Kịch bản tuồng Đào Tấn – Một số vấn đề nội dung và nghệ thuật - 2

103 a


Kỳ ảo

(Mở)

Mở đầu

(Khái quát)

Chia ly

(Mô típ chính)

Giả trang, Bắt con tin (tạo hình huống

xung đột kịch)

Tha hương

– Lưu lạc

(Mô típ chính)

TRUY ĐUỔI – TRỐN CHẠY

(Mô típ nền tảng)

Kết

thúc

(Mở)


SƠ ĐỒ 4.1. SỰ LIÊN KẾT CÁC MÔ TÍP ĐỂ TẠO XUNG ĐỘT KỊCH


Chú giải sơ đồ:



- Mở đầu vở kịch: thường được khái quát trong một đoạn ngắn để

dẫn dắt vào nội dung kịch bản.

- Mô típ “chia ly” là mô típ chính, xuất hiện ngay sau phần mở đầu

và có sự liên kết trực tiếp với mô típ “tha hương – lưu lạc”.

- Mô típ “tha hương – lưu lạc” là mô típ chính, xuất hiện tiếp nối

với mô típ “chia ly”, là tiền đề để tạo tính “mở” cho kết thúc tuồng.

- Thể hiện mối liên kết trực tiếp, một chiều của các mô típ chính

trong cốt truyện.

- Mô típ “giả trang, bắt con tin” có vai trò chêm xen nhằm tạo thử

thách, tăng sự kịch tính, tăng xung đột cho kịch.

- Mô típ “kỳ ảo” có vai trò chêm xen nhằm cởi nút, giải quyết xung

đột kịch.

- Thể hiện mối quan hệ phụ thuộc của các mô típ có vai trò chêm,

xen đối với các mô típ chính.

- Mô típ “truy đuổi – trốn chạy” được đặt ở vị trí dưới cùng, làm nền

tảng cho sự xuất hiện của các mô típ, tình tiết khác trong kịch bản.

- Kết thúc kịch bản tuồng Đào Tấn thường có tính “mở” do sự liên

kết với mô típ “tha hương – lưu lạc” ở phía trên.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 263 trang tài liệu này.

Kịch bản tuồng Đào Tấn – Một số vấn đề nội dung và nghệ thuật - 2

138 a


BIỀN VĂN

(Nói lối)

(Nêu tiền đề của đoạn)

Giải thích, dẫn dắt triển khai

tiền đề

VĂN XUÔI

(Lời hường, Lời kẻ)

Thơ

Hán

THƠ

(Các điệu hát)

SƠ ĐỒ 4.3.

KẾT CẤU VĂN THỂ

TRONG KỊCH BẢN TUỒNG ĐÀO TẤN

Thơ dân

tộc

Kết

thúc đoạn

Chú giải sơ đồ:

- Văn biền ngẫu dùng để nói lối, thường xuất hiện đầu kịch bản,

đầu đoạn để nêu tiền đề, hoặc giữa các đoạn (xen lẫn văn xuôi) để dẫn dắt sự phát triển của tình tiết kịch.

- Văn xuôi dùng để nói hường, nói kẻ nhằm giải thích làm rõ nghĩa

cho các câu chữ Hán hoặc đưa đẩy tạo nhịp điệu cho câu tuồng.

- Thơ xuất hiện trong các điệu hát. Thơ trong tuồng chia thành

hai nhóm: Thơ Hán và thơ dân tộc.

- Thơ chữ Hán thường xuất hiện xen kẽ trong các câu văn biền,

văn xuôi và nối các câu nói lối với các câu hát Nam ở cuối đoạn.

- Thơ dân tộc thường xuất hiện ở cuối đoạn, trong các điệu hát và

làm nhiệm vụ kết thúc đoạn.

- Thể hiện mối quan hệ tương tác giữa các thể, thể loại trong kịch

bản tuồng.

- Thể hiện mối quan hệ chi phối, bao hàm giữa các thể, thể loại

trong kịch bản tuồng.

- Thể hiện mối quan hệ đan xen của các thể, thể loại trong kịch

bản tuồng.


MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

1.1. Tuồng là một loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Sự tồn tại và lưu truyền hàng trăm vở tuồng cổ cho đến nay chứng tỏ loại hình sân khấu này có giá trị và được nhiều thế hệ khán giả yêu thích.

Theo tác giả Lê Ngọc Cầu, trước đây “Sự nghiên cứu tuồng và chèo hầu như chỉ thu hẹp vào phạm vi sân khấu, mặt văn học ít được chú ý đến. Cách làm như vậy có khuynh hướng làm giảm bớt những giá trị thẩm mỹ của tuồng và chèo, kéo nó xuống hàng một nghệ thuật diễn xuất đơn thuần trong đó vai trò của kỹ thuật biểu diễn xâm chiếm ưu thế hơn so với vai trò của nội dung thực sự văn học của tác phẩm” [19, tr.5]. Lâu nay, trong một số công trình nghiên cứu tuồng có đề cập đến phần kịch bản văn học, nhưng các nhà nghiên cứu lại thiên về các vấn đề đặc trưng ngôn ngữ, kết cấu kịch bản… chưa có công trình nào nghiên cứu vấn đề nội dung và nghệ thuật hay tác giả tiêu biểu của thể loại này. Có những công trình nghiên cứu lại chỉ giới hạn kịch bản trong khuôn khổ một số yếu tố của nghệ thuật biểu diễn tuồng. Luận án tiếp cận nghiên cứu kịch bản tuồng ở bình diện văn học và đặt chúng trong dòng chảy của văn học trung đại giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX (giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của tuồng).

1.2. Đào Tấn là một tài năng lớn, toàn diện, “một nhân tài nghệ thuật đặc biệt” (Xuân Diệu) trong lịch sử văn học nghệ thuật Việt Nam. Hơn nữa, Đào Tấn còn được coi là “Hậu tổ” của nghệ thuật tuồng. Ông đã để lại một di sản văn hóa phong phú, đồ sộ, có giá trị cao, có sức sống lâu bền với hơn 40 kịch bản do ông biên soạn và nhuận sắc. Có thể nói, ông là một trong những tác giả tiêu biểu nhất của thể loại tuồng. Cuộc đời và sự nghiệp Đào Tấn đã thu hút mạnh mẽ sự nghiên cứu của các nhà khoa học ngay từ những năm đầu thế kỉ XX. Tuy nhiên, dù có nhiều công trình nghiên cứu về ông - cả sưu tầm, dịch thuật và nghiên cứu nhưng những giá trị kịch bản tuồng của Đào Tấn vẫn chưa được tìm hiểu một cách thấu đáo và có hệ thống. Một phần nguyên nhân là do quy mô của các công trình còn giới hạn, chủ yếu là các bài báo, tham luận, cảm nhận… trong các hội thảo với những vấn đề khá tản mát, ngẫu hứng và được tham chiếu dưới nhiều điểm nhìn khác nhau. Vì vậy, cần có một công trình khảo sát, nghiên cứu một cách hệ thống, để có thể đánh giá toàn diện các phương diện kịch bản của ông với tư cách là một thể loại văn học trong tiến trình văn học trung đại Việt Nam. Nghiên cứu kịch bản tuồng Đào Tấn giúp chúng ta có cái nhìn bao quát và chỉnh thể để thấy


rõ đặc điểm, chiều hướng vận động, phát triển tư tưởng nghệ thuật của ông qua các thời kì. Đó là cơ sở để khẳng định giá trị sự nghiệp, di sản mà “Hậu tổ tuồng” đã để lại.

1.3. Trong bài nghiên cứu Qua Đào Tấn, ông “Trạng nguyên văn tuồng”, tìm hiểu tuồng về mặt lịch sử văn học, Trần Đình Hượu nhận định “Văn chương tuồng không phải bắt đầu từ Đào Tấn nhưng từ Đào Tấn mới có ý nghĩa thực sự quan trọng. Từ thành công cơ bản của ông, chúng ta có thể nhìn được con đường phát triển về trước và con đường phát triển về sau. Về trước chúng ta phân biệt với tuồng cổ, tuồng pho và về sau chúng ta phân biệt với tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh, tuồng đồ. Bằng cách đó, chúng ta hy vọng không những tìm ra lịch sử của văn chương tuồng mà cả sự đổi thay xu hướng của tuồng nữa” [83, tr.243]. Lời nhận định này là gợi mở quan trọng cho chúng tôi nghiên cứu vai trò “nút chuyển” của kịch bản tuồng Đào Tấn trong lịch sử thể loại tuồng cũng như văn học, văn hóa dân tộc.

Nghiên cứu một số vấn đề nội dung và nghệ thuật kịch bản tuồng của ông trong tương quan với tuồng cổ, tuồng pho ở giai đoạn trước và tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh, tuồng đồ ở giai đoạn sau là một công việc cần thiết giúp chúng ta đánh giá được xu thế vận động phát triển của kịch bản văn học tuồng và vị thế của tuồng Đào Tấn trong văn học Việt Nam trung - cận đại.

1.4. Là một thể loại của văn học trung đại, hơn thế còn là một thể loại văn học đặc thù, có sự gắn kết mật thiết với sân khấu truyền thống và văn hóa dân tộc song lâu nay tuồng vẫn là khoảng trống trong nội dung giảng dạy văn học ở các cấp và khá xa lạ với người học. Ngay cả trong các giáo trình chuyên ngành văn học, văn hóa, nội dung về tuồng được đề cập đến vẫn còn khá dè dặt. Với đề tài này, người viết hi vọng có thể bổ sung thêm một nguồn tư liệu tham khảo giúp cho việc giảng dạy, học tập văn học, văn hóa trong nhà trường được đa dạng và phong phú hơn. Mặt khác, với đề tài này, người viết mong muốn góp phần nhỏ bé vào công cuộc bảo tồn, phát triển nghệ thuật tuồng trở thành “quốc kịch” của Việt Nam và giới thiệu, quảng bá “quốc hồn, quốc túy” của người Việt cùng tên tuổi danh nhân Đào Tấn đến bạn bè quốc tế.

2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu

Luận án đi sâu vào nghiên cứu một số vấn đề về nội dung và nghệ thuật kịch bản tuồng Đào Tấn nhằm đánh giá vị trí, vai trò tuồng bản của ông trong văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX. Luận án phần nào so sánh tuồng Đào Tấn với tuồng cổ, tuồng pho trước đó và tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh, tuồng hài, tuồng Văn thân sau này để làm sáng rõ hơn quá trình vận động, phát triển của thể loại tuồng và phần nào xác lập tính thể loại của tuồng trong nền văn học dân tộc.


2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

2.2.1. Xác lập các luận điểm về một số vấn đề nội dung và nghệ thuật tuồng Đào Tấn trên cơ sở khảo sát 9 kịch bản tuồng hiện tồn của ông.

2.2.2. Tìm hiểu cơ sở tiền đề và những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển đỉnh cao của thể loại tuồng trong nửa cuối thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX, trong đó có tuồng Đào Tấn.

2.2.3. Khái quát một số phương diện nội dung và nghệ thuật kịch bản tuồng Đào Tấn nhìn từ xu hướng vận động của thể loại kịch bản tuồng; trong mối quan hệ đối sánh với các tác giả Nguyễn Diêu, Bùi Hữu Nghĩa, Nguyễn Hiển Dĩnh và một số tác giả khác sau này; trong mối quan hệ với lịch sử nhà Nguyễn giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX; trong giai đoạn có sự chuyển giao mạnh mẽ về văn hóa, văn học.

