Không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện thơ Tày - 2


ba tầng thế giới như vậy, là giống nhau. Nhưng giữa cõi trần và cõi tiên, thời gian khác xa nhau. Một ngày ở cõi tiên có thể bằng cả năm hạ giới”[9:109].

Hà Thị Bích Hiền trong “Truyện thơ nôm Tày - Điểm nối giữa văn học dân gian và văn học Tày” (luận văn thạc sĩ Ngữ văn, Hà Nội 2000) đã khảo sát truyện nôm Tày trên các phương diện chữ viết, phong tục tập quán, chủ đề, cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ…Tác giả luận văn có nêu ý kiến về quan niệm về vũ trụ của người Tày: “Với truyện thơ nôm Tày, ba thế giới (mường trời, dương gian, diêm cung) gần giống nhau: có đủ bộ máy cai quản, có trật tự, có quan, có dân, có binh tướng….”[18]. Đây là một nhận xét quan trọng để người viết vận dụng vào việc nghiên cứu của mình về vấn đề không gian nghệ thuật.

Năm 1992 tác giả Kiều Thu hoạch trong cuốn “Truyện Nôm - nguồn gốc 39và bản chất thể loại” đã tìm ra mối quan hệ giữa truyện nôm Việt với truyện thơ nôm Tày. Biểu hiện sự tương đồng ở câu mở đầu, câu kết thúc truyện, ở phong cách ngôn ngữ thơ “…Pha tạp không thuần nhất, không đồng đều, khi thì Hán, khi thì Nôm, khi bình dân, khi thì trang trọng… ”. Tác giả đưa ra ý kiến về thi pháp truyện Nôm nói chung: “Về thi pháp, truyện Nôm đã hình thành một phong cách thể loại và một khuôn mẫu cấu trúc thể loại khá ổn định. Đó là những kết cấu câu mở đầu và kết thúc truyện giống nhau. Đó là mô hình kết cấu Gặp gỡ - Tai biến – Đoàn tụ và kết thúc có hậu giống nhau…”[19].

Tác giả Đỗ Hồng Kỳ trong bài viết “Những biểu hiện của tôn giáo tín ngưỡng trong truyện thơ nôm Tày Nùng” (Tạp chí Văn hóa dân gian, số 3, 1997) đưa ra nhận xét hoàn toàn có cơ sở về “Không gian nghệ thuật trong truyện thơ nôm Tày Nùng, cũng có ba cõi như vũ trụ quan của người Tày trong cuộc sống. Tuy nhiên trong truyện thơ nôm Tày, tên gọi của ba cõi đó phong phú hơn. Chẳng hạn cõi trời được gọi bằng các tên như bồng lai,


mường trời, thượng giới…Đó là nơi ở của Ngọc Hoàng, Vương Mẫu, Bụt Cả,…Cõi đất được gọi bằng các tên như trần gian, dương gian, thế gian,..là nơi sinh sống của loài người, cỏ cây, muôn loài. Cõi âm còn có tên gọi là Long phủ, Diêm la, Địa phủ,..là nơi cư ngụ của Diêm vương, hà bá, quỷ sứ, thuồng luồng… Người trần gian muốn lên thượng giới đều phải qua chùa Lôi Âm, muốn xuống âm giới phải qua chợ Hoài Dương. Có thể nói trong truyện thơ nôm Tày, Nùng, chùa Lôi Âm, chợ Hoài Dương là trạm chuyển tiếp của ba tầng vũ trụ…”[26: 72].

Vào năm 1972 tác giả Lục Văn Pảo đưa ra danh mục truyện nôm Tày, chủ yếu từ nguồn gốc bản tộc là chính, thứ đến từ các truyện nôm Kinh, từ kho truyện dân gian Trung Quốc. Tất cả được sưu tầm trong một thời gian dài với con số (tác giả thống kê) lên tới 47 danh mục truyện. Đây là số lượng tác phẩm khá phong phú về thể loại này, cho đến nay con số cuối cùng vẫn chưa dừng lại ở đó mà vẫn đang được các nhà nghiên cứu, sưu tầm, dịch thuật bổ sung. Lục Văn Pảo đã chỉ ra: “Về kết cấu truyện thơ, thường khá hoàn chỉnh…Mở đầu truyện, thường xác định câu chuyện ở thời điểm nào…” “Cách kể ở đây theo từng chương. Các chương thường không có câu đề mà chỉ chuyển đoạn bằng những câu, như “Lại ca đoạn…” ”[32: 23]. Đây là một nhận xét khá tinh tế thú vị về kết cấu truyện, tuy nhiên cần được giải thích một cách cụ thể hơn nữa.

Đáng chú ý là công trình nghiên cứu “ Đặc điểm thi pháp truyện thơ các dân tộc thiểu số ” (luận án tiến sĩ, ĐHSP Hà Nội, năm 1997) của Lê Trường Phát. Trong công trình này, tác giả đã nghiên cứu truyện thơ của dân tộc thiểu số trên các phương diện kết cấu cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ và đặt truyện thơ dân tộc thiểu số Việt Nam trong bối cảnh truyện thơ các nước Đông Nam Á. Về mô hình, cấu trúc cốt truyện, tác giả nhận định “Mô hình kết cấu cốt truyện kết thúc có hậu với ba chặng: [Gặp gỡ, Tai biến, Đoàn tụ] không phổ biến, không tiêu biểu cho kiểu kết cấu cốt truyện của thể loại truyện thơ các


dân tộc thiểu số”; và mô hình “Kết thúc bi kịch” mới là phổ biến và tiêu biểu, chiếm tỉ lệ lấn át kiểu “kết thúc có hậu”, có trường hợp chiếm 100% (dân tộc Mường, Chăm) [34: 127]. Riêng ở nhóm truyện thơ Tày- Nùng tình hình ngược lại: “Kết thúc có hậu chiếm tỉ lệ lấn át” [34: 128]. Tác giả lý giải, sở dĩ có sự kết thúc khác nhau giữa nhóm truyện thơ Tày – Nùng so với truyện thơ Mường, Chăm chính là do vai trò tham gia sáng tạo tác phẩm của các nho sĩ, thầy đồ người Việt miền xuôi lên, họ mang theo ảnh hưởng của truyện nôm Việt vào truyện thơ Tày – Nùng.

Gần đây nhất, tác giả luận văn Triệu Thị Phượng với luận văn thạc sĩ ngữ văn “Sự tương đồng và khác biệt về nội dung giữa truyện thơ Tày và truyện thơ Thái” đã so sánh truyện thơ Tày với truyện thơ Thái và chỉ ra sự tương đồng và khác biệt về đề tài, chủ đề, tư tưởng - tình cảm - thái độ của nhân vật giữa truyện thơ Tày và truyện thơ Thái. Công trình đã phần nào cho chúng ta hiểu thêm về mối quan hệ văn hóa giữa hai dân tộc Tày và Thái.

Đặc biệt, một công trình có tầm khái quát cao, công trình đầu tiên ở Việt Nam trình bày có hệ thống về thi pháp thể loại truyện thơ Tày, đó là công trình “Truyện thơ Tày - nguồn gốc, quá trình phát triển và thi pháp thể loại ” của PGS. TS Vũ Anh Tuấn. Tác giả đã nghiên cứu từ nguồn gốc thể loại, quá trình phát triển, đến thi pháp thể loại truyện thơ Tày (kết cấu cốt truyện, thi pháp nhân vật và lời văn nghệ thuật). Công trình đã đưa ra một cái nhìn tổng quan về thể loại truyện thơ trong nền văn học dân gian nói chung, và trong nền văn học Tày nói riêng. Mặt khác, tác giả tìm hiểu đặc điểm, cấu trúc cốt truyện của truyện thơ qua việc sử dụng một số môtíp, của truyện kể dân gian trong truyện thơ Tày. Công trình đã chỉ ra năm bước phân tích và tổng hợp để tìm hiểu cấu trúc cốt truyện.[42]

Năm 2006, trong luận văn thạc sĩ ngữ văn “Tìm hiểu truyện thơ Tày – Nhân Lăng về phương diện thi pháp kết cấu cốt truyện và nhân vật” Đỗ Thị Hùng Thúy đã nêu một luận điểm đáng chú ý: “...Qua việc tìm hiểu thi pháp


kết cấu cốt truyện thơ Nhân Lăng chúng tôi nhận thấy: Truyện Thơ Nhân Lăng là sự lựa chọn, lắp ghép các môtíp khác nhau từ những truyện cổ khác nhau về người mồ côi của dân tộc Tày để tạo nên một kết cấu cốt truyện mới…”[41].

