Việc sưu tầm và biên soạn những công trình trên đã trở thành cơ sở đầu tiên của việc nghiên cứu ca dao - dân ca và từ đó cho đến nay hàng trăm, hàng ngàn đầu trang sách đáng quý đã ra đời phục vụ cho công tác học tập và giảng dạy ca dao - dân ca trong các trường phổ thông và đại học
So với lịch sử sưu tầm và nghiên cứu ca dao - dân ca của người Việt thì sưu tầm, nghiên cứu ca dao - dân ca các dân tộc thiểu số còn rất non trẻ và dừng lại ở số đầu cách rất khiêm tốn. Chỉ có một vài dân tộc có trình độ phát triển thì công tác sưu tầm mới được đẩy mạnh. Những cuốn Dân ca Mường, Dân ca Mèo,… là những cuốn ra đời sớm nhất. Nhưng vài thập kỉ trở lại đây công tác sưu tầm và nghiên cứu văn học dân tộc thiểu số đã được quan tâm hơn và ngày càng có nhiều công trình sưu tập, nhiều chuyên luận, bài viết được công bố và được giới nghiên cứu quan tâm chú ý.
2.2. Lịch sử ngiên cứu ca dao - dân ca Tày Nùng
Việc nghiên cứu văn học dân gian các dân tộc thiểu số cũng được xúc tiến vớ i rất nhiều chuyên đề, chuyên luận xuất sắc. Nhiều đầu sách được xuất bản nhằm mục đích lưu giữ, bảo tồn nền văn học dân gian của dân tộc ít người, đồng thời cũng là để giới thiệu, quảng bá cái hay, cái đẹp của nền văn học đó.
Ca dao - dân ca Tày Nùng được mọi người biết đến từ rất sớm với những làn điệu Then, Sli, Lượn…và những công trình đầu tiên có thể kể đến là những cuốn
- Rọi, dân ca Tày do Trương Lạc Dương, Nông Đình Tuấn, Võ Quang Nhơn sưu tầm biên soạn, Nxb dân tộc, 1970
- Dân ca đám cưới do Nông Minh Châu sưu tầm biên dịch, Nxb Việt Bắc, 1973
- Hát Then, Sở văn hó a thông tin Việ t Bắ c sưu tầ m và biên soạ n, 1979.
Có thể bạn quan tâm!
- Khảo sát ý nghĩa hình ảnh trong ca dao - dân ca Tày - Nùng - 1
- Những Bài Hát Vui Chơi Của Trẻ Em: Hát Đồng Dao Và Hát Ru Em
- Khảo sát ý nghĩa hình ảnh trong ca dao - dân ca Tày - Nùng - 4
- Hệ Thố Ng Nhữ Ng Hì Nh Ả Nh Tiêu Biể U Truyề N Thố Ng Xuấ T Hiệ N Trong Ca Dao - Dân Ca Tà Y Nù Ng
Xem toàn bộ 149 trang tài liệu này.
- Ca dao - dân ca Tày - Nùng do Triều Ân sưu tầm, tuyển dịch giới thiệu, nhà xuất bản văn hóa dân tộc, H, 1994.
Đặc biệt phải kể đến hàng loạt chuyên luận, bài báo của cố nhà văn Vi Hồng nghiên cứu, giới thiệu về ca dao - dân ca Tày Nùng. Cụ thể như công trình Sli, lượn dân ca trữ tình Tày - Nùng (Nxb văn hóa, H, 1979), hay các bài viết như “Bước đi Sli - lượn bước đi văn hóa dân gian” (Tạp chí Văn hoá dân gian số 3/1993), “Vài suy nghĩ về hát quan lang lượn, phong slư”. (Tạp chí Văn học số 2/1992)
Và trong một vài năm trở lại đây có rất nhiều đề tài, luận văn khoa học tìm hiểu về thể loại ca dao - dân ca Tày Nùng. Điều đó cho thấy lịch sử nghiên cứu về ca dao - dân ca dân tộc thiểu số đang thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, nhà khoa học.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Lựa chọn đề tài luận văn “Khảo sát ý nghĩ a hình ảnh trong ca dao - dân ca Tày Nùng”, chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát, nghiên cứu và hệ thống về những hình ảnh tiêu biểu, xuất hiện một cách thường xuyên và chứa đựng những ý nghĩa biểu tượng mang đặc trưng dân tộc trong ca dao Tày Nùng. Tài liệu mà chúng tôi dùng để khảo sát chủ yếu dựa vào các cuốn sách sau:
- Ca dao - dân ca Tày - Nùng, Triều Ân sưu tầm, tuyển dịch giới thiệu, nhà xuất bản văn hóa dân tộc, H, 1994 (Tư liệu A1)
- Dân ca đám cưới Tày - Nùng, Vi Quốc Bảo, Nông Minh Châu sưu tầm và giới thiệu, Nxb Việt Bắc, 1973 (Tư liệu A2)
- Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam. (Tập 17, 18, 19), Nxb Khoa học xã hội, H, 2007 (Tư liệu A3)
Đây là những công trình sưu tập khá đầy đủ về ca dao dân tộc Tày
Nùng. Trong quá trình khảo sát, chúng tôi có sự tham khảo và so sánh với ca
dao của những dân tộc cùng chung hệ ngôn ngữ để từ đó rút ra sự tương đồng và khác biệt.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này chúng tôi lựa chọn tài liệu và tập trung phạm vi nghiên cứu của mình vào việc khảo sát phần lời ca trong các tài liệu sưu tập ca dao dân ca Tày Nùng nói trên (A1, A2, A3).
