Phân Loại Không Gian Và Thời Gian Nghệ Thuật Trong Truyện Thơ Tày


1.1. Khái niệm về không gian và thời gian nghệ thuật


1.1.1. Khái niệm không gian nghệ thuật


Ngoài các yếu tố tạo nên hình thức nghệ thuật, trong văn bản tác phẩm cụ thể, bao giờ cũng có yếu tố của không gian. Không gian chính là môi trường sống, hay nói cách khác đó là môi trường hoạt động của nhân vật. Có không gian, nhân vật mới bộc lộ rõ mọi hành động của mình, giữa không gian và nhân vật bao giờ cũng tỉ lệ thuận với nhau, hành động của nhân vật càng nhiều thì môi trường không gian càng lớn. Có bấy nhiêu không gian thì bộc lộ bấy nhiêu phương diện của con người về sự hiểu biết thế giới.

Từ điển Thuật ngữ văn học khẳng định “không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó ”[15].

Trong cuốn “Dẫn luận thi pháp học” GS. Trần Đình Sử có nói tới không gian nghệ thuật: “Không gian trong văn học là một hiện tượng nghệ thuật ”. Nói như vậy để thấy rằng không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật, không có hình tượng nghệ thuật nào có thể tồn tại ngoài không gian. Mỗi không gian nghệ thuật đều có sự khác biệt, sở dĩ có điều này là do sự phản ánh thế giới nghệ thuật mang tính chủ quan của tác giả. Nghiên cứu hình tượng không gian nghệ thuật chính là việc tìm hiểu khám phá quan niệm nghệ thuật về thế giới, về con người.

Không những thế, “Không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người và thể hiện một quan niệm nhất định về cuộc sống, do đó không thể quy nó về như là sự phản ánh giản đơn không gian địa lý hay không gian vật lý, vật chất”[40: 87]. Điều đó có nghĩa là không gian nghệ thuật thể hiện con người và cả những quan niệm trong cuộc sống thường ngày, hoặc những gì đã diễn ra. Không thể xem xét không gian nghệ thuật một cách phiến diện, tách rời với con người và cuộc sống. Trong


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

thực tế, khi tiếp xúc với các văn bản, thấy được những hình ảnh nói về không gian như ngôi nhà, con đường, dòng sông...,các hình ảnh này chỉ trở thành biểu tượng của không gian nghệ thuật khi chúng mang một quan niệm nghệ thuật về thế giới của tác giả.

Cũng theo GS. Trần Đình Sử, “không gian nghệ thuật là mô hình thế giới của tác giả, được biểu hiện bằng ngôn ngữ của các biểu tượng không gian ”, và không gian nghệ thuật là một hiện tượng khép kín. Đối với tác giả thì việc xây dựng một không gian nghệ thuật cho riêng mình là điều phải làm và nó cũng quyết định sự thành công của tác phẩm. Mỗi tác giả đều hình dung tưởng tượng một không gian riêng, phù hợp với việc hình thành ý tưởng của mình trong tác phẩm. Vậy nó biểu hiện bằng ngôn ngữ, mang tính cá thể là điều dễ hiểu. Không gian do tác giả sáng tạo ra và người đọc là người cảm nhận chia sẻ.

Không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện thơ Tày - 3

Tóm lại không gian nghệ thuật là mô hình không gian của thế giới được diễn tả bằng ngôn ngữ nghệ thuật để biểu hiện quan niệm về thế giới và quan niệm về con người qua lăng kính chủ quan của tác giả.

1.1.2. Khái niệm thời gian nghệ thuật


Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật là hai phạm trù tồn tại song song với nhau, gần như không thể tách rời. Nếu không gian nghệ thuật là môi trường để nhân vật hoạt động thì thời gian nghệ thuật chi phối toàn bộ quá trình diễn ra các sự kiện, hành động của nhân vật trong tác phẩm. Khi tác giả dừng lại miêu tả cặn kẽ các sự việc, sự vật, dường như thời gian trôi chậm lại hoặc thời gian như ngừng trôi và ngược lại khi tác giả miêu tả lướt qua các sự kiện, thì thời gian trôi đi rất nhanh, và điều này khi tiếp xúc văn bản tác phẩm, người đọc sẽ cảm thấy rất rõ. Thời gian nghệ thuật là một phạm trù thuộc về thi pháp.


Như đã nói ở trên, nhất là trong lĩnh vực nghiên cứu về văn học, nó đã có từ rất lâu và trải qua sự biến đổi để phù hợp với từng bước đi của lịch sử, và hiện nay nó mang trong mình những nội dung mới, hàm chứa những quan niệm mới. Thời gian nghệ thuật là một phạm trù nghệ thuật mang tính đặc thù, có đặc tính riêng biệt và nó cũng không thể đồng nhất với thời gian thực tại. Đối với mỗi tác phẩm truyện thơ Tày, cũng phải đòi hỏi “Trong quá trình sáng tạo, người nghệ sĩ đã xử lí yếu tố này như một phương tiện nghệ thuật cần thiết để tái hiện đời sống và cấu trúc tác phẩm”[14: 184].

Hiện nay về lĩnh vực thi pháp học, GS. Trần Đình Sử là người đi đầu trong việc nghiên cứu và ứng dụng thành công vào các văn bản tác phẩm. Giáo sư cho rằng thời gian nghệ thuật là một phạm trù của nghệ thuật, thời gian nghệ thuật là hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật. Theo dẫn luận thi pháp học, giáo sư đã chỉ ra rằng “ thời gian nghệ thuật là hình thức tồn tại với tính liên tục và độ dài của nó, có hướng, với nhịp độ nhanh hay chậm với chiều thời gian hiện tại, quá khứ hay tương lai ”[40: 61].

Triết học cổ xưa, có một số quan niệm khác về thời gian, xem nó là phương thức tồn tại của thế giới vật chất. Mọi vật chất trên thế giới này đều tồn tại với thời gian, tất nhiên không thể nằm ngoài thời gian được. Nhận biết được điều này, con người đã biết cách tính bằng đơn vị thời gian theo quy ước chung ngày, tháng, năm, giờ, phút, giây...Khi thời gian đi vào tác phẩm và trở thành hình tượng nghệ thuật, sẽ thể hiện những quan niệm khác nhau của mỗi nhà văn về cuộc đời, về con người.

Thời gian nghệ thuật được tập hợp từ nhiều thời gian cá biệt, cùng vận động trên cả ba chiều thời gian tồn tại như đã nói ở trên. Tất nhiên trong các tác phẩm, nhà văn có thể đảo ngược các chiều thời gian, chứ không nhất thiết phải theo trình tự, từ quá khứ, hiện tại, cho tới tương lai.


Trong tác phẩm, thời gian nghệ thuật có thể kéo dài hay rút ngắn, tùy thuộc vào cảm quan của tác giả khi chiếm lĩnh và thể hiện thời gian. Có thể từ một điểm nhìn mà thời gian kéo dài hoặc dồn lại trong mười năm, hai mươi năm, hay cả một cuộc đời hoặc chỉ trong một khoảng khắc. Có rất nhiều loại thời gian khác nhau như: thời gian lịch sử, thời gian vật lý, thời gian sinh vật, thời gian tâm lý, thời gian thiên nhiên, thời gian sinh hoạt...

Với thời gian của thiên nhiên vũ trụ, trải qua từng giai đoạn lịch sử, đã có sự thay đổi trong quan niệm của con người. Trước đây do luôn quan niệm thời gian là tự nhiên, tuần hoàn, nên con người sống rất ung dung tự tại, lạc quan yêu đời. Đến nay quan niệm đó đã thay đổi rất nhiều. Vì thời gian của thế giới vô tận một đi không trở lại nên quan niệm của con người về cuộc sống cũng thay đổi khác xa so với trước đây: thời gian trôi đi, con người phải sống vội vã hơn, gấp gáp hơn nhưng làm sao cho có ý nghĩa hơn.

Đến với thời gian nghệ thuật, chúng ta có thể làm sống lại thời gian đã trôi đi bằng cách để con người trở về quá khứ. Ngược lại, có thể hướng con người đến cuộc sống tương lai...Để làm được việc này, cần có sự sáng tạo của nghệ sĩ để thời gian nghệ thuật trở nên đa dạng, có nhiều điểm nhìn, tạo nên tính hấp dẫn cho tác phẩm.

Thời gian nghệ thuật mang tính chủ quan, nó thường gắn với thời gian tâm lý. Nó có thể thay đổi trong khoảng thời gian vượt xa mức thực tế, cũng có khi kéo dài hoặc rút ngắn khoảng cách thời gian cho phù hợp với mọi hoạt động diễn ra của từng nhân vật. Người đọc là người cảm nhận sâu sắc nhất về thời gian nghệ thuật. Nếu thời gian nghệ thuật là một biểu tượng cho quan niệm về con người và cuộc đời thì cuộc sống lại muôn màu muôn vẻ, có ngàn lý do, cũng có ngàn quan niệm, tạo nên sự phong phú, đa dạng về thời gian.


Đối với thi pháp học thời gian nghệ thuật là một phạm trù cơ bản, biểu hiện sự sáng tạo nghệ thuật.

Hiện nay vấn đề thời gian nghệ thuật, còn rất nhiều ý kiến chưa được thống nhất, nó vẫn đang thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu khoa học. Suốt một thời gian dài, thời gian nghệ thuật tồn tại như thời gian khách quan, chưa ai tìm tòi và hiểu về nó, cũng như nhận ra nó. Phải đến tận thế kỷ XX, các nhà nghiên cứu văn học mới xác lập được thời gian nghệ thuật. Trong cuốn Dẫn luận thi pháp học, GS. Trần Đình Sử có nói tới “Thời gian nghệ thuật là phạm trù đặc trưng của văn học, bởi văn học là nghệ thuật thời gian”, “Thời gian là đối tượng, là chủ đề, là công cụ miêu tả - là sự ý thức và cảm giác về sự vận động và đổi thay của thế giới trong các hình thức đa dạng của thời gian xuyên suốt toàn bộ văn học”[40: 62].

1.2. Phân loại không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện thơ Tày


Phân loại không gian và thời gian nghệ thuật là tạo dựng không gian và thời gian cụ thể trong tác phẩm. Qua đó, ta thấy được đặc điểm cấu trúc riêng của mỗi nhóm. Điều này cho phép chúng ta khi tiếp xúc với tác phẩm truyện thơ Tày, dễ dàng nhận diện ra nó và hiểu hơn về không gian và thời gian nghệ thuật mà tác giả dân gian sử dụng để xây dựng nên tác phẩm.

1.2.1. Phân loại không gian nghệ thuật trong truyện thơ Tày

Không gian nghệ thuật trong các tác phẩm văn học chính là những mô hình thể hiện mối liên hệ giữa các sự kiện với nhau. Không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học còn biểu hiện quan niệm nghệ thuật về thế giới của tác giả. Không gian nghệ thuật được chia thành nhiều loại khác nhau. Ở luận văn này chúng tôi chỉ xét trong phạm vi thể loại truyện thơ nôm Tày.

Trong tác phẩm, nhân vật bộc lộ mọi phương diện trong môi trường không gian của mình, có bao nhiêu sự kiện sẽ có bấy nhiêu không gian, thậm


chí không gian ứng với từng hành động của nhân vật, môi trường không gian càng rộng thì môi trường hoạt động của nhân vật càng nhiều và càng lớn. Trên phương diện tìm hiểu không gian nghệ thuật, trong đề tài này, chúng tôi đi sâu tìm hiểu ở ba tác phẩm cụ thể: Nam Kim – Thị Đan; Lưu Đài – Hán Xuân (Nàng Hán); Nhân Lăng: là những truyện thơ nôm Tày tiêu biểu, mang giá trị nghệ thuật đặc sắc.

Theo sự tổng hợp tư liệu trong các truyện thơ nói trên, chúng tôi phân chia không gian nghệ thuật ra thành những nhóm sau:

+ Không gian sinh hoạt gắn với cuộc sống con người

+ Không gian vũ trụ, thiên nhiên

+ Không gian siêu hình (không gian thần bí)

Ở nhóm thứ nhất, không gian này chiếm tỉ lệ lớn trong các truyện thơ nói chung của các dân tộc thiểu số, và nó xuất hiện ở tất cả truyện thơ Tày. Các hình ảnh của không gian sinh hoạt rất gần gũi thân quen với cuộc sống con người. Nó được coi như phần không thể thiếu được trong cuộc sống nơi trần thế với các hình ảnh ước lệ: nhà cửa nói chung có thể gọi bằng các tên (lầu các, các, nhà chương, lầu môn, nhà, nhà sàn…), cánh đồng, chợ, bản, mường…Con người có thể tạo nên từng không gian sinh hoạt phù hợp với đời sống gia đình mình. Từng không gian ấy sẽ có những chiều khác nhau tùy theo điểm nhìn của chủ thể mà tạo nên các nhóm không gian khác nhau. Có thể dẫn ra các tác phẩm: Tam Mậu Ngọ; Nam Kim – Thị Đan; Nhân Lăng; Chim Sáo; Nàng Ngọc Dong; Đính Quân; Kim Quế; Lưu Đài – Hán Xuân; Nho Hương; Lý Thế Khanh...

Ở nhóm thứ hai, các hình ảnh của vũ trụ, thiên nhiên trở thành biểu tượng của không gian nghệ thuật. Nhóm này cũng xuất hiện với tần xuất cao trong toàn bộ các tác phẩm. Ở đây các tác giả dân gian đã phản ánh đời sống hiện thực gắn liền với thế giới tự nhiên thông qua cảm nhận chủ quan của mình. Họ đưa vào tác phẩm thế giới thực tại khách quan mà họ đang sống.


Phần lớn khi nói tới không gian này, chúng ta thấy đây là một kiểu không gian yên tĩnh đối lập hoàn toàn với không gian sinh hoạt của con người trong cuộc sống. Các hình ảnh thể hiện không gian vũ trụ, thiên nhiên là các hình ảnh mang tầm vóc vĩ mô. Nhìn chung nó rất khoáng đạt, rộng lớn với các hình ảnh: núi, rừng cây, đèo, sông, biển…Mô hình không gian nghệ thuật này chi phối rất nhiều đến tâm trạng của nhân vật trong tác phẩm truyện thơ. Không gian nghệ thuật thuộc nhóm này có trong các tác phẩm: Nam Kim – Thị Đan; Lưu Đài – Hán Xuân; Quảng Tân – Ngọc Lương; Bióoc Lả; Nho Hương, Nhân Lăng...

Nhóm thứ ba là loại không gian siêu hình hay còn gọi là không gian thần bí. Nhóm này không phải lúc nào cũng xuất hiện trong các tác phẩm truyện thơ. Không gian siêu hình chỉ có ở tầng thế giới dưới Long cung (Mường âm), và tầng thế giới ở thượng giới (Mường trời), đây là những tầng thế giới mà con người không thể biết được mà chỉ tưởng tượng ra, vì thế những yếu tố không gian mà con người không thể nhìn thấy, cũng không thể nắm bắt, đều trở thành không gian siêu hình. Mặc dù tên gọi của nó có khác nhau nhưng dù bất kỳ tên gọi nào, đều biểu hiện quan niệm nghệ thuật về thế giới của con người. Không gian siêu hình xuất hiện trong các tác phẩm truyện thơ: Nhân Lăng; Lưu Đài – Hán Xuân; Nàng Ngọc Dong...

Trên đây chỉ là cách phân loại một cách chung nhất. Trước một đối tượng khoa học, tùy thuộc sự tiếp cận của người nghiên cứu mà có sự phân loại theo nhiều cách khác nhau và với cách này, chúng tôi đã cố gắng phân loại theo góc độ thi pháp thể loại.

1.2.2. Phân loại thời gian nghệ thuật trong truyện thơ Tày

Thời gian nghệ thuật có quan hệ chặt chẽ với không gian nghệ thuật, hai yếu tố này không thể tách rời nhau. Thời gian nghệ thuật cũng có thể được chia thành những nhóm sau:

+ Thời gian thực (gắn với đời sống của con người).


+ Thời gian thiên nhiên

+ Thời gian siêu thời gian (thời gian siêu hình)

Nhóm thứ nhất, thời gian thực gắn chủ yếu với đời sống sinh hoạt của con người (được tính bằng ngày, tháng, năm cụ thể). Có thể kể đến các tác phẩm Nam Kim – Thị Đan; Nhân Lăng; Kim Quế...có loại thời gian này.

Nhóm thứ hai, thời gian thiên nhiên được đo đếm bằng cuộc vận hành của các mùa, xuân, hạ, thu, đông, sáng, trưa, chiều tối, đêm khuya, trăng tròn, trăng khuyết, tiếng ve kêu vào mùa hè, mặt trời gác núi vào lúc chiều tà...

Nhóm thứ ba, thời gian siêu thời gian cũng thấy xuất hiện ở một số tác phẩm. Cũng như không gian nghệ thuật, không phải ở tác phẩm nào cũng xuất hiện loại thời gian này. Thời gian siêu thời gian chỉ xuất hiện ở môi trường không gian mường trên (thượng giới) và nơi Long cung thủy phủ (Mường âm). Vì có không gian siêu hình nên đồng thời cũng tồn tại thời gian siêu hình, đó là điều không thể phủ nhận. Thời gian siêu hình cũng giống như không gian siêu hình, con người không thể đo đếm như thời gian vật lý được và chính điều này tạo nên đặc tính riêng của nó..Thời gian siêu hình có trong các tác phẩm: Tử thư – Văn Thậy; Nàng Hán (Lưu Đài – Hán Xuân); Nhân Lăng...

1.3. Đặc điểm của không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện thơ Tày

1.3.1. Đặc điểm của không gian nghệ thuật trong truyện thơ Tày

*Nhóm đầu tiên: Không gian sinh hoạt.

Nhóm không gian này luôn gắn với cuộc sống con người, chắc chắn đây là mô hình không gian nơi trần thế. Không gian nghệ thuật này, chúng ta bắt gặp thường xuyên trong cuộc sống thực tại của con người trong tác phẩm, không thể có ở nơi nào khác để tồn tại cuộc sống của con người. Mọi sự vật vốn đều tồn tại trong môi trường không gian dù rộng hay hẹp, phóng khoáng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/10/2023