Bài Học Trong Xây Dựng Và Áp Dụng Bộ Tiêu Chí Quản Lý Rủi Ro Trong Quản Lý Hoàn Thuế Gtgt

- Mua hóa đơn đầu vào để hợp thức đầu vào do mượn hàng xuất khẩu: Các cá nhân kinh doanh tự do qua biên giới, không hạch toán hàng hóa trên sổ sách, không có hàng hóa mua vào. Khi làm thủ tục Hải quan để xuất khẩu, thuê một số doanh nghiệp làm thủ tục thay, mở tờ khai Hải quan theo tên của doanh nghiệp mình để xuất khẩu. Sau đó đi mua hóa đơn đầu vào tương ứng để hợp thức hóa chứng từ mua vào.

- Mua bán hóa đơn về chi phí nhân công: Các đội thi công xây lắp hợp pháp hóa chi phí nhân công bằng cách mua hóa đơn ghi chi phí nhân công để làm chứng từ thanh toán với bên chủ đầu tư (bên A).

- Một số tổ chức kinh doanh do đặc thù bán lẻ cho người tiêu dùng nhiều nhưng không xuất hóa đơn cho khách hàng mua lẻ nên dẫn đến thừa hóa đơn đầu ra, bán lại cho các công ty cần mua hóa đơn (công ty không mua hàng của tổ chức kinh doanh).

2.4.2. Bài học trong xây dựng và áp dụng bộ tiêu chí quản lý rủi ro trong quản lý hoàn thuế GTGT

Cơ quan thuế Việt Nam đang thực hiện quản lý thuế theo cơ chế tự khai tự nộp thuế. Để vừa thực hiện được mục tiêu cải cách hiện đại hoá hệ thống thuế vừa đảm bảo hiệu quả quản lý hoàn thuế GTGT thì việc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát là rất quan trọng, đặc biệt là áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý hoàn thuế. Ban quản lý rủi ro trực thuộc Tổng cục Thuế đã được thành lập với nhiệm vụ xây dựng hệ thống cơ sở pháp lý, tiêu chí, quy trình về quản lý rủi ro trong quản lý thuế, Tiếp theo đó Tổng cục Thuế đã ban hành Quyết định số 1625/QĐ-TCT ngày 27/9/2017 về quy trình quản lý rủi ro trong phân loại giải quyết hồ sơ hoàn thuế GTGT và lựa chọn doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro để lập kế hoạch thanh kiểm tra sau hoàn thuế. Về khía cạnh công nghệ thông tin, chức năng quản lý rủi ro trong phân loại giải quyết hồ sơ hoàn thuế đã được tích hợp trên Ứng dụng quản lý thuế của cơ quan thuế (Tax management system) và đã có riêng một phần mềm phân tích rủi ro người nộp thuế phục vụ công tác lập kế hoạch thanh kiểm tra thuế (TPR). Tổng cục Thuế yêu cầu Cục Thuế các tỉnh, thành phố nghiêm túc thực hiện các công việc sau:

1. Rà soát phân loại rủi ro, tập trung thanh tra, kiểm tra sau hoàn trong vòng 1 năm đối với các quyết định hoàn thuế có rủi ro cao theo quy định tại điểm a, Khoản 4, Điều 41 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính Phủ; Khoản 18 Điều 1 Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012.

- Trong quá trình rà soát phân loại rủi ro, các Cục Thuế, Chi cục Thuế thực hiện theo đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính tại các Công văn: Công văn số 7527/BTC-TCT ngày 12/06/2013 của Bộ Tài chính về việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro cao về thuế;

Công văn số 7256/BTC-TCT ngày 12/06/2013 của Bộ Tài chính về việc tăng cường quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro cao về thuế; Công văn số 9345/BTC-TCT ngày 19/07/2013 về việc hướng dẫn bổ sung nội dung Công văn số 7527/BTC-TCT; Công văn số 13706/BTC-TCT ngày 15/10/2013 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn bổ sung sửa đổi nội dung Công văn 7527/BTC-TCT; Công văn số 1752/BTC-TCT ngày 10/02/2014 của Bộ Tài chính về việc tăng cường quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế; Công văn số 11797/BTC-TCT ngày 22/08/2014 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn và bổ sung nội dung Công văn số 1752/BTC-TCT.