4. Mục đích nghiên cứu
Qua việc tìm hiểu đề tài, luận văn sẽ chỉ ra những vấn đề sau:
- Giá trị và chỗ đứng của ca dao Tày Nùng trong văn học dân gian các dân tộc thiểu số nói riêng và văn học dân gian Việt Nam nói chung.
- Trên cơ sở những văn bản ca dao - dân ca đã khảo sát, thống kê chúng tôi sẽ tiến hành phân tích và rút ra ý nghĩa của những hình ảnh tiêu biểu truyề n thống trong ca dao dân ca Tày Nùng.
- Trên cơ sở phân tích và khảo sát, chúng tôi sẽ so sánh ý nghĩa hình ảnh trong ca dao - dân ca Tày Nùng với một vài hình ảnh trong ca dao - dân ca của dân tộc khác có điều kiện sống gần gũi hoặc có cùng hệ thống ngôn ngữ để tìm ra nét độc đáo khác biệt hoặc tương đồng như dân tộc Thái, Mường, Kinh, vv... Từ đó khẳng định bản sắc dân tộc được tìm thấy trong các hình ảnh của ca dao - dân ca Tày Nùng..
5. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt tới mục đích nghiên cứu, trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi sử dụng những phương pháp sau:
- Phương pháp khảo sát, thống kê tư liệu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp so sánh
- Phương phá p nghiên cứ u văn hó a họ c
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành
6. Đóng góp mới của luận văn
- Tìm hiểu về những hình ảnh tiêu biểu mang đặc trưng dân tộc xuất hiện trong ca dao Tày Nùng.
- Đóng góp một cái nhìn mới sâu sắc hơn, toàn diện về ca dao - dân ca Tày Nùng thông qua quá trình phân tích và chỉ ra các ý nghĩa biểu đạt của những hình ảnh trong ca dao dân ca của các dân tộc này.
7. Cấu trúc nội dung của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 3 chương
- Chương 1: Ca dao - dân ca Tà y Nù ng và sự xuấ t hiệ n nhữ ng hì nh ả nh tiêu biể u truyề n thố ng
- Chương 2: Khảo sát và phân l oại hệ thống hình ảnh trong ca dao - dân ca Tày Nùng
- Chương 3: Ý nghĩa xã hội và thẩm mỹ của một số hình ảnh tiêu biểu trong ca dao - dân ca Tà y Nù ng.
- Ngoài ra là phần Phụ lục, Tài liệu tham khảo.
Chương 1
CA DAO - DÂN CA TÀY NÙNG VÀ SỰ XUẤT HIỆN NHỮNG HÌNH ẢNH TIÊU BIỂU TRUYỀN THỐNG
Thơ ca dân gian của người Tày Nùng hết sức phong phú và đa dạng, biểu hiện đời sống tâm hồn Tày Nùng ở đủ mọi cung bậc và sắc điệu. Người Tày Nùng nói rằng chỉ riêng những câu lượn của mình đã "Nhiều hơn sao trên trời" và ý tứ của nó cũng "Nhiều hơn nước chảy". Đó là "Những lời từ gió mà ra thành tiếng" vọng vào núi, rền vách đá để dội lại lòng người mọi buồn - vui
- sướng - khổ ở cõi người. Với họ con người thì có hạn nhưng những lời ca, câu hát từ ca dao - dân ca thì đông như cây rừng. Thơ ca dân gian của người Tày Nùng có thể nói là phong phú, đặc sắc vào loại bậc nhất so với các dân tộc thiểu số anh em khác. Nó bao gồm sli, lượn, hát then, hát pựt, mại xe, văn than, văn tế, phong slư, hát quan lang, hát đồng dao, hát ru em... Có đến với những lời thơ, câu hát của người Tày Nùng chúng ta mới khám phá ra nhiều cái hay, các đẹp mang dấu ấn bản sắc tộc người chứa đựng trong lớp ngôn từ giản dị mà súc tích. Đặc biệt, nhiều người đã nhận thấy hệ thống những hình ảnh, hình tượng có vị trí, ý nghĩa quan trọng trong ngôn ngữ thể loại này.
1.1. Ca dao - dân ca trong đời sống tinh thần của người dân Tày Nùng
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những hình ảnh tiêu biểu truyền thống trong thể loại ca dao - dân ca Tày Nùng. Tuy nhiên, trong đời sống các lớp hình ảnh này luôn tồn tại, gắn liền với môi trường sinh hoạt văn hóa, văn nghệ dân gian liên quan đến rất nhiều yếu tố về địa lý, lịch sử, xã hội. Do vậy, trước khi đi vào nghiên cứu hệ thống hình ảnh trong ca dao - dân ca, chúng tôi tiến hành giới thiệu về các loại hình sinh hoạt ca dao - dân ca của người Tày Nùng.
Ca dao - dân ca Tày Nùng chủ yếu được lưu truyền, tồn tại dưới hai dạng sau:
Ca dao - dân ca nghi lễ và phong tục Ca dao - dân ca lao động và sinh hoạt
1.1.1. Ca dao - dân ca nghi lễ và phong tục
* Khái niệm:
Ca dao - dân ca nghi lễ và phong tục là các lời hát của người thực hiện các hành vi nghi lễ trong các hoạt động nghi lễ như đám cưới, đám tang, đám cầu cúng, chúc tụng - những lời hát này đã trở thành một bộ phận hữu cơ của các nghi lễ đó. [1,20]
Đây là một bộ phận thơ ca dân gian có nguồn gốc phong tục cổ xưa, mặc dù lời ca không ngừng được nhuộm sắc theo cảm hứng thời đại trong quá trình tồn tại và phát triển. Mảng ca dao - dân ca nghi lễ và phong tục về cơ bản có sự gắn bó chặt chẽ với các hình thức nghi lễ nên được phân chia ra thành ba nhóm cụ thể sau:
1.1.1.1. Những bài ca cúng bái: Mo, then, pựt, loàn
Thờ cúng tổ tiên là một tục lệ phổ biến của người Tày Nùng. Trong năm, vào những ngày lễ, tết hay gia đình có việc trọng đại như mừng nhà mới, mừng thọ, mừng đầy tháng trẻ nhỏ đến giải hạn , cấp sắc, cầu mưa, cầ u mùa... người Tày Nùng luôn sử dụng những bài ca cúng bái.
Mo, then, pựt đều là những bài ca cúng bái dùng để cúng quẻ, trừ tà, cầu yên, giải hạn, "Chữa bệnh" cho người ốm, "Cầu mùa" cho dân gian nhằm đem lại niềm vui, chỗ dựa tâm linh cho từng gia đình Tày Nùng.
Thể tài Mo chủ yếu được các ông Mo diễn xướng trong các cuộc hành lễ trấn quỷ, trừ tà - ngôn ngữ Mo thường dùng là tiếng Hán Hoa Nam. Nội dung Mo chứa đựng rất nhiều tính chất bí ẩn, thể hiện tín ngưỡng thần bí.
Thể tài Pựt, Then có nhiều điểm tương đồng về nội dung và hình thức diễn xướng. Trong nội dung Pựt, Then chất chứa giá trị văn học trong lời ca và tính nghệ thuật cao trong diễn xướng. Vì thế, hai thể tài này có sức hấp dẫn đặc biệt lâu bền, thật sự là nghệ thuật dân gian có sức cuốn hút mãnh liệt.
Nội dung Pựt, Then vừa diễn tả những quan niệm cổ xưa về vũ trụ, vừa diễn tả những khía cạnh hiện thực muôn vẻ đời thường trong xã hội Tày Nùng.
Ở nhóm những bài ca cúng bái thể tài "Loàn" được coi như một loại bài ca cúng bái đặc biệt, thể tài này được dùng trong lễ cầu mưa đầu năm mới mà người dân quen gọi là "Hội Lồng Tồng". Thể tài "Loàn" dùng cúng các vị thần linh, cầu mong sự bình an trăm họ, cầu trăm phúc đến với muôn người cầu mưa thuận gió hòa, cầu mùa màng phong lưu, vạn vật sinh sôi nảy nở, tống khứ tam tai, ôn dịch... Loàn còn chứa đựng nội dung giáo huấn đạo đức theo quan điểm dân gian.
1.1.1.2. Những bài ca tang lễ: Mại xe, văn than, văn tế
Cũng như các dân tộc khác trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam , dân tộc Tày Nùng rất coi trọng việc tế lễ , tang ma. Đối với họ, việc lo tang ma cho người đã khuất là một trong những lễ nghi phong tục quan trọng trong hệ thống chu kỳ đời người.
Tang lễ của người Tày Nùng phải tuân theo những lễ nghi, phong tục khá chặt chẽ với những trình tự nhất định nhưng trong phạm vi luận văn nà y là tìm hiểu và giới thiệu về các loại hình sinh hoạt ca dao - dân ca Tày Nùng nói chung nên chúng tôi chỉ giới thiệu một cách khái quát về các thể tài thuộc ca dao - dân ca.
Mại xe có nghĩa là mua nhà táng cho người đã khuất. Trong tang lễ có một loại bài thơ ca được gắn với lễ thức "Mại", có nội dung như là những bài thơ ca báo hiếu. Đó là những chương, đoạn cấu thành chỉnh thể gồm nhiều nội dung dành cho nhiều đối tượng khác nhau: con khóc cha mẹ, cháu khóc ông bà, vợ khóc chồng, em khóc anh chị... Điệu mại xe có thể được ngâm trong nhiều đêm tang lễ diễn ra.
Văn tế, văn than dùng để ngâm, kể trước vong linh người đã khuất. Thể văn thường dùng là thất ngôn , gieo vần lưng. Nội dung của những bài văn tế ,
văn than có thể dựa vào những khúc ngâm có sẵn trong sách vở đã đượ c ghi chép và lưu truyề n trong dân gian hoặc tang chủ nhờ người có học , có chữ nghĩa soạn lại theo hoàn cảnh của mình thể hiện ý nghĩa về nhiều mặt : Lẽ tử sinh đạo hiếu nghĩa , niềm thương tiếc , xót xa , sự nguyện cầu phù trợ cho người mai hậu ... tóm lại nộ i dung củ a nhữ ng bà i văn tế , văn than ở mặt nào cũng chứa chan tình cảm, cũng bi thương, xúc động khiế n ngườ i nghe không thể cầ m lò ng.
1.1.1.3. Những bài ca đám cưới: Hát quan làng
Trong kho tàng văn học dân gian của dân tộc Tày Nùng nói chung và dân ca Tày Nùng nói riêng , các bài hát đám cưới là mộ t tiể u hệ thố ng hế t sứ c phong phú và chiếm một vị trí khá đặc biệt.
Tùy từng vùng, từng nơi khác nhau người Tày Nùng gọi các bài hát đám cưới dưới nhiều tên gọi như: Vùng Lạng Sơn gọi là "Cỏ lẩu" (kể chuyện rượu), vùng Cao Bằng, Bắc Kạn, Yên Bái... đều gọi là "Thơ lẩu" (thơ rượu) hay "Hát quan làng"... Mặc dù, tồn tại dưới nhiều tên gọi như vậy nhưng nội dung các bài hát ấy vẫn là một, đó là những bài dân ca chỉ sử dụng riêng trong các đám cưới.
Đây là một trong những tiểu hệ thống rấ t phong phú đã được tập hợp thành sách với tựa đề "Dân ca đám cưới Tày Nùng" do hai tác giả Nông Minh Châu và Vi Quốc Bảo biên soạn, tập hợp với số lượ ng trên 100 bài ca và được phân chia thành nhiều mục. Mỗi mục ứng với một hành động lễ thức trong đám cưới, được sắp xếp theo trình tự nhất định.
Trong đám cưới cô dâu, chú rể là nhân vật trung tâm nhưng không thể không nhắc tới vai trò quan trọng không thể thiếu đó chính là "Quan làng" và "Pả mẻ". "Quan làng" là người đại điện cao nhất trong đoàn đại biểu nhà trai đi đón dâu. Còn "Pả mẻ" là đại diện đứng đầu bên nhà gái. Tiêu chuẩn để