Không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện thơ Tày - 12


“- Ngày mai quan dậy sớm đi xin

- Ngày mai đông quốc gia thiên hạ

- Ngày mai mẹ về đất kinh đô

- Ngày mai tới cát cồn Ngân Hán”

(Nhân Lăng )

Bên cạnh thủ pháp điệp từ, điệp ngữ, các tác giả dân gian còn dùng thủ pháp nghệ thuật tạo sự liên tưởng về thời gian. Tác phẩm truyện thơ có thêm một phương diện mới của thời gian trong việc diễn tả tư tưởng nghệ thuật và đặc biệt là miêu tả nhân vật, bởi chỉ nhân vật trong tác phẩm mới là người cảm nhận được loại thời gian này. Như trên đã nói, trong tác phẩm truyện thơ, tác giả đã dùng những hình ảnh thời gian thiên nhiên để diễn tả tâm trạng. Cụ thể ở đây là lấy các mùa trong năm để liên tưởng tới thời gian bao nhiêu năm. Ví dụ khi nói mấy thu, sẽ hiểu là mấy năm. Trong tác phẩm Lưu Đài Hán Xuân, lời nói của trạng nguyên Lưu Đài với vua có nghĩa rằng: Tôi đã mấy năm xa quê hương, xa thôn xã ruộng vườn, nay xin vua cho trở lại quê nhà:

“Tôi mấy thu quê hương lìa bỏ Nhất là lìa thôn xã ruộng vườn Lạy tạ đế vương xin trở lại!”

Chàng Lưu khi đỗ trạng, quay trở lại ngôi nhà của thầy Nam Nga, lạy tạ cha mẹ tổ sư đã “Nuôi con qua nhiều thu mạnh khỏe” (có nghĩa là thầy đã có công nuôi con qua nhiều năm mạnh khỏe):

“Trạng nguyên lạy cha mẹ tổ sư Nuôi con qua nhiều thu mạnh khỏe Ngày nay ơn chín bệ triều đình Dâng vàng đền công trình sư phụ”

Trong truyện thơ Nhân Lăng từ “xuân thu” nói về tuổi, mà tuổi cũng gợi liên tưởng về thời gian là bao lâu “Vua thấy mẹ xuân thu già quá”. Khi


mẹ của chàng than thở “Nuôi con được bảy xuân hoa nở”, thời gian sẽ tương đương với bảy tuổi, tức bảy năm.

Chúng ta còn thấy có rất nhiều từ ngữ khác gợi sự liên tưởng về thời gian như: “ba xuân” có nghĩa là thời gian ba năm, “mười xuân sẽ tương đương với thời gian mười năm. Chàng Lưu Đài trong tác phẩm Nàng Hán đến xin trọ học phải trồng trọt và hằng ngày phải đi chăn trâu cắt cỏ. Bụng thầy đã yêu thương mười phần nhưng phải đợi tới mười năm thầy mới dậy cho chữ nghĩa: “Con ở được mười xuân sẽ dạy”. Trong tác phẩm Nhân Lăng, “ba khuốp tiết xuân” ứng với thời gian là ba năm (khuốp tiếng Tày nghĩa là năm tròn mười hai tháng, ba khuốp là ba năm tròn), “tiết xuân” cũng có nghĩa là năm. Chàng Nhân Lăng nắm cơm lủi thủi đi một mình, ngày buồn nhớ mẹ, nhớ nhà bứt rứt, biết bao giờ mới được ba năm? “Bao giờ được ba khuốp tiết xuân?”.

Ngoài ra, tác giả truyện thơ còn biết sử dụng các mùa hoa của thiên nhiên để gợi sự liên tưởng về thời gian trong năm. Thông thường cứ mỗi một mùa hoa tương đương với một năm. Vậy “ba mùa nhụy nở hoa” hay “ba mùa nhụy ngày xưa” sẽ tương đương với thời gian là ba năm.

“- Cho đủ ba mùa nhụy nở hoa

- Ba mùa hoa trậm trễ lâu ngày”

- Ba mùa hoa thầy mới tính toan

- Ở mùa hoa vừa được xuân nay

- Đúng hẹn ba mùa nhụy ngày xưa

- Ba mùa hoa tròn xuân sẽ bảo

[1: 43-45]

Nhìn chung, tác giả truyện thơ đã biết sử dụng biện pháp liên tưởng về thời gian để tạo ra hiệu quả cao trong việc diễn đạt các ý trong thơ, không những thế, việc sử dụng biện pháp này còn làm tăng tính thẩm mỹ trong các câu thơ. Chính thực tế khách quan đã tác động đến cảm nhận bên trong của các tác giả


dân gian và tạo nên tính sinh động trong cách biểu hiện thời gian ở truyện thơ của dân tộc Tày.

3.2.5. Biện pháp ước lệ thời gian

Thời gian trong tác phẩm truyện thơ nhiều khi không tính bằng thời gian khách quan thông thường, tác giả dân gian đã dùng biện pháp ước lệ, thời gian có thể trôi “nhanh hay chậm”. Chúng tôi đã khảo sát ba tác phẩm có sử dụng biện pháp nghệ thuật ước lệ thời gian. Dưới đây là bảng thống kê các từ ước lệ và các câu thơ, trong đó, tác giả dân gian đã sử dụng biện pháp ước lệ thời gian sau:

BẢNG THỐNG KÊ CÁC TỪ ƯỚC LỆ VÀ CÁC CÂU THƠ SỬ DỤNG BIỆN PHÁP ƯỚC LỆ THỜI GIAN


Stt

Tác phẩm

truyện thơ

Những từ ước lệ biểu

thị thời gian

Biểu hiện trong tác phẩm

1

Nam Kim – Thị Đan


đằng đẵng, trường, lâu, lâu thay, dài, nước trôi xuống thác, bấy lâu, ngắn, phút chốc, khá lâu…


- Ngày đằng đẵng đêm trường mong nhớ

- Hẹn cùng bạn lâu ngày mai mốt

- Còn những hai ba tháng lâu thay

- Ngày dài ve trong núi than ca

- Năm tháng tựa nước trôi xuốngthác

- Xa cách đã bấy lâu thương nhớ

- Gà đã gáy biết là đêm ngắn

- Phút chốc đã nửa ngày đường thẳm

- Khá lâu không thấy mặt Nam Kim

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện thơ Tày - 12



2

Nhân Lăng


ngày, tức khắc, vụt tới, quá lâu, một lúc


- Lâu ngày đi vào rừng vò võ

- Cùng nhau sang bến sông tức

khắc

- Vụt tới chốn vũ vân sương móc

- Quá lâu con không ở thì về

- Vụt tới chốn phù xa bến nước

- Một lúc sau bừng sáng như gương

- Một lúc bạn ngọc vàng vào núi

3

Lưu Đài – Hán Xuân


thấm thoắt, phút chốc, lâu lâu, một phút, phút giây, vừa qua, lâu…


- Thấm thoắt đã một năm gần đủ

- Kẻo phút chốc tuổi xuân qua mắt

- Lâu lâu được đôi hôm lui tới

- Một phút vợ chồng tôi lìa bỏ

- Một phút trời đất đen tăm tối

- Phút giây quân đến đấu trận tiền

- Vừa qua đã từng nói với vua

- Không nghe nhau nên khổ lâu ngày

- Nên cơ sự chiến đánh lâu ngày”

Thời gian ở đây có thể rút ngắn đến mức tối đa, có thể kéo dài ra mãi đến vô tận. Sự tương quan về thời gian này, chúng ta cũng có thể cảm nhận được qua các từ chỉ thời gian. Khi nói thời gian trôi quá nhanh thì các từ biểu thị là: phút chốc, vừa thấm thoắt, tức khắc, vụt tới, tựa nước trôi xuống thác,


vừa qua, đêm ngắn, một phút... Khi nói thời gian trôi qua chậm thì có các từ biểu thị là: lâu lâu, khá lâu, lâu ngày, ngày đằng đẵng, ngày dài...

Trong truyện thơ, chúng ta hình như không thấy thời gian lịch sử của sự kiện. Thời gian trong truyện thơ là thời gian mang tính ước lệ tượng trưng. Điều này ta thấy biểu hiện ngay ở những câu mở đầu tác phẩm: “Tích cũ thời Thái Tông ngày trước” (là thời nào); “Nước thái bình nam bắc tây đông” (là tính từ bao giờ?); “Đặt có truyện hoa mạ mùa xuân” (cụ thể là mùa xuân nhưng của năm nào thì không rõ?); “Kể lại đời Nhân Lăng con cả”, “Nhớ thương người đời cũ Thị Đan”, “Truyện truyền để đời mai đời mốt” (là tính từ đời nào? thì không ai được biết...).

Mặt khác, thời gian luôn bị dịch chuyển, thể hiện qua thời gian mang tính ước lệ trong tác phẩm truyện thơ Nam Kim Thị Đan, tình yêu tuy sâu sắc nhưng chỉ là trong hò hẹn:

“Hết thu đông sang xuân nắng mới Năm tháng cứ vận chuyển lần lần Đông qua xuân chuyển vần năm mới Ngày đêm nhớ bạn cũ khôn nguôi Hết xuân tháng tư về tức tốc

Nam Kim thương nàng ngọc lại đi.”

[5: 264]

Thời gian ở đây được ước lệ hóa, bỏ qua một số mùa trong năm cho phù hợp với tâm trạng của nhân vật Nam Kim trong tác phẩm. Thời gian cứ trôi đi mãi, hết mùa thu đến mùa đông, rồi đông qua, mùa xuân lại tới, xuân đã hết, tháng tư lại đến, chàng nhớ thương nàng lại tìm đến gặp. Đây là biện pháp nghệ thuật thời gian ước lệ để đặc tả tâm trạng nhớ nhung da diết không nguôi của nhân vật Nam Kim. Tất nhiên còn rất nhiều trường hợp thời gian ước lệ khác cũng liên quan đến tâm trạng của các nhân vật trong truyện thơ.

* Nhận xét:


Một điểm chung của biện pháp ước lệ thời gian, đó là tác phẩm truyện thơ nào cũng có chung các từ biểu thị thời gian (có thể trôi nhanh, có thể trôi chậm). Thời gian không nhất thiết phải theo trình tự mà có thể thay đổi nhịp độ tùy thuộc vào hoàn cảnh: có thể đọng lại trong một khoảnh khắc, có thể dồn nén rất lâu, có thể trôi vùn vụt qua chớp mắt… Qua đó, ta có thể thấy được dụng ý nghệ thuật của tác giả dân gian khi biểu thị thời gian nghệ thuật nhằm làm cho tác phẩm truyện thơ có sức truyền cảm, thuyết phục hơn.

3.3. Các công thức thể hiện thời gian nghệ thuật

3.3.1. Mẫu đề “ngày đêm” và “đêm ngày”

Trong các hình thái biểu hiện công thức truyền thống thì mẫu đề có vị trí quan trọng. Vì mẫu đề là sự tập hợp nhiều công thức ở cấp độ chi tiết nên đã tạo ra văn cảnh cụ thể cho mỗi truyện thơ Tày. “Ngày đêm, đêm ngày” trong truyện thơ, ta thấy rất nhiều. Ban ngày là thời khắc vạn vật hoạt động, ban đêm là thời khắc mọi vật dường như ngừng hoạt động, đi vào yên tĩnh. “Ngày đêm, đêm ngày” là một yếu tố thời gian biểu thị trạng thái cảm xúc của nhân vật (tự sự, trữ tình), đồng thời để chỉ về thời gian thực.

Chính nhờ có thời gian này mà nhân vật thấy rõ được tâm trạng của chính mình qua sự biến động của cuộc sống: Có ngày đêm để nhớ (Ngày đêm nhớ bạn cũ khôn nguôi, Ngày đêm có nhớ tới nhìn sang); ngày đêm than thở, băn khoăn cũng có (Ngày đêm đừng than thở thảm thương, Ngày đêm những băn khoăn vắng vẻ); có ngày đêm buồn bã, sầu não (Thị Đan mặt rầu rĩ ngày đêm, Em nhức đầu buồn bã ngày đêm, Ngày đêm nàng than khóc buồn thân, Ngày đêm tiếng điệp ong sầu não, Ngày đêm anh thầm khóc buồn thân, Ngày đêm buồn da diết sầu riêng, Ngày đêm kêu rười rượi than thân); ngày đêm để mong ngóng cũng có (Ngày đêm chỉ mong đất mong trời), có ngày đêm ở rừng (Con một đi rừng cả ngày đêm, Ngày đêm trong núi tím rừng xanh); có ngày đêm vui vẻ, hạnh phúc (Ngày đêm bên trướng rủ vầy duyên, Ngày đêm vui ca hát tương giao); có ngày đêm ở Long cung (Ngày đêm liền ở chốn


Long quân, Ngày đêm gửi tính mạng với ta, Ngày đêm ăn ở chỗ Long vương); có ngày đêm lênh đênh giữa biển cả (Ngày đêm giữa biển cả nước sâu); có ngày đêm tối sáng, sương mù (Trời còn khi tối sáng ngày đêm, Ngày đêm kéo sương mù trời đất, Thượng đế đóng cửa đảng ngày đêm); có ngày đêm để học tập (Ngày đêm học dưới trướng say mê); có ngày đêm vội vã (Ngày đêm tướng long nhan hộc tốc)…

Ngược lại với mẫu đề ngày đêm là mẫu đề “đêm ngày” cũng xuất hiện với tần xuất cao và trở thành công thức thể hiện thời gian nghệ thuật: Có đêm ngày hạnh phúc (Đêm ngày ở khuê phòng bên trướng, Đêm ngày đàn ca ngâm vô tận); đêm ngày mong nhớ cũng có (Đêm ngày mong tới bạn thêm buồn, Đêm ngày nhớ mặt ngọc Nam Kim, Đêm ngày nàng ngóng đợi nho sinh); có đêm ngày buồn than, sầu thương, băn khoăn bối rối (Đêm ngày buồn than khóc nhớ nàng, Đêm ngày không thấy mặt buồn thương, Đêm ngày lệ dài ngắn thảm thương, Đêm ngày em sầu thương bối rối, Trên lầu đêm ngày vẫn băn khoăn); có đêm ngày để gặp gỡ (Đêm ngày người tới thăm như móc); có đêm ngày để cây cối sinh sôi nảy nở (Đêm ngày cây nẩy lộc giang biên)… Mẫu đề này đã góp phần thể hiện chân thực và sâu sắc hơn tâm trạng của nhân vật trong truyện thơ theo từng phương diện của cuộc sống.

3.3.2. Các mẫu đề thời gian “sớm chiều” (sáng chiều)”, “ sớm hôm”, “sớm tối”, “trưa chiều”

Với truyện thơ Tày, mẫu“sớm chiều”, “sớm tối”…có lẽ không phổ biến như mẫu đề “ngày đêm” hay “đêm ngày” nhưng vẫn mang ý nghĩa đặc trưng cho truyện thơ Tày.

Có sáng chiều ngồi buồn, tuần tự, tìm bóng (Sáng chiều ngồi trong cửa thêm thương, Ngày tháng cứ tuần tự sớm chiều, Tiêu dao cơm chẳng bận sớm chiều, Tìm bóng hết sớm chiều là chịu…). Có sớm tối nhớ thương, lệ tràn (Nhớ thương nàng dạ sầu sớm tối, Em gái chị lệ tràn sớm tối). Có thời gian sớm hôm, sớm mai với nhiều hoạt động (Sớm hôm việc gia đình chăm chỉ,


Con tiên nảy đàn tính sớm hôm, Khi gió hè liễu phủ sớm hôm, Ngày buông màn che gió sớm hôm, Cho theo cùng sớm hôm một kiếp, Có ngày nhịn sớm hôm cùng quá, Sớm mai Nhan Thị liền sinh đẻ, Sớm mai anh đã lại chợ xa). Cũng có trưa chiều lo ngại, biếng ăn (Đến bữa cơm trưa chiều lo ngại, Trưa chiều không biết ăn, biếng nói)…

3.3.3. Các mẫu đề “ngày trước”, “ngày xưa”, “bây giờ”, “hôm nay”, “ngày nay”, “hôm sau”, “ngày mai”

Ngày trước để thương nhớ, hò hẹn, gặp gỡ (Ngày trước gặp mặt anh chốn ấy, Ngày trước gặp mặt ngọc tiên sa), để đau khổ (Ngày trước lấy Thái Quan tại số), ngày trước đến xin ăn (Ngày trước về ở với trong nhà), ngày trước vất vả (Ngày trước mẹ gian nan chịu khó). Ngày xưa khốn khổ (Ngày xưa Chu Mãi Thần nghèo lắm, Ngày xưa mình khốn khó lạy người), ngày xưa để thề nguyền ước hẹn, thử thách (Ngày xưa em nguyện lời Thánh Mẫu, Ngày xưa ta thử thách lòng nhau). Bây giờ trở về (Bây giờ tôi về thẳng lầu trang), bây giờ được giàu có (Bây giờ được giàu có vinh quang). Hôm nay gặp gỡ (Hôm nay về ta đã gặp nhau), hôm nay khốn khổ (Hôm nay mới khốn khổ bấy nhiêu). Ngày nay phải chia ly (Ngày nay bỏ khác nơi bạn cũ, Ngày nay thành vô phúc biệt ly, Ngày nay đến trở lại cung đường), đến trả ơn (Ngày nay tôi đến cùng trả thảo), được hưởng phúc, biết ơn triều đình, ơn vua (Ngày nay được nhàn thân sung sướng, Ngày nay ơn chín bệ triều đình, Ngày nay ơn đế vương chức trọng). Hôm sau tới bến sông (Hôm sau mới về tới bến sông). Ngày mai chia xa (Ngày mai thôi ta đã chia xa), ngày mai đi (Ngày mai quan dậy sớm đi xin, Ngày mai theo các vị cùng đi), có thể “Ngày mai mẹ về đất kinh đô”, “Ngày mai tới cát cồn Ngân Hán”, ngày mai là ngày đại hỷ cũng có (Ngày mai vua hạ giá xe duyên).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/10/2023