2.2.4. Phân tích một số cách tân trong kịch bản tuồng Đào Tấn về tư tưởng, chủ đề, cảm hứng, loại hình nhân vật, kết cấu, ngôn ngữ… để thấy được những đóng góp nghệ thuật của ông cho nền văn học, văn hóa nước nhà.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của đề tài là một số vấn đề nội dung và nghệ thuật kịch bản tuồng Đào Tấn, thông qua khảo sát, phân tích 9 kịch bản tuồng hiện tồn của ông gồm:

- Các kịch bản tuồng do ông chỉnh lý, nhuận sắc: Sơn Hậu (chủ yếu sửa ở Hồi III), Khuê các anh hùng (chỉnh lý từ Hồi II của Tam nữ đồ vương), Đào Phi Phụng (sửa sơ qua, nhất là Hồi IV).

- Các kịch bản tuồng do ông sáng tác: Tân Dã đồn, Diễn võ đình, Cổ Thành, Trầm Hương các, Hộ sinh đàn (viết chung với con trai là Đào Nhụy Thạch), Hoàng Phi Hổ quá Giới Bài quan (lấy từ Hồi II, tuồng Gián thập điều).

Theo các nhà nghiên cứu, Đào Tấn sáng tác, chỉnh lý, nhuận sắc hơn 40 kịch bản. Trong luận án này, chúng tôi chọn 9 kịch bản nêu trên vì hầu hết các vở tuồng được ông sáng tác chủ yếu tập trung vào ba giai đoạn:

- Khi còn trẻ: Đào Tấn viết Tân Dã đồn .

- Khi làm quan dưới thời Tự Đức (1872 – 1878): Ông phụng sắc viết các pho tuồng liên hồi: Đãng khấu, Bình địch, Tam bảo thái giám thủ bửu, Tứ quốc lai vương, Quần trân hiến thụy, Vạn bửu trình tường.

- Khi hai lần làm tổng đốc An Tĩnh: Lần thứ nhất (1889-1893): Ông chỉnh lí kịch bản tuồng Sơn Hậu, Khuê các anh hùng, Đào Phi Phụng và sáng tác Diễn võ đình; Lần thứ hai (1898 – 1902): Ông sáng tác Cổ Thành, Trầm Hương các, Hộ sinh đàn, Hoàng Phi Hổ quá Giới Bài quan.


Cho đến nay, hầu hết các vở tuồng Đào Tấn viết dưới thời Tự Đức không còn tồn tại một cách nguyên vẹn, đầy đủ. Các cơ quan lưu trữ thời Nguyễn, thân nhân, bạn bè đều không lưu giữ và không sưu tầm lại được nên không rõ diện mạo cụ thể các tuồng bản đó thế nào. Bản thân Đào Tấn cũng ít nhắc đến các tuồng bản phụng sắc viết. Một số hồi của các pho tuồng trên sau này được các nhà nghiên cứu sưu tầm nhưng cũng chỉ được diễn ở Duyệt Thị đường ít lần và về sau không thấy lưu truyền biểu diễn rộng rãi ra bên ngoài nữa. Ngược lại, các kịch bản tuồng do ông sáng tác và chỉnh lí còn tương đối đầy đủ, được lưu giữ trong gia đình Đào Tấn, trong các gánh tuồng, và có trong tay một số nhà sưu tầm. Như vậy, di sản tuồng ông để lại có 40 kịch mục nhưng thực tế chỉ còn 9 kịch bản tuồng tương đối đầy đủ như đã nêu ở trên. Vì thế, các nghiên cứu về tuồng Đào Tấn hiện nay hầu như chỉ có thể dựa vào 9 văn bản này. Hơn nữa, đây là 9 tác phẩm tiêu biểu nhất của ông, mà như Hoàng Chương nhận xét “Đó thật sự là sáng tạo riêng và đó là

những vở tuồng làm nên tên tuổi nhà soạn tuồng kiệt xuất Đào Tấn” [33, tr.81].

3.2. Phạm vi nghiên cứu

3.2.1. Phạm vi nội dung:

Luận án giới thiệu, mô tả những nét khát quát về Đào Tấn và các kịch bản tuồng hiện tồn của ông thông qua việc khảo sát, phân tích, đánh giá 9 tuồng bản tiêu biểu.

Luận án khái quát một số vấn đề về nội dung và nghệ thuật kịch bản tuồng Đào Tấn trên các phương diện: ý thức hệ chi phối tác phẩm, tư tưởng, chủ đề, cảm hứng, kết cấu, nhân vật, không gian, thời gian nghệ thuật, văn thể… từ đó đánh giá vị trí, vai trò của kịch bản tuồng của ông đối với thể loại tuồng cũng như với văn học, văn hóa Việt Nam.

3.2.2. Phạm vi tư liệu:

Hiện nay các kịch bản tuồng của Đào Tấn xuất hiện rải rác trong một số hợp tuyển. Tư liệu chính mà chúng tôi sử dụng trong Luận án là công trình Đào Tấn, tuồng hát bội, (Vũ Ngọc Liễn biên khảo, nhà xuất bản Sân khấu ấn hành năm 2005). Chúng tôi chọn công trình này vì:

Tuồng là nghệ thuật sân khấu truyền thống có phương thức lưu truyền chủ yếu bằng diễn xướng và truyền miệng nên vấn đề dị bản là không tránh khỏi. Việc lựa chọn văn bản chính xác nhất để khảo sát các giá trị kịch bản tuồng Đào Tấn gặp rất nhiều khó khăn. Cho đến nay, công trình Đào Tấn, tuồng hát bội do Vũ Ngọc Liễn biên khảo là công trình tập hợp đầy đủ nhất các tác phẩm tuồng hiện tồn của ông. Tư liệu dùng để phiên âm, khảo dị, hiệu đính, chú thích được lấy từ các nguồn đáng tin cậy như các bản sưu tầm, chép tay của Quách Tấn, Đào Chi Tiên, Trúc Tiên, Mạc Như Tòng, Tống Phước Phổ, Phan Hiền,


Phạm Hoàng Chinh, Phạm Phú Tiết, Đỗ Văn Hỷ… Đây là công trình khá phổ biến trong học giới, và đã được nhiều người lựa chọn làm văn bản cơ sở khi nghiên cứu Đào Tấn. Vì vậy, để thống nhất trong việc trích dẫn ngữ liệu khi phân tích, chúng tôi chỉ dùng văn bản trong công trình do Vũ Ngọc Liễn biên khảo.

Để phục vụ cho việc so sánh, chúng tôi sử dụng thêm tư liệu thơ và từ của Đào Tấn, một số kịch bản tuồng của Nguyễn Diêu, Bùi Hữu Nghĩa, Nguyễn Hiển Dĩnh, một số kịch bản chèo, kịch bản kịch nói hiện đại khác.

4. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp sau:

4.1. Phương pháp nghiên cứu theo thể loại

Kịch bản tuồng được tiếp cận một cách hệ thống dưới góc nhìn thể loại với những tiêu chí riêng về nội dung và nghệ thuật. Cũng như các thể loại khác, kịch bản tuồng được xác định với những nguyên tắc tổ chức nghệ thuật đặc thù (thi pháp tác giả, thi pháp nội dung tư tưởng, thi pháp kết cấu, thi pháp ngôn ngữ, thi pháp nhân vật, thi pháp không gian, thời gian…), nhưng nó không tĩnh tại mà biến đổi không ngừng theo sự vận động, phát triển của quan niệm văn học và xã hội mỗi giai đoạn lịch sử. Trong quá trình tồn tại, kịch bản tuồng không đứng đơn lẻ, biệt lập mà có sự giao thoa với các thể loại khác. Phương pháp nghiên cứu theo thể loại là chìa khóa quan trọng cho phép người nghiên cứu không chỉ nhận diện bản chất mà cả tính lịch sử của kịch bản tuồng, vị trí của tuồng bản Đào Tấn trong dòng chảy thể loại kịch hát dân tộc và văn học trung đại Việt Nam.

4.2. Nghiên cứu văn học từ góc độ thi pháp học

Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Thi pháp học là khoa học nghiên cứu thi pháp, tức hệ thống các phương thức, phương tiện, thủ pháp biểu hiện đời sống bằng hình tượng nghệ thuật trong sáng tác văn học. Mục đích của thi pháp học là chia tách và hệ thống hóa các yếu tố của văn bản nghệ thuật tham gia vào sự tạo thành thế giới nghệ thuật, ấn tượng thẩm mỹ và chiều sâu phản ánh của sáng tác nghệ thuật” [60, tr.304]. Nói cách khác, hình thức nghệ thuật mang giá trị nội dung là đối tượng chiếm lĩnh chủ yếu của thi pháp học. Vì vậy, nghiên cứu kịch bản tuồng Đào Tấn ở bình diện văn học không thể tách rời lý thuyết thi pháp học.

4.3. Phương pháp tiếp cận liên ngành

Bằng phương pháp tiếp cận liên ngành, chúng tôi vận dụng các thành tựu nghiên cứu của các bộ môn khoa học xã hội như: Văn bản học, Hán Nôm, Sử học, Văn hóa học,


Lý luận và phê bình sân khấu, Tâm lý học, Xã hội học… nhằm nghiên cứu một số vấn đề nội dung và nghệ thuật kịch bản tuồng Đào Tấn ở nhiều phương diện khác nhau để đánh giá một cách toàn diện di sản tuồng quý báu mà ông để lại.

Cùng với những phương pháp nghiên cứu trên, luận án còn sử dụng kết hợp các phương pháp và các thao tác nghiên cứu khoa học khác như so sánh, thống kê, phân loại, phân tích, tổng hợp, miêu tả, đánh giá, cấu trúc, hệ thống…

5. Đóng góp của luận án

- Thứ nhất, luận án khảo sát và phân tích 9 tuồng bản hiện tồn trên nhiều phương diện khác nhau để chỉ ra một số vấn đề nội dung và nghệ thuật tiêu biểu của kịch bản tuồng Đào Tấn.

- Thứ hai, luận án góp phần khẳng định tài năng và những đóng góp của Đào Tấn trên phương diện văn học, giúp cho việc nghiên cứu sự nghiệp, di sản “Hậu tổ tuồng” một cách toàn diện và có hệ thống hơn. Mặt khác, đặt Đào Tấn trong tiến trình phát triển của thể loại tuồng, luận án góp phần xác lập vị trí, vai trò của ông đối với thể loại văn học này cũng như đối với nền văn hóa, văn học Việt Nam.

- Thứ ba, luận án chỉ ra xu hướng “chuyển dịch”, “thử nghiệm” và “tự đổi mới” trong các sáng tác tuồng của Đào Tấn. Đây là một trong những phát hiện mới làm phong phú thêm cho đặc điểm thi pháp nghệ thuật tuồng của tác giả này. Có thể nói, ở một chừng mực nhất định, thông qua việc khảo sát kịch bản tuồng Đào Tấn, luận án chỉ ra được một số điểm đáng chú ý về dấu hiệu tan rã của ý thức hệ Nho giáo; sự khẳng định dần của cái tôi cá nhân; sự xuất hiện của thời gian đồng hiện, không gian phi vật lý … trong các tác phẩm của ông. Những dấu hiệu đó khiến chúng ta hình dung đến sự chuyển mình và tiệm cận dần của văn học trung đại sang văn học cận – hiện đại.

6. Cấu trúc của luận án

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục các công trình nghiên cứu của tác giả có liên quan đến đề tài luận án, thư mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận án được triển khai thành bốn chương:

Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Chương 2. Tiền đề cơ bản của kịch bản tuồng Đào Tấn

Chương 3. Nội dung cơ bản kịch bản tuồng Đào Tấn

Chương 4. Một số phương diện nghệ thuật kịch bản tuồng Đào Tấn

Xem tất cả 263 trang.

Ngày đăng: 20/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí