Kịch bản tuồng Đào Tấn – Một số vấn đề nội dung và nghệ thuật - 25


Tiết Cương lạc vợ, tìm đến Đông Châu, nơi có Tiết Nghĩa làm quan tổng quản để nhờ giúp đỡ. Tiết Nghĩa vốn là một kẻ hay cờ bạc, ngày trước vợ chồng hắn mắc tội oan được Tiết Cương cứu thoát nên hai người kết nghĩa làm anh em, về sau hắn theo Võ Tam Tư dần dà được làm quan. Tiết Nghĩa biết Tiết Cương đang bị truy lùng, tìm cách phục rượu cho say, sai người trói lại và báo cho Võ Tam Tư đến bắt. Tú Hà, vợ Tiết Nghĩa, không đồng tình với hành động của chồng nên đưa thư nhờ Ngũ Hùng, Tần Hán cứu Tiết Cương. Sau đó, nàng lại nghĩ, cứu được ân nhân cho trọn nghĩa mà để chồng bị hại không trọn tình nên tìm đến một miếu vắng thắt cổ tự vẫn.

Ngũ Hùng, Tần Hán phục binh giết Tiết Nghĩa, cứu Tiết Cương rồi trở về Long Sơn trại.

Lan Anh, Hồ Nô từ khi lạc Tiết Cương vẫn lần tìm đường đi. Một hôm trời tối, họ vào ngủ nhờ một ngôi miếu trong rừng. Tiết Cương trên đường đến Long Sơn cũng dừng chân ở ngôi miếu này. Hai người tình cờ gặp nhau như trong một giấc mộng. Họ đang trò truyện thì có tiếng quân reo. Biết là kẻ thù vẫn tiếp tục săn đuổi, Ngũ Hùng, Tần Hán bảo Tiết Cương lui vào rừng, rồi phục binh đợi quân của Võ Tam Tư đến đánh. Võ Tam Tư bị thương nặng ở vai, bỏ chạy thục mạng. Tất cả sau đó kéo về Long Sơn để mưu việc lớn.

4.9. Hoàng Phi Hổ quá Giới Bài quan

4.9.1. Lịch sử văn bản

Hoàng Phi Hổ quá Giới Bài quan có nguồn gốc từ pho tuồng cổ Hoàng Phi Hổ phản Thương hoặc Phản Trụ đầu Chu không rõ ai là tác giả. Năm 1889 – 1902, Đào Tấn làm Tổng đốc Nam Ngãi rồi chuyển sang làm Tổng đốc An Tĩnh lần thứ hai và cải biên tác phẩm này rồi đặt tên là Hoàng Phi Hổ quá Giới Bài quan (Hoàng Phi Hổ qua ải Giới Bài). Pho tuồng gồm 3 hồi: Gián thập điều, Lăn trướng, Nằm miễu.

Ở Hồi I và Hồi II, có lẽ Đào Tấn chỉ nhuận sắc từng câu, từng đoạn và “bỏ bớt chi tiết thừa thãi, sự kiện rườm rà”, riêng hồi III bắt đầu từ ải Trần Ngô thì ông viết lại hoàn toàn. Chính vì vậy mà cải lại tên kịch là “Hoàng Phi Hổ quá Giới Bài quan” để nhấn mạnh nội dung chủ yếu trong hồi III. Còn ở hai hồi trước chỉ là sự kiện dẫn dắt trình bày nguyên nhân Hoàng Phi Hổ bỏ Trụ ra đi.

Hiện nay tác phẩm này được lưu hành khá nhiều dị bản, đặc biệt là ở vùng An Nhơn, Tuy Phước, Tây Sơn (Bình Định). Bản sưu tầm của Ban nghiên cứu tuồng (Hà Nội) phiên âm đủ pho ba hồi nhưng ở bản này sao chép và phiên âm sai khá nhiều. Bản phiên âm của Chi Tiên chỉ chép hồi III do Đào Duy Anh gìn giữ suốt 40 năm rồi trao lại cho Mạnh Quân (báo Độc lập). Sau đó Mạnh Quân trao lại cho nhóm nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn. Đây là văn bản đáng tin cậy và chính xác. Ngoài ra còn có bản đánh máy của Quách Tấn. Hiện nay, bản khảo dị và các dị bản nói trên đều được lưu giữ tại Tủ sách nghiên cứu Nhà hát tuồng Đào Tấn.


4.9.2. Tóm tắt tác phẩm

Hoàng Phi Hổ quá Giới Bài quan được viết dựa theo truyện Phong thần của Trung Quốc bao gồm 3 hồi:

Hồi I: Gián thập điều

Văn Trọng là Thái sư nhà Thương, vừa dẹp xong giặc ở phương Bắc trở về. Ông nghe trong triều xảy ra nhiều việc bạo tàn như giết Hoàng thúc Tỷ Can, hại Chính cung Thái hậu. Ông là người được vua trước di chiếu giúp đỡ Trụ vương nên càng buồn lo. Văn Trọng đến triều, thấy đủ mặt các quan nhưng không thấy vua Trụ đâu. Hỏi ra mới biết họ đến cho có lệ chứ từ lâu Trụ vương đã không lâm triều. Một vị quan đứng lên tố cáo với ông tất cả sự thật của triều đình hiện tại, vua thì hoang dâm vô đạo, bọn nịnh thần gian ác lộng hành. Đát Kỷ ỷ thế vua, ai can gián đều coi là phản nghịch, lập Bào Lạc hình để giết hại, nên người tốt bỏ đi hết, không ai dám can ngăn nữa.

Văn Trọng phẫn nộ, quyết tâm trừ bọn gian thần. Ông đánh trống hội triều. Nghe tiếng trống triều, Phí Trọng, Vưu Hồn cầm đèn lồng chạy ra. Thấy Văn Trọng, hai người giật mình vào báo với Vua Trụ. Trụ vương đang say mèm, bị dựng dậy thiết triều. Văn Trọng tâu với vua mình đã dẹp xong giặc Bắc. Vua Trụ sai rót rượu mời Thái sư và khuyên ông mới về triều nên nghỉ ngơi. Văn Trọng dâng biểu lên vua. Nể Văn Trọng, Trụ vương nhận biểu và mở ra xem. Văn Trọng yêu cầu 10 điều:

1. Sai sứ đi “chiêu an” vùng Đông Nam.

2. Cầu các bậc hiền tài đang ở ẩn miền thôn dã ra giúp nước.

3. Mở kho phát lương cho dân nghèo.

4. Đưa Thái tử (con Khương Hậu) lên cương vị Đông cung.

5. Phong Khương Hậu lên cương vị Chánh hậu (mặc dù Khương Hậu đã bị giết rồi).

6. Bãi bỏ việc bắt phu để cho dân chúng bớt khổ.

7. Bãi bỏ hình phạt bào lạc để các quan trung nghĩa dám có ý kiến với vua (loại hình phạt bắt người bỏ vào cái vạc đồng rồi dùng lửa đốt đến chết).

8. Phá hủy Bá Lộc đài (kho chứa của báu của nhà vua) để lòng dân an vui.

9. Cho Đát Kỷ về làm dân thường.

10. Giết Phí Trọng, Vưu Hồn để trừ hậu họa.

Trụ vương lúc đầu từ chối, sau chịu nhận 7 điều, còn 3 điều là phá Bá Lộc đài, giết Phí Trọng, Vưu Hồn và phế Đát Kỷ thì nhất định từ chối. Văn Trọng gọi đao phủ quan ra lệnh giết ngay Phí Trọng, Vưu Hồn và phá Bá Lộc đài nhưng vua Trụ ngăn lại. Cuối cùng,


Trụ vương nhượng bộ cho tạm giam Phí Trọng, Vưu Hồn vào ngục. Đương lúc ấy, quân triều vào báo có giặc ở Đông Lộ. Vua Trụ lại yêu cầu Thái sư đi đánh giặc, còn việc trong triều nhà vua sẽ lo giàn xếp. Văn Trọng không thể từ chối. Vua sai thị thần đem rượu mời Thái sư. Văn Trọng nhận rượu, gọi Hoàng Phi Hổ lại để uống và tha thiết gửi gắm “cậy chàng giúp nội an, để già ra ngoại trị”. Văn Trọng xin lui chuẩn bị xuất quân. Trụ Vương ra lệnh bãi triều.

Hồi II: Yến Mẫu Đơn (Hoàng Phi Hổ lăn trướng)

Văn Trọng đưa quân đi Đông chinh, vua Trụ sai bá quan hộ giá Đát Kỷ thưởng yến Mẫu Đơn với nhà vua, Hoàng Phi Hổ ngăn không được. Trong tiệc Mẫu Đơn, Đát Kỷ múa hát để làm thỏa mãn Trụ Vương. Lúc mọi người ra về hết, Đát Kỷ còn lại một mình bèn biến thành con hồ ly. Phi Hổ thấy hồ ly xông vào đánh. Chim hoàng anh trợ giúp chàng, hồ ly bèn bỏ chạy. Nhân ngày Khánh Đản, Giả thị là vợ Hoàng Phi Hổ đến vấn lễ Thứ phi. Lúc mọi người đang uống rượu thì Trụ Vương vào. Thấy Giả thị đẹp, Vua Trụ kéo Giả thị đi với mình. Thứ phi ngăn lại, Trụ Vương liền đá cho Thứ phi và Giả thị lăn xuống lầu chết.

Hoàng Phi Hổ sốt ruột vì đã muộn mà chưa thấy vợ về, bỗng thể nữ hốt hoảng chạy vào báo tin dữ. Hoàng Phi Hổ vội vàng bịt miệng thể nữ, dắt vào tư thất mới để cho nói tiếp. Sau khi biết vợ và em gái mình đã bị chết vì sự dâm đãng và hung bạo của Trụ vương, Hoàng Phi Hổ đau đơn khóc thảm thiết. Những tướng tâm phúc của chàng phẫn nộ đòi đem quân đi đánh vua Trụ nhưng Hoàng Phi Hổ không cho, sợ phạm tội bất trung. Họ phê phán, chế diễu, khích bác Hoàng Phi Hổ. Cuối cùng, chàng đã cùng họ kéo quân đi đánh Trụ ương rồiv kéo qua Giới Bài quan.

Hồi III: Quá quan (Phi Hổ nằm miễu)

Hoàng Phi Hổ đi qua cửa ải do Trần Ngô canh giữ. Quân canh báo với Trần Ngô. Trần Đông, em của hắn bị Hoàng Phi Hổ giết chết vì không mở cửa quan cho chàng. Trần Ngô quyết chí trả thù cho em. Ngô đưa Phi Hổ vào ngủ trong miếu thờ sau dinh của hắn. Đêm ấy, hồn Giả thị hiện về báo cho Phi Hổ biết âm mưu của Trần Ngô để đề phòng, nên khi quân của hắn kéo đến đều bị giết hết. Hoàng Phi Hổ đến được cửa ải Giới Bài, nơi Hoàng Cổn là cha chàng trấn giữ. Nghe quân báo “Hoàng nguyên nhung phản liễu triều ca. Đáo quan ải yết lai lão gia”, Hoàng Cổn phẫn nộ, sai quân của mình đánh lại Hoàng Phi Hổ. Chàng phải dùng đến “hộn độn phương” để làm cho quân của Hoàng Cổn thất bại. Các tướng của chàng đốt cháy cửa quan. Phi Hổ lạy xin cha đi cùng với mình. Cuối cùng hai cha con chàng đã “phản Trụ đầu Chu”.


PHỤ LỤC 5

HỆ THỐNG NHÂN VẬT TRONG KỊCH BẢN TUỒNG CỦA ĐÀO TẤN


Tác phẩm

Nhân vật chính


Nhân vật phụ

Nhân vật chính diện

Nhân vật phản diện


Tân Dã đồn

- Lưu Bị

- Quan công

- Trương Phi

- Từ Thứ

- Triệu Tử Vân

- Tào Tháo

- Tào Nhân

- Trình Dục

- Hổ Bôn quân và Tâm phúc quân của Tào Tháo

- Bả Trạo quân của Tào Nhân

- Ông Chài

- Bà Chài

- Quân của anh em Lưu Bị


Diễn võ đình

- Triệu Khánh Sanh

- Vương Kiều Quang

- Vương Quý

- Bao Công

- Triệu phu nhân

- Bàng Hồng

- Trịnh Giải

- Tỳ nhi

- Hề

- Bổn tộc

- Một số binh sĩ và gia nhân


Cổ Thành

- Quan Vũ

- Hai bà vợ Lưu Bị

- Trương Phi

- Thái Dương

- Trương Liêu

- Hạ Hầu Đôn

- Tôn Kiền

- Châu Thương

- Bài quân

- Một số lính hầu

- Hai đồ đảng của Châu Thương


Trầm Hương các

- Thương Dung

- Vân Trung Tử

- Tô Hộ

- Đát Kỷ (hồn)

- Hoàng Phi Hổ

- Hoàng Minh

- Châu Kỷ

- Vua Trụ

- Thần Nữ Oa

- Hồ Ly (Đát Kỷ)

- Vưu Hồn

- Phí Trọng

- Lũ yêu quái giả các tiên

- Các quan triều

- Tùy Nhi

- Địa Tạng

- Phật

- Nội thị

- Cung nga

- Thái y


Hộ sinh đàn

- Tiết Cương

- Trần Thị Lan Anh

- Dương Tú Hà

- Tiết An

- Ngũ Hùng

- Tần Hán

- Võ Tam Tư

- Tiết Nghĩa

- Hồ Nô

- Lâu la của Tiết Cương và Lan Anh

- Lâu la của Ngũ Hùng, Tần Hán

- Quân của Tam Tư

- Quân của Tiết Nghĩa

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 263 trang tài liệu này.

Kịch bản tuồng Đào Tấn – Một số vấn đề nội dung và nghệ thuật - 25


Tác phẩm

Nhân vật chính


Nhân vật phụ

Nhân vật chính diện

Nhân vật phản diện




- Tỳ nữ của Tú Hà


Hoàng Phi Hổ quá Giới Bài quan

- Văn Trọng

- Hoàng Phi Hổ

- Giả thị (hồn)

- Thứ phi

- Hoàng Cổn

- Thiên Lộc

- Thiên Tường

- Huỳnh Minh

- Châu Kỷ

- Ngô Nhượng

- Long Hoàn

- Trụ Vương

- Đát Kỷ

- Phí Trọng

- Vưu Hồn

- Trần Ngô

- Tả quan văn

- Hữu quan văn

- Thể nữ

- Quân lính, bộ tướng và các quan triều

Khuê các anh hùng (Viết lại Hồi III của Tam nữ đồ

vương)

- Tạ Ngọc Lân

- Tạ Phương Cơ

- Lý Khắc Minh

- Lý Xuân Hương

- Khương Hoàn

- Chánh Cung

- Quản Hợi

- Triệu Tử Cung

- Triệu Văn Hoán

- Tạ Kim Hùng

- Bích Hà

- Ải quan

- Các quan triều và binh sĩ


Đào Phi Phụng (Hồi IV)

- Đào Phi Phụng

- Đào Công

- Liễu Nguyệt Tâm

- Diệm Cửu Quỳ

- Hoàng Tửu

- Cát Thượng Nguyên

- Cát Thượng Hùng

- Cát Thượng Lân

- Quỳnh Sơn (tướng của Phi Phụng và Nguyệt Tâm)

- Thạch Tín (tướng tâm phúc của Diệm Cửu Quỳ

- Quan Công, Châu Xương


Sơn Hậu (Hồi III)

- Đổng mẫu

- Đổng Kim Lân

- Phàn Diệm

- Hoàng Tử

- Tạ Nguyệt Hạo

- Thứ phi

- Hồn Linh Tá

- Tạ Thiên Lăng

- Tạ Ôn Đình

- Tạ Lôi Nhược

- Hổ bổn quân

- Quân lính hai phe

- Âm binh

KẾT QUẢ KHẢO SÁT CÁC MÔ TÍP TRONG VĂN BẢN TUỒNG CỦA ĐÀO TẤN



TT


Tác phẩm

Các mô típ

Truy đuổi – Trốn chạy

Cuộc chia ly

Tha hương lưu lạc

Giả trang – Bắt con tin

Kỳ ảo, Tâm linh


1


Tân Dã đồn

Tào Tháo – Từ Thứ Tào Nhân – Trương Phi –

Tào Nhân

Từ Thứ - Lưu, Quan, Trương


Từ Thứ


Mẹ Từ Thứ


2

Sơn Hậu

Anh em họ Tạ - Thứ hậu,

Kim Lân, Linh Tá

Đổng mẫu – Kim Lân

Kim Lân, Thứ hậu

Nguyệt Hạo

Đổng mẫu



3

Khuê các anh hùng

Triệu Văn Hoán –

Chính Cung, Phương Cơ, Xuân Hương – Bích Hà

Phương Cơ – Ngọc Lân; Xuân Hương – Bích Hà

Phương Cơ, Xuân Hương

Chánh hậu/ Xuân Hương



4


Đào Phi Phụng

Cát Thượng Nguyên- Đào Phi Phụng

Liễu Nguyệt Tâm – Đào Phi Phụng


Đào Phi Phụng

Đào Phi Phụng

(Vạn Chung) Đào công


5

Diễn võ đình

Bàng Hồng –

Triệu Khánh Sanh

Triệu Khánh Sanh –

Vương Kiều Quang

Triệu Khánh Sanh

Triệu Khánh Sanh

(Bích Đào)


6

Cổ Thành

Quân Tào Tháo –

Quan công

Quan Vũ –

Trương Phi

Quan Vũ

Nhị Tẩu


7

Trầm Hương các

Hoàng Phi Hổ - Hồ Ly yêu

quái

Đát Kỷ - Tô Hộ;

Đát Kỷ

Hồ Ly (Đát Kỷ)

Điềm, Phật, Hồn, Đoạt

xác


8


Hộ sinh đàn


Võ Tam Tư – Tiết Cương


Tiết Cương – Lan Anh

Tiết Cương, Lan Anh, Ngũ Hùng, Tần Hán,

Tiết An


Tiết Cương

Thần hộ thai, Ải thần, Thần báo mộng


9

Hoàng Phi Hổ quá Giới Bài

quan

Trụ Vương – Hoàng Phi Hổ

Hoàng Phi Hổ - Giả thị

Đội quân Hoàng Phi Hổ


Hiện hồn, Điềm, Mộng…


188

KẾT QUẢ KHẢO SÁT THƠ TRONG VĂN BẢN TUỒNG CỦA ĐÀO TẤN

7.1. Khảo sát thơ trong tuồng Đào Tấn


TT

Thơ

Nhân vật

Bối cảnh

Điệu hát

Ngôn ngữ

Thể loại

Trang

I.

Hoàng Phi Hổ quá Giới Bài quan







1.

Thống tai hồng kiểm lụy lâm ly Ẩm hận Thành vương chí bất di Sơn bằng thủy kiệt vô cùng hận Khắc cốt minh tâm nguyện tố thi

(Đau đớn thay má hồng nước mắt đầm đìa Căm hận tên Thành vương chí không thay đổi Dầu cho núi mòn sông cạn cũng vẫn hận

Tạc dạ ghi xương nguyện báo thù)

Đát Kỷ

Trong tư cung bày tỏ nỗi oán thù với Hoàng Phi Hổ

Thán

Chữ Hán

Thất ngôn Đường luật

90 -

91

2.

Ải nhạn từ từ giơ vọt Gẫm sự tình, chua xót đòi cơn...

Vì ai chia rẽ đôi đường

Tam cương chẳng trọn, ngũ thường lại vong...

Lụy san san nửa đi, nửa ở Nặng tấc lòng vì nợ quân thần.

Hoàng Phi Hổ

Quyết định quá quan bỏ Trụ đầu Chu

Nam

Chữ Nôm

Song thất lục bát

104

105

189



TT

Thơ

Nhân vật

Bối cảnh

Điệu hát

Ngôn ngữ

Thể loại

Trang

3.

Hàn phong vô ảnh nguyệt vô hương Phong nguyệt bình phân các đoạn trường Nhất hướng u sầu hà xứ thị

Trùng sơn cách thủy lộ mang mang

(Gió hàn không bóng, trăng không hương Trăng gió cùng chung nỗi đoạn trường Đầy nhẫy u sầu ai khiến vậy?

Núi sông, sông núi cách muôn trùng)

Ái tía tỏ lời sinh tử

Kể khôn cùng để sự thê lương

Kim dạ cô đình khách (Đêm nay một khách lạ

Vô ngôn độc ỷ lan Tựa gác quán nặng thinh)

Ân, thù một tấm cưu mang

Bơ vơ chiếc bóng chứa chan giọt sầu Non thề biển hẹn đâu đâu

Sông Ngân đã sớm dứt cầu song tinh

Hồn Giả thị

Thán oán khi hiện hồn gặp Hoàng Phi Hổ ở miếu thần

Bài – Thán


Nam Thán Nam

Chữ Hán


Chữ Nôm Chữ Hán Chữ Nôm

Thất ngôn cổ phong


Lục bát NNCP

Lục bát

112 -

114

4.

Thượng mã đăng cao vọng Giới quan

Vân mê man nguyệt hựu mê man...

Hoàng Phi

Hổ

Tâm sự nỗi

lòng khi một

Ngâm,

Tán

Chữ Hán

Thất

ngôn

116


190

Xem tất cả 263 trang.

Ngày đăng: 20/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí