Kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ - 6

triển giao tiếp nói riêng và nhân cách của trẻ nói chung. Chính gia đình là môi trường nâng đỡ, gắn bó suốt cuộc đời của mỗi trẻ. Các thành viên trong gia đình cần có tình đoàn kết, tình yêu thương giữa các thành viên với nhau, đem lại cho trẻ một cảm giác an toàn. Khi biết trẻ chính là trẻ tự kỷ, các thành viên trong gia đình cần bình tĩnh vượt qua cú sốc về tâm lý, chấp nhận tình trạng bệnh lý của trẻ và quyết tâm tìm mọi cách tốt nhất để can thiệp, chữa trị cho trẻ. Các thành viên trong gia đình cần có tinh thần đoàn kết, tình yêu thương giữa các thành viên, tất cả mọi thành viên trong gia đình đều tập trung chăm sóc, dạy trẻ thì trẻ có cơ hội phát triển tốt, tiến bộ nhanh. Các thành viên trong gia đình cần phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ. Rèn cho trẻ sự tập trung chú ý khi tham gia các hoạt động, dạy cho trẻ cách bắt chước, hiểu từng âm thanh, hành động, lời nói của người lớn để trẻ chủ động vận dụng vào các tình huống giao tiếp hằng ngày.

* Môi trường bạn bè: Tình bạn là yếu tố vô cùng quan trọng đối với lòng tự trọng và là thước đo để trẻ có thể tự đánh giá bản thân mình. Thông qua tình bạn, trẻ có thể so sánh mình với các bạn, chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn thường nhật với các bạn cùng trang lứa, nhờ đó hình thành nên sự đồng cảm và thấu hiểu lẫn nhau. Trong mối quan hệ bạn bè, trẻ khao khát muốn trở thành đối tượng chú ý và đánh giá của bạn cùng tuổi.

Trẻ có khuynh hướng khẳng định những phẩm chất tốt của mình và có nhu cầu được bạn thừa nhận và tôn trọng. Vì vậy, trẻ sẽ luôn cố gắng hết mình để khẳng định bản thân. Tuy nhiên, nếu trẻ thường xuyên bị thua kém bạn và các bạn trong lớp không tôn trọng trẻ thì trẻ sẽ có cảm giác bị bỏ rơi, nảy sinh tính không cởi mở, tính thụ động, tính thù hằn. Chính vì thế khi xây dựng vòng tay bạn bè cho trẻ thì phải chọn lựa những trẻ có thái độ tốt, thông cảm, mong muốn giúp đỡ bạn yếu hơn… để làm những người hỗ trợ đồng đẳng.

Đối với trẻ ở độ tuổi mầm non, đặc điểm của trẻ trong các hoạt động hằng ngày là chơi cạnh nhau, chơi cùng nhau. Giáo viên là cầu nối tổ chức

các hoạt động để trẻ tham gia cùng các bạn. Chính vì vậy, bạn bè có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển nhân cách của trẻ nói chung và KNGT nói riêng. Bạn bè là động cơ, là động lực thúc đẩy trẻ xuất hiện nhu cầu giao tiếp và cũng chính trong khi giao tiếp, tương tác với các bạn trẻ được hình thành, phát triển, củng cố, sửa chữa KNGT của mình.

Hiểu được những khó khăn này, người giáo viên sẽ lên kế hoạch và tổ chức những hoạt động phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ nhằm cải thiện tình trạng giao tiếp một cách khoa học và có hiệu quả dưới nhiều hình thức khác nhau.

Như vậy, yếu tố môi trường có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giáo dục trẻ bình thường nói chung và trẻ tự kỷ nói riêng. Thông qua việc tổ chức các hoạt động trong môi trường và những tác động trong mối quan hệ tương tác mà người giáo viên có thể kiểm soát, nâng cao được những hành vi, những KNGT ở trẻ tự kỷ.

* Môi trường lớp học

Theo các tác giả Samuel A.Kirk, James J.Gallagher và Nicholas J.Anastaslow các yếu tố của một môi trường lớp học hòa nhập bao gồm:

+ Sắp xếp, tổ chức cơ sở, điều kiện vật chất lớp học bao gồm: kích cỡ lớp học, sử dụng không gian, trang trí các bức tường, ánh sáng, sử dụng nền nhà, các tủ chứa đồ dùng học tập.

