Kinh doanh các dịch vụ liên quan đến rác thải mô hình tại Nhật Bản và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam - 2

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dụng của luận văn

được trình bày trong ba chương:

Chương I: Giới thiệu về mô hình kinh doanh dịch vụ liên quan đến rác thải tại Nhật Bản

Chương II: Thực trạng lĩnh vực kinh doanh dịch vụ liên quan đến rác thải tại Việt Nam.

Chương III: Bài học kinh nghiệm từ Nhật Bản và một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của thị trường kinh doanh dịch vụ liên quan đến rác thải tại Việt Nam.

Do những hạn chế về thời gian, tài liệu, nội dung của luận văn này không tránh khỏi những sai sót và khiếm khuyết. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của thầy cô giáo và các bạn.

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới giảng viên môn Kinh tế môi trường, cô giáo Lê Huyền Trang đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn gia đình và các bạn đã giúp đỡ tôi trong việc thu thập tài liệu và tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành luận văn.


Hà Nội, tháng 6 năm 2008 Sinh viên thực hiện


Nguyễn Thủy Hương

CHƯƠNG I‌‌

GIỚI THIỆU VỀ MÔ HÌNH KINH DOANH DỊCH VỤ LIÊN QUAN ĐẾN RÁC THẢI TẠI NHẬT BẢN


I. TỔNG QUAN VỀ RÁC THẢI VÀ QUẢN LÝ RÁC THẢI TẠI NHẬT BẢN

1. Định nghĩa và phân loại rác thải tại Nhật Bản

1.1 Định nghĩa rác thải tại Nhật Bản

Uỷ ban châu Âu (European Commission), Ban thư ký công ước Basel và OECD đều có những định nghĩa về rác thải. Trong đó, được dùng nhiều nhất để giải thích thuật ngữ này là định nghĩa của OECD:

“ Rác thải liên quan tới những vật chất không phải sản phẩm chính – tức là sản phẩm được sản xuất cho tiêu dùng trên thị trường và những vật chất này không còn giá trị sử dụng mà con người loại bỏ và có ý muốn loại bỏ. Rác thải có thể phát sinh từ việc chiết, tách nguyên vật liệu thô trong quá trình chuyển đổi nguyên vật liệu thô thành bán thành phẩm và thành phẩm; hoặc trong quá trình tiêu dùng sản phẩm cuối cùng ( thành phẩm) và trong bất kỳ hoạt động nào của con người, không bao gồm các trường hợp sau đây:

- Vật, chất còn thừa lại trực tiếp sau quá trình tái chế hoặc tái sử dụng tại nơi phát sinh và,

- Nguyên vật liệu rác thải được tiêu hủy trực tiếp vào môi trường không khí hoặc nước.” (Glossary of Environment Statics, OECD,1997)[14]

Ủy ban châu Âu lại cung cấp định nghĩa về rác thải trong luật của Ủy ban mã số 75/442/EEC. Định nghĩa này còn đi kèm theo một danh sách với các hạng mục và loại rác thải theo liên minh châu Âu.

“ Rác thải là bất kỳ vất chất nào được chỉ ra trong bản phụ lục I mà người sử dụng loại bỏ hoặc có ý muốn hoặc yêu cầu loại bỏ vật chất đó.”

Bản phụ lục I bao gồm 16 danh mục khác nhau về rác thải và để làm rõ hơn định nghĩa, tránh hiểu sai, Ủy ban châu Âu cũng đưa ra một danh sách các loại rác thải cụ thể.

Định nghĩa rác thải của Ban thư ký công ước Basel cũng gần giống song có

độ mở hơn so với định nghĩa của ủy ban châu Âu:

“ Rác thải là bất kỳ vật chất nào được tiêu hủy hoặc có ý muốn và yêu cầu tiêu hủy bởi những điều khoản xác định trong luật quốc gia”(Công ước Basel, 1992)[15]

Tại Nhật Bản, rác thải được định nghĩa như sau:

"Rác thải là một dạng vật chất không còn giá trị, cả về giá trị kinh tế và sử dụng, được loại bỏ, thải ra một cách có chủ ý, có thể tồn tại dưới dạng rắn hoặc lỏng (trừ rác thải hạt nhân và các loại rác thải phát sinh từ quá trình hoạt động liên quan đến phóng xạ)” (Waste Management and Public Cleasing Law,Japan, 2000)[16]

Như vậy, theo các định nghĩa trên về rác thải, tuy có sự khác nhau về ngôn từ (giữa tiêu hủy và loại bỏ) và có thể gây ra một số tranh cãi về cách hiểu song tựu chung lại có thể nói rác thải là một vật bỏ đi có chủ đích. Một đồ vật có thể không có giá trị về mặt kinh tế vì không có thị trường tiêu thụ sản phẩm đó vì sản phẩm hay đồ vật đó không bán được nhưng nó vẫn có giá trị sử dụng vì nó có giá trị tinh thần với một người nào đó hoặc vì họ không có khả năng mua một đồ vật khác có chất lượng tốt hơn để thay thế cái mà họ đang có. Một đồ vật được coi là đồ bỏ đi đối với một người nào đó vẫn có thể có giá trị với người khác. Chẳng hạn, túi ni lông đã qua sử dụng tại một hộ gia đình thải ra có thể là nguồn thu nhập đối với những người thu gom rác thải.

1.2 Phân loại rác thải tại Nhật Bản

Theo Luật Quản lý rác thải của Nhật, rác thải tại nước này được chia thành hai loại: rác thải thông thường hay còn gọi là rác thải rắn đô thị và rác thải công nghiệp (bao gồm cả rác thải rắn và nguy hại phát sinh trong quá trình sản xuất công nghiệp)

1.2.1 Rác thải rắn đô thị (RTRĐT)

Rác thải rắn đô thị bao gồm tất cả các rác thải ở dạng rắn, phát sinh do các hoạt động của con người, được thải bỏ khi chúng không còn hữu ích hay khi con người không muốn sử dụng nữa.

Các nguồn phát sinh RTRĐT bao gồm: khu dân cư, khu thương mại (nhà hàng, khách sạn, siêu thị,chợ…), cơ quan, công sở (trường học, trung tâm và viện nghiên cứu, bệnh viện..), khu xây dựng và phá hủy các công trình xây dựng, khu công cộng (nhà ga, bến tàu, sân bay, công viên, khu vui chơi, đường phố…).

Nguồn phát sinh

Loại rác thải


Hộ gia đình

Rác thực phẩm, giấy,các tôn, nhựa, túi nylon, vải, da, rác

vườn, gỗ, thủy tinh, lon thiếc, nhôm, kim loại, tro, lá cây, rác thải đặc biệt như pin, dầu nhớt xe, lốp xe, ruột xe, sơn thừa…


Khu thương mại

Giấy, các tôn, nhựa, túi nylon, gỗ, rác thực phẩm, thủy tinh, kim lọai, rác thải đặc biệt như vật dụng gia định hư hỏng (kệ sách, đèn tủ…), đồ điện tử hư hỏng (máy radio, tivi,…), tủ

lạnh, máy giặt hỏng, pin, dầu nhớt xe, săm, lốp, sơn thừa….


Công sở

Giấy, các tôn, nhựa, túi nylon, gỗ, rác thực phẩm, thủy tinh, kim loại, rác thải đặc biệt như kệ sách, đèn, tủ hỏng, pin, dầu

nhớt

Xây dựng

Gỗ, thép, bê tông, đất, cát…

Khu công cộng

Giấy, túi nylon, lá cây…

Trạm xử lý nước

thải

Bùn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Kinh doanh các dịch vụ liên quan đến rác thải mô hình tại Nhật Bản và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam - 2

Bảng 1.1: Loại RTRĐT theo các nguồn phát sinh tại Nhật Bản


Ngun: Giáo trình qun lý cht thi, 2006[2]

1.2.2. Rác thải công nghiệp (RTCN)

RTCN là loại rác thải phát sinh từ hoạt động kinh doanh của các khu buôn bán và công nghiệp, được nêu rõ trong Luật Quản lý rác thải của Nhật Bản. Theo luật này, RTCN bao gồm :

- Tro tàn (bụi), nước cống, rác thải từ dầu, rải thải acid, rác thải chất kiềm, rác thải nhựa và các loại rác thải khác được đặc định bởi Ban Nội Các Chính phủ (bao gồm cả các rác thải nguy hại – có tính độc, lây lan và phát nổ),

- Các loại rác thải nhập khẩu đi theo đường hàng hải và do cá nhân mang vào Nhật Bản. [3]

2. Thu gom, tái chế và xử lý rác thải tại Nhật Bản

2.1 Thu gom và xử lý rác thải tại Nhật Bản

2.1.1 Thu gom và xử lý RTRĐT Thu gom RTRĐT

Thu gom RTRĐT là quá trình thu nhặt rác thải từ các hộ dân, công sở hay từ những điểm thu gom, chất chúng lên xe và vận chuyển đến điểm trung chuyển, trạm xử lý hay những nơi chôn lấp RTRĐT.

Biểu đồ 1.1: Lượng rác thải thông thường phát sinh tại Nhật Bản



53


52.5


52


1000 tấn/năm

51.5


51


50.5


50


49.5

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006


Nguồn: MOE, 2007[27]

Lượng rác thải đô thị sản sinh mỗi năm của Nhật Bản ước tính đạt cọn số

52.4 triệu tấn và phần lớn số rác này đều được xử lý (JETRO, 2004)[13]. Chính quyền thành phố của nước này chịu trách nhiệm cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng quản lý rác thải cũng như thu gom, vận chuyển, tiêu hủy rác thải và những hoạt động nói trên phần lớn được giao cho các công ty tư nhân xử lý.

Chi phí thu gom chiếm khoảng 50-70% tổng chi phí cho công tác thu gom, vận chuyển và đổ bỏ RTRĐT[30]. Do đó, công tác thu gom là một trong những vấn đề cần xem xét kỹ lưỡng, bởi vì chỉ cần cải tiến một phần hoạt động thu gom thì có thể tiết kiệm đáng kể chi phí chung.

Xử lý RTRĐT

Mục đích của phương pháp xử lý RTRĐT là:

- Nâng cao hiệu quả của việc quản lý RTRĐT, bảo đảm an toàn vệ sinh môi trường

- Thu hồi vật liệu để sử dụng, tái chế

- Thu hồi năng lượng từ rác cũng như các sản phẩm chuyển đổi

Tại Nhật Bản, ước tính, gần 80% lượng rác thải đô thị tại Nhật Bản được tiêu hủy theo phương pháp đốt, số còn lại được tiêu hủy chủ yếu bằng phương pháp chôn lấp.[13]

Phương pháp chôn lấp

Chôn lấp được coi là phương pháp thải bỏ RTRĐT kinh tế nhất và chấp nhận được về mặt môi trường. Ngay cả khi áp dụng các biện pháp giảm thiểu lượng rác thải, hay tái sinh, tái sử dụng và cả kỹ thuật chuyển hóa chất thải, việc thải bỏ phần rác thải còn lại ra bãi chôn lấp vẫn là một khâu quan trọng trong chiến lược quản lý tổng hợp RTRĐT.

Xử lý rác thải bằng phương pháp nhiệt

Xử lý RTRĐT bằng phương pháp đốt là một phương pháp hiệu quả và hiện nay được sử dụng khá phổ biến. Tại Nhật Bản, gần 80% lượng RTRĐT sản sinh được xử lý bằng phương pháp này.

Tuy nhiên, phương pháp đốt cũng có những hạn chế như: đòi hỏi chi phí đầu tư xây dựng lò đốt, chi phí vận hành và xử lý khí thải lớn. Việc thiết kế, vận hành lò đốt phức tạp, người vận hành lò đốt đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn cao. Đặc biệt, trong quá trình đốt chất thải có thể gây ô nhiễm môi trường nếu các biện pháp kiểm soát quá trình đốt, xử lý khí thải không đảm bảo.

Phương pháp đốt cũng được sử dụng nhiều tại các nước có diện tích nhỏ và chính vì chi phí và vốn đầu tư cao nên thông thường, việc xây dựng các lò đốt thuộc trách nhiệm của chính phủ.


2.1.2 Thu gom và xử lý RTCN

Các công ty Nhật Bản phát sinh gần 406 triệu m3 RTCN/năm và việc xử lý và tiêu hủy khối lượng này là trách nhiệm của cá nhân công ty sản sinh ra loại rác đó[30]

Việc xây dựng và hoạt động các công trình cơ sở hạ tầng cho việc quản lý rác thải được đầu tư bởi các công ty tư nhân và phí tiêu hủy được trả bởi các công ty sản sinh rác thải. Tuy nhiên, cũng có một số nhà sản xuất lớn có cơ sở vật chất xử lý rác thải của riêng mình và trong vài trường hợp, các nhà sản xuất này có dung lượng xử lý cao hơn số rác nhà máy sản sinh và do vậy có thể tham gia vào thị trường xử lý và tiêu hủy rác thải. Hiện nay, ở Nhật Bản, có gần 7,000 cơ sở đốt, tái chế và cơ sở xử lý chất thải bằng phương pháp hóa học đối với rác thải công nghiệp [27]

Biểu đồ 1.2: Lượng rác thải công nghiệp phát sinh theo năm tại Nhật Bản

420

415

410

1000 tấn/năm

405

400

395

390

385

380


2000 2001 2002 2003 2004


Nguồn: MOE, 2006[28]

Hiện nay, Nhật Bản đang đối diện với vấn đề tiêu hủy rác thải PCB ( một loại RTCN). Đây là loại vật liệu được sử dụng để làm vật dẫn nhiệt trong các thiết

bị điện tử và trong các thiết nén tại các nhà sản xuất thực phẩm chế biến sẵn. Vào năm 2001, chính phủ Nhật đã thông qua Luật về vấn đề sử dụng phương pháp tiêu hủy rác thải PCB một cách hợp lý, trong đó có nếu rằng, lượng rác thải PCB hiện tại sẽ được tiêu hủy vào năm 2016. Chính phủ nước này cũng đang lên kế hoạch xây dựng 5 cơ sở xử lý rác thải hóa học trên khắp đất nước và sẽ giao việc định giá tác động môi trường, xây dựng và hoạt động các cơ sở mới cho các công ty tư nhân. Những dịch vụ này sẽ được tài trợ bởi phí tiêu hủy rác thải. Mặc dù chính phủ Nhật chưa công bố chính xác chi phí của toàn bộ dự án này, song dự đoán rằng việc xây dựng nhà máy xử lý tại Tokyo sẽ lên đến 260 triệu đôla. Hiện Nhật Bản cũng không có chính sách nào bắt buộc rằng việc xây dựng hoặc hoạt động các cơ sở xử lý rác thải nói trên chỉ dành cho doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên tất cả các nhà dự thầu kể cả các công ty dự thầu phải đưa ra một số phương án với chi phí ước tính gần 1 triệu đôla để có thể đạt được chấp thuận tham gia đấu thầu của bộ môi trường

Nhật Bản (USITC, 2004)[29]

2.2 Tái chế rác thải tại Nhật Bản

Trong lĩnh vực tái chế, Nhật Bản là quốc gia tiên phong trong việc áp dụng các công nghệ tiên tiến nhằm tái chế, tái sử dụng chất thải. Các hoạt động tái chế ở Nhật Bản được hỗ trợ bởi hệ thống luật và các quy định liên quan đến việc quản lý chất thải, ví dụ: luật tái chế vỏ hộp và bao bì được ban hành năm 1997, luật tái chế thiết bị điện được ban hành năm 1998. Đáng chú ý, sáng kiến 3R : Reduce (giảm thiểu)-Recycle (tái chế)-Reuse (tái sử dụng) được cộng đồng quốc tế đánh giá cao là đã có tác dụng lớn trong việc cải thiện chất lượng môi trường, đồng thời phát triển kinh tế, đặc biệt là ngành môi trường. Ngày nay, trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, vai trò của tái chế như là nguồn cung cấp nguyên, nhiên vật liệu giá rẻ càng trở nên vô cùng quan trọng. Nguồn nguyên liệu từ tái chế có thể coi là vô tận, vì có sản xuất là có rác thải và có cơ hội cho tái chế. Mặc khác, tái chế còn là một giải pháp hữu hiệu làm giảm chi phí sản xuất, giảm chi phí xử lý chất thải và do đó hạ giá thành sản phẩm. Bên cạnh những lợi ích kinh tế, tái chế góp phần làm giảm các thiệt hại môi trường do rác thải gây ra, đồng thời nâng cao uy tín và giúp gắn mác sinh thái cho các sản phẩm của công ty. Xét trên tổng thể, thực hiện tốt biện pháp

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/05/2022