2. Triển khai công tác thanh tra, kiểm tra kết hợp với thanh tra, kiểm tra hoàn thuế GTGT đối với các doanh nghiệp có rủi ro về hoàn thuế GTGT. Trong quá trình thanh tra, kiểm tra hoàn thuế GTGT xác định vụ việc phức tạp có rủi ro về thuế thì thực hiện đánh giá rủi ro, thanh tra kiểm tra chuyên sâu, rà soát kỹ các rủi ro theo hướng dẫn tại Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 quy định về hóa đơn bán hàng và cung ứng dịch vụ; Công văn số 2933/TCT-TTr ngày 30/6/2016 về việc tăng cường kiểm tra phát hiện xử lý vi phạm mua, bán, in phát hành, quản lý và sử dụng hoá đơn bán hàng hoá; Công văn số 982/TCT-TTr ngày 23/3/2018 về việc tăng cường công tác quản lý thuế và Quyết định số 165/QĐTCT ngày 14/02/2017 về việc phối hợp giữa cơ quan thuế các cấp trong xử lý hồ sơ có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế có liên quan đến nhiều địa phương trước khi cho doanh nghiệp hoàn thuế; đồng thời triển khai các bước như sau:

- Báo cáo Tổng cục Thuế để kịp thời trao đổi với các cơ quan Thuế các nước có liên quan về các doanh nghiệp kí hợp đồng xuất khẩu hàng hoá với doanh nghiệp hoàn thuế GTGT để xác minh về tài khoản thanh toán và các thông tin khác có liên quan.

- Phối hợp giữa cơ quan thuế các cấp để thực hiện kiểm tra xác minh và đối chiếu hàng hoá mua vào bán ra; kiểm tra, thanh tra các đơn vị mua, bán hàng hoá, dịch vụ với doanh nghiệp có rủi ro về hoàn thuế GTGT (các doanh nghiệp F1, F2 hoặc F3... nếu có).

- Phối hợp với các cơ quan có liên quan như: phối hợp với Cơ quan Hải Quan để xác minh nguồn gốc hàng hóa, tờ khai nhập khẩu, kiểm tra đột xuất các lô hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp hoàn thuế và việc vận chuyển hàng hoá liên quan đến lô hàng xuất khẩu; phối hợp với Cơ quan Công an để thực hiện xác minh các giao dịch kinh tế phát sinh; phối hợp với Cơ quan Ngân hàng để xác minh việc thanh toán qua ngân hàng....

- Kiểm tra thực tế kho hàng, xuất nhập tồn kho hàng hoá, phương tiện vận chuyển, chi phí vận chuyển, bốc xếp tương ứng với lượng hàng hóa mua vào, bán

ra, mật độ, số lượng xe ô tô vận chuyển ra vào, hoạt động thanh toán tiền hàng, đối chiếu chứng từ thanh toán tương ứng với từng lần xuất hàng, việc thực hiện quản lý ấn chỉ, hóa đơn, quá trình tuân thủ pháp luật thuế, lịch sử kết quả thanh tra, kiểm tra thuế...

3. Việc thực hiện thanh tra, kiểm tra hoàn thuế GTGT phải được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra. Kết thúc thanh tra, kiểm tra sau hoàn. Cục Thuế các tỉnh, thành phố tập trung đôn đốc thu hồi hoàn tiền thuế GTGT và xử lý vi phạm về thuế theo quy định.

