự kết hợp hài hoà nhuần nhuyễn giữa nhiều yếu tố biểu tượng sẵn có tự nhiên. Các di tích ngoài kinh thành bao gồm: hệ thống lăng tẩm, chùa chiền và các di tích khác. Ngoài ra, nhà vườn Huế cũng là một hình thức kiến trúc độc đáo, hấp dẫn khách du lịch.

2. Nhã nhạc Cung đình Huế

Theo đánh giá của UNESCO, “trong các thể loại nhạc cổ truyền ở Việt Nam chỉ có Nhã nhạc đạt với tầm vóc quốc gia”. Nhã nhạc đã được phát triển từ thế kỷ XIII ở Việt Nam đến thời nhà Nguyễn thì Nhã nhạc cung đình Hu ế đạt độ chín muồi và hoàn chỉnh nhất. Chính vì vậy, năm


2003, UNESCO đã công nhận Nhã nhạc cung đình Huế là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại. Đây là thể loại nhạc của cung đình thời phong kiến, được biểu diễn vào các dịp lễ trong năm của các triều vua nhà Nguyễn của Việt Nam.

3. Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng thuộc huyện Bố Trạch và Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình, cách thành phố Đồng Hới khoảng 50km về phía Tây Bắc, nằm ở khu vực núi đá vôi rộng khoảng 200.000 ha. Phong Nha - Kẻ Bàng đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vào tháng 7/2003.

Nơi đây được ví như một bảo tàng địa chất khổng lồ có giá trị và mang ý nghĩa toàn cầu. Bên cạnh giá trị về lịch sử địa chất, địa hình, địa mạo, Phong Nha - Kẻ Bàng còn được thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho những cảnh quan kỳ bí, hùng vĩ. Vườn Quốc Gia Phong Nha - Kẻ Bàng ẩn chứa bao nhiêu điều bí ẩn của tự nhiên, với hàng trăm hang động trong lòng núi đá vôi có tổng chiều dài hơn 80 km được tạo tác từ hàng triệu năm trước cùng các sông ngầm và hệ động thực vật quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ thế giới. Với những giá trị đặc sắc về lịch sử hình thành trái đất, lịch sử địa chất, địa hình, địa mạo; cảnh quan kỳ vĩ, huyền bí; tính đa dạng sinh học của Vườn Quốc Gia cùng với giá trị văn hoá - lịch sử đặc sắc.

Cửa chính của hệ thống động này là động Khe Ry và động én nằm ở độ cao khoảng 300m so với mực nước biển. Các hang trong hệ thống này phân bổ theo dạng cành cây chạy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam. Hệ thống hang Vòm có tổng chiều dài trên 30 km bắt nguồn từ hang Rục Cà Roòng, nằm ở độ cao 360m so với mặt nước biển và kết thúc là hang Vòm. Hệ thống hang Vòm nằm trên trục có hướng chung là Nam - Bắc, Sông Rục Cà Roòng lúc ẩn mình trong núi đá, lúc hiện trên những thung lũng hẹp và sâu, cuối cùng đổ ra sông Chày ở cửa hang Vòm.

Hệ thống hang Rục Mòn nằm ở địa phận huyện Minh Hoá cũng là một trong những hang động lớn nhưng chưa được khai thác nhiều. Bên cạnh động


Phong Nha là động Tiên Sơn hay động Khô - một động đẹp nổi tiếng của khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng, nơi có cảnh thạch nhũ và măng đá kỳ vĩ huyền ảo. Ngoài ra, còn có động Thiên Đường được đánh giá là động lớn và dài hơn động Phong Nha. Đặc biệt, gần đây, đoàn thám hiểm người Anh mới phát hiện ra một trong những hang mới nhất đó là Sơn Động, hang này được cho là hang động lớn nhất thế giới. Khoang lớn nhất ở Sơn Động có chiều đài hơn 5 km, cao 200m và rộng 150m.

4. Thành nhà Hồ

Ngày 27/06/2011, tại cuộc họp lần thứ 35 của Uỷ ban di sản Thế giới thuộc UNESCO diễn ra từ ngày 19 - 29/06/2011 tại Pari (Pháp), di tích Thành nhà Hồ thuộc huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá của Việt Nam đã được công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới. Quần thể Di sản thế giới Thành nhà Hồ bao gồm tòa Hoàng thành đá, đàn tế Nam Giao, La Thành, được Hồ Quý Ly xây dựng năm 1397 - 1402. Toà thành thể hiện sự trao đổi, giao lưu những giá trị nhân văn quan trọng giữa Việt Nam và các nước Đông Á, Đông Nam Á vào thời kỳ cuối thế kỷ XIV, đầu thế kỷ XV.

Tính đến nay, Thành nhà Hồ đã có tuổi thọ hơn 600 năm. Điều đặc biệt và độc đáo ở chỗ, toà thành được xây dựng từ những phiến đá lớn, có độ dài trung bình 1,5m, có tấm đá dài tới 6m, xếp chồng lên nhau mà không cần chất kết dính. Công trình độc đáo này đã thể hiện bước phát triển mới trong phong cách kiến trúc và kỹ thuật xây dựng. Việc sử dụng kỹ thuật xây dựng đá lớn là một thành tựu đột khởi trước, sau chưa từng có ở Việt Nam, chứng minh quyết tâm mạnh mẽ của vương triều Hồ trong công cuộc cách tân xây dựng đất nước.

B. Di sản Tư liệu Thế giới

* Mộc bản triều Nguyễn

Mộc bản triều Nguyễn được sản sinh ra do nhu cầu phổ biến rộng rãi các chuẩn mực xã hội, các điều luật bắt buộc người dân phải tuân theo, để lưu truyền công danh sự nghiệp của các vua chúa, các sự kiện lịch sử,… Tài liệu mộc bản triều Nguyễn được hình thành chủ yếu trong quá trình hoạt động của

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/08/2022