Khu hệ Thân mềm Chân bụng Mollusca: Gastropoda ở nước ngọt và trên cạn Thừa Thiên Huế - 2

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Thống kê số loài Chân bụng nước ngọt đã được ghi nhận ở Việt Nam .10 Bảng 1.2. Thống kê số loài Chân bụng ở cạn đã được ghi nhận ở Việt Nam .. 17 Bảng 3.1. Thành phần loài Chân bụng ở nước ngọt nội địa Thừa tại Thiên Huế. 44 Bảng 3.2. Tỷ lệ % giống và loài trong các họ Chân bụng ở nước ngọt nội địa tại Thừa Thiên Huế 46

Bảng 3.3. Độ đa dạng, mức độ đồng đều số lượng cá thể của loài trong từng sinh cảnh ở nước ngọt nội địa tại Thừa Thiên Huế 47

Bảng 3.4. Thành phần địa động vật trong các họ thuộc lớp Chân bụng ở nước ngọt nội địa tại Thừa Thiên Huế 49

Bảng 3.5. Thành phần loài Chân bụng ở cạn tại Thừa Thiên Huế 52

Bảng 3.6. Tỷ lệ % giống và loài trong các họ Chân bụng ở cạn tại Thừa Thiên Huế 56

Bảng 3.7. Độ đa dạng, mức độ đồng đều số lượng cá thể trong từng sinh cảnh ở cạn tại Thừa Thiên Huế 57

Bảng 3.8. Thành phần địa động vật trong các họ thuộc lớp Chân bụng ở cạn tại Thừa Thiên Huế 60

Bảng 3.9. Số lượng và tỷ lệ các taxon lớp Chân bụng ở nước ngọt nội địa theo sinh cảnh tại Thừa Thiên Huế 126

Bảng 3.10. Chỉ số tương đồng của Chân bụng ở nước ngọt nội địa giữa các sinh cảnh tại Thừa Thiên Huế 127

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

Bảng 3.11. Số lượng và tỷ lệ các taxon Chân bụng ở cạn theo sinh cảnh tại Thừa Thiên Huế 128

Bảng 3.12. Chỉ số tương đồng của Chân bụng ở cạn giữa các sinh cảnh tại Thừa Thiên Huế 129

Khu hệ Thân mềm Chân bụng Mollusca: Gastropoda ở nước ngọt và trên cạn Thừa Thiên Huế - 2

Bảng 3.13. Tỷ lệ Chân bụng ở cạn theo đai độ cao tại Thừa Thiên Huế 130

Bảng 3.14. Danh sách các loài Chân bụng ở nước ngọt có giá trị sử dụng hoặc gây hại tại Thừa Thiên Huế 131

Bảng 3.15. Danh sách các loài Chân bụng ở cạn có giá trị sử dụng hoặc gây hại tại Thừa Thiên Huế 133

Bảng 3.16. Đa dạng loài Chân bụng ở cạn và số loài đặc hữu tại các địa điểm nghiên cứu ở Thừa Thiên Huế 139

DANH MỤC HÌNH


Hình 2.1. Bản đồ vị trí thu mẫu tại khu vực nghiên cứu 33

Hình 2.2. Hình thái vỏ, cách tính kích thước và các thuật ngữ dùng trong phân loại ốc 36

Hình 2.3. Một số đặc điểm phân loại ở Pupinidae 37

Hình 2.4. Một số đặc điểm phân loại ở họ Clausiliidae 37

Hình 2.5. Cách đo kích thước dùng trong phân loại họ Streptaxidae 38

Hình 2.6. Hình thái, cấu trúc ngoài và đặc điểm dùng trong phân loại sên trần… 38

Hình 3.1. Số lượng giống và loài của các họ Chân bụng ở nước ngọt nội địa tại Thừa Thiên Huế 46

Hình 3.2. Độ đa dạng và mức độ đồng đều số lượng cá thể trong từng sinh cảnh ở nước ngọt nội địa tại Thừa Thiên Huế 47

Hình 3.3. So sánh đường cong tích lũy kỳ vọng số lượng taxon của bốn bộ mẫu Chân bụng từ các sinh cảnh ở nước ngọt nội địa tại Thừa Thiên Huế 48

Hình 3.4. Biểu đồ tỷ lệ tính chất địa lý động vật trong khu hệ Chân bụng ở nước ngọt nội địa tại Thừa Thiên Huế 50

Hình 3.5. Số lượng giống và loài của các họ Chân bụng ở cạn tại Thừa Thiên Huế 56

Hình 3.6. Độ đa dạng và mức độ đồng đều số lượng cá thể trong từng sinh cảnh ở cạn tại Thừa Thiên Huế 57

Hình 3.7. So sánh đường cong tích lũy kỳ vọng số lượng taxon của ba bộ mẫu Chân bụng từ các sinh cảnh trên cạn tại Thừa Thiên Huế 58

Hình 3.8. Biểu đồ tỷ lệ tính chất địa lý động vật trong khu hệ Chân bụng ở cạn Thừa Thiên Huế 61

Hình 3.9. So sánh đường cong tích lũy kỳ vọng số lượng taxon của hai bộ mẫu Chân bụng từ môi trường nước ngọt và trên cạn tại Thừa Thiên Huế 64

Hình 3.10. A. Pila scutata, B. Pila virescens, C. Pomacea canaliculata,

D. Angulyagra boettgeri, E. Angulyagra polyzonata, F.Cipangopaludina lecythoides, G. Filopaludina martensi, H. Filopaludina sumatrensis 72

Hình 3.11. A. Sinotaia quadrata, B. Sulcospira dakrongensis, C. Sulcospira tourannensis, D. Melanoides tuberculata, E. Mieniplotia scabra, F. Tarebia granifera 77

Hình 3.12. A. Gabbia fuchsiana, B. Parafossarulus manchouricus, C. Indoplanorbis exustus, D. Gyraulus convexiusculus, E. Polypylis hemisphaerula, F. Radix plicatula 83

Hình 3.13. A. Georissa chrysacme, B. Aphanoconia derouledei, C. Alycaeus eydouxi, D. Cyclophorus dodrans fasciatus, E. Cyclophorus sp., F. Cyclotus porrectus 87

Hình 3.14. A. Lagocheilus scissimargo, B. Lagochilus sp., C. Leptopoma annamiticum, D. Opisthoporus beddomei, E. Opisthoporus thuathienhuensis, F. Platyrhaphe leucacme 91

Hình 3.15. A. Pterocyclos anguliferus, B. Diplommatina sp., C. Coptocheilus maunautim, D. Pollicaria rochebruni, E. Pupina artata, F. Pupina douville 95

Hình 3.16. A. Pupina sp., B. Allopeas gracile, C. Glessula paviei,

D. Lissachatina fulica, E. Paropeas achatinaceum, F. Subulina octona, G. Deroceras laeve 101

Hình 3.17. A. Macrochlamys indica, B. Macrochlamys sp., C. Megaustenia siamensis, D. Microcystina annamitica, E. Parmarion martensi, F. Sesara annamitica 105

Hình 3.18. A. Acusta tourannensis, B. Aegista subinflexa, C. Bradybaena similaris, D. Camaena gabriellae, E-F, Camaena sp 109

Hình 3.19. A. Camaenella fruhstorferi, B. Ganesella acris, C. Plectotropis chondroderma, D. Trichochloritis insularis, E. Kaliella difficilis, F. Kaliella dorri 112

Hình 3.20. A. Kaliella tongkingensis, B. Oospira haivanensis, C. Sinoennea irregularis, D. Quantula tenera, E. Macrocycloides crenulata, F. Meghimatium pictum 118

Hình 3.21. A-B. Discartemon discus, C. Huttonella bicolor, D-E. Haploptychius bachmaensis, F. Trochomorpha paviei, G. Laevicaulis alte 123

Hình 3.22. A-C. Perrottetia namdongensis, D-F. Perrottetia aberrata 124

Hình 3.23. Số lượng loài, giống và họ Chân bụng ở nước ngọt nội địa theo sinh cảnh tại Thừa Thiên Huế 126

Hình 3.24. Số lượng loài, giống và họ Chân bụng ở cạn theo sinh cảnh tại Thừa Thiên Huế 129

Hình 3.25. Số lượng loài, giống, họ Chân bụng ở cạn theo đai độ cao tại Thừa Thiên Huế 130

MỞ ĐẦU


1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI


Lớp Chân bụng (Gastropoda Cuvier, 1795) là lớp phong phú nhất trong ngành Thân mềm (Mollusca) có số lượng loài từ 60.000-80.000 [62]. Phần lớn Chân bụng sống ở biển và trên cạn, một số sống ở nước ngọt hoặc kí sinh ngoài trên cơ thể động vật. Chúng giữ vai trò quan trọng trong các hệ sinh thái và có quan hệ mật thiết với đời sống con người.

Lớp Chân bụng có vai trò to lớn đối với con người do lợi ích của chúng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhiều loài Chân bụng có thành phần dinh dưỡng cao, được sử dụng làm thức ăn như ốc núi (Cyclophorus), ốc vặn (Viviparidae), ốc nhồi (Ampullariidae)...Vỏ ốc có lớp xà cừ đẹp có thể sử dụng làm đồ mỹ nghệ và đồ trang sức. Hóa thạch các loài ốc có giá trị rất quan trọng để nghiên cứu về tiến hóa, thích nghi của động vật chuyển từ môi trường sống ở nước lên cạn. Lớp Chân bụng còn được xem là sinh vật chỉ thị dùng để đánh giá chất lượng hoặc những thay đổi của môi trường thông qua thành phần loài, sự biến mất hoặc suy giảm số lượng cá thể của nhóm loài bản địa [139].

Đối với hệ sinh thái, Chân bụng ăn chủ yếu thực vật và mùn bã hữu cơ và bản thân chúng lại là thức ăn của nhiều loài động vật có xương sống, vì vậy chúng là những mắt xích trong các chuỗi và lưới thức ăn. Bên cạnh những loài có lợi, ốc bươu vàng (Pomacea canaliculata) và ốc sên hoa (Lissachatina fulica) là những loài ngoại lai xâm hại. Trong đó, P. canaliculata được liệt kê là một trong 100 loài xâm lấn nguy hại nhất [121]. Một số loài như ốc đĩa dày (Polypilyp hemisphoerula), ốc tai (Lymnaea swinhoei), ốc mút (Melonoides tuberculatus) là vật chủ trung gian truyền các loài giun sán gây bệnh nguy hiểm cho người và gia súc [15].

Các nghiên cứu về khu hệ Thân mềm Chân bụng (TMCB) ở Việt Nam được tiến hành khá sớm, khoảng giữa thế kỷ XIX. Tuy nhiên, cho tới nay lớp Chân bụng ở Việt Nam còn ít dẫn liệu. Những dẫn liệu đã biết về Chân bụng ở nước và

ở cạn tập trung chủ yếu ở khu vực phía Bắc, một phần vùng phía Nam Việt Nam và một số đảo. Các dẫn liệu ở miền Trung và Tây Nguyên, vùng đồng bằng duyên hải, cũng như hệ thống các đảo ven bờ còn rất hạn chế [38].

Thừa Thiên Huế nằm ở miền Trung Việt Nam bao gồm phần đất liền và phần lãnh hải thuộc thềm lục địa biển Đông. Khí hậu nhiệt đới gió mùa mang tính chất chuyển tiếp Bắc - Nam là yếu tố ảnh hưởng quyết định nhất đến sự giao thoa, hội tụ nhiều nhóm động vật thuộc khu hệ phía Bắc di cư xuống và khu hệ phía Nam di cư lên [56]. Thêm vào đó, Thừa Thiên Huế có nhiều địa hình khác nhau nên làm gia tăng đáng kể mức độ đa dạng sinh học. Tuy nhiên, các dẫn liệu về thành phần loài, phân bố, vai trò, bảo tồn Thân mềm Chân bụng ở nước ngọt và trên cạn trong khu vực này còn rất hạn chế. Các nghiên cứu về lớp Chân bụng ở Thừa Thiên Huế có giá trị cho khoa học và thực tiễn, góp phần quan trọng trong thống kê thành phần loài, điều tra đa dạng sinh học, cung cấp các dẫn liệu phục vụ cho công tác bảo tồn, giảng dạy và nghiên cứu về Thân mềm Chân bụng.

Xuất phát từ những lý do trên, đề tài “Khu hệ Thân mềm Chân bụng (Mollusca: Gastropoda) ở nước ngọt và trên cạn Thừa Thiên Huế” được đề xuất thực hiện.

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

- Xác định được thành phần loài và đặc điểm phân bố của Chân bụng ở nước ngọt nội địa và trên cạn tại Thừa Thiên Huế.

- Tìm hiểu về yếu tố địa động vật Chân bụng ở nước ngọt nội địa và trên cạn tại Thừa Thiên Huế làm cơ sở khoa học cho nghiên cứu về khu hệ, về phân bố địa lý giúp định hướng cho bảo tồn đa dạng sinh học, duy trì và phát triển các loài đặc hữu và định hướng khai thác, bảo vệ nguồn tài nguyên Chân bụng hợp lý.

- Đánh giá được tình hình khai thác, sử dụng để đề xuất hướng sử dụng và các biện pháp bảo tồn, phát triển bền vững Chân bụng ở nước ngọt nội địa và trên cạn tại Thừa Thiên Huế.

3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Nội dung 1: Thành phần loài lớp Chân bụng ở nước ngọt nội địa và trên cạn dựa trên bộ mẫu thu được tại Thừa Thiên Huế.

- Danh sách thành phần loài lớp Chân bụng ở nước ngọt nội địa và trên cạn tại Thừa Thiên Huế.

- Đặc điểm thành phần loài lớp Chân bụng ở nước ngọt nội địa và trên cạn tại Thừa Thiên Huế.

Nội dung 2: Cơ sở dữ liệu của các loài và xây dựng khóa định loại cho các taxon thuộc lớp Chân bụng ở nước ngọt nội địa và trên cạn tại Thừa Thiên Huế.

Nội dung 3: Phân tích đặc điểm phân bố theo sinh cảnh đối với Chân bụng ở nước ngọt nội địa và trên cạn, theo đai độ cao đối với Chân bụng trên cạn tại Thừa Thiên Huế.

Nội dung 4: Phát triển bền vững khu hệ Chân bụng ở nước ngọt nội địa và trên cạn tại Thừa Thiên Huế.

- Tình hình khai thác và sử dụng Chân bụng ở nước ngọt nội địa và trên cạn tại Thừa Thiên Huế, từ đó đề xuất định hướng sử dụng.

- Xác định các nhân tố đe dọa đến khu hệ Chân bụng ở nước ngọt nội địa và trên cạn tại Thừa Thiên Huế, từ đó đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững.

4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

4.1. Ý nghĩa khoa học

Cung cấp danh sách loài, đặc điểm hình thái và đặc điểm phân bố của lớp Chân bụng ở nước ngọt nội địa và ở cạn tại Thừa Thiên Huế, góp phần vào nghiên cứu, điều tra, thống kê nhóm động vật Chân bụng tại Việt Nam.

4.2. Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học phục vụ công tác bảo tồn đa dạng sinh học nguồn tài nguyên Chân bụng tại Thừa Thiên Huế, đồng thời góp phần cho công tác nghiên cứu khoa học và giảng dạy.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/02/2023