4. Trường hợp qua thanh tra, kiểm tra xác định Công ty có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế thì thực hiện thu thập, củng cố đầy đủ hồ sơ pháp lý để chuyển thông tin và các dấu hiệu vi phạm pháp luật (nếu có) đến Cơ quan Công an theo quy định tại Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC- BNN&PTNTVKSNDTC ngày 29/12/2017 quy định việc phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

5. Xây dựng chuyên đề thanh tra, kiểm tra hoàn thuế đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, xuất khẩu mặt hàng gỗ, gỗ thành phẩm; doanh nghiệp kinh doanh, xuất khẩu linh kiện điện tử và máy tính. Trong quá trình xây dựng chuyên đề và triển khai thanh tra, kiểm tra cần tuân thủ các quy định và các chỉ đạo nêu trên về công tác thanh tra, kiểm tra hoàn thuế. Thực hiện thanh tra, kiểm tra theo hướng dẫn tại Công văn số 2124/TCT-TTKT ngày 22/05/2020 về việc giải quyết hoàn thuế.

Trên thế giới, quản lý rủi ro trong hoạt động quản lý thuế đã được triển khai thực hiện ở nhiều khía cạnh, nội dung chuyên môn nghiệp vụ, và thực tế đã giúp kiểm soát hữu hiệu tình trạng trốn thuế của người nộp thuế. Để công tác quản lý rủi ro đạt hiệu quả cần có bộ tiêu chí làm nền tảng để đánh giá rủi ro. Hiện nay cơ quan thuế đang áp dụng bộ tiêu chí và chỉ số đánh giá rủi ro theo Quyết định số 1005/QĐ-BTC ngày 01/11/2016 của Bộ Tài chính. Bộ tiêu chí và chỉ số phân loại giải quyết hồ sơ hoàn thuế GTGT và lựa chọn doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro để xây dựng kế hoạch thanh kiểm tra sau hoàn thuế gồm 11 tiêu chí và 16 chỉ số tiêu chí, để đánh giá theo 4 nội dung: đánh giá rủi ro trong việc thực hiện các quy định về đăng ký thuế, đánh giá rủi ro qua thông tin từ các cơ quan ngân hàng hải quan chuyển đến, đánh giá rủi ro thông qua báo cáo tài chính kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá rủi ro thông qua tình hình nộp thuế nợ thuế và chấp hành pháp luật về thuế.

Ngoài bộ tiêu chí đánh giá rủi ro được ban hành, cơ quan thuế các cấp nên vận dụng thêm một số tiêu chí quản lý rủi ro dựa vào thông tin thu thập được trong quá trình quản lý thuế tại các đơn vị:

- Báo lỗ, lỗ liên tiếp: liên tiếp có số thuế phải nộp ít hoặc không phải nộp;

- Biến động của tỷ lệ thuế TNDN và thuế GTGT phát sinh trên doanh thu (doanh thu tăng nhưng thuế phát sinh giảm);

- Thuế phát sinh giảm sút so với các năm trước so với các doanh nghiệp cùng ngành nhưng không giải trình được; kết quả thuế không phù hợp với phân giao dự toán đối với doanh nghiệp vốn nhà nước;

- Các thay đổi lớn về tình hình tài chính, biến động của các chỉ tiêu tài chính cơ bản như hiệu quả kinh doanh (hệ số khả năng thanh toán tổng quát, lợi nhuận sau thuế/doanh thu thuần (ROS), giá vốn/doanh thu thuần, tỷ trọng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp/doanh thu thuần, lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu (ROE);

- Có phát sinh những yếu kém trong tuân thủ pháp luật về thuế: không đăng ký thuế, chậm đăng ký thuế, chậm nộp tờ khai thuế, không kê khai thuế, chậm nộp thuế, đã từng bị xử phạt về hành vi trốn thuế gian lận thuế trước đây...;

- Thời gian chưa được thanh kiểm tra sau hoàn thuế GTGT.

2.5. Kết luận chương 2

Trong chương này tác giả đã trình bày một số nội dung cơ bản về lý thuyết kiểm soát rủi ro theo báo cáo COSO 2004, tương tự theo báo cáo COSO tác giả cũng trình bày một số nội dung cơ bản của tài liệu về KSRR theo INTOSAI 1992 cập nhật đến 2013 vận dụng áp dụng KSRR trong khu vực công. Mỗi cơ quan tổ chức sẽ có HTKSRR khác nhau tùy thuộc vào quy mô và đặc điểm của từng cơ quan tổ chức đó. Theo báo cáo COSO và INTOSAI thì HTKSRR gồm 8 thành phần chính thể hiện những nguyên tắc kiểm soát, chi phối nhằm gắn kết các bộ phận lại với nhau nhằm làm giảm nguy cơ xảy ra sai sót, giảm thiểu rủi ro để đạt được mục tiêu đơn vị đề ra.

Một HTKSRR hữu hiệu và hiệu quả sẽ giúp cho cơ quan đạt được các mục tiêu đề ra. Tuy nhiên bất kỳ HTKSRR nào cũng tồn tại những hạn chế tiềm tàng, vì vậy khi thiết kế và vận hành HTKSRR cần phải quan tâm để tối thiểu những hạn chế này. Dựa theo các nghiên cứu trước, tác giả áp dụng công cụ đánh giá KSRR theo INTOSAI 1992 cập nhật 2013 để đánh giá thực trạng KSRR trong quản lý hoàn thuế GTGT nhằm xác định những điểm mạnh và hạn chế cần khắc phục trong việc thiết kế và vận hành KSRR.

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ HOÀN THUẾ GTGT TẠI CHI CỤC THUẾ KHU VỰC TÂN UYÊN

3.1. Giới thiệu khái quát về Chi cục Thuế Khu vực Tân Uyên

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Nhằm đưa công tác quản lý thu thuế đối với các đơn vị, cơ sở sản xuất kinh doanh công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh vào nề nếp đúng chính sách đúng chế độ. Ngày 7/8/1990 Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính Phủ) ban hành Nghị định số 28/HĐBT về việc thành lập hệ thống thu thuế nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính, thể hiện một bước sự phát triển và hoàn thiện tổ chức bộ máy ngành thuế, phù hợp với yêu cầu cải cách một cách căn bản hệ thống thuế nước ta. Hệ thống thu thuế được tổ chức thống nhất xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương chịu sự lãnh đạo của Chủ Tịch UBND huyện, thị, Thành phố và Cục thuế tỉnh.

Chi cục thuế Thị xã Tân Uyên trước đây có tên gọi là Chi cục thuế huyện Tân Uyên trực thuộc Cục thuế tỉnh Sông Bé (trước đây), nay là Cục thuế tỉnh Bình Dương, được thành lập theo Quyết định số 315/QĐ-TCCB ngày 28/8/1990 của Bộ Tài Chính và chính thức đi vào hoạt động vào ngày 1/10/1990 trên cơ sở sát nhập 3 hệ thống thu gồm: phòng tài chính, ban thương nghiệp và ban nông nghiệp.

Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục đổi mới, sắp xếp lại tổ chức bộ máy hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, ngày 28/8/2019 Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 1677/QĐ-BTC hợp nhất các Chi cục thuế trực thuộc Cục Thuế tỉnh Bình Dương thành Chi cục Thuế khu vực. Cụ thể, hợp nhất Chi cục Thuế thị xã Tân Uyên, Chi cục Thuế huyện Bắc Tân Uyên và Chi cục Thuế huyện Phú Giáo thành Chi cục Thuế khu vực Tân Uyên; trụ sở đặt tại thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Chi cục Thuế khu vực hoạt động chính thức vào ngày 7/10/2019. Tại các địa bàn không có trụ sở Chi cục thuế khu vực, sẽ tổ chức bộ phận "một cửa" để tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp vướng mắc về chính sách thuế, thủ tục hành chính thuế cho người nộp thuế trên địa bàn; số thu thuế vào ngân sách tại địa bàn không có có trụ sở chi cục thuế khu vực vẫn được theo dõi, hạch toán theo từng địa bàn.

Chi cục Thuế là một tổ chức trong hệ thống hành chính nhà nước, có tư cách pháp nhân công quyền, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại kho Bạc.

3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Chi cục Thuế

3.1.2.1. Chức năng

Chi cục Thuế Khu vực Tân Uyên là bộ máy chuyên môn nghiệp vụ trực thuộc Cục Thuế tỉnh Bình Dương, đồng thời chịu sự lãnh đạo song trùng của Uỷ

Ban nhân dân cùng cấp, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí, các khoản thu khác của ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là thuế) thuộc phạm vi nhiệm vụ của cơ quan thuế quản lý thu trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

3.1.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn

Chi cục Thuế Khu vực Tân Uyên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo quy định của Luật Quản lý thuế, các luật thuế, các quy định pháp luật có liên quan khác. Những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể được thực hiện theo Quyết định số 110/2019/QĐ-BTC ngày 14 tháng 01 năm 2019 của Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế quận, huyện, thị xã, thành phố và Chi cục Thuế khu vực trực thuộc Cục Thuế tỉnh, Thành phố.

3.1.3. Cơ cấu tổ chức

Hiện nay Chi cục Thuế Khu vực Tân Uyên bộ máy nhân sự được chia thành ba bộ phận gồm:

+ Ban lãnh đạo: Gồm 01 đồng chí Chi cục trưởng và 03 đồng chí Chi cục

phó.

Ban lãnh đạo tổ chức thực hiện, chỉ đạo toàn bộ công nhân viên chức của

Chi cục, quản lý tình hình thu thuế trên địa bàn thị xã Tân Uyên, huyện Bắc Tân Uyên, huyện Phú Giáo theo đúng chính sách, chế độ quy định của Nhà nước và tăng cường các biện pháp tăng thu ngân sách, chống thất thu thuế và các biện pháp nghiệp vụ khác trong quản lý cụ thể.

Chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục Trưởng Cục Thuế về toàn bộ hoạt động của Chi cục Thuế; Chi cục phó chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng về lĩnh vực công tác được phân công.

+ Các đội tại nơi đặt trụ sở Chi cục Thuế Khu vực Tân Uyên: Đội Kê khai kế toán thuế và tin học, Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - Quản trị - Ấn chi; Đội tuyên truyền hỗ trợ NNT; Đội Trước bạ và thu khác; Đội kiểm tra nội bộ; Đội kiểm tra số 1; Đội kiểm tra thuế số 2; Đội kiểm tra thuế số 3; Đội liên phường, xã số 1; Đội liên phường, xã số 2; Đội liên phường, xã số 3.

+ Các đội tại huyện Bắc Tân Uyên, nơi không đặt trụ sở Chi cục Thuế Khu vực Tân Uyên: Bộ phận một cửa huyện Bắc Tân Uyên; Đội kiểm tra thuế số 2; Đội liên phường, xã số 4.

+ Các đội tại huyện Phú Giáo, nơi không đặt trụ sở Chi cục Thuế Khu vực Tân Uyên: Bộ phận một cửa huyện Phú Giáo; Đội kiểm tra thuế số 3; Đội liên phường, xã số 5.


Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức các Đội thuộc Chi cục Thuế Khu vực Tân Uyên


CHI CỤC TRƯỞNG


PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG

PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG

PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG


ĐỘI KK – KTT

& TH

ĐỘI HCHS –

TV - AC

BPMC BẮC

TÂN UYÊN

BPMC PHÚ

GIÁO


ĐỘI TB – TK

ĐỘI TTHT - NVDT

ĐỘI KKT SỐ 2


ĐỘI KKT SỐ 3


ĐỘI KKT SỐ 1


ĐỘI THUẾ LX SỐ 1

ĐỘI QLN, THNV DT PC


ĐỘI TTNB, CCN & QLNT

ĐỘI THUẾ LX SỐ 4


ĐỘI THUẾ LX

SỐ 5


ĐỘI THUẾ LX SỐ 2


ĐỘI THUẾ LX SỐ 3

Chỉ đạo Phối hợp

Báo cáo

49

3.1.4. Nhiệm vụ của các đội thuộc Chi cục Thuế Khu vực Tân Uyên

Căn cứ vào Quyết định số 245/QĐ-TCT ban hành ngày 25/3/2019 của Tổng cục Trưởng Tổng Cục Thuế quy định về chức năng, nhiệm vụ của các đội thuộc Chi cục Thuế; căn cứ vào tổ chức bộ máy và tình hình nhân sự thực tế tại đơn vị Lãnh đạo CCT KV TU có sự phân công nhiệm vụ cho các Đội thuế trực thuộc nhiệm vụ cụ thể (chi tiết được trình bày trong phụ lục 3)

3.1.5. Cơ cấu nhân sự tại các đội thuộc Chi cục Thuế Khu vực Tân Uyên

(Phụ lục 4)

Nhân sự của CCT KV TU phụ thuộc vào quyết định của Cục Thuế Bình Dương. Hàng năm, Chi cục Thuế sẽ căn cứ vào tình hình thực tế tại Chi cục, sự biến động nhu cầu nhân sự còn thiếu để đề xuất số lượng biên chế cần bổ sung lên Cục Thuế. Cục Thuế quyết định chỉ tiêu nhân sự đối với các Chi cục Thuế của tất cả các huyện, thị căn cứ vào số thu từng địa bàn, chỉ tiêu đề xuất của các Chi cục, mục tiêu và kế hoạch nhân sự theo từng năm.

Cơ cấu nhân sự của CCT KV TU bao gồm: công chức và cán bộ hợp đồng theo Nghị định 68/NĐ-CP.

Tổng số công chức hiện đang công tác tại CCT KV TU tính đến thời điểm tháng 12/2020 là 94 người, trong đó: biên chế 84 người, hợp đồng 68/CP 10 người, được bố trí công tác tại 16 đội.

Bảng 3.1: : Thống kê số lượng cán bộ công chức theo chức năng


STT

Bộ phận làm việc

Số người

Tỷ lệ (%)

1

Tuyên truyền & Hỗ trợ NNT

5

5,32

2

Kê khai & Kế toán thuế

11

11,70

3

Quản lý nợ & Cưỡng chế nợ thuế

3

3,19

4

Thanh- Kiểm tra

17

18,09

5

Khác

58

61,70


Tồng cộng

94

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

Kiểm soát rủi ro trong công tác hoàn thuế giá trị gia tăng tại Chi cục Thuế khu vực Tân Uyên, tỉnh Bình Dương - 7

(Nguồn: Đội HC-NS-TV-QT-AC)

3.2. Thực trạng công tác quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng của Chi cục Thuế Khu vực Tân Uyên giai đoạn 2018-2020

3.2.1. Đặc điểm quy trình hoàn thuế

Công tác quản lý hoàn thuế GTGT thực hiện theo Thông tư số 99/2016/TT- BTC ngày 29/6/2016 của Bộ Tài chính nội dung hướng dẫn về quản lý hoàn thuế Giá trị gia tăng; Công văn số 3416/TCT-KK ngày 01/8/2016 của Tổng cục Thuế chỉ đạo về việc phân công nhiệm vụ giải quyết hồ sơ hoàn thuế GTGT theo quy định tại Thông tư số 99/2016/TT-BTC; Công văn 4670/TCT-KK ngày 10/10/2016 của Tổng cục Thuế về việc thực hiện quản lý chi hoàn thuế GTGT theo công văn số

Xem tất cả 192 trang.

Ngày đăng: 15/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí