TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
------------o0o-----------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
KINH DOANH CÁC DỊCH VỤ LIÊN QUAN ĐẾN RÁC THẢI MÔ HÌNH TẠI NHẬT BẢN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thủy Hương
Lớp : Anh 8
Khóa : K43B
Giáo viên hướng dẫn: Lê Huyền Trang
Hà Nội, tháng 6 - 2008
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ MÔ HÌNH KINH DOANH DỊCH VỤ LIÊN QUAN ĐẾN RÁC THẢI TẠI NHẬT BẢN 3
I. TỔNG QUAN VỀ RÁC THẢI VÀ QUẢN LÝ RÁC THẢI TẠI NHẬT BẢN 3
1. Định nghĩa và phân loại rác thải tại Nhật Bản 3
1.1 Định nghĩa rác thải tại Nhật Bản 3
1.2 Phân loại rác thải tại Nhật Bản 4
1.2.1 Rác thải rắn đô thị (RTRĐT) 4
1.2.2. Rác thải công nghiệp (RTCN) 5
2. Thu gom, tái chế và xử lý rác thải tại Nhật Bản 6
2.1 Thu gom và xử lý rác thải tại Nhật Bản 6
2.1.1 Thu gom và xử lý RTRĐT 6
2.1.2 Thu gom và xử lý RTCN 8
2.2 Tái chế rác thải tại Nhật Bản 9
3. Quản lý rác thải tại Nhật Bản 11
3.1 Hệ thống quản lý rác thải tại Nhật Bản 11
3.2 Luật liên quan đến quản lý rác thải tại Nhật Bản 12
II. TỔNG QUAN VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ LIÊN QUAN ĐẾN RÁC THẢI TẠI NHẬT BẢN 13
1. Định nghĩa kinh doanh dịch vụ liên quan đến rác thải 13
2. Mô hình kinh doanh dịch vụ liên quan đến rác thải tại Nhật Bản 15
2.1 Các thành phần tham gia của lĩnh vực kinh doanh dịch vụ liên quan đến rác thải tại Nhật Bản 15
2.2 Kết quả hoạt động của mô hình kinh doanh dịch vụ liên quan đến rác thải tại Nhật Bản 15
2.3 Tình hình kinh doanh dịch vụ liên quan đến rác thải tại Nhật Bản theo từng lĩnh vực cụ thể 16
2.3.1 Rác thải thực phẩm 16
2.3.2 Rác thải điện gia dụng 18
2.3.3 Rác thải bao bì (nhựa, thủy tinh, giấy và chai lọ PET) 19
2.3.4 Rác thải vật liệu xây dựng 22
2.3.5 Rác thải ô tô 23
3. Mô hình kinh doanh dịch vụ liên quan đến rác thải điển hình tại Nhật Bản .24
3.1 Mô hình kinh doanh dịch vụ liên quan đến rác thải tại thành phố Kitakyusu, Nhật Bản 24
3.2 Đánh giá kết quả hoạt động của mô hình kinh doanh dịch vụ liên quan
đến rác thải tại Kitakyushu, Nhật Bản 27
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG LĨNH VỰC KINH DOANH DỊCH VỤ LIÊN QUAN ĐẾN RÁC THẢI TẠI VIỆT NAM 30
I. TỔNG QUAN VỀ RÁC THẢI TẠI VIỆT NAM 30
1. Định nghĩa và phân loại rác thải tại Việt Nam 30
2. Tình hình phát sinh rác thải tại Việt Nam 30
2.1 Rác thải rắn sinh hoạt 30
2.2 Rác thải rắn công nghiệp 32
3. Tình hình thu gom và xử lý rác thải tại Việt Nam hiện nay 35
3.1 Thu gom rác thải tại Việt Nam 35
3.1.1 Rác thải rắn đô thị 35
3.1.2 Rác thải nguy hại 37
3.2 Xử lý và tiêu huỷ rác thải tại Việt Nam 38
3.2.1 Xử lý và tiêu huỷ RTRĐT 38
3.2.2 Xử lý và tiêu huỷ RTCN 40
3.3 Tái sử dụng và tái chế rác thải 42
II. QUẢN LÝ RÁC THẢI TẠI VIỆT NAM 44
1. Hệ thống quản lý rác thải tại Việt Nam 44
2. Các chính sách quản lý môi trường ở Việt Nam 45
III. THỰC TRẠNG KINH DOANH DỊCH VỤ LIÊN QUAN ĐẾN RÁC THẢI TẠI VIỆT NAM 46
1. Vài nét về ngành kinh doanh dịch vụ liên quan đến rác thải hiện nay tại Việt Nam 46
2. Mô hình công ty tư nhân hoạt động hiệu quả trong ngành kinh 48
doanh dịch vụ liên quan đến rác thải tại Việt Nam 48
3. Những yếu tố cản trở sự phát triển của ngành kinh doanh dịch 49
vụ liên quan đến rác thải tại Việt Nam 49
3.1 Sự bất cập về các văn bản quản lý và sự phối hợp giữa các ban ngành liên quan của Nhà nước trong vấn đề môi trường 49
3.2 Thiếu nguồn tài trợ 51
3.3 Nhận thức của người dân và doanh nghiệp về các vấn đề môi trường còn hạn chế 52
4. Tiềm năng phát triển của ngành kinh doanh dịch vụ liên quan đến rác thải tại Việt Nam 53
CHƯƠNG III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ NHẬT BẢN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY THỊ TRƯỜNG KINH DỊCH VỤ LIÊN QUAN ĐẾN RÁC THẢI TẠI VIỆT NAM 55
I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM TẠI NHẬT BẢN 55
1. Lý do lựa chọn Nhật Bản làm mô hình nghiên cứu lĩnh vực kinh doanh dịch vụ liên quan đến rác thải 55
2. Những bài học kinh nghiệm từ Nhật Bản trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ liên quan đến rác thải 56
2.1 Chính sách và nguồn luật điều chỉnh rác thải hiệu quả 56
2.2 Việc giáo dục và phổ biến tốt các vấn đề liên quan đến môi trường cho doanh nghiệp và người dân Nhật Bản 59
2.2.1 Những yếu tố góp phần cho việc phổ biến kiến thức môi trường 60
2.2.2 Kết quả của các biện pháp tuyên truyền và giáo dục về môi trường tại Nhật Bản 61
2.3. Sự tham gia tích cực của các thành phần kinh tế tư nhân 63
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LĨNH VỰC KINH DOANH DỊCH VỤ LIÊN QUAN ĐẾN RÁC THẢI TẠI VIỆT NAM 66
1. Giải pháp hoàn thiện chính sách liên quan đến rác thải 66
2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rác thải tại Việt Nam 67
3. Giải pháp nâng cao tính hiệu quả của các hình thức tuyên truyền, giáo dục về môi trường 68
4. Giải pháp liên quan đến công tác thu hồi chi phí liên quan đến rác thải 70
5. Cải thiện đầu tư và vận hành các dịch vụ liên quan đến rác thải 71
III. ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH KINH DOANH DỊCH VỤ LIÊN QUAN ĐẾN RÁC THẢI TẠI VIỆT NAM 71
1. Lựa chọn địa điểm áp dụng mô hình 71
2. Xây dựng mô hình kinh doanh dịch vụ liên quan đến rác thải tại phường Kim Liên 72
2.1 Mô hình đề xuất chính sách liên quan đến rác thải 72
2.2 Mô hình đề xuất về vấn đề liên quan đến tài chính hỗ trợ 73
2.3 Mô hình đề xuất về việc thu gom và xử lý rác thải 74
KẾT LUẬN 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Tên tiếng Anh | Tên tiếng Việt | |
ADB | Asian Development Bank | Ngân hàng phát triển châu Á |
CEETIA | Centre for Environmental Engineering of Towns and Industrial Areas | Trung tâm Kỹ thuật Môi trường đô thị và Khu công nghiệp |
EEC | European Economic Community | Khối thị trường chung châu Âu |
EBI | Environmental Business International | Hiệp hội kinh doanh môi trường quốc tế |
GATs | General Agreement on Trade in Services | Hiệp định chung về thương mại dịch vụ |
GEC | Global Environmental Center | Trung tâm Môi trường toàn cầu |
IGES | Institute for Global Environmental Strategies | Viện chiến lược môi trường toàn cầu |
ISO | International Organization for Standardization | Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế |
JETRO | Japan external Trade Organization | Tổ Chức Xúc Tiến Thương Mại Nhật Bản |
JICA | Japan International Cooperation Agency | Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật bản |
MOE | Ministry of Environment | Bộ Môi trường Nhật Bản |
METI | Ministry of Economics, Trade and Industry | Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản |
MTĐT | Môi trường đô thị |
Có thể bạn quan tâm!
- Kinh doanh các dịch vụ liên quan đến rác thải mô hình tại Nhật Bản và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam - 2
- Tỷ Lệ Tái Chế Rác Thải Tại Nhật Bản Theo Năm
- Tỷ Lệ Tái Chế Đồ Gia Dụng Tại Nhật Bản Theo Luật Tái Chế Đồ Gia Dụng Năm 2002
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
Organization for Economic Co-Operation and Development | Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế | |
RTRĐT | Rác thải rắn đô thị | |
RTCN | Rác thải công nghiệp | |
RTNH | Rác thải nguy hại | |
RTYT | Rác thải y tế | |
SMEs | Small and Medium sized Enterprises | Doanh nghiệp vừa và nhỏ |
UNCTAD | United Nations Conference on Trade and Development | Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và phát triển |
USITC | United States International Trade Commission | Ủy ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ |
URENCO | Urban Environmental Limited Company | Công ty TNHH một thành viên Môi trường Đô thị |
WB | World Bank | Ngân hàng thế giới |
WTO | World Trade Organization | Tổ chức thương mại thế giới |
LỜI NÓI ĐẦU
Kinh doanh dịch vụ liên quan đến rác thải là lĩnh vực hiện đang thu hút sự chú ý của thị trường toàn cầu. Lĩnh vực này đã chứng tỏ tầm quan trọng của mình khi nó được coi là một trong những điều khoản cần phải đàm phán khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới. Bên cạnh đó, vấn đề môi trường đã được chứng minh có mối liên hệ chặt chẽ với thương mại và đầu tư quốc tế, ví dụ như việc định giá tác động môi trường trong các hiệp định đầu tư đang trở thành một phần không thể thiếu khi xét duyệt dự án.
Thị trường kinh doanh dịch vụ liên quan đến rác thải không chỉ có đóng góp không nhỏ cho nền kinh tế và mà còn nâng cao chất lượng môi trường sống. Chính vì thế, theo báo cáo môi trường châu Á, 2005, thị trường này được đánh giá là thị trường có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới trong thập niên tới, đặc biệt là khu vực kinh tế châu Á- Thái Bình Dương, đứng đầu là thị trường Nhật Bản[13]. Mô hình quản lý và kinh doanh dịch vụ liên quan đến rác thải tại Nhật Bản đã đạt được nhiều
thành công và có nhiều bài học kinh nghiệm rất đáng để cho các quốc gia trên thế giới tham khảo và học hỏi.
Tại Việt Nam, lĩnh vực kinh doanh này vẫn còn hết sức mới mẻ và còn gặp nhiều khó khăn. Tuy vậy, với vị thế là thành viên của tổ chức Thương mại thế giới, trong thời gian tới, thị trường kinh doanh dịch vụ liên quan đến rác thải tại Việt Nam sẽ có tiềm năng phát triển lớn do mức độ cạnh tranh ngày càng cao của thị trường và cơ chế chính sách sẽ được cải thiện. Chính vì thế việc nghiên cứu mô hình kinh doanh dịch vụ liên quan đến rác thải tại các nước phát triển, cụ thể là Nhật Bản là rất cần thiết để có thể từ đó rút ra những bài học và xây dựng một nền tảng cho quá trình phát triển lĩnh vực này tại Việt Nam trong thời gian tới. Đây cũng chính là lý do tại sao đề tài “ Kinh doanh các dịch vụ liên quan đến rác thải: mô hình tại Nhật Bản và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam” được chọn để nghiên cứu.