+ Nề nếp lớp học gồm nề nếp các môn học và nề nếp tổ chức các hoạt động.

+ Bầu không khí, thái độ và cách cư xử của các thành viên trong lớp học.

+ Quản lí hành vi của trẻ trong lớp học gồm những quy định của lớp học, sự giám sát, kiểm tra và những chiến lược khuyến khích.

+ Sử dụng thời gian bao gồm thời gian học tập và thời gian chuyển giao giữa các hoạt động.

Theo các chuyên gia nghiên cứu giáo dục trẻ tự kỷ thì môi trường giáo dục hòa nhập có những ảnh hưởng tích cực đối với trẻ tự kỷ trên những

phương diện như: giúp trẻ xóa bỏ mặc cảm, tự ti; vốn từ triển nhanh hơn; giao tiếp của trẻ phát triển nhanh hơn, phát triển tính độc lập sáng tạo ở trẻ nhanh hơn…

Như vậy môi trường giáo dục hòa nhập là môi trường phát triển KNGT tốt nhất cho trẻ tự kỷ.

* Môi trường xã hội

Môi trường xã hội bao gồm: chính trị, kinh tế, văn hoá, thể thao, lịch sử, giáo dục...mà trẻ đều tham gia vào. Môi trường xã hội đóng vai trò quan trọng đối với việc phát triển KNGT cho trẻ. Một môi trường xã hội tốt thì các nhân tố cấu thành môi trường sẽ bổ trợ cho nhau, hỗ trợ nhau tạo một cơ sở nền tảng cho trẻ được cơ hội được can thiệp và chữa trị kịp thời, được đi học, được hưởng các chính sách và được hưởng đầy đủ các quyền: được chăm sóc, được yêu thương, được học tập, được sống... đó là yếu tố vô cùng quan trọng góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và phát triển KNGT cho trẻ nói riêng.

Cần tạo dựng một môi trường xã hội tốt trong chăm sóc, giáo dục trẻ. Giúp trẻ tránh xa các tệ nạn của xã hội như: đánh nhau, cãi nhau, nghiện hút…xây dựng một tâm hồn của trẻ trong sáng, lành mạnh. Khi đi ra ngoài xã hội trẻ không bị phân biệt đối xử, bị gán mác gọi tên. Khi trẻ gặp khó khăn được mọi người giúp đỡ. Khi sang hàng xóm chơi trẻ được mọi người chào đón thân thiện. Mối quan hệ giữa trẻ với mọi người trong gia đình như: bố, mẹ, ông, bà, anh, chị, em … Tất cả mọi người đều phải có nỗ lực để kích trẻ xuất hiện nhu cầu giao tiếp và phát triển KNGT.

Như vậy, các yếu tố trên đều có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến việc phát triển KNGT của trẻ tự kỷ. Cần xem xét những yếu tố trên như là những nguyên nhân dẫn đến khó khăn của trẻ về KNGT, để từ đó có các biện pháp phù hợp giúp khắc phục những khiếm khuyết ở trẻ.

Tiểu kết chương 1

Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam về kĩ năng, kĩ năng giao tiếp cho thấy: Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về kĩ năng và kĩ năng giao tiếp trong các nghiên cứu đã góp phần tạo ra cơ sở lý luận phong phú về vấn đề này. Tuy nhiên, những nghiên cứu về kĩ năng giao tiếp cho một nhóm đối tượng là trẻ tự kỷ thì còn ít được quan tâm.

Kĩ năng giao tiếp của của trẻ tự kỷ là sự vận dụng những tri thức, kinh nghiệm… vào các hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, với từng đối tượng cụ thể, nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu của hoạt động giao tiếp.

Kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ bao gồm các nhóm kĩ năng cơ bản sau: nhóm kĩ năng tập trung chú ý, nhóm kĩ năng bắt chước, nhóm kĩ năng luân phiên, nhóm kĩ năng hiểu ngôn ngữ và nhóm kĩ năng sử dụng ngôn ngữ. Đó là những nhóm kĩ năng tiền đề, quan trọng để giúp trẻ phát triển khả năng giao tiếp.

Kĩ năng giao tiếp của trẻ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố trong đó có các yếu tố như: Môi trường xã hội; Môi trường lớp học; Môi trường bạn bè; Gia đình; Năng lực của giáo viên.

Chương 2

TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Tổ chức nghiên cứu

2.1.1. Khách thể và địa bàn nghiên cứu

2.1.1.1. Khách thể nghiên cứu

Tổng số khách thể được nghiên cứu là 148 người, trong đó khách thể chính là 88 trẻ tự kỷ, ngoài ra còn có 40 giáo viên và 20 phụ huynh có con bị tự kỷ đang theo học tại 2 trung tâm thuộc diện nghiên cứu. Khách thể được phân bố cụ thể như sau:

Bảng 2.1. Phân bố mẫu nghiên cứu


Các tham số

Trung tâm

Tổng

A.E

H.H

Số lượng trẻ tự kỷ

43

45

88

Mức độ tự kỷ

Nhẹ

19

25

44

Trung bình

6

8

14

Nặng

18

12

30

Độ tuổi

4 – 7

20

17

37

8 – 12

23

28

51

Số lượng giáo viên

18

22

40

Phụ huynh

10

10

20

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ - 6


Tất cả các trẻ đều có xác nhận của Khoa Tâm thần – Bệnh viện Nhi Trung Ương về mức độ tự kỷ.

2.1.1.2. Địa bàn nghiên cứu

- Thành phố Hà Nội: Qua một thời gian tìm hiểu tình hình trị liệu và giảng dạy cho trẻ tự kỷ ở một số trung tâm, ở các gia đình có con bị tự kỷ trên địa bàn thành phố Hà Nội, tôi quyết định sẽ tiến hành điều tra nghiên cứu trên

một số trẻ đang được trị liệu tại cơ sở trị liệu cho trẻ tự kỷ Albert Einstein thuộc quận Hoàng Mai và cơ sở Happy House thuộc quận Đống Đa. Hai trung tâm này đã và đang sử dụng nhiều phương pháp khác nhau trong việc dạy trẻ tự kỷ; được tiến hành bởi các kỹ thuật viên, chuyên viên tâm lý, các cô giáo tốt nghiệp từ khoa giáo dục đặc biệt, khoa sư phạm mầm non. Các trung tâm này cũng thường xuyên nâng cao chuyên môn cho giáo viên thông qua việc tổ chức các buổi tập huấn với chuyên gia nước ngoài, với các thành viên của Van (Mạng lưới người tự kỷ Việt Nam). Đặc biệt, kết quả của quá trình trị liệu được các bác sĩ chuyên khoa Tâm thần lượng giá theo từng giai đoạn trị liệu và lứa tuổi của trẻ.

2.1.2. Tổ chức nghiên cứu

Chúng tôi tiến hành thực hiện luận văn từ tháng 3 năm 2014 đến tháng 1 năm 2015 với các nhiệm vụ cụ thể như sau:

2.1.2.1. Nghiên cứu lý luận

- Thời gian: từ tháng 3 năm 2014 đến tháng 6 năm 2014.

- Mục đích nghiên cứu: Từ nghiên cứu lý luận xác định quan điểm chủ đạo trong việc nghiên cứu kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ và một số yếu tố ảnh hưởng đến các kĩ năng này của trẻ trong thực tiễn.

- Nội dung nghiên cứu:

+ Khái quát lịch sử các nghiên cứu trong và ngoài nước về những vấn đề liên quan đến kĩ năng, kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ. Từ đó, xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.

+ Xác định các khái niệm công cụ như trẻ tự kỷ, giao tiếp, giao tiếp của trẻ tự kỷ, kĩ năng, kĩ năng giao tiếp và kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ.

- Cách thức: đọc, phân tích các tài liệu liên quan đến đề tài của luận văn.

2.1.2.2. Nghiên cứu thực tiễn

- Giai đoạn tìm hiểu các kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ để xây dựng phiếu điều tra.

+ Mục đích: Tìm ra các kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ để nghiên cứu và xây dựng công cụ điều tra.

+ Cách tiến hành: Tiến hành phân tích, tổng hợp các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả trong và ngoài nước về kĩ năng và kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ. Đồng thời lấy ý kiến của một số giáo viên đã và đang trực tiếp giảng dạy, trị liệu và chăm sóc trẻ tự kỷ. Ngoài ra, xin ý kiến của các cán bộ quản lý, các chuyên gia về các kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ; các yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ; các khó khăn về giao tiếp của trẻ tự kỷ. Giai đoạn này, chúng tôi sử dụng các câu hỏi mở để các khách thể trả lời những vấn đề liên quan.

+ Thời gian tiến hành: từ tháng 7 năm 2014 đến tháng 10 năm 2014.

- Giai đoạn chuẩn bị nghiên cứu:

+ Thiết kế công cụ nghiên cứu gồm: Phiếu khảo sát dành cho giáo viên đang trực tiếp dạy trẻ tự kỷ; Bảng đánh giá kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ; Bảng phỏng vấn phụ huynh.

+ Chuẩn bị địa bàn nghiên cứu: Khảo sát tình hình trị liệu trẻ tự kỷ tại hai cơ sở Albert Einstein và Happy House để lên kế hoạch nghiên cứu cho phù hợp.

+ Thời gian tiến hành: từ tháng 7 năm 2014 đến tháng 10 năm 2014.

- Giai đoạn điều tra thử:

+ Mục đích: Xác định mức độ rõ ràng của các câu hỏi, mức độ thu thập thông tin, ý nghĩa và độ tin cậy của bảng hỏi và chỉnh sửa và hoàn thiện bảng hỏi.

+ Khách thể điều tra thử: 30 trẻ tự kỷ và 5 giáo viên.

+ Hình thức điều tra thử: Điều tra bằng bảng hỏi, bảng đánh giá kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ và phỏng vấn.

+ Cách thức xử lý số liệu: Dữ liệu thu thập từ khảo sát thử được xử lý bằng chương trình SPSS, phiên bản 16.0. Chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích hệ số Alpha của Cronbach phân tích độ tin cậy, đo độ giá trị của thang đo, mức độ ổn định của các biểu hiện của từng kỹ năng trong bảng hỏi. Trên

cơ sở hệ số Alpha tìm được, chúng tôi tiến hành điều chỉnh hoặc loại bỏ những biểu hiện trong từng kĩ năng được xem là có giá trị thấp.

- Giai đoạn điều tra chính thức:

+ Tiến hành đánh giá kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ, phát phiếu điều tra cho giáo viên, phỏng vấn 20 phụ huynh để thu thập thêm thông tin cho luận văn.

+ Thời gian tiến hành: từ tháng 11 năm 2014 đến tháng 1 năm 2015.

- Giai đoạn viết luận văn: Dựa trên những dữ liệu thu thập được từ giai đoạn điều tra chính thức, chúng tôi tiến hành phân tích, xử lý số liệu để lấy cơ sở hoàn thiện cho kết quả nghiên cứu của mình.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận

- Mục đích nghiên cứu lý luận:

+ Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước về vấn đề có liên quan đến kĩ năng, kĩ năng giao tiếp, trẻ tự kỷ, kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ.

+ Hệ thống hóa một số lý luận cơ bản liên quan tới các khái niệm: kĩ năng, kĩ năng giao tiếp, trẻ tự kỷ, kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ. Bên cạnh đó, làm rõ các yếu tố tác động đến các kĩ năng này.

+ Xây dựng khung lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu, từ đó xác lập quan điểm chỉ đạo việc nghiên cứu kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ.

- Nội dung nghiên cứu lý luận:

+ Phân tích, tổng hợp những công trình nghiên của các tác giả trong và ngoài nước về kĩ năng, kĩ năng giao tiếp, trẻ tự kỷ, kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ, chỉ ra những vấn đề còn tồn tại ở các nghiên cứu này để tiếp tục nghiên cứu.

+ Xác định các khái niệm công cụ và các vấn đề liên quan đến nghiên cứu.

+ Xác định nội dung nghiên cứu thực tiễn: dựa vào kết quả tổng hợp của phần lý thuyết, xác định các yếu tố cần khảo sát, nghiên cứu trong thực tiễn là: Xác định các biểu hiện của các kỹ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ. Phân tích một số yếu tố tác động đến kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ.

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 17/05/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí