277. Nguyễn Đắc Xuân (1966), “Vài tài liệu về hát bội triều Nguyễn”, Nghiên cứu Việt Nam, (1), tr. 33 – 42.
278. Nguyễn Văn Xuân (1968), “Cuộc hí trường”, Bách khoa, (283), Sài Gòn, tr. 21 – 30.
279. Nguyễn Đắc Xuân (1984), “Trung tâm hát bội Huế thế kỷ XIX và Đào Tấn”,
Sân khấu, (2), tr. 55 - 60.
280. Lê Yên (1994), Những vấn đề cơ bản trong âm nhạc tuồng, Nxb. Thế giới, H.
281. Lê Thu Yến, Đàm Anh Thư (2012), Mộng – niềm tin tâm linh trong văn học trung đại, Tạp chí niên giám khoa học Đại học Sài Gòn.
282. Lê Thu Yến (2014), “Giá trị hiện thực của yếu tố tâm linh trong văn học trung đại”, Thông báo khoa học Hội thảo Văn học và văn hóa tâm linh, Viện Văn học – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, H.
283. Xuân Yến (1988), Nghệ thuật tuồng trong thời đại mới: Vấn đề truyền thống và cách tân, Nxb. Văn học, H.
284. Xuân Yến (1994), Những vấn đề thẩm mỹ đạo lý xã hội trong tuồng cổ, Nxb. Sân khấu, H.
285. Xuân Yến (biên soạn-2014), Kịch bản tuồng dân gian, quyển 2, Nxb. Khoa học Xã hội, H.
Tài liệu tiếng Anh
286. Alain Silver and James Ursini, (2004) Some Visual Motifs of Film Noir, ISBN0-87910-197-0
287. Maurice Durand, Pierre Huard, Connaissance du Vietnam, EFEO, Paris, 1954,
358 p. Vo Thien Kim translated into English with the tittle Vietnam, cilivization and culture, first published in 1992, 452 pages.
288. History of peking opera, http://www.pekingopera.eu/pekingopera-en.html
289. Nguyen To Lan (2014), “The ‘Chinese Model’ in Vietnam under Nguyen Reign (1802-1945) from Vietnamese Theatrical Adaption (Tuong) of the Three Kingdoms Perspective”, Harvard Yenching Institute Lunch Talks Series, Harvard University (working paper).
290. Thompson S. (1955-1958), Motif-index of Folk-Literature, a classificatin of narative elements in folktale, ballads, myths, fables, medieval, romances, exempla, jest-books, and local legends, Indiana University Press.
PHỤ LỤC 1 CHÂN DUNG ĐÀO TẤN
(1845 – 1907)
PHỤ LỤC 2: MỘT SỐ HÌNH ẢNH TIÊU BIỂU VỀ TUỒNG CỦA ĐÀO TẤN
2.1. Một số nhân vật trong tuồng Đào Tấn
Khương Linh Tá
Tạ Ôn Đình Đổng Kim Lân Phàn Định Công
Tạ Ngọc Lân
Triệu Tư Cung Lý Khắc Minh
Mao Ất
Triệu Văn Hoán
Triệu Khánh Sanh và Vương Kiều Quang trong tuồng Diễn võ đình | ||
Đát Kỷ (Trầm Hương các) | Tào Tháo (Tân Dã đồn) | Hoàng Phi Hổ |
Có thể bạn quan tâm!
- Tính Tiết Điệu, Tính Nhạc Điệu
- Kịch bản tuồng Đào Tấn – Một số vấn đề nội dung và nghệ thuật - 21
- Kịch bản tuồng Đào Tấn – Một số vấn đề nội dung và nghệ thuật - 22
- Kịch bản tuồng Đào Tấn – Một số vấn đề nội dung và nghệ thuật - 24
- Kịch bản tuồng Đào Tấn – Một số vấn đề nội dung và nghệ thuật - 25
- Kịch bản tuồng Đào Tấn – Một số vấn đề nội dung và nghệ thuật - 26
Xem toàn bộ 263 trang tài liệu này.
2.2. Một số hình ảnh tiêu biểu trong các vở tuồng của Đào Tấn
Trích đoạn “Lan Anh lạc đẻ” (Hộ sinh đàn) | |
Trích đoạn “Châu Thương gặp Quan Công” (Cổ Thành) | Trích đoạn “Châu Xương cấy râu” (Đào Phi Phụng) |
Trích đoạn “Ngọn lửa Hồng sơn” cải biên từ Khuê các anh hùng | Khánh Sanh giả gái (Bích Đào) (Diễn võ đình) |
PHỤ LỤC 3
NIÊN BIỂU CUỘC ĐỜI VÀ CÁC SÁNG TÁC TUỒNG CỦA ĐÀO TẤN
Cuộc đời | Sáng tác tuồng | |
1845 Thiệu trị 5 | Được sinh ra tại thôn Vĩnh Thạnh, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. (vào ngày 27 tháng 2 năm Ất Tỵ) | |
1863 Tự Đức 16 | Đi học cụ Tú An Nhơn Nguyễn Diêu và tham gia biểu diễn tuồng tại quê nhà | Viết tuồng Tân Dã đồn |
1867 Tự Đức 20 | Đậu cử nhân tại trường thi Bình Định | |
1871 - 1872 Tự Đức 24-25 | Được Tự Đức triệu vào làm tại Ban Hiệu thư của triều đình. | Phụng sắc viết: Đãng khấu, Bình địch, Tam Bảo thái giám thủ bửu |
1874 Tự Đức 27 | Thăng “Biện tu”, Tri phủ Quảng Trạch | |
1875 Tự Đức 28 | Thăng “Tu soạn”, Tri phủ Quảng Trạch | |
1876 Tự Đức 29 | Thăng “Thừa chỉ nội các” | |
1878 Tự Đức 31 | Thăng “Thị độc nội các” | Phụng sắc viết: Tứ quốc lai vương, Quần trân hiến thụy, Vạn bửu trình tường |
1880 - 1883 Tự Đức 33 - 36 | Thăng “Thị giảng học sĩ”, tham tá các vụ; Thự “Hồng lô tự khanh”, lãnh Phủ doãn Thừa Thiên, đốc hành sở Hiệu thư diễn tuồng chầu. | |
1883 – 1885 Tự Đức 36 – Kiến Phước 1 | Tự Đức băng hà, triều đình rối loạn. Thời kỳ “tứ nguyệt tam vương”, ông bỏ quan về quê thọ tang cha và tu tại Linh Phong Tự (núi Ông). Bị triều đình giáng 4 cấp. |
Cuộc đời | Sáng tác tuồng | |
1886 Đồng Khánh 1 | Phụng chiếu lai kinh, tham tá các vụ | |
1887 Đồng Khánh 2 | Thăng “Quang lộc tự khanh”, tái bổ Phủ doãn Thừa Thiên, sung “Kinh diên nhật giảng quan” | |
1888 Đồng Khánh 3 | Tham tri bộ Hộ | |
1889 – 1893 Thành Thái 1- 5 | Thiệt thọ Tham tri bộ Hộ, hộ lý An Tĩnh tổng đốc (lần thứ nhất). | Viết: Diễn võ đình Chỉnh lý: Tam nữ đồ vương, Sơn Hậu, Đào Phi Phụng |
1894 Thành Thái 6 | Thượng thư bộ Công | |
1896 Thành Thái 8 | Thượng thư bộ Binh | |
1897 Thành Thái 9 | Thượng thư bộ Hình, cư tang mẹ | |
1898 – 1902 Thành Thái 10 - 14 | Thăng thọ “Hiệp tá đại học sĩ”, làm Tổng đốc Nam Ngãi rồi sang làm Tổng đốc An Tĩnh (lần thứ 2) | Viết: Cổ Thành, Trầm Hương các, Hộ sinh đàn, Hoàng Phi Hổ quá Giới Bài quan |
Giữa năm 1902 Thành Thái 14 | Phụng chỉ về triều, tái lãnh Thượng thư bộ Công | |
1904 Thành Thái 16 | Về hưu, xây dựng Học bộ đình tại làng Vĩnh Thạnh, dạy diễn tuồng. | |
1907 Thành Thái 19 | Đào Tấn mất vào ngày rằm tháng 7. Phần mộ an táng tại núi Huỳnh Mai, Tuy Phước, Bình Định. |
PHỤ LỤC 416
KHÁI QUÁT VỀ CÁC KỊCH BẢN TUỒNG CỦA ĐÀO TẤN
4.1. Tân Dã đồn
4.1.1. Lịch sử văn bản
Theo tài liệu của Đào Nhữ Tuyên và Đào Chi Tiên (con của Đào Tấn), ông viết Tân Dã đồn
năm 19 tuổi và đây có thể là tác phẩm đầu lòng và duy nhất còn lại trong thời son trẻ của cụ.
Hiện nay, Tân Dã đồn có mấy dị bản:
- Bản Hán Nôm của nghệ sĩ Phan Hiền (tức Cửu Vỵ - Tây Sơn) cung cấp, tủ sách nghiên cứu nhà hát tuồng Nghĩa Bình (nay là nhà hát tuồng Đào Tấn) lưu giữ.
- Bản phiên âm chép tay, bút tích của Đào Chi Tiên, Bảo tàng tổng hợp Nghĩa Bình (nay là Bảo tàng tổng hợp tỉnh Bình Định) lưu giữ.
- Bản phiên âm đánh máy của Quách Tấn (Nha Trang) tủ sách nghiên cứu nhà hát tuồng Nghĩa Bình (nay là nhà hát tuồng Đào Tấn) lưu giữ.
Ngoài ra, còn một số bản lưu hành nằm ở các gia đình nghệ sĩ hát bội Bình Định, hầu hết bị rách nát, không được trọn vẹn như ba bản trên.
Về tên kịch bản, có bản ghi là Tân Dã đồn, có bản ghi là Tân Dã phân binh, có bản ghi là Từ Thứ phân binh.
Về văn học, giữa các bản thứ lớp như nhau, riêng lời tuồng thì có sự xê xích nhất định, như bản Hán Nôm của nghệ sĩ Phan Hiền có thêm một số câu nói Lối và hát Nam trong lớp tiễn Từ Thứ mà các văn bản không có. Có lẽ là do người sau thêm vào vì văn chương có phần khập khiễng.
Năm 1980 căn cứ các dị bản đã tìm được, nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn tiến hành công tác khảo dị, lấy bản của Đào Chi Tiên làm gốc, nhằm phục hồi vở tuồng này với mong muốn có được một bản có thể tin cậy gần với nguyên tác. Sau khi khảo dị, phục hồi, nhờ các bậc lão thành đã từng tiếp xúc với tuồng này như: Tống Phước Phổ, Mạc Như Tòng, Phan Hiền đọc lại. Qua trao đổi ai cũng cho rằng bản khảo dị, phục hồi tương đối chính xác. Hiện nay trong hoạt động nghiên cứu, chúng tôi coi bản này là mẫu. Văn bản này được in trong công trình Đào Tấn - tuồng hát bội của Vũ Ngọc Liễn.
16 Phụ lục 4: “Khái quát các kịch bản tuồng của Đào Tấn” được tác giả Luận án tổng hợp từ các nguồn tài liệu sau: Thư mục tư liệu Đào Tấn [115], Kịch bản tuồng Đào Tấn (2 tập) [203], Tuyển tập tuồng của Đào Tấn [205], Đào Tấn – tuồng hát bội [118], Đào Tấn – qua thư tịch [119], Sơ khảo văn bản tuồng hiện còn
[103] và đối chiếu với kết quả kiểm chứng nguồn tư liệu tại Thư viện tổng hợp tỉnh Bình Định, Tủ sách tư liệu nhà hát tuồng Đào Tấn; kết quả điền dã các khu vực phân bố, phát hiện ra các kịch bản tuồng của Đào Tấn; kết quả tìm hiểu từ người thân, gia đình, các nhà sưu tầm, nghiên cứu về Đào Tấn.
4.1.2. Tóm tắt tác phẩm
Tân Dã đồn viết theo Tam quốc chí, miêu tả câu chuyện Từ Thứ vốn là quân sư của Lưu Bị, vì mắc mưu Tào Tháo mà phải xa rời Lưu Bị. Mở đầu vở tuồng là cảnh hành quân của Tào Nhân đến đồn Tân Dã để đánh Lưu Bị. Từ Thứ (quân sư của Lưu Bị) dùng kế “phân binh”, chia binh lính thành hai đạo quân, một đạo quân do Trương Phi chỉ huy trực tiếp giao chiến với Tào Nhân, một đạo quân do Quan Vũ chỉ huy tiến đánh Phàn Thành. Quân Tào Nhân bị Trương Phi đánh tan, Tào Nhân nhảy xuống sông và cướp thuyền của ông bà Chài trốn về Phàn Thành. Về đến nơi mới biết Phàn Thành bị Quan Vũ chiếm nên hắn uất hận trở về gặp Tào Tháo chịu tội. Biết Từ Thứ là người con có hiếu, Trình Dục (quân sư của Tào Tháo) bày mưu viết thư giả gửi cho Từ Thứ nói mẹ đang bị giam tại Hứa Xương dụ Từ Thứ trở về. Để giữ trọn tình nghĩa với Lưu Bị, lúc ra đi, Từ Thứ tiến cử Gia Cát Khổng Minh cho Lưu Bị. Anh em Lưu Bị tiễn đưa Từ Thứ trở về đất Tào để báo hiếu mẹ rất nồng hậu. Từ Thứ vô cùng xúc động trước ân nghĩa của anh em Lưu Bị.
4.2. Khuê các anh hùng
4.2.1. Lịch sử văn bản
Tam nữ đồ vương là tên pho tuồng cổ, gồm ba hồi. Nguyên tác như thế nào hiện nay chưa rõ. Bản lưu hành hiện nay do Nguyễn Hiển Dĩnh (viết hồi I và hồi III), Khuê các anh hùng là hồi thứ II do Đào Tấn rút ra và sửa lại. Ban đầu tuồng lấy tên là Cân quắc anh hùng; nhưng về sau Đào công thấy trong số văn phẩm của Nguyễn Bá Huân đã có một tập mang tên Cân quắc anh hùng truyện nên cụ đổi tên tuồng là Khuê các anh hùng.
Tam nữ đồ vương là một pho tuồng "thầy", nhưng văn chương mộc mạc, Đào Tấn chọn Hồi II là hồi ông thích nhất, đem ra nhuận sắc làm vui. Tương truyền rằng, Đào Tấn chỉnh biên Khuê các anh hùng trong khoảng thời gian lên tỵ nạn nơi chùa Linh Phong, huyện Phù Cát, lúc vua Hàm Nghi xuất cung, Văn thân trong nước ứng nghĩa Cần Vương nổi lên chống Pháp (1885-1887).
Khuê các anh hùng rất được phổ biến, và được biết nhiều đến dưới cái tên bình dân là Con Cơ giả dại. Nguyên bản chưa tìm thấy. Thời kháng chiến chống Pháp (1945- 1954) ông Hương Sơn - Nguyễn Đình Mẫn ở An Chánh, huyện Bình Khê (Bình Định) có cho Vũ Ngọc Liễn xem một bản Nôm do thầy tú Lâm Thúc Mậu ở Nhơn Nghĩa (An Nhơn) hiệu đính và tự tay chép tặng. Các thân sĩ ở những thôn lân cận như thầy Mai Cao Lương ở Trường Định (Bình Khê), ông Đoàn Phong ở Mỹ Yên (Bình Khê), ông Tam Hà Trần Thiếu Du ở Thuận Nghĩa (Bình Khê) chúc Tàu sáu Diệp Trường Phát ở An Thái (An Nhơn) thỉnh thoảng họp nơi nhà ông Hương Sơn đem bản tuồng ấy ra diễn.