Các công trình nghiên cứu, của các tác giả trên đây là cơ sở lí luận cho việc nghiên cứu tiếp về thi pháp truyện thơ Tày. Hiện nay truyện thơ Tày đã trở thành đối tượng quan tâm của các nhà nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, trong các công trình nghiên cứu nêu trên, chưa có công trình nào chuyên biệt viết về không gian và thời gian nghệ thuật.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

3.1. Mục đích: Làm rõ các đặc điểm thi pháp truyện thơ nôm Tày về phương diện không gian và thời gian nghệ thuật.

3.2. Nhiệm vụ:

- Nghiên cứu phân loại không gian và thời gian nghệ thuật.

- Nghiên cứu đặc điểm của từng loại không gian và thời gian nghệ thuật.

- Nghiên cứu các phương tiện và công thức thể hiện không gian và thời - gian nghệ thuật.

- Nghiên cứu vai trò và khả năng biểu cảm của không gian và thời gian nghệ thuật trong tác phẩm.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

4.1. Đối tượng nghiên cứu: Truyện thơ nôm của dân tộc Tày

Trên cơ sở kế thừa sự nghiên cứu của người đi trước và bổ sung thêm một truyện thơ vào bảng thống kê. Dưới đây chúng tôi giới thiệu số lượng các truyện thơ nôm Tày (kèm theo số dòng thơ và nơi sưu tầm) đã được người đọc biết đến. Cụ thể là những truyện sau:


BẢNG THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG TRUYỆN THƠ NÔM TÀY


STT

Tên truyện thơ

Tên gọi khác

Số dòng thơ

Nơi sưu tầm truyện

1

Tam Mậu Ngọ


1251

Thái Nguyên, Bắc Kạn

2

Nam Kim – Thị

Đan


575

Bảo Lạc, Cao Bằng

3

Chim Sáo


373

Bảo Lạc, Cao Bằng

4

Đính Quân


2075

Chợ Rã, Chợ Đồn( Bắc

Kạn )

5

Quảng Tân – Ngọc Lương


1299

Bạch Thông, Chợ Rã ( Bắc Kạn ); Cao Lộc

( Lạng Sơn )

6

Vượt Biển

Khảm Hải

249

651

( bản Hoàng Hạc) ( bản Vi Hồng ) Cao Bằng, Lạng Sơn

7

Lưu Đài – Hán

Xuân

Nàng Hán

3437

Chợ Rã( Bắc Kạn )

8

Kim Quế

Nàng Kim

1883

Chợ Đồn, Chợ Rã, Bạch

Thông( Bắc Kạn ) Định Hóa ( Thái Nguyên )

9

Trần Châu

Nàng Quyển

2946

Chợ Rã, Cao Bằng

10

Nàng Ngọc Long


2237

Cao Bằng

11

Nàng Ngọc Dong


1055

Cao Bằng

12

Nhân Lăng


1739

Chợ Rã, Bắc Kạn

13

Bjóc Lả


755

Chợ Đồn - Bắc Kạn, Vị

Xuyên ( Hà Giang )

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện thơ Tày - 2



14

Chiêu Đức


2655

Cao Bằng

15

Lý Thế Khanh


2209

Cao Bằng

16

Nho Hương


1754

Cao Bằng

17

Tử

Thư

Văn

Tử Thư; Tứ

( Bản gốc

Ngân Sơn, Bạch Thông,


Thậy




Thư – Văn

Nôm đã bị

Ba Bể ( Bắc Kạn ), Bảo






Thụy; Sôi

mất phần

Lạc ( Cao Bằng )






Văn Thậy

đầu và phần








cuối, số câu








còn lại )








1451



4.2. Phạm vi nghiên cứu: Chỉ nghiên cứu về phương diện không gian và thời gian nghệ thuật trong một số tác phẩm tiêu biểu: Lưu Đài – Hán Xuân (Nàng Hán), Nam Kim-Thị Đan, Nhân Lăng.

5. Phương pháp nghiên cứu và tư liệu khảo sát.

5.1. Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp mô tả: Với phương pháp này chúng tôi sẽ đi sâu vào việc mô tả các yếu tố nghệ thuật liên quan đến không gian và thời gian trong các tác phẩm truyện thơ nôm Tày.

Phương pháp so sánh: Sử dụng phương pháp này để phân tích, đối chiếu một cách cụ thể với một số truyện thơ của dân tộc khác nhằm tìm ra đặc điểm riêng biệt cho thi pháp truyện thơ Tày về phương diện không gian và thời gian nghệ thuật.

Phương pháp khảo sát văn bản: Đây là phương pháp được sử dụng để phân tích các yếu tố ngôn từ biểu thị không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện thơ Tày.


5.2. Tư liệu khảo sát

Ba truyện thơ nêu trên được in trong Truyện thơ nôm Tày (Hoàng Quyết-Triều Ân, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1994); Ba áng thơ nôm Tày và thể loại (Triều Ân, Nxb Văn học, Trung tâm nghiên cứu Quốc học); Chữ nôm Tày và truyện thơ (Triều Ân chủ biên, Nxb Văn học, Trung tâm nghiên cứu Quốc học).

Chủ yếu các truyện thơ nêu trên (Nhân Lăng; Nam Kim – Thị Đan; Lưu Đài – Hán Xuân) nằm trong hệ thống truyện thơ của dân tộc Tày. Cả ba tác phẩm trên đều là những tác phẩm mang giá trị nghệ thuật cao, đều bắt nguồn từ ý thức tư tưởng, quan niệm đạo đức, khát vọng vươn tới cái chân, thiện, mỹ của người Tày. Nó xuất phát từ nguồn gốc nhân sinh quan và vũ trụ quan của tác giả dân gian.

6. Đóng góp mới của luận văn

Về mặt lý luận: Luận văn này có thể được coi là góp phần nghiên cứu đầu tiên về không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện thơ nôm Tày.

Về măt thực tiễn: Tìm hiểu thi pháp truyện thơ nôm Tày giúp cho chúng ta hiểu về văn học dân tộc Tày và bản sắc văn hóa dân tộc Tày một cách sâu sắc, đầy đủ hơn, đồng thời cũng giúp cho việc giảng dạy phần văn học dân gian có liên quan đến dân tộc Tày ở trường đại học và cao đẳng.

7. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Thư mục tham khảo, nội dung chính của luận văn được thể hiện trong ba chương:

Chương 1: Phân loại và đặc điểm của không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện thơ Tày.

Chương 2: Không gian nghệ thuật trong truyện thơ Tày. Chương 3: Thời gian nghệ thuật trong truyện thơ Tày.


Chương 1


PHÂN LOẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA KHÔNG GIAN, THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN THƠ TÀY

Việc nghiên cứu thi pháp có ảnh hưởng rất lớn trong ngành nghiên cứu văn học thế kỉ XX. Đặc biệt nghiên cứu thi pháp văn học dân gian, một phạm vi của thi pháp học, có những nét đặc sắc, độc đáo riêng. Chúng ta cần “phải xác lập các phạm trù thi pháp, dùng chúng làm điểm quy chiếu những phát hiện riêng lẻ về từng yếu tố rời rạc của tác phẩm cần châu tuần vào những điểm quy chiếu ấy, từ đó mới khái quát thành những điểm độc đáo của tác phẩm” và phải “ đặt thi pháp của tác phẩm trong mối quan hệ với thi pháp thể loại…” [41: 9].

Tìm hiểu không gian và thời gian truyện thơ Tày, thực chất chính là nghiên cứu thi pháp thể loại truyện thơ. Điều đáng nói là với một đối tượng khoa học, có nhiều cách tiếp cận khác nhau, cho nên cũng có nhiều cách hiểu khác nhau về vấn đề này. Cần tiếp cận nó ở góc độ phônclo học và đặt nó không chỉ trong các văn bản tĩnh tại, mà trong môi trường vận động phônclo thì mới thấy được hết những giá trị nghệ thuật. Việc nghiên cứu thi pháp về không gian và thời gian nghệ thuật trong luận văn này được chúng tôi nhìn nhận trên nhiều bình diện khác nhau, nhất là sự phân loại các đặc điểm của không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện thơ Tày.

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 31/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí