Cơ Sở Lý Thuyết Về Kiểm Soát Rủi Ro Và Hoàn Thuế Giá Trị Gia

hữu (ROE), thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS), tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E), hệ số thanh toán nhanh, hệ số an toàn vốn, tỷ lệ nợ xấu (NPL). Tác giả kết luận rằng các ngân hàng thương mại Jordan duy trì mức độ thực hiện cao đối với tất cả các cấu phần khung COSO ERM. Các hoạt động kiểm soát có mức độ thực hiện cao nhất trong khi thông tin và truyền thông và giám sát có mức độ thấp nhất. Mức độ triển khai vừa phải là với các thành phần sau: Môi trường kiểm soát, nhận dạng sự kiện, đánh giá rủi ro, ứng phó rủi ro. Hơn nữa, mức độ triển khai cao hơn của khung COSO ERM dẫn đến tỉ lệ ROE, ROA, EPS cao hơn.

Tác giả Yuniati (2017) với nghiên cứu “The influence of internal control on the effectiveness of income tax revenue”- Ảnh hưởng của kiểm soát nội bộ đến hiệu quả thu thuế của thuế thu nhập. Nghiên cứu này nhằm mục đích xem xét ảnh hưởng của kiểm soát nội bộ đến hiệu quả thu thuế của thuế thu nhập. Những người trả lời của nghiên cứu này lên tới 54 nhân viên thuế tại Văn phòng thuế Pratama Bandung Tegallega đã thử nghiệm bằng phương pháp kiểm tra hồi quy tuyến tính đơn giản. Dựa trên dữ liệu đã được thu thập và kiểm tra cho thấy kiểm soát nội bộ hiệu quả hơn theo COSO ERM (2004) bao gồm môi trường nội bộ, thiết lập mục tiêu, xác định sự kiện, đánh giá rủi ro, ứng phó rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông và theo dõi, giám sát áp dụng tại cơ quan thuế có thể tăng hiệu quả số thu của thuế thu nhập. Tóm tắt mô hình thu được giá trị R2 hiệu chỉnh là 0,513. Nó cho thấy rằng tỷ lệ phần trăm ảnh hưởng của biến độc lập (Kiểm soát nội bộ) đến biến phụ thuộc (Hiệu quả thu thuế của thuế thu nhập) là 51,3%. Trong khi 48,7% còn lại chịu ảnh hưởng hoặc giải thích bởi các biến khác không có trong nghiên cứu này. Do đó, nghiên cứu về thực hiện kiểm soát nội bộ của tác giả được chứng minh là có ảnh hưởng đến hiệu quả của nguồn thu thuế thu nhập. Phù hợp với mục đích của tác giả, kiểm soát nội bộ là một quá trình tổng hợp nhằm mang lại hiệu quả bảo đảm tài sản nhà nước trong trường hợp này là bảo đảm thuế thu nhập. Kiểm soát nội bộ cũng được sử dụng cho các hoạt động và tuân thủ các quy định về thuế thu nhập và giám sát quản trị. Vì vậy, đối với cơ quan thuế đã thực hiện kiểm soát nội bộ là dự kiến sẽ có hiệu quả trong việc bảo đảm nguồn thu thuế thu nhập theo mục tiêu đã đề ra.

Tác giả Ho T.V (2016) với nghiên cứu “The Research of Factors Affecting the Effectiveness of Internal Control Systems in Commercial Banks- empirical Evidence in Viet Nam”- Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ trong ngân hàng thương mại-bằng chứng thực nghiệm ở Việt Nam. Mục đích của nghiên cứu này là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Thông qua phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng dựa trên độ tin cậy Cronbach's Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân

tích hồi quy bội số (MRA). Theo báo cáo của các tổ chức COSO, BASEL và các tác giả khác, môi trường kiểm soát; đánh giá rủi ro; thông tin và giao tiếp; hoạt động kiểm soát và giám sát có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại. Ngoài ra, nghiên cứu này đã chỉ ra rằng có hai nhân tố mới tác động đến hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại ở Việt Nam là thể chế chính trị và nhóm lợi ích.

1.6.2. Các nghiên cứu trong nước

Tác giả Trần Văn Thứng (2019), “Kiểm soát rủi ro tuân thủ thuế - nghiên cứu trường hợp Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp”, luận văn thạc sĩ kinh tế. Bài nghiên cứu áp dụng quản lý thuế theo rủi ro nhằm giúp cơ quan thuế phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khan hiếm của đơn vị để tập trung quản lý các nhóm người nộp thuế có mức độ tuân thủ thấp nhất, khả năng gian lận về thuế cao nhất và đưa ra các giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro tuân thủ qua công tác kiểm tra thuế trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo để góp phần thực hiện thành công công cuộc cải cách và hiện đại hoá ngành Thuế. Nghiên cứu được thực hiện qua phương pháp thống kê mô tả, sử dụng số liệu thứ cấp, được tác giả khai thác từ các nguồn dữ liệu của người nộp thuế hiện có tại cơ quan Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp (hệ thống quản lý thuế tập trung – TMS, hệ thống hỗ trợ thanh tra, kiểm tra, hệ thống cơ sở dữ liệu báo cáo tài chính doanh nghiệp, hệ thống cơ sở dữ liệu và khai thác thông tin người nộp thuế -TPH2). Thông qua số liệu thu thập tác giả xử lý và phân tích thực trạng công tác kiểm soát rủi ro tuân thủ trong kiểm tra thuế tại Cục thuế tỉnh Đồng Tháp, từ kết quả phân tích tác giả cho thấy các sai phạm, các rủi ro thuế mà các doanh nghiệp thường mắc phải, tuy nhiên chưa nêu rõ những giải pháp cụ thể cho những hạn chế này.

Tác giả Trần Thanh Huy (2019) “Đánh giá sự hữu hiệu và các giải pháp để nâng cao hiệu quả kiểm soát nội bộ trong hoàn thuế Giá trị gia tăng tại Cục Thuế Bình Dương”, luận văn thạc sĩ kinh tế. Tác giả đã phân tích thực trạng HTKSNB trong công tác hoàn thuế tại Cục Thuế Bình Dương dựa trên lý thuyết COSO và tập trung sử dụng lý thuyết của INTOSAI để xây dựng mô hình và tiến hành khảo sát. Nghiên cứu đã đưa ra được một nhân tố mới tác động đến hiệu quả HTKSNB trong hoàn thuế ngoài 5 nhân tố theo lý thuyết INTOSAI là Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp hoàn thuế. Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp định tính và định lượng để kiểm định ảnh hưởng của các nhân tố đến HTKSNB trong hoàn thuế GTGT. Nghiên cứu cũng đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường hiệu quả HTKSNB trong hoàn thuế GTGT tại Cục Thuế tỉnh Bình Dương để giúp đạt được các mục tiêu: hoàn đúng đối tượng trường hợp, xác định số thuế được hoàn đúng quy định, và phát hiện ngăn chặn kịp thời những sai phạm gian lận.

Tác giả Nguyễn Võ Minh Luân (2019), “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong công tác thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh Đồng Nai”, luận văn thạc sĩ kinh tế. Tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với phương pháp nghiên cứu định lượng trên cơ sở thống kê mô tả cơ bản. Nguồn dữ liệu sơ cấp cho luận văn có được thông qua phỏng vấn cán bộ thuế về việc tăng cường kiểm soát tình hình thu thuế thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn Đồng Nai. Các dữ liệu trên được phân tích, tổng hợp để đưa ra các đánh giá tổng hợp và ý kiến đề xuất về hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tăng cường kiểm soát tình hình thu thuế thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn Đồng Nai. Hạn chế đề tài đi sâu vào nghiên cứu hệ thống KSNB theo COSO 1992, trong khi hệ thống này trên thế giới đã phát triển theo COSO 2004 và nghiên cứu mới theo hệ thống KSNB 2013.

1.7. Khoảng trống trong nghiên cứu

Các nghiên cứu thực nghiệm trước còn ít tập trung vào kiểm soát rủi ro với đối tượng là cơ quan thuế các cấp. Hầu hết, các nghiên cứu chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính phân tích. Vai trò của việc vận dụng kết quả nghiên cứu từ mô hình phân tích định lượng chưa được thể hiện một cách rõ ràng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

Vấn đề xác định các nhân tố tác động đến KSRR trong công tác hoàn thuế GTGT ở Việt Nam vẫn chưa được đề cập nhiều. Trong khi đó, với ngành thuế, việc xây dựng và duy trì hệ thống KSRR là một nhu cầu thiết yếu. Do đó, việc xác định các nhân tố tác động đến việc KSRR trong công tác hoàn thuế GTGT là một vấn đề đáng được quan tâm.

Luận văn cũng sẽ khám phá, đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến KSRR trong công tác hoàn thuế GTGT tại Chi cục Thuế khu vực Tân Uyên, nhằm khám phá ra yếu tố nào có mật độ chi phối nhiều nhất, từ đó tác giả gợi ý hàm ý chính sách tác động, hỗ trợ cơ quan hành pháp, tổ chức đào tạo, tổ chức bồi dưỡng nghiệp cụ chuyên môn cho cán bộ công chức ngành thuế, cũng như hàm ý về mặt quản trị của tổ chức cơ quan thuế tác động đến các nhân tố này để kiểm soát tốt hơn về việc hoàn thuế GTGT tại tại Chi cục Thuế khu vực Tân Uyên. Phía doanh nghiệp nhằm giải quyết những khó khăn về vấn đề tài chính, giúp DN đầu tư và mở rộng đầu tư vào sản xuất - kinh doanh theo chiều sâu…góp phần giúp nền kinh tế hội nhập ngày càng sâu rộng.

Kiểm soát rủi ro trong công tác hoàn thuế giá trị gia tăng tại Chi cục Thuế khu vực Tân Uyên, tỉnh Bình Dương - 3

1.8. Ý nghĩa khoa học

1.8.1 Về mặt lý luận

Nghiên cứu sử dụng lý thuyết COSO để xây dựng mô hình và tiến hành khảo sát. Nghiên cứu góp phần ý nghĩa cho các nghiên cứu có liên quan trong

lĩnh vực thuế về các nhân tố tác động đến kiểm soát rủi ro trong công tác hoàn thuế giá trị gia tăng.

1.8.2 Về mặt thực tiễn

- Xác định các nhân tố tác động đến kiểm soát rủi ro trong công tác hoàn thuế giá trị gia tăng tại Chi cục Thuế khu vực Tân Uyên.

- Thông qua việc khảo sát, nghiên cứu đã phản ánh được thực trạng kiểm soát rủi ro trong công tác hoàn thuế giá trị gia tăng tại Chi cục Thuế khu vực Tân Uyên, đồng thời đo lường mức độ tác động và phân tích đánh giá kết quả nghiên cứu của các nhân tố tác động đến kiểm soát rủi ro trong công tác hoàn thuế giá trị gia tăng tại Chi cục Thuế khu vực Tân Uyên.

- Nghiên cứu giúp Chi cục Thuế khu vực Tân Uyên hiểu được tầm quan trọng của việc kiểm soát rủi ro trong hoàn thuế giá trị gia tăng để từ đó có những quan tâm đến công tác hoàn thuế tại đơn vị.

- Qua việc đánh giá thực trạng kiểm soát rủi ro trong công tác hoàn thuế GTGT tại Chi cục Thuế khu vực Tân Uyên bài nghiên cứu đề xuất các đưa ra một số giải pháp kiến nghị nhằm tăng cường công tác kiểm soát rủi ro trong hoàn thuế GTGT tại Chi cục Thuế khu vực Tân Uyên.

1.9. Kết cấu của đề tài

Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý thuyết về kiểm soát rủi ro và hoàn thuế giá trị gia

tăng.

Chương 3: Thực trạng về quản lý hoàn thuế GTGT tại Chi cục thuế Khu

vực Tân Uyên

Chương 4: Kết quả nghiên cứu định lượng về công tác kiểm soát rủi ro và hoàn thuế giá trị gia tăng tại Chi cục thuế Khu vực Tân Uyên

Chương 5: Kết luận, giải pháp và kiến nghị

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KIỂM SOÁT RỦI RO VÀ HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

2.1. Tổng quan về lý thuyết kiểm soát rủi ro

2.1.1. Khái niệm và phân loại rủi ro

2.1.1.1. Khái niệm rủi ro

Bất cứ hoạt động nào cũng chứa đựng trong đó những rủi ro tiềm ẩn. Ví

dụ:

- Hoạt động của tự nhiên như: mưa bão có thể gây ngập lụt; nắng lâu ngày

có thể gây nên hạn hán ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

- Hoạt động của máy móc, thiết bị: vận hành lâu ngày có thể bị hư hỏng ngừng hoạt động.

- Hoạt động của con người: khi điều khiển phương tiện giao thông có thể gây tai nạn nếu không quan sát và chấp hành đúng quy định của pháp luật về giao thông.

- Hoạt động quản lý của con người: sự phá sản của một công ty đa quốc gia có thể dẫn đến sự phá sản của nhiều công ty ở các quốc gia khác nhau, gây khủng hoảng tài chính ở nhiều nước.

- Hoạt động quản lý thuế: việc áp dụng một chính sách thuế phức tạp không bao quát hết nguồn thu dẫn đến thực hiện khó và thất thu; các qui trình quản lý thuế chưa qui định rõ ràng thì sự phối hợp giữa các bộ phận liên quan sẽ làm hạn chế đến kết quả trong công tác quản lý thuế.

Rủi ro là một khái niệm có nhiều quan điểm, định nghĩa khác nhau:

- Theo quan niệm truyền thống thì rủi ro là một khái niệm có tính chất tiêu cực. Theo từ điển Oxford, “Rủi ro là một khả năng tổn thất” hoặc theo Webster’s thì “Rủi ro là gặp phải sự nguy hiểm hay nguy cơ”. Chẳng hạn, cơ quan Thuế nếu không kiểm tra kịp thời các Doanh nghiệp (DN) sẽ bỏ trốn (tương lai rất gần) có thể gây thất thu thuế đây là rủi ro bên trong hành động; Dịch bệnh, khủng hoảng tài chính toàn cầu (ở hiện tại) có thể gây thiệt hại (trong tương lai rất gần), hậu quả của nó có thể rất nhiều công ty bị phá sản, đây là rủi ro chứa đựng bên trong một sự kiện không mong muốn xảy ra.

- Một tiếp cận khác thì rủi ro là một sự sai biệt, biến động và không chắc chắn. Cụ thể, theo Phillipe Jorion thì “Rủi ro được xem như là sự biến động của những kết quả không kỳ vọng mà những kết quả này tượng trưng cho giá trị của những tài sản, vốn chủ sở hữu hay thu nhập” hoặc “Rủi ro là mức độ không chắc chắn về thu nhập của một tài sản”.

- Theo quan điểm hiện đại: ISO/IEC Guide 73 hướng dẫn về quản lý rủi ro (2009) định nghĩa rủi ro là sự kết hợp khả năng xảy ra của một sự kiện và hệ quả của nó. Trong tất cả các hoạt động, luôn có mối tiềm ẩn đối với các sự kiện và hệ quả, tạo thành các cơ hội có lợi (mặt phải) hoặc đe dọa thành công (mặt trái) của rủi ro. Trong lĩnh vực hoạt động đặt ra mức độ an toàn, nhìn chung hệ quả do rủi ro tạo ra chỉ có tính bất lợi, vì vậy quản lý rủi ro trong lĩnh vực này thường tập trung vào việc phòng chống và giảm nhẹ tác hại mà rủi ro có thể gây ra. Quan điểm về quản lý thuế theo rủi ro này phù hợp với thực tế hiện nay.

Từ các quan điểm nêu trên, có thể khái niệm rủi ro như sau:

- Rủi ro là một sự kiện bình thường không thể tránh được trong cuộc sống hàng ngày.

- Rủi ro là một sự kiện có thể xảy ra làm ảnh hưởng tiêu cực hoặc tích cực đến mục tiêu hoạt động của tổ chức, cá nhân.

- Hiểu biết về rủi ro và kiểm soát rủi ro là một phần quan trọng trong cuộc sống nhằm tránh tổn thất, đạt được lợi ích và tăng thu nhập.

2.1.1.2. Phân loại rủi ro

ISO/IEC Guide 73 hướng dẫn về quản lý rủi ro (2009) phân loại theo các nhóm rủi ro sau:

- Rủi ro chiến lược là những rủi ro phát sinh do tồn tại trong một ngành hoặc một khu vực địa lý như cạnh tranh, xu hướng xã hội, tính sẵn có của vốn.…

- Rủi ro hoạt động là những rủi ro phát sinh trong quá trình thực thi các qui trình, thủ tục nhằm đạt được các mục tiêu hoạt động của tổ chức như: Sự hài lòng của khách hàng, thất bại về sản phẩm, rủi ro uy tín, tính chính trực.…

- Rủi ro tài chính là những rủi ro phát sinh từ cơ cấu tài chính của tổ chức, các giao dịch do bên thứ ba và các hệ thống tài chính hiện hành như: Rủi ro giá, rủi ro tài sản, rủi ro tiền tệ, rủi ro thanh khoản, rủi ro trả nợ.…

- Rủi ro hiểm hoạ là những vi phạm về nghĩa vụ, hư hại tài sản, thảm họa thiên nhiên như: ô nhiễm, chiến tranh, tệ nạn xã hội...

- Rủi ro tuân thủ: là những rủi ro bắt nguồn từ việc không tuân thủ luật, qui định và các thông lệ xã hội; nếu vi phạm sẽ gây ra hậu quả cho tổ chức, cho cộng đồng, xã hội như: vi phạm luật giao thông, tham nhũng, trốn thuế…

2.1.2 Đánh giá rủi ro

ISO/IEC Guide 73 (2009) đánh giá theo rủi ro: khi quá trình phân tích theo rủi ro kết thúc, cần so sánh những rủi ro đã đạt được ước tính với những tiêu chí rủi ro mà tổ chức đã thiết lập. Những tiêu chí về rủi ro này có thể bao gồm chi phí và lợi nhuận liên quan, các yêu cầu về luật pháp, các nhân tố môi trường và

KTXH, sự quan tâm của các bên liên quan cùng hưởng lợi… Vì vậy, đánh giá rủi ro được sử dụng để đưa ra các quyết định về những rủi ro trọng yếu đối với tổ chức và đối với từng rủi ro cụ thể nên chấp nhận hay xử lý.

2.1.3 Kiểm soát rủi ro

ISO/IEC Guide 73 (2009) xử lý rủi ro: là quy trình lựa chọn và áp dụng các biện pháp thay đổi rủi ro. Xử lý rủi ro bao gồm nhân tố chính là kiểm soát

/hạn chế rủi ro. Bất kỳ hệ thống xử lý rủi ro nào tối thiểu cũng phải đạt được:

- Hoạt động của đơn vị có hữu hiệu và hiệu quả.

- Hệ thống kiểm soát nội bộ có hữu hiệu.

- Tính tuân thủ pháp luật.

Theo đó việc nhận dạng các rủi ro cần có sự quan tâm của cấp quản lý, quy trình phân tích rủi ro giúp cho hoạt động của tổ chức đạt được hữu hiệu và hiệu quả, Ban lãnh đạo cần sắp xếp theo thứ tự ưu tiên các hoạt động kiểm soát rủi ro theo góc độ tiềm năng có ích cho đơn vị.

Tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát rủi ro là mức độ mà rủi ro sẽ bị loại bỏ hoặc sẽ bị hạn chế nhờ các biện pháp quản lý được đề xuất.

Hiệu quả chi phí của hệ thống kiểm soát rủi ro được xác định trên các cơ sở so sánh chi phí thực hiện việc kiểm soát với lợi ích ước tính thu được từ hạn chế rủi ro.

Các biện pháp quản lý đề ra phải được cân nhắc về tác động kinh tế tiềm tàng trong từng trường hợp không có biện pháp xử lý và chi phí thực hiện các biện pháp dự kiến trong trường hợp có thực hiện theo các biện pháp đó. Chi phí thực hiện phải được tính toán chính xác bởi vì nó trở thành ranh giới để xác định tính hiệu quả. Nếu không có biện pháp xử lý thì những thất thoát có thể xảy ra sẽ phải được ước tính và thông qua việc so sánh các kết quả. Ban lãnh đạo có thể quyết định nên thực hiện các biện pháp kiểm soát rủi ro hay không.

Việc tuân thủ luật pháp là điều bắt buộc. Mỗi tổ chức cần phải hiểu các luật lệ có thể áp dụng được và phải triển khai một hệ thống kiểm soát nhằm đạt được sự tuân thủ pháp luật.

2.2. Kiểm soát rủi ro trong đơn vị hành chính công

2.2.1. Khái niệm kiểm soát rủi ro trong đơn vị công

Luật Kiểm toán Nhà nước đã xác định hoạt động kiểm toán nhà nước là: Việc kiểm tra, đánh giá, xác nhận tính đúng đắn, trung thực của báo cáo tài chính; Việc tuân thủ pháp luật; Tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước. Do đó hoạt động kiểm toán nhà nước là một hình thức hậu kiểm phục vụ cho việc kiểm tra, giám sát của Nhà

nước, từ việc kiểm tra, những sai phạm hoặc yếu kém sẽ được phát hiện góp phần ngày càng nâng cao chất lượng, hiệu quả của Nhà nước, trong đó chủ yếu là các đơn vị thuộc khu vực công. Tuy nhiên, nhìn từ dưới góc độ chủ động phòng ngừa, ngăn chặn sai phạm và yếu kém, một hệ thống tiền kiểm cũng không kém phần quan trọng cho việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Nhà nước. Đó chính là KSRR trong các đơn vị thuộc khu vực công. Trong bài nghiên cứu này, tác giả xem xét các mối quan giữa phương pháp xác định rủi ro kiểm toán với rủi ro hoạt động kiểm soát thuế để nâng cao KSRR trong đơn vị thuộc khu vực công, cụ thể là Chi cục Thuế Khu vực Tân Uyên - Bình Dương, nhằm phát huy cao nhất năng lực kiểm tra, giám sát của Nhà nước.

Có thể nói, sự phát triển mạnh mẽ của các hình thức gian lận với thiệt hại lớn tại các đơn vị (bao gồm cả khối doanh nghiệp và hành chính công), đã dẫn đến sự quan tâm của xã hội đến hoạt động KSRR. Dựa trên Báo cáo COSO 1992 của Ủy ban các tổ chức đồng bảo trợ (thường được gọi là COSO) của Hội đồng quốc gia chống gian lận báo cáo tài chính Hoa Kỳ (thường gọi là Ủy ban Treadway) đã công bố, đưa ra một khuôn mẫu về kiểm soát nội bộ. Báo cáo này thông qua việc cung cấp cái nhìn toàn diện về kiểm soát nội bộ, đã đặt nền tảng cho các lý thuyết về KSNB ngày nay. Các nghiên cứu sau đó được phát triển mạnh, chuyên sâu vào các loại tổ chức hoặc các loại hình hoạt động khác nhau. Năm 2001, COSO tiếp tục triển khai nghiên cứu hệ thống đánh giá rủi ro doanh nghiệp (ERM) trên cơ sở báo cáo COSO 1992. Bản dự thảo đã hình thành và được công bố vào tháng 7 năm 2003. ERM được định nghĩa gồm 8 bộ phận: Môi trường kiểm soát nội bộ, thiết lập mục tiêu, nhận diện rủi ro, đánh giá rủi ro, phản ứng rủi ro, các hoạt động kiểm soát, thông tin truyền thông, và giám sát. Đến năm 2004, ERM đã chính thức được ban hành. Theo Báo cáo của COSO năm 2004 thì quản trị rủi ro (QTRR) doanh nghiệp là một quá trình do hội đồng quản trị, các cấp quản lý và các nhân viên của đơn vị chi phối, được áp dụng trong việc thiết lập các chiến lược liên quan đến toàn đơn vị và áp dụng cho tất cả các cấp độ trong đơn vị, được thiết kế để nhận dạng các sự kiện tiềm tàng có thể ảnh hưởng đến đơn vị và quản trị rủi ro trong phạm vi chấp nhận được của rủi ro nhằm cung cấp một sự đảm bảo hợp lý về việc đạt được các mục tiêu của đơn vị.

Trong khu vực công, KSRR cũng rất được quan tâm, hướng dẫn của Tổ chức quốc tế các cơ quan kiểm toán tối cao (INTOSAI) đã được ban hành năm 1992 và cập nhật năm 2001, đưa ra các quan điểm và hướng dẫn về KSRR trong các đơn vị thuộc khu vực công. Ngân sách của Nhà nước được phân bố rộng rãi, chính vì vậy cần có các kiểm soát nhằm đảm bảo ngân sách được sử dụng đúng mục đích, các tài sản không bị thất thoát hay lãng phí. Vì vậy, việc bảo vệ nguồn lực cần được nhấn mạnh thêm tầm quan trọng trong KSRR đối với khu vực công.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/03/2023