Không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện thơ Tày - 13


Tiểu kết


Qua việc tìm hiểu các phương diện khác nhau của thời gian nghệ thuật trong tác phẩm truyện thơ, chúng ta tiếp cận vấn đề từ góc độ cả hình thức cũng như nội dung. Thời gian nghệ thuật được thể hiện dưới các dạng thời gian thực, thời gian thiên nhiên, và thời gian siêu hình. Các thủ pháp nghệ thuật được sử dụng để diễn tả thời gian là các phạm trù đối lập về thời gian trong cùng câu thơ hoặc giữa các câu thơ với nhau, các câu hỏi tu từ về thời gian, cácđiệp từ, điệp ngữ và sự liên tưởng về thời gian, biện pháp ước lệ thời gian. Các thủ pháp này đã góp phần tạo nên diện mạo chung cho phong cách nghệ thuật của truyện thơ dân tộc Tày. Ngay cả việc xây dựng các công thức chung với các mẫu đề thời gian cũng cho thấy sự kế thừa công thức truyền thống để thể hiện thời gian trong các truyện thơ là rất lớn. Sự sáng tạo của dân gian trong quá trình thể hiện thời gian đã góp phần hình thành nên thế giới nghệ thuật vô cùng phong phú, chứa đựng nhiều sắc thái khác biệt của truyện thơ Tày trong sự đối sánh với truyện thơ các dân tộc khác.


KẾT LUẬN


1. Truyện thơ nôm Tày là thể loại phát triển cuối cùng và cũng là đỉnh cao của nền văn học dân gian dân tộc Tày. Bởi vậy, nghiên cứu truyện thơ Tày là nghiên cứu thể loại đạt đến trình độ cao nhất của văn học dân gian. Truyện thơ Tày thể hiện được diện mạo đời sống vật chất cũng như tinh thần của người Tày. Đúng như nhận xét của nhà nghên cứu, PGS.TS Vũ Anh Tuấn: “Đó là vùng kết tinh những giá trị để khẳng định có một tâm hồn Tày trong tâm hồn Việt Nam”.

2. Nền văn học dân gian Tày đã đóng góp cho nền văn học dân gian Việt Nam một thể lại truyện thơ có giá trị. Thực hiện đề tài này, tác giả luận văn vận dụng phương pháp nghiên cứu thi pháp thể loại văn học dân gian nói chung và truyện thơ nói riêng vào việc nghiên cứu không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện thơ Tày (hết sức độc đáo về phương diện nội dung và hình thức thể hiện, vì đó là hai thành tố quan trọng tạo thành phong cách thể loại).

3. Về phương diện nội dung, không gian, thời gian nghệ thuật được phân ra làm hai mảng không gian, thời gian chính, cơ bản khác nhau, đó là không gian, thời gian “thực” và không gian, thời gian “siêu hình”. Không gian, thời gian “thực” bao giờ cũng hữu hạn; thời gian, không gian “siêu hình” bao giờ cũng vô hạn, tồn tại vĩnh hằng, bất biến. Các hình ảnh không gian và thời gian cho dù xuất hiện ở đâu trong tác phẩm truyện thơ cũng đều hiện hữu như những gì có được ở dương gian trần thế. Con người (nhân vật trong truyện) luôn là đối tượng thể nghiệm môi trường không gian và thời gian nghệ thuật trong tác phẩm. Vì thế, vai trò của không gian và thời gian nghệ thuật trong việc xây dựng cấu trúc tác phẩm và xây dựng nhân vật là rất quan trọng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Các tác giả truyện thơ đã chú ý khắc họa thế giới các nhân vật trong sự


Không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện thơ Tày - 13

tương quan với sự vận động của không gian và thời gian nghệ thuật, điều đó cho thấy quan niệm nghệ thuật của họ về con người trong tác phẩm. Một trong những nét đặc sắc trong truyện thơ là tác giả dân gian đã tạo ra một kiểu không gian và thời gian thực.

4. Về phương diện hình thức: Trong truyện thơ Tày, các công thức thể hiện không gian và thời gian nghệ thuật cũng khá đặc sắc, hình thành những tổ hợp ngôn ngữ khác nhau. Các công thức này góp phần tạo nên thế giới nghệ thuật trong truyện thơ. Về cơ bản, các công thức này có mối liên hệ từ những công thức truyền thống của dân ca Tày. Điều đó cho thấy sự sáng tạo của dân gian, làm cho truyện thơ vừa mang tính truyền thống, vừa mang tính hiện đại. Truyện thơ, vì thế, chứa đựng nhiều nội dung mới mẻ, khác với những thể loại văn học dân gian khác. Luận văn đã nêu một cách cụ thể về từng biện pháp, thủ pháp được tác giả truyện thơ dùng để thể hiện không gian, thời gian nghệ thuật. Điều mà các công trình nghiên cứu truyện thơ Tày trước đây tuy có đề cập tới nhưng chưa triệt để và toàn diện.

5. Việc nghiên cứu đặc điểm thi pháp không gian và thời gian nghệ thuật đã cụ thể hóa những nhận xét khái quát của các nhà nghiên cứu đi trước. Tuy nhiên, chúng tôi đã tìm thấy những đặc điểm riêng trong sự thể hiện không gian và thời gian nghệ thuật trong các tác phẩm truyện thơ Tày. Luận văn của chúng tôi chỉ dừng lại ở một số phương diện đã nêu trên. Còn rất nhiều điều mới mẻ, lý thú đang tiềm ẩn trong truyện thơ Tày về phương diện thi pháp mà chúng tôi chưa hoặc không có điều kiện nghiên cứu. Chúng tôi hy vọng, trong tương lai, các nhà nghiên cứu thuộc lĩnh vực này sẽ có những công trình toàn diện, chuyên sâu, tổng hợp hơn nữa.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Triều Ân, (1994), Truyện thơ Nôm Tày - Tập I, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

2. Triều Ân (1995), Truyện thơ Nôm Tày - Tập II, Hội văn nghệ dân gian Việt Nam

3. Triều Ân (1994), Ca dao Tày – Nùng, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.


4. Triều Ân sưu tầm, tuyển dịch ca dao Tày Nùng, Doãn Thanh và Hoàng Thao sưu tầm, tuyển chọn dân ca H‟Mông (2004), Ca dao dân ca Tày Nùng, H’Mông, Nxb Văn học, Hà Nội.

5. Triều Ân (2003), Ba áng thơ Nôm Tày và thể loại, Nxb Văn học – Trung tâm nghiên cứu quốc học, Hà Nội.

6. Triều Ân (2003), Chữ Nôm Tày và truyện thơ, Nxb Văn học, Trung tâm nghiên cứu Quốc học, Hà Nội.

7. Triều Ân – Hoàng Quyết (1996), Từ điển thành ngữ - tục ngữ dân tộc Tày, Nxb văn hóa dân tộc, Hà Nội.

8. Triều Ân (2000), Then tày , những khúc hát- Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.


9. Hà Thị Bình (2002), Dịch và giới thiệu truyện thơ “Tử thư – Văn Thậy vùng Ngân Sơn, Bắc Cạn trong hệ thống truyện thơ Tày, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn.

10. Nông Quốc Chấn (1964), “Mấy ý nghĩ về truyện thơ cổ Tày Nùng”,

Truyện thơ Tày Nùng, tập 1, Nxb Văn học, Hà Nội.


11. Nông Quốc Chấn (1964), Truyện thơ Tày- Nùng, tập 1- Nxb Văn học, Hà Nội.


12. Nông Quốc Chấn (1964), Truyện thơ Tày- Nùng, tập 2- Nxb Văn học, Hà Nội.

13. Chu Xuân Diên (2001), Văn hóa dân gian mấy vấn đề phương pháp luận và nghiên cứu thể loại, Nxb Giáo dục,Hà Nội.

14. Nguyễn Đăng Điệp – Nguyễn Văn Tùng tuyển chọn và biên soạn (2010), Thi pháp học ở Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

15. Lê Bá Hán (2006), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

16. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp học hiện đại, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

17. Nguyễn Thái Hòa (1999), Thi pháp truyện, Nxb Giáo dục, Hà Nội.


18. Hà Thị Bích Hiền (2000), Truyện thơ Nôm Tày - Điểm nối giữa văn học dân gian và văn học Tày, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn.

19. Kiều Thu Hoạch (1993), Truyện Nôm nguồn gốc và bản chất thể loại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

20. Vi Hồng (1979), Sli- lượn dân ca trữ tình Tày – Nùng, Nxb Văn hóa, Hà Nội.

21. Vi Hồng (1993), Khảm Hải(Vượt biển), Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

22. Đinh Trọng Lạc (2005), 99 Phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

23. Đặng Thanh Lê (1983), Truyện Kiều và thể loại truyện Nôm, Nxb KHXH, Hà Nội.


24. Đặng Văn Lung - Sông Thao (1999), Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam tập V-( sử thi- truyện thơ), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

25. Hà Vũ Khoanh - Hoàng Hưng (1961), Nam Kim - Thị Đan, Sở văn hóa Cao Bằng.

26. Đỗ Hồng Kỳ (1997), “Những biểu hiện của tôn giáo tín ngưỡng trong truyện thơ Nôm Tày- Nùng”, Tạp chí Văn hóa dân gian số 3.

27. Lê Hồng My (2006), Lời văn nghệ thuật Nguyên Hồng, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

28. Hoàng Tuấn Nam (2001) Non nước Cao Bằng, Hội văn nghệ dân gian Việt Nam xuất bản, Hà Nội.

29. Phan Đăng Nhật (1981), Văn học các dân tộc thiểu số dân tộc Việt Nam, Nxb Văn hóa, Hà Nội.

30. Võ Quang Nhơn (1983), Văn học dân gian các dân tộc ít người, Nxb Đại học và THCN - Hà Nội.

31. Nông Thị Nhung (2007) Những đặc điểm thi pháp lời văn nghệ thuật trong truyện thơ Tày Nam Kim – Thị Đan, Khóa luận tốt nghiệp

32. Lục Văn Pảo(1992), “Truyện Nôm Tày”, Tạp chí Văn hóa dân gian số 3.

33. Lục văn Pảo (1994), Lượn Cọi, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.


34. Lê Trường Phát (1997), Đặc điểm thi pháp truyện thơ các dân tộc thiểu số, Luận án phó tiến sĩ khoa học Ngữ văn.

35. Ngô Thị Thanh Quý (2001), Nghiên cứu thi pháp truyện thơ Tiễn dặn người yêu ( Xống chụ xon xao) dân tộc Thái, Luận văn thạc sĩ Ngữ văn.


36. Hoàng Quyết (1998), Kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam (6 tập),

Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.


37. Hoàng Quyết (1994), Truyện thơ nôm Tày, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.


38. Trần Đình Sử (1987), Thi pháp thơ Tố Hữu, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.

39. Trần Đình Sử (1993), Một số vấn đề thi pháp học hiện đại. Bộ Giáo Dục Đào Tạo. Vụ Giáo Viên, Hà Nội.

40. Trần Đình Sử (1998), Dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.


41. Đỗ Thị Hồng Thuý (2006), Tìm hiểu truyện thơ Tày “Nhân Lăng” về phương diện thi pháp kết cấu cốt truyện và nhân vật, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn.

42. Vũ Anh Tuấn (2004), Truyện thơ Tày nguồn gốc, quá trình phát triển và thi pháp thể loại, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

43. Đỗ Bình Trị (1991), Văn học dân gian Việt Nam - Tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

44. Đỗ Bình Trị (1999), Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học dân gian, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

45. Bế Sĩ Uông, Ma Trường Nguyên (1983), Tam Mậu Ngọ, Sở Văn hóa Bắc Thái xuất bản.

46. Đặng Nghiêm Vạn (1983), “Xung quanh vấn đề nghiên cứu các dân tộc ở miền núi Việt Nam”, Tạp chí dân tộc học, Hà Nội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/10/2023