Tóm lại, để hoàn thiện môi trường kiểm soát thì Chi cục Thuế huyện Bù Gia Mập cần tập trung vào việc phân chia quyền hạn và trách nhiệm cho từng cá nhân, từng bộ phận và đi kèm là công tác giáo dục tư tưởng và xây dựng một chuẩn mực đạo đức trong thực thi nhiệm vụ của mỗi công chức. Bên cạnh đó, việc nâng cao hiệu quả hoạt động môi trường kiểm soát cũng cần phải có một hệ thống thông tin trong đơn vị đủ mạnh để truyền tải thông tin kịp thời, chính xác nhất, đây cũng là điều kiện để kiểm soát tình hình ở đơn vị một cách hiệu quả. Và một yếu tố nữa không thể thiếu trong công tác hoàn thiện môi trường kiểm soát đó chính là yếu tố con người, toàn bộ KSNB có được kiểm soát chặt chẽ hay không tất cả đều phụ thuộc vào năng lực làm việc của công chức. Vì vậy, cùng với việc đẩy mạnh phát triển hệ thông thông tin thì Chi cục Thuế huyện Bù Gia Mập cũng cần chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên về năng lực làm việc cho công chức.
2.3.4. Đánh giá rủi ro
Những rủi ro mà Chi cục Thuế huyện Bù Gia Mập gặp phải nói chung cũng là những rủi ro của toàn hệ thống ngành thuế như việc người nộp thuế mua hóa đơn lập khống để đưa vào chi phí, bán hàng không lập hóa đơn để trốn thuế TNDN, làm giả sổ sách chứng từ, bỏ ngoài sổ kế toán nhằm đạt mục đích kinh doanh của doanh nghiệp như: lập khống doanh thu hoặc khống chi phí… Nhưng với nguồn nhân lực ngành thuế không đủ để đáp ứng về yêu cầu quản lý với số lượng doanh nghiệp mở ra càng nhiều mà sau khi mở ra với thời gian ngắn lại giải thể cũng nhiều như hiện nay. Nếu nói về cơ chế hoạt động thì Chi cục Thuế huyện Bù Gia Mập đã từng bước cải thiện thủ tục hành chính để giải quyết công việc kịp thời và hiệu quả với nguồn nhân lực hạn chế như hiện nay. Trong công việc, có sự cải tiến cho phù hợp với thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn, phân định quyền hạn và trách nhiệm bằng hệ thống văn bản rõ ràng, để mổi từng công chức thấy được trách nhiệm của mình đến đâu để phát huy tối đa khả năng của mình. Ngoài ra, rủi ro còn xuất phát từ đạo đức nghề nghiệp của công chức thuế khi làm việc với người nộp thuế.
Bảng 2.7: Thống kê kết quả khảo sát của yếu tố Đánh giá rủi ro
Đánh giá rủi ro | Hoàn toàn không quan trọng | Không quan trọng | Quan trọng ở mức trung bình | Quan trọng | Rất quan trọng | Điểm trung bình | |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | ||
1 | Chi cục Thuế huyện Bù Gia Mập có xây dựng cơ chế để nhận diện và đánh giá rủi ro phát sinh trong công tác thu thuế TNDN. | 2 | 4 | 6 | 3 | 3 | 3,1 |
2 | Mục tiêu thu thuế TNDN hàng năm được Chi cục Thuế xây dựng gắn với dự toán do Cục Thuế và UBND tỉnh giao. | 1 | 4 | 2 | 8 | 3 | 3,4 |
3 | Chi cục Thuế thường xuyên có các cuộc họp đánh giá mức độ tác động những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thu thuế TNDN. | 0 | 2 | 4 | 7 | 5 | 3,8 |
4 | Chi cục Thuế có xây dựng các tiêu chí đánh giá rủi ro, sắp xếp thứ tự các rủi ro và điều chỉnh rủi ro liên quan đến sự thay đổi của văn bản pháp luật. | 2 | 5 | 4 | 4 | 3 | 3,1 |
5 | Chi cục Thuế có thiết lập các biện pháp cụ thể để ứng phó với các rủi ro xảy ra trong quá trình thu thuế TNDN. | 2 | 3 | 3 | 6 | 4 | 3,4 |
6 | Chi cục Thuế có chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn của nhân viên. | 0 | 1 | 3 | 6 | 8 | 4,2 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Bước Công Việc Xử Lý Quản Lý Thu Thuế Tại Chi Cục Thuế Huyện Bù Gia Mập
- Tổng Hợp Kết Quả Công Tác Kiểm Tra Của Chi Cục Thuế Huyện Bù Gia Mập Giai Đoạn 2017-2020
- Đánh Giá Thực Trạng Công Tác Kiểm Soát Nội Bộ Đối Với Hành Vi Tuân Thủ Thuế Tndn Của Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Chi Cục Thuế Huyện Bù Gia Mập
- Thống Kê Kết Quả Khảo Sát Của Yếu Tố Thông Tin Và
- Các Giải Pháp Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Đối Với Hành Vi Tuân Thủ Thuế Tndn Của Dn Vừa Và Nhỏ Tại Chi Cục Thuế Huyện Bù Gia Mập
- Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Soát Nội Bộ Đối Với Hành Vi Tuân Thủ Thuế Tndn Của Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Chi Cục Thuế Huyện Bù Gia Mập
Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.
(Nguồn: Theo kết quả khảo sát của tác giả)
Từ kết quả thống kê trên (xem phụ lục số 4) cho thấy: Phần lớn sự lựa chọn của công chức thuế được khảo sát về đánh giá rủi ro thì Chi cục Thuế huyện Bù Gia Mập cần tập trung thực hiện tốt và phát triển mạnh các yếu tố như sau:
Thứ nhất, yếu tố “Chi cục Thuế có chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn của nhân viên” nhận được đa số các sự lựa chọn với tỷ lệ 78% số người lựa chọn và điểm trung bình là 4,2 điểm, đây là con số khá áp đảo trước tỷ lệ cũng những người không đồng ý chỉ chiếm khoảng 6%. Và trong tổng số 14/18 người lựa chọn, có tới 8 người đánh giá yếu tố này rất quan trọng.
Như đã phân tích từ trước thì trong một tổ chức yếu tố con người vẫn là yếu tố then chốt và có ý nghĩa quyết định. Tất cả mọi hoạt động đều phải thông qua con người lãnh đạo và thực hiện. Do vậy, thật là sai sót nếu tổ chức chỉ chú trọng nâng cao các hệ thống công nghệ thông tin, các trang thiết bị cơ sở vật chất và quên đi công tác đào tạo và nâng cao khả năng làm việc của nhân viên. Đặc biệt là với công tác đánh giá rủi ro thì yếu tố này càng không thể thiếu. Mặt khác, đánh giá rủi ro ban đầu là cần phải biết nhận dạng các rủi ro đó cho nên trong đơn vị phải có một đội ngũ công chức phân tích, đánh giá các nguy cơ rủi ro tiềm ẩn nhằm nhận dạng được chúng một cách chính xác và hiệu quả. Tiếp đó là thực hiện việc đo lường mức độ tác động của từng rủi ro lên đơn vị, tiến hành phân loại các rủi ro để có phương án xử lý kịp thời và hợp lý. Có như vậy, ta mới thấy rằng để thực hiện tốt các công việc như trình bày ở trên thì đội ngũ công chức đó đòi hỏi phải có trình độ, năng lực rất tốt, những công chức có nhiều kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn tốt thì mới có tầm nhìn sâu rộng nhằm phát hiện, nhận dạng đúng các rủi ro đó. Nếu muốn có được một quy rình đánh giá rủi ro tốt thì đơn vị cần tập trung hoàn thiện yếu tố này nhiều hơn và mạnh hơn nữa.
Thứ hai, yếu tố “Thường xuyên có các cuộc họp đánh giá mức độ tác động những rủi ro có thể xay ra trong quá trình thu thuế TNDN”, đây cũng là một yếu tố có nhiều sự lựa chọn, cụ thể có đến 12/18 người trả lời đồng ý với nhận định này chiếm tới 67% và đạt số điểm trung bình là 3,8 điểm, đây là yếu
tố có tỷ lệ số người đồng ý cao thứ hai, nhưng số người có ý kiến là rất quan trọng chiếm 28%. Bên cạnh đó, số người không lựa chọn tiêu chí này chiếm 11%. Đây là một yếu rất quan trọng trong công tác đánh giá các rủi ro. Khi phát hiện được các rủi ro, bộ phận đang gặp rủi ro đó phải có trách nhiệm truyền đạt thông tin về rủi ro cho ban lãnh đạo và các phòng, ban khác để không phải bị động, tiếp nhận các rủi ro đó và có biện pháp đối phó. Đồng thời, còn giúp cho các phòng, ban này tăng cường kiểm soát nhằm hạn chế tối đa các rủi ro khác phát sinh. Đặc biệt, đối với cấp lãnh đạo của đơn vị thì công tác này cần phải thực hiện một cách kịp thời, chính xác để có thể nhanh chóng xác định nguồn gốc của các rủi ro và đưa ra quyết định về phương hướng phân bổ nguồn lực và giải quyết một cách triệt để, có hiệu quả.
Thứ ba, yếu tố “Mục tiêu thu thuế TNDN hàng năm được Chi cục Thuế xây dựng gắn với dự toán do Cục Thuế và UBND tỉnh giao.” cũng nhận được nhiều ý kiến trả lời tích cực với 11/18 người (chiếm tỷ lệ 61%) cùng nhận định đây là yếu tố quan trọng và số ý kiến tỏ ra là rất quan trọng đối với nhận định này có đến 3 người chiếm tỷ lệ 17% Tuy nhiên, số người không đồng tình với nhận định này cũng khá nhiều, có 5/18 người, chiếm một tỷ lệ tương đối là 28%. Căn cứ vào dự toán Cục Thuế và UBND tỉnh giao hàng năm, Chi cục Thuế huyện Bù Gia Mập bám sát và đánh giá đúng mức và phù hợp về nghĩa vụ thuế của từng doanh nghiệp đi theo tình hình phát triển kinh tế xã hội, phấn đấu thu đạt và vượt chỉ tiêu được giao, hạn chế các rủi ro về thất thu thuế TNDN.
Như vậy, từ những phân tích trên chúng ta cũng nhận thấy được tầm quan trọng của việc đánh giá rủi ro trong công tác xây dựng KSNB tại Chi cục Thuế huyện Bù Gia Mập. Đây là yếu tố chính yếu trong việc xây dựng KSNB trong công tác chống thất thu thuế TNDN tại Chi cục Thuế huyện Bù Gia Mập và là cơ sở để đánh giá công tác này mạnh hay yếu, tốt hay xấu, có hiệu quả hay không hiệu quả. Xuất phát từ yêu cầu đó, với kết quả nghiên cứu tác giả cũng có một số đề xuất nhằm tăng hiệu quả hoạt động của KSNB tại Chi cục Thuế huyện Bù Gia Mập đó là: Tăng cường tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho công chức thuế; Phát hiện, nhận dạng và xử lý tốt các rủi ro nếu có xảy ra; Truyền tải kịp thời rủi ro phát sinh cho các phòng, ban cũng như các bộ phận trong Chi cục Thuế huyện Bù Gia Mập. Bên cạnh đó, cần xây dựng các thang đo, hệ thống các tiêu chí đánh giá nội bộ của các doanh nghiệp phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội để thực hiện công tác xây dựng các mục tiêu thuế sao cho phù hợp đồng thời phải xây dựng đi kèm thêm hệ thống quy chế xử lý các ành vi vi phạm của công chức thuế phải đủ mạnh, có tính răn đe cao.
2.3.5. Các hoạt động kiểm soát
Hoạt động kiểm soát là những chính sách và những thủ tục đối phó rủi ro và đảm bảo đạt được mục tiêu, nhiệm vụ thu trong đơn vị. Để đạt được hiệu quả, hoạt động kiểm soát phải phù hợp, nhất quán giữa các thời kỳ, có hiệu quả, dễ làm, đáng tin cậy và liên hệ trực tiếp đến mục tiêu kiểm soát. Sự phân công, phân nhiệm giữa những người thực hiện nghiệp vụ được quy định rõ ràng trong văn bản theo hướng dẫn nghiệp vụ của ngành, nhằm đảm bảo tính độc lập giữa chức năng thực hiện nghiệp vụ quản lý với chức năng kiểm tra.
Một số nguyên tắc trong hoạt động kiểm soát:
- Nguyên tắc phân công, phân nhiệm: Thực hiện theo nguyên tắc này, việc phân công phân nhiệm trong đơn vị tương đối rõ ràng, điều này thể hiện chức năng, nhiệm vụ của các phòng chức năng (theo hình 2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức của Chi cục Thuế huyện Bù Gia Mập). Cụ thể, trong ban lãnh đạo từ Chi cục trưởng đến các Phó Chi cục trưởng được phân công điều hành từng phần hành công việc và phụ trách một số phòng chức năng cụ thể, rõ ràng. Cán bộ rà soát hồ sơ khai thuế đối với các doanh nghiệp chịu sự quản lý của Đội kiểm tra thuế về kiểm tra việc khai thuế, nộp thuế được phân công và chịu trách nhiệm kiểm tra đối chiếu với số phải nộp, thực nộp hàng tháng, quý, năm. Tất cả phải tự kiểm soát và tự chịu trách nhiệm về công việc được giao, đảm bảo hiệu quả trong công việc và tuân thủ theo đúng quy trình nghiệp vụ, tuân thủ pháp luật. Thực hiện nguyên tắc này được thể hiện bằng văn bản cụ thể, giúp cho từng cấp, từng cá nhân thấy rõ nhiệm vụ và trách nhiệm của mình để thực
thi nhiệm vụ nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo, phát huy nguyên tắc tập trung dân chủ và cũng tạo điều kiện môi trường kiểm soát trong việc thực thi nhiệm vụ.
- Nguyên tắc bất kiêm nhiệm: Đây là nguyên tắc mà CCT tuân thủ khi thực hiện việc phân công công việc nhằm giúp cho việc kiểm soát được thực hiện tốt hơn. Tránh trường hợp một cá nhân hay một Đội nào đó thực hiện tất cả các khâu của quy trình mà không có sự giám sát, kiểm tra đối chiếu với nhau để hạn chế sai sót vô ý cũng như ngăn ngừa những gian lận cố ý. Ngoài ra, để nhấn mạnh cho nguyên tắc này, quy định cũng đặt ra là lãnh đạo không được phép có vợ, con, anh chị, em ruột làm cùng cơ quan do mình phụ trách. Nguyên tắc này được toàn ngành tuân thủ ngiêm ngặt và còn thể hiện ở cách thức bố trí nhân sự ở các Đội.
- Nguyên tắc ủy quyền và phê duyệt: Với nguyên tắc này nhằm tránh việc tập trung quyền hạn quá nhiều vào một số người, dễ nảy sinh tiêu cực và ùn tắc công việc trong công tác quản lý. Trách nhiệm và quyền hạn được phân công cụ thể cho từng cấp quản lý, thực hiện chế độ thủ trưởng, nguyên tắc tập trung dân chủ. Việc ủy quyền giải quyết công việc được mở rộng đến cấp dưới thấp hơn mà không làm mất tính tập trung trong quản lý đơn vị chẳng hạn như Chi cục trưởng ủy quyền cho các Phó chi cục trưởng phụ trách theo khối các phòng để ký thay, ký ủy quyền các công việc trong phạm vi mình quản lý. Việc ủy quyền nhằm phát huy năng lực của từng người quản lý, giúp cho người quản lý nâng cao trách nhiệm, tinh thần làm việc, chất lượng kiểm tra, kiểm soát và mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, ngoài những mặt tích cực đã nêu thì còn có những hạn chế do ủy quyền mang lại như sai sót xảy ra ở các phòng thường bị che dấu do bệnh thành tích, cục bộ theo khối phụ trách.
Bảng 2.8: Thống kê kết quả khảo sát của yếu tố Hoạt động kiểm soát
Hoạt động kiểm soát | Hoàn toàn không quan trọng | Không quan trọng | Quan trọng ở mức trung bình | Quan trọng | Rất quan trọng | Điểm trung bình | |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | ||
1 | Tài khoản và mật khẩu đăng nhập chương trình quản lý thuế tập trung TMS sử dụng cho công tác quản lý thuế tại Chi cục Thuế được phân quyền cho từng cá nhân cụ thể. | 2 | 3 | 8 | 3 | 2 | 3,0 |
2 | Các nhân viên tham gia hoạt động thu thuế TNDN được luân chuyển vị trí định kỳ. | 0 | 1 | 2 | 11 | 4 | 4,0 |
3 | Việc truy cập các thông tin liên quan đến hoạt động thu thuế TNDN được chỉ định và ủy quyền cho các cá nhân theo đúng quy định. | 1 | 2 | 8 | 4 | 3 | 3,3 |
4 | Các hoạt động quản lý, lưu trữ hồ sơ về thu thuế TNDN tại Chi cục Thuế luôn được đảm bảo đúng quy trình, cẩn thận và không bị thất lạc | 6 | 3 | 2 | 3 | 4 | 2,8 |
5 | Các hồ sơ kiểm tra quyết toán thuế TNDN được kiểm tra kỹ lưỡng trước phê duyệt. | 1 | 2 | 3 | 5 | 7 | 3,8 |
(Nguồn: Theo kết quả khảo sát của tác giả)
Từ kết quả khảo sát (xem phụ lục số 5) cho thấy:Muốn hoàn thiện yếu tố hoạt động kiểm soát,Chi cục Thuế huyện Bù Gia Mập cần phải triển khai và phát triển các yếu tố đó là:
Một là, Chi cục Thuế huyện Bù Gia Mập cần có kế hoạch “Các nhân viên tham gia hoạt động thu thuế TNDN được luân chuyển vị trí định kỳ”. Vì yếu tố này được số người đồng tình rất cao với 15/18 người chiếm tỷ lệ 83%
và điểm trung bình là 4 điểm. Trong đó có 4 người cho là rất quan trọng về yếu tố này chiếm 22%. Còn lại ý kiến trái chiều với yếu tố này là rất thấp cụ thể: chỉ có 1/18 người chiếm tỷ lệ 6%.
Điều này có thể thấy đây được xem là một yếu tố tương đối quan trọng. Việc luân chuyển nhân viên giữa các Đội đang được rất nhiều các đơn vị áp dụng nhằm giúp cho nhân viên có cơ hội rèn luyện thêm các kỹ năng về chuyên môn nghiệp vụ khác cũng như tăng cường khả năng làm việc ở các bộ phận công việc khác nhau. Thực hiện tốt điều này sẽ giúp cho việc bổ sung nguồn nhân lực trong đơn vị một cách kịp thời khi có nhu cầu về nhân sự mà vẫn đảm bảo tiến độ, chất lượng công việc và hạn chế được các rủi ro thiếu hụt nhân sự.
Bên cạnh đó, còn giúp cho nhân viên có tính thích ứng cao, không lúng túng khi tiếp nhận công việc mới và dần đi đến một hệ thống nhân sự đa năng, có nghĩa là một nhân viên có thể đảm nhiệm nhiều công việc khác nhau. Mặt khác, nếu có sai sót trong thực thi công việc thì quá trình phát hiện rủi ro cũng sẽ được tối ưu hơn khi nhân viên này có thể phát hiện được sai sót từ những nhân viên khác.
Ngoài ra, những rủi ro phát sinh trong quá trình làm việc sẽ dễ dàng được phát hiện hơn nếu hệ thống nhân sự có tính chuyên môn hóa cao. Đây là điều rất quan trọng với việc phát triển, hoàn thiện KSNB vì công tác kiểm soát lấy việc quản lý, kiểm tra và giám sát làm trọng tâm nên việc nâng cao khả năng làm việc của nhân viên là thật sự có ý nghĩa. Qua đó, hạn chế được những sai sót cũng như tăng cường khả năng phát hiện rủi ro cho đơn vị.
Hai là, yếu tố “Các hồ sơ kiểm tra quyết toán thuế TNDN được kiểm tra kỹ lưỡng trước phê duyệt.”. Yếu tố này có số người đồng ý với nhận định này cao thứ hai với số ý kiến tán thành là 12/18 người chiếm tỷ lệ 67% và điểm trung bình là 3,8 điểm. Đồng thời, trong đó có 7 người cho là rất quan trọng chiếm tỷ lệ lên đến 38,89%. Tuy nhiên, số người không cùng quan điểm cũng chiếm một tỷ lệ là 3/18 người chiếm tỷ lệ 16,67%. Đây là yếu tố